intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ

Chia sẻ: Vân Nguyễn Thị Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:114

573
lượt xem
233
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2010 vẫn còn một số hạn chế và cần có những biện pháp khắc phục trong năm 2011. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ

  1. 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ
  2. 2 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:........................................................................................................ 4 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ................................................................ 5 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ................................................................................................. 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................................... 6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: .................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................ 7 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN ... 7 1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN ..................................................................................... 17 1.5 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN [1] ...................................................................................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ........................................................................................... 34 2.2.2.3. Kết cấu chi phí.................................................................................................... 73 2.2.3.2 Phân tích điểm hòa vốn ...................................................................................... 83 b.Doanh thu hòa vốn ...................................................................................................... 84 Định phí Doanh thu hòa vốn = ......................................................... 84 Tỷ lệ số dư đảm phí c. Thời gian hòa vốn ....................................................................................................... 84 (Nguồn: Bảng 2.25 và xử lý của tác giả tháng 04/2011) .............................................. 85 c. Tỷ lệ hòa vốn ............................................................................................................... 85 d. Phân tích bằng đồ thị ................................................................................................. 87 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 100 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 101 3.1. NHẬN XÉT ............................................................................................................... 101 3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán.............................................................................. 101
  3. 3 3.1.2.2 Hệ thống tài khoản ............................................................................................ 102 3.1.2.3 Hệ thống chứng từ, sổ sách, mẫu báo cáo .................................................... 103 3.1.3.2 Kết cấu chi phí................................................................................................... 105 3.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 105 3.2.2.2 Về kết cấu chi phí .............................................................................................. 108 3.2.2.4 Về định giá sản phẩm ....................................................................................... 115 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 115 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 116
  4. 4 PHẦN MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm (2006 – 2010) và cũng là năm có nhiều sự kiện quan trọng trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Theo đó, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao và phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2010 vẫn còn một số hạn chế và cần có những biện pháp khắc phục trong năm 2011. Ngoài những khó khăn như vốn đầu tư cho các dự án giao thông huyết mạch còn thấp so với yêu cầu, việc cung ứng điện không đảm bảo đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư ở nước ngoài dẫn đến cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những cạnh tranh vô cùng khốc liệt đó thì các nhà quản trị cần phải có những quyết định đúng đắn và hợp lý. Trong đó, nhu cầu thông tin trở nên rất cần thiết cho quá trình ra quyết định của các nhà quản trị. Nguồn thông tin này phải mang tính linh hoạt, kịp thời, thích hợp với từng loại quyết định. Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, là một công cụ hữu ích trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Thông qua việc phân tích này sẽ giúp cho nhà quản trị thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, chi phí bất biến, chi phí khả biến, kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao. Từ đó giúp cho nhà quản trị có thể kiểm soát, điều hành tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và có những quyết định sáng suốt trong tương lai. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài “ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI
  5. 5 CÔNG TY TNHH THUẬN DƯ”. Qua đề tài này, tôi sẽ có cơ hội nghiên cứu sâu hơn các lý thuyết đã được học để từ đó giúp cho Ban giám đốc công ty đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: - Xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ và càng thể hiện rõ hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. Để đứng vững trong xu thế đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải thiết lập được các công cụ quản lý hiệu quả và khoa học. Trong đó kế toán quản trị là công cụ được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của các doanh nghiệp hiện nay. - Trên thế giới, kế toán quản trị đã xuất hiện khá lâu nhưng ở Việt Nam thì còn khá non trẻ. Thuật ngữ kế toán quản trị mới được áp dụng trong khoảng mười lăm năm trở lại đây nhưng đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Trong đó nổi bật nhất là những nội dung kế toán quản trị liên quan đến thiết lập thông tin để hoạch định, kiểm soát tài chính và thông tin để sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế trong qui trình tạo ra giá trị. - Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, khai thác đá xây dựng. Trong tình hình kinh tế hiện nay, công ty đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách. Để có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi ban giám đốc công ty phải có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ hữu ích, giúp nhà quản trị thấy được sự liên quan giữa ba nhân tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp. - Mặc dù đề tài này đã có nhiều tác giả nghiên cứu và phân tích nhưng đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội như hiện nay thì còn rất nhiều điều đáng quan tâm. Đặc biệt là đối với ngành khai thác đá nói riêng và các ngành sản xuất kinh doanh nói chung. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của công ty, giúp cho nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
  6. 6 - Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty. - Khai thác những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Bao gồm 4 phương pháp: - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh đối chiếu PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 5.1 Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH Thuận Dư. 5.2 Thời gian nghiên cứu: - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/01/2011 đến ngày 30/04/2011. 1. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (dự kiến thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 01/02/2011) Chương 2: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty TNHH Thuận Dư (dự kiến thực hiện từ ngày 01/02/2011 đến ngày 15/03/2011) Chương 3: Nhận xét và kiến nghị (dự kiến thực hiện từ ngày 15/03/2011 đến ngày 30/04/2011)
  7. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.1 KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng. Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại của các nhân tố đó đến lợi nhuận doanh nghiệp.[1] Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một biện pháp hữu ích nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là công cụ quan trọng trong nhiều quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản trị như: nên sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nào, lựa chọn dây chuyền sản xuất, chọn giá bán nào, nên sử dụng chiến lược khuyến mãi nào, năng lực sản xuất là bao nhiêu…nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2 MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một trong những công cụ mạnh nhất giúp cho nhà quản trị trong điều hành hoạt động công ty. Mục đích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí (gồm chi phí bất biến và chi phí khả biến), số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động của các nhân tố đó lên lợi nhuận. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ lựa chọn cơ cấu chi phí phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận phải nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư
  8. 8 đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động, nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí thành chi phí bất biến và chi phí khả biến, v.v… 1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN 1.3.1 Số dư đảm phí [1] Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm phí khi tính cho một đơn vị sản phẩm chính bằng đơn giá bán một sản phẩm trừ đi chi phí khả biến đơn vị. Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ. a là biến phí đơn vị. b là định phí. g là giá bán. Ta có báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí như sau: Số thứ tự Chỉ tiêu Tổng số (đ) Đơn vị (đ) Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu gx g 100 a 2 Chi phí khả biến ax a g (g - a) 3 Số dư đảm phí (g – a)x g–a g
  9. 9 4 Chi phí bất biến b 5 Lợi nhuận (g – a)x - b Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:[1] • Tại x = 0 (doanh nghiệp không hoạt động) thì lợi nhuận (P) = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với chi phí bất biến. • Tại x = xh (số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn) mà ở đó số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi nhuận (P) = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn. b Ta có: (g – a) xh = b ⇒ xh = (g - a) Chi phí bất biến Vậy: Sản lượng hòa vốn = Số dư đảm phí đơn vị • Tại x = x1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x1 > xh thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 là P1 = (g – a) x1 – b. • Tại x = x2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x2), x2 > x1 thì lợi nhuận ở mức số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 là P2 = (g – a) x2 – b. Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng Δ x = x2 – x1 ⇒ Lợi nhuận tăng một lượng Δ P = P2 – P1 ⇒ Δ P = (g – a) (x2 – x1) ⇒ Δ P = (g – a) Δ P Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là: Nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (hay giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên (hay giảm xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị.[1]
  10. 10 Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt).[1] Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi nhuận.[1] Nhận xét: Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh. Các nhà quản trị có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. [5] Tuy nhiên việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí cũng có một số nhược điểm sau [1] Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì các nhà quản trị sẽ không có cái nhìn tổng quát về giác độ toàn bộ doanh nghiệp vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn bộ doanh nghiệp. Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì tưởng rằng nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhưng điều này đôi khi có thể hoàn toàn ngược lại. Để khắc phục nhược điểm trên, ta sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 1.3.2 Tỷ lệ số dư đảm phí 1.3.2.1 Khái niệm [1] Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, cho một loại sản phẩm (một loại sản phẩm cũng chính bằng một đơn vị sản phẩm) 1.3.2.2 Công thức tính [1]
  11. 11 Tỷ lệ số dư đảm phí có thể được tính theo hai cách: Số dư đảm phí Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100 % Doanh thu Số dư đảm phí đơn vị Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100% Đơn giá bán Từ những giả thiết nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có: • Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 ⇒ Doanh thu: gx1 ⇒ Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b • Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 ⇒ Doanh thu: gx2 ⇒ Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là: gx2 – gx1 ⇒ Lợi nhuận tăng một lượng là: Δ P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1) (g - a) Vậy: Δ P = g (x2 – x1 )g Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta thiết lập được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hay giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (hay giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Kết luận trên chỉ đúng trong trường hợp chi phí bất biến không đổi.[1] Như vậy, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đồng thời khắc phục được nhược điểm khi sử dụng khái niệm của số dư đảm phí. Đó là: Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát giác độ toàn doanh nghiệp vì có thể tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại mặt hàng tiêu thụ.
  12. 12 Giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định bởi vì nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở các bộ phận khác nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều. 1.3.3 Kết cấu chi phí Kết cấu chi phí của một tổ chức là một chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa các chi phí khả biến và chi phí bất biến trong một tổ chức, doanh nghiệp. Kết cấu chi phí giữa các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp là khác nhau.[5] Phân tích kết cấu chi phí là nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đó chính là lợi nhuận khi mức độ hoạt động thay đổi.[1] Trong thực tế, các doanh nghiệp thường hoạt động theo hai dạng kết cấu chi phí sau:[1] Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (hay giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hay giảm) nhiều hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh. Nhưng ngược lại, độ an toàn trong kinh doanh không cao vì nếu gặp rủi ro thì doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm nhanh hoặc sản phẩm không tiêu thụ được có thể dẫn đến phá sản. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (hay giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (hay giảm) chậm hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp. Vì vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, lợi nhuận sẽ tăng nhưng tăng chậm, đánh mất lợi nhuận đáng kể khi doanh thu tăng. Ngược lại, độ an toàn trong kinh doanh cao,
  13. 13 nếu gặp rủi ro thì doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được nhưng thiệt hại sẽ thấp hơn. Đây là hai dạng kết cấu chi phí phổ biến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay. Mỗi dạng kết cấu chi phí đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào hình thức kinh doanh, quy mô hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp phải lựa chọn, xác lập mô hình kết cấu chi phí phù hợp với doanh nghiệp đó. Không có một công thức hay một quy luật về mô hình kết cấu chi phí chuẩn nào đó để doanh nghiệp áp dụng vì trước khi xác lập một kết cấu chi phí riêng, phải xem xét nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp như: kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, sự biến động của doanh số hàng năm, tình hình hoạt động của doanh nghiệp…Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: biến động của thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp… Ví dụ: Ta có bảng báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của 2 công ty A và B, có cùng doanh thu, tổng chi phí nhưng với kết cấu chi phí khác nhau: (ĐVT: Việt Nam đồng)
  14. 14 Công ty A Công ty B Số thứ tự Chỉ tiêu Tổng số % Tổng số % 1 Doanh thu 100.000.000 100 100.000.000 100 2 Chi phí khả biến 60.000.000 60 20.000.000 20 3 Số dư đảm phí 40.000.000 40 80.000.000 80 4 Chi phí bất biến 30.000.000 70.000.000 5 Lợi nhuận 10.000.000 10.000.000 Nhận xét: Mặc dù hai công ty có cùng doanh thu và lợi nhuận nhưng cơ cấu chi phí rất khác nhau. Công ty A có cơ cấu chi phí mà trong đó chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí thấp (40%). Ngược lại, công ty B có cơ cấu chi phí mà trong đó chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn nên tỷ lệ số dư đảm phí rất cao (80%). Khi doanh số của hai công ty này có sự biến động (tăng hoặc giảm) cùng một mức thì lợi nhuận của công ty B sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với công ty A. Điều này thể hiện rõ qua bảng số liệu tính toán sau: (ĐVT: 1.000 đồng) CÔNG TY A CÔNG TY B Biến Lãi thuần Lãi thuần động Số dư Số dư doanh đảm đảm Số Số Chênh Chênh số Số mới Số mới phí phí lệch lệch cũ cũ 10% 44.000 10.000 14.000 4.000 88.000 10.000 18.000 8.000 20% 48.000 10.000 18.000 8.000 96.000 10.000 26.000 16.000 50% 60.000 10.000 30.000 20.000 120.000 10.000 50.000 40.000
  15. 15 -10% 36.000 10.000 6.000 -4.000 72.000 10.000 2.000 -8.000 -20% 32.000 10.000 2.000 -8.000 64.000 10.000 -6.000 -16.000 -50% 20.000 10.000 -10.000 -20.000 40.000 10.000 -30.000 -40.000 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy khi doanh thu của hai công ty cùng tăng 50% thì lợi nhuận của công ty A tăng 20.000.000 đồng tức tăng 200%. Trong khi đó lợi nhuận của công ty B tăng 40.000.000 đồng tức tăng 400% so với lợi nhuận cũ. Ngược lại khi doanh thu của hai công ty cùng giảm 50% thì lợi nhuận công ty A chỉ giảm 20.000.000 đồng tức giảm 200%. Khi đó lợi nhuận công ty b giảm tới 40.000.000 tức giảm 400%. 1.3.4 Đòn bẩy hoạt động [1] Đòn bẩy với ý nghĩa thông thường là công cụ giúp chúng ta chỉ cần một lực nhỏ có thể di chuyển một vật có khối lượng lớn. Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng (hoặc giảm) lớn về lợi nhuận. Một cách tổng quát, đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận với tốc độ tăng doanh thu nhưng với điều kiện tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Lưu ý: đòn bẩy hoạt động luôn luôn lớn hơn 1 (>1) Tốc độ tăng lợi nhuận Độ lớn đòn bẩy hoạt động = >1 Tốc độ tăng doanh thu Giả định có hai doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì những doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí
  16. 16 khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu. Từ những giả thiết nêu trên, ta có:[1] • Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x1 ⇒ Doanh thu: gx1 ⇒ Lợi nhuận: P1 = (g – a)x1 – b • Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 ⇒ Doanh thu: gx2 ⇒ Lợi nhuận: P2 = (g – a)x2 – b (P2 - P1) (g - a )(x2 - x1) Tốc độ tăng lợi nhuận: x 100% = (g - a)x - b P1 1 gx2 - gx1 Tốc độ tăng doanh thu : gx1 x 100% (g - a )(x2 - x1) gx1 (g - a )x1 Độ lớn đòn bẩy hoạt động: (g - a)x - b x gx - gx = (g - a)x - b 1 2 1 1 Vậy công thức độ lớn đòn bẩy hoạt động là: Số dư đảm phí Độ lớn đòn bẩy hoạt động = Lợi nhuận Như vậy, tại một mức doanh thu cho sẵn sẽ xác định được độ lớn đòn bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó. Nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại. Sản lượng tăng lên ⇒ Doanh thu tăng lên ⇒ Lợi nhuận cũng tăng lên nhưng độ lớn đòn bẩy hoạt động ngày càng giảm đi. Độ lớn đòn bẩy hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. Chứng minh: Số dư đảm phí Ta có: Độ lớn đòn bẩy hoạt động = Lợi nhuận (g - a )x = (g - a)x - b
  17. 17 (g - a)x - b + b = (g - a)x - b b = 1 + (g - a)x - b Chi phí bất biến Vậy: Độ lớn đòn bẩy hoạt động = 1 + Lợi nhuận Kết luận: Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp càng nhiều thì lợi nhuận càng tăng lên tức mẫu số tăng, chi phí bất biến/lợi nhuận giảm dẫn đến độ lớn đòn bẩy hoạt động giảm. Nhưng nếu doanh nghiệp có lợi nhuận bằng 0 thì lúc đó độ lớn đòn bẩy hoạt động cũng bằng 0 (nghĩa là đòn bẩy không hoạt động). Vì vậy, độ lớn đòn bẩy hoạt động đạt mức cao nhất khi số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn. 1.4 PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận khi lợi nhuận bằng 0. Nó giúp cho nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó xác định vùng lãi, vùng lỗ của doanh nghiệp.[1] 1.4.1 Khái niệm điểm hòa vốn [1] Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí. 1.4.2 Phương pháp xác định điểm hòa vốn 1.4.2.1 Xác định sản lượng hòa vốn Với các dữ kiện đã cho ở phần trên ta có: Doanh thu: gx Chi phí khả biến: ax Chi phí bất biến: b
  18. 18 Tổng chi phí: ax + b Tại điểm hòa vốn ta có Tổng doanh thu = Tổng chi phí Gọi xh là sản lượng hòa vốn: gxh = axh + b b xh = g - a ⇒ Vậy: Chi phí bất biến Sản lượng tiêu thụ hòa vốn = Số dư đảm phí đơn vị Nhận xét: Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiêp nhưng phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doang nghiệp cần phải đạt được. Ngoài ra phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn.[6] 1.4.2.2 Xác định doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu đạt được tại mức sản lượng hòa vốn đó. Do đó doanh thu hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán sản phẩm. b b Từ công thức: xh = g - a ⇒ gxh = (g - a)/g Vậy: Định phí Doanh thu hòa vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí Công thức trên rất cần thiết để tính doanh thu hòa vốn của toàn bộ doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm.
  19. 19 Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, để tính doanh thu hòa vốn cho từng loại sản phẩm, ta lấy doanh thu hòa vốn chung của toàn doanh nghiệp nhân với tỷ trọng doanh thu của từng mặt hàng chiếm trong tổng doanh thu. 1.4.3 Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn Ngoài sản lượng hòa vốn và doanh thu hòa vốn, điểm hòa vốn còn được quan sát dưới góc nhìn khác như: thời gian hòa vốn, tỷ lệ hòa vốn, doanh thu an toàn, tỷ lệ doanh thu an toàn. 1.4.3.1 Thời gian hòa vốn [1] Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh. Doanh thu hòa vốn Thời gian hòa vốn = Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu trong kỳ(năm) Doanh thu bình quân 1 ngày = 360 ngày 1.4.3.2 Tỷ lệ hòa vốn [1] Tỷ lệ hòa vốn là tỷ lệ giữa sản lượng hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn so với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi) Sản lượng hòa vốn Tỷ lệ hòa vốn = x 100% Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là thước đo của sự rủi ro. Thời gian hòa vốn càng ngắn càng tốt, còn tỷ lệ hòa vốn thì càng thấp càng tốt.
  20. 20 1.4.3.3 Số dư an toàn và tỷ lệ số dư an toàn a. Số dư an toàn [1] Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (hoặc dự kiến) so với doanh thu hòa vốn. Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn Số dư an toàn thể hiện độ an toàn trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có số dư an toàn lớn thì độ an toàn trong kinh doanh cao và ngược lại. Số dư an toàn của các doanh nghiệp khác nhau là do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp khác nhau. Thông thường doanh nghiệp nào có định phí chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn. Do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có độ an toàn thấp trong kinh doanh. b. Tỷ lệ số dư an toàn [1] Để đánh giá mức độ an toàn , ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn. Số dư an toàn Tỷ lệ số dư an toàn = x 100% Tổng doanh thu đạt được 1.4.4 Đồ thị phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 1.4.4.1 Đồ thị điểm hòa vốn Việc xác định điểm hòa vốn bằng công thức là hữu ích đối với nhà quản trị. Tuy nhiên nó không cho thấy lợi nhuận thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì thế, ngoài phương pháp số dư đảm phí, điểm hòa vốn còn có thể xác định bằng đồ thị để biểu diễn mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận hay còn gọi là đồ thị điểm hòa vốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2