intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định mức, định giá sản phẩm - Nguyễn Văn Đồng

Chia sẻ: Nguyễn Văn Đồng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

102
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và ôn thi về định mức, định giá sản phẩm, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Định mức, định giá sản phẩm" dưới đây. Nội dung tài liệu giới thiệu đến các bạn 23 câu hỏi bài tập có lời giải về khái niệm, nội dung, nguyên tắc định mức kỹ thuật lao động,... Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định mức, định giá sản phẩm - Nguyễn Văn Đồng

  1. ĐỊNH MỨC – ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 Câu 1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc định mức KTLĐ 1. Khái niệm ­ ĐMKTLĐ là mức quy định lượng lao động cần thiết để  hoàn thành một công tác nào đó trong   điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định với công nhân có trình độ chuyên môn tương ứng. 2. Nội dung của công tác ĐMKTLĐ ­ Nghiên cứu, tổ  chức quá trình sản xuất, tổ  chức lao động và chi phí thời gian làm việc của  người công nhân với mục đích hoàn thiện và đưa vào sản xuất những hình thức tổ chức lao động   hợp lý, làm phương hướng cho việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và cải   thiện điều kiện lao động. ­ Xác định chi phí thời gian lao động của người công nhân cần thiết để  hoàn thành nhiệm vụ  công tác (định mức thời gian) hoặc xác định số lượng sản phẩm cần thiết phải chế tạo ra trong   một đơn vị  thời gian (định mức sản phẩm) thích  ứng với điều kiện phát triển kỹ  thuật và tổ  chức sản xuất hiện tại. ­ Tạo điều kiện để tổ chức tiền lương phù hợp theo số lượng và chất lượng lao động. ­ Nghiên cứu các phương pháp lao động tiên tiến, tạo điều kiện phổ biến rộng rãi và tổ chức các  phong trào thi đua. 3. Nguyên tắc để lập ĐMKTLĐ ­ ĐMLĐ biểu thị  chi phí xã hội cần thiết về thời gian lao động của công nhân với một trình độ  sản xuất và một tổ chức lao động nào đó. ­ Tính khoa học và tiên tiến có nghĩa là định mức được xây dựng trên cơ sở áp dụng những tiến   bộ kỹ thuật, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến và sự tổ chức lao động hợp lý. ­ Tính hiện thực: định mức được xây dựng trên cơ  sở  phân tích, nghiên cứu chính xác và khách   quan những điều kiện sản xuất có đầy đủ  biện pháp tổ  chức kỹ  thuật bảo đảm thực hiện và  phải thu hút được đông đảo quần chúng tham gia xây dựng và thực hiện. ­ Sự bao hàm của định mức đối với tất cả lao động tức là định mức phải xây dựng cho tất cả các   loại lao động thuộc các bộ phận trong quá trình sản xuất. ­ Sự  thống nhất trong nền KTQD có nghĩa là những công việc như  nhau thực hiện trong những   điều kiện tương tự thì định mức phải giống nhau. Câu 2. Định mức KTLĐ và tổ chức tiền lương 1. Hệ thống tiền lương ­  Ở  Việt Nam hiện nay, việc trả  lương, trả công cho người lao động được thông qua một hệ  thống tiền lương, đó chính là tổng thể  các văn bản quy định về  việc trả  lương, trả  công cho  người lao động do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. a. Thang lương    Là bảng so sánh việc trả công cho các loại lao động khác nhau theo trình độ thành thạo của họ.  Mỗi thang lương có một bậc và tương ứng với mỗi bậc có hệ  số cấp bậc của bậc đó, trong đó  hệ số cấp bậc biểu thị tỉ lệ giữa mức lương của các bậc với mức lương tối thiểu chung hay nói   cách khác mức lương tối thiểu chung là cơ sở đê xác định mức lương của các bậc còn lại. Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  2. * Chú ý: Mức lương tối thiểu chung dùng để trả lương, trả công cho người lao động làm những   công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường và mức lương này được điều   chỉnh tùy thuộc vào mức độ  tăng trưởng của nền kinh tế, vào chỉ  số  giá sinh hoạt và khả  năng   cung cầu lao động theo từng thời kỳ. b. Suất lương    Là số  tuyệt đối về  tiền lương trả  cho người lao động trong một đơn vị  thời gian (giờ, ngày,   tháng) Mn = Mtt × kn Suất tiền lương bậc thứ n = Suất tiền lương tối thiểu chung × Hệ số cấp bậc của bậc n  *  Chú ý:     Mức lương cùng bậc của các ngành sản xuất khác nhau thì sẽ khác nhau c. Bảng cấp bậc kỹ thuật ­ Là bảng quy định trình độ  lành nghề  và bậc của người công nhân về  các loại công việc, đây   chính là thước đo để xác định cấp bậc kỹ thuật cho người công nhân. ­ Quy định về mặt lý thuyết: + Loại vật liệu người công nhân sử dụng                                                + Công cụ lao động                                                + Sản phẩm                                                + An toàn lao động ­ Sản phẩm mẫu * Chú ý: ­ Khi xác định cấp bậc kỹ thuật cho người công nhân thì phải đưa vào các yếu tố hoàn   toàn có tính chất kỹ thuật ­ Khi trả lương cho người lao động thì phải dựa vào cấp bậc kỹ thuật của sản phẩm mà không   dựa vào khả năng có sẵn của người công nhân. 2. Mối quan hệ giữa ĐMKT và tiền lương a. Xác định tiền lương đơn vị trả cho 1 sản phẩm Mn: suất lương giờ của bậc n trong biểu thang lương T: thời gian để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm (phút) N: định mức sản lượng trong 1 giờ b. Xác định mối quan hệ  giữa định mức sản lượng, tiền lương đơn vị  và mức lương của   người công nhân làm theo sản phẩm ZTL = Ntt × Pđv                                                   = N. A. Pđv                                          A: % hoàn thành định mức sản lượng =                          ZTL: tiền lương = A. Mtt. km Câu 3. Định mức KTLĐ và giá thành xây dựng 1. Xác định mức giảm chi phí trực tiếp (T) Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  3. ­ Khi định mức thời gian giảm sẽ dẫn đến giảm chi phí trực tiếp đây là mức giảm chi phí tiền   lương dẫn đến giảm giá thành ­ Chi phí trực tiếp  = VL + NC + MTC + TT Định mức thời gian giảm dẫn đến tiền lương giảm * Xác định mối quan hệ  giữa mức giảm định mức thời gian với mức tăng năng suất lao   động + Giả thiết: G sử trước khi giảm định mức thời gian thì NSLĐ là 100%. Khi định mức thời gian   giảm x % thì NSLĐ tăng y %. ĐM thời gian Wlđ 100 100 100 – x 100 + y => 1000 = (100 – x). (100 + y) => 1000 = 1000 ­100.x + 100.y – x.y  => x.y + 100.x = 100.y => y.(x – 100) = ­100.x * Xác định tỷ trọng của tiền lương trong đơn vị sản phẩm sau khi định mức thời gian giảm   x %. % TL/sp giảm Wlđ tăng 100 100 Δ 100 + y * Xác định mức giảm của tỉ trọng tiền lương trong đơn vị sản phẩm (mức giảm A) A = 100 – δ ­ Trong thưc tế, khi định mức thời gian giảm, NSLĐ tăng, tiền lương trả  cho người lao động  cũng tăng nhưng xu hướng tỷ trọng tiền lương lại giảm vì vậy để khuyến khích người lao động   tăng NSLĐ thì phải ước định 1 tỷ lệ nào đó tăng tỷ trọng chi phí tiền lương. Khi đó tỷ trọng tiền  lương trong sản phẩm: ­ Biểu hiện bằng tiền: A’ = A. ZTL (đồng) ­ Mức giảm giá thành khi định mức thời gian giảm, nếu giả  sử  tỷ  trọng tiền lương trong giá  thành sản phẩm là P%. => B = A. P%      B’ = B. Z ( Z: giá thành) Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  4. => Giá thành Z = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung A’ = B’ 2. Mức giảm chi phí thường xuyên ­ Chi phí thường xuyên (chi phí bất biến) là những chi phí không bị  phụ  thuộc vào phần khối  lượng sản phẩm làm ra. ­ Khi định mức thời gian giảm, NSLĐ tăng, chi phí thường xuyên không đổi nhưng tỷ  trọng chi   phí thường xuyên trong đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Gọi α là tỷ trọng của chi phí thường xuyên trong đơn vị sản phẩm. C (mức giảm của tỷ trọng của chi phí thường xuyên cho đơn vị sản phẩm)  = 100 – α =  => Mức hạ giá thành D = C. h% Biểu hiện bằng tiền D’ = D. Z’ (đ) (Z’ = Z – mức hạ giá thành do giảm chi phí trực tiếp Z’ = Z – A’ = Z – B’) Câu 4. Quá trình xây dựng và các bộ phận cấu thành của nó I. Quá trình xây dựng 1. Khái niệm ­ Quá trình xây dựng là quá trình lao động để tạo ra những sản phẩm vật chất trong xã hội mà cụ  thể là các sản phẩm xây dựng. 2. Phân loại a. Phân loại theo chức năng và công dụng ­ Quá trình phục vụ: là quá trình thực hiện những công tác tổ  chức phục vụ  cho nơi làm việc   cũng như tạo điều kiện lao động tốt, cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu, bán thành phẩm,  các công cụ, dụng cụ lao động nhằm đảm bảo cho quá trình xây dựng được liên tục. + Phục vụ công nghệ + Chuẩn bị vật liệu và bán sản phẩm, cung cấp điện, nước,… ­ Quá trình vận tải: bao gồm quá trình xếp dỡ, vận chuyển vật liệu và chi tiết đến nơi làm việc   trong phạm vi nơi làm việc ­ Quá trình xây lắp: là quá trình trực tiếp xây dựng và lắp đặt các bộ  phận công trình hay hoàn   thành các công tác riêng biệt. + Quá trình xây dựng + Quá trình lắp đặt ­ Quá trình hoàn thiện: Là quá trình được thực hiện với mục đích làm tăng thêm vẻ đẹp bên ngoài   của sản phẩm và nâng cao chất lượng của nó. Quá trình này không tạo ra các bộ  phận kết cấu   mới. b. Phân loại theo ý nghĩa ­ Quá trình chính: là quá trình làm biến đổi các đối tượng lao động về  số  lượng và chủ  yếu về  chất lượng. VD: quá trình tạo kết cấu bê tông, xây móng, mố  trụ  cầu, quá trình xây dựng nền,  mặt đường,… Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  5. ­ Quá trình phụ: là quá trình không trực tiếp tạo ra các sản phẩm chính mà chỉ có tác dụng phục  vụ, hỗ trợ cho việc hoàn thành quá trình chín. VD: quá trình làm đà giáo, ván khuôn,… ­ Quá trình chuẩn bị: là quá trình liên quan đến việc tổ  chức các điều kiện cần thiết để  hoàn   thành các công tác chính, phụ. VD: chuẩn bị nơi làm việc, công cụ, dụng cụ,… c. Phân loại theo diễn biến của quá trình ­ Quá trình có chu kỳ: là quá trình được thực hiện bởi sự  lặp đi lặp lại theo một trình tự  nhất  định của một nhóm bước công việc chủ yếu trong những điều kiện giống nhau.  ­ Quá trình không chu kỳ: là quá trình trong đó chỉ thực hiện một hay một số bước công việc một  cách liên tục. d. Phân loại theo phương thức thực hiện ­ Quá trình thủ công: quá trình . mà tất cả các bước công việc đều do công nhân thực hiện hoặc   có sử dụng công cụ lao động thủ công, không sử dụng nguồn năng lượng nào. VD: đập đá bằng   búa tay,… ­ Quá trình bán cơ giới: quá trình trong đó 1 phần các bước công việc được thực hiện bằng máy,   một phần khác thực hiện bằng thủ công. VD: lắp các kết cấu bê tông đúc sẵn: nâng các kết cấu  thực hiện bằng máy, đặt vào vị trí thiết kế bằng máy và công nhân, hàn và bịt mối nối bằng thủ  công ­ Quá trình cơ giới hóa: quá trình mà tất cả các bước công việc đều do máy thực hiện, công nhân   chỉ điều khiển các cơ cấu của máy theo đúng trình tự công nghệ. VD: quá trình cơ giới hóa việc xây dựng đường ô tô bằng bê tông ­ Qúa trình tự  động hóa: quá trình mà tất cả  các bước công việc do 1 hay 1 số  máy thực hiện  không có sự tham gia của công nhân e. Phân loại theo hình thức ­ Quá trình cá nhân: là quá trình do 1 công nhân thực hiện. VD: quá trình hàn điện, tán đinh,… ­ Quá trình tập thể: quá trình do 1 tổ hay 1 nhóm chuyên môn thực hiện. VD: ghép các kết cấu bê   tông đúc sẵn, làm nền đường,… f. Phân loại theo mức độ nặng nhọc ­ Loại nhẹ                             ­ Loại trung bình ­ Loại nặng                           ­ Loại đặc biệt nặng * Ý nghĩa của các cách phân loại quá trình xây dựng đối với việc xây dựng định mức ­ Đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu, định mức ­ Đề  ra phương pháp thích hợp với các việc xác định các thành phần chi phí trong chỉ  tiêu định   mức. ­ Lựa chọn phương pháp xác định định mức phù hợp ­ Đáp ứng được nguyên tắc bao hàm II. Các bộ phận cấu thành quá trình xây dựng ­ Động tác: tổng hợp những vận động của người công nhân theo 1 mục đích và hướng nhất định ­ Thao tác: là tổng hợp của 1 số động tác ­ Bước công việc: là tổng hợp của các thao tác + Bước công việc công nghệ: là những bước công việc trực tiếp làm biến đổi các đối tượng lao  động thành sản phẩm xây dựng + Bước công việc kiểm tra: những bước công việc nhằm kiểm tra chất lượng của sản phẩm xây   dựng Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  6. + Bước công việc vận tải: những bước công việc chuyên chở  các đối tượng lao động hay bán  thành phẩm, thành phẩm từ nơi này đến nơi khác ­ Quá trình xây dựng đơn giản là tổng hợp của 1 số công việc có liên quan với nhau về mặt công   nghệ do những công nhân cố định thực hiện. ­ Quá trình xây dựng đơn giản là tổng hợp 1 số  quá trình xây dựng có quan hệ  phụ  thuộc lẫn  nhau về mặt tổ chức, nhằm hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Câu 5. Phân tích chi phí thời gian làm việc của công nhân và của máy I. Phân tích chi phí thời gian làm việc của công nhân 1. Thời gian định mức (Tđm)  Tđm: là toàn bộ các loại thời gian mà có thể tính toán, xác định được giá trị của nó a. Thời gian chuẩn bị ­ kết thúc (TCK) ­ Là thời gian cần thiết để người công nhân sử dụng trong việc chuẩn bị và kết thúc công việc.   Chi phí thời gian này chỉ có ở trước và sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Thời hạn của nó không phụ  thuộc vào khối lượng công tác lúc chuẩn bị, trong khi tiến hành và kết thúc công tác. ­ TCK – ĐT: thời gian chuẩn – kết đơn thuần cần thiết như: nhận vật liệu, dụng cụ, chuẩn bị và làm  quen với các thiết bị ­ TCK – LQ: thời gian chuẩn – kết liên quan đến nhiệm vụ như  công tác và chỉ  thị  đặc biệt trong  công tác, sự tìm hiểu về công tác b. Thời gian tác nghiệp (TTN) ­ Là thời gian trực tiếp dùng vào việc chế tạo ra sản phẩm hoặc hoàn thành một công việc nhất   định phù hợp với kỹ thuật thi công và chất lượng sản phẩm  ­ Thời gian tác nghiệp chính (TTNC): là thời gian tiêu hao để thực hiện các thao tác chủ yếu trong  quá trình thi công, làm thay đổi hình dạng, kích thước, thành phần, tính chất, cách sắp xếp giữa   các bộ  phận của đối tượng lao động và thực hiện mục đích của công việc ­ Thời gian tác nghiệp phụ  (TTNP): là thời gian tiêu hao cho các công việc chăm sóc, điều chỉnh   dụng cụ, máy móc và nơi làm việc, xảy ra xen kẽ trong quá trình thi công. * Chú ý: thời gian tác nghiệp trong 1 ngày càng tăng càng tốt, thời gian tác nghiệp cho 1 đơn vị  càng giảm càng tốt. c. Thời gian ngừng nghỉ được quy định (TN­QĐ) ­ Thời gian ngừng việc do lý do kỹ thuật và tổ chức thi công (TN­KTTC): là thời gian ngừng việc hợp  lý không thể  tránh khỏi do tính chất của quá trình thi công. VD: thời gian cần trục ngừng khi  buộc và tháo vât cẩu. ­ Thời gian nghỉ giải lao và giải quyết nhu cầu tự  nhiên (TNN): là thời gian công nhân nghỉ ngơi  trong quá trình làm việc với mục đích ngăn ngừa sự  mệt mỏi, duy trì khả  năng làm việc bình  thường,… 2. Thời gian làm việc không định mức (T0đm) ­ Là thời gian xảy ra có tính chất ngẫu nhiên, bất thường và không tính toán được đến giá trị của  nó a. Thời gian ngừng việc không được quy định (TN­0qđ) ­ Thời gian ngừng việc do nguyên nhân tổ chức sản xuất tồi như chờ việc, chờ bản vẽ,… ­ Thời gian ngừng việc do nguyên nhân khách quan như ngừng việc do mưa bão, mất điện,… Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  7. ­ Thời gian ngừng việc do công nhân vi phạm kỷ  luật lao động: tự  tiện vắng mặt, đi muộn về  sớm,… b. Thời gian làm việc không phù hợp với nhiệm vụ (T0ph) ­ Là thời gian hao phí cho các công việc không thấy trước do thiếu sót trong quá trình khảo sát,…  và thời gian hao phí cho các công tác thừa không có trong quy trình thi công như sửa các chỗ làm   hỏng không đúng quy cách do người khác gây ra: làm ván khuân hở phải bịt lại. II. Phân tích thời gian làm việc của máy 1. Thời gian định mức a. Thời gian máy chạy phù hợp với nhiệm vụ (Tph) ­ Là thời gian máy được sử dụng để  hoàn thành các công việc phù hợp với nhiệm vụ  sản xuất  đề ra theo một quy trình thi công hợp lý, với chất lượng sản phẩm đúng quy cách ­ Thời gian máy chạy có hiệu quả: là thời gian trực tiếp máy làm ra sản phẩm. VD: với máy ủi là   thời gian máy tiến hành đào đất, vận chuyển đất, nâng, hạ lưỡi ủi,… + Thời gian chất tải đầy đủ (TTT ĐĐ): thời gian máy được sử dụng đầy đủ tải trọng phù hợp với   đặc điểm kết cấu và với điều kiện hoạt động cụ thể của nó. VD:tải trọng của vật nâng tương  ứng với tải trọng quy định khi tầm với của cần trục đã cho biết. + Thời gian chất tải không đầy đủ  (TTT 0ĐĐ): là thời gian máy sử  dụng không hết tải trọng quy   định. VD: tải trọng cho phép 5 tấn nhưng chỉ chở 3 tấn. ­  Thời gian máy chạy không có hiệu quả:  là thời gian máy không trực tiếp làm ra sản phẩm   nhưng không thể thiếu được. VD: Thòi gian lùi, đổi số của máy ủi,…. b. Thời gian máy ngừng hợp lý được quy định ­ Là thời gian ngừng quy định hay ngừng kỹ thuật gắn liền với quá trình công tác và chăm sóc kỹ  thuật cho máy, cũng như thời gian nghỉ của công nhân phục vụ máy. ­ Thời gian ngừng kỹ thuật gắn liền với quá trình công tác: là thời gian máy ngừng vì lý do kỹ  thuật và tổ chức thi công. VD: thời gian ngừng của ô tô khi xếp hang ­ Thời gian ngừng liên quan đến việc chăm sóc kỹ thuật cho máy: bao gồm thời gian để làm công  việc chuẩn bị ­ kết thúc như thử máy, phát động máy, lau chùi,… 2. Thời gian không định mức ­ Là thời gian hao phí khi máy chạy hoặc ngừng không hợp lý a. Thời gian máy chạy không phù hợp với nhiệm vụ ­ Là thời gian máy chạy cho những công việc không thấy trước, không phù hợp với nhiệm vụ và  thời gian máy chạy cho các công việc thừa. VD: máy đọc cọc đã quá độ  chối,….Thời gian máy   chạy vô ích do khuyết điểm của công nhân. b. Thời gian máy ngừng không được quy định ­ Là thời gian máy ngừng nghỉ vì nguyên nhân tổ  chức kỹ  thuật như bố trí chỗ  làm việc không  hợp lý…, thời gian máy ngừng do nguyên nhân khách quan như  mưa, lũ…, thời gian ngừng do   công nhân vi phạm kỷ luật lao động. Câu 6.  Một số  khái niệm thuộc về  kỹ  thuật và phương pháp nghiên cứu quá trình xây  dựng. Cho ví dụ từng loại ­ Nơi làm việc: là khoảng không gian cần thiết để bố trí xếp đặt các máy móc thiết bị, đối tượng  lao động và sản phẩm xây dựng, cũng như để công nhân và máy móc thiết bị tham gia quá trình  xây lắp đi lại hoạt động. Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  8. ­ Phần tử: là bộ  phận của quá trình xây lắp được chia nhỏ  khi tiến hành nghiên cứu định mức.   Phụ  thuộc vào cách phân chia quá trình khi nghiên cứu, phần tử  của quá trình có thể  là 1 bước  công việc hay 1 thao tác, cũng có khi là 2 bước công việc hay 2 thao tác được kết hợp lại. VD: Trong quá trình đào đất bằng máy xúc bao gồm các phần tử: xúc đất vào gầu, nâng gầu kết   hợp quay cần, đổ đất, quay cần kết hợp với hạ gầu. ­ Điểm ghi: là thời điểm phân chia ranh giới giữa 2 phần tử  kề  liền nhau về phương diện thi   công của quá trình xây lắp. Điểm ghi vừa là thời điểm kết thúc của phần tử  trước đồng thời là  điểm bắt đầu của phần tử sau. VD: thời điểm bắt đầu nâng gầu kết hợp với quay cần trong quá trình làm việc của máy xúc có   thể coi như thời điểm kết thúc của phần tử xúc đất vào gầu và là thời điểm bắt đầu của phần tử  nâng gầu kết hợp với quay cần. ­ Nhân tố ảnh hưởng: là những điều kiện, những hiện tượng ảnh hưởng đến trị  số  chi phí thời   gian khi thực hiện quá trình xây lắp. Trị số của chúng được biểu hiện bằng số hay bằng sự mô   tả, hoặc hỗn hợp. VD: trọng lượng tấm lắp đặt là 3.5 tấn, chiều dài là 6.5 m… là biểu hiện   bằng số, máy xúc gầu thuận, đá dăm,… là biểu hiện bằng mô tả ­ Đặc tính của quá trình xây lắp: là tập hợp các trị số nhân tố ảnh hưởng đặc trưng cho quá trình   đang được nghiên cứu khác biệt so với quá trình khác. ­ Tiêu chuẩn của quá trình xây lắp: là đặc tính của quá trình có tính đến việc tổ chức lao động và   sản xuất đúng đắn phù hợp với sự  phát triển của KH – KT hiện đại, sử  dụng đầy đủ  trình độ  của công nhân, năng suất máy. Khi lập định mức có căn cứ kỹ thuật, tiêu chuẩn của quá trình xác   định những điều kiện tổ chức kỹ thuật cần thiết để  hoàn thành và hoàn thành vượt mức những  định mức đó. ­ Các dạng khác nhau của quá trình xấy lắp: là quá trình xây lắp hay 1 phần của nó có tiêu chuẩn   của quá trình riêng biệt và định mức riêng biệt trong thành phần của nhóm định mức, được thống  nhất bởi 1 dấu hiệu chung. VD: máy xúc hoạt động với góc quay 900, 1200,…máy ủi hoạt động với cự li 30m, 50m, 70m,… Câu 7. Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành quan sát 1. Nghiên cứu 1 cách toàn diện quá trình cần xây dựng định mức ­ Việc nghiên cứu sẽ dựa vào: tài liệu thiết kế, bản vẽ thi công, nghiên cứu tại hiện trường ­ Kết quả  của việc nghiên cứu: xác định được dây chuyền thi công hợp lý, xác định được nhu   cầu về công cụ, dụng cụ và từ đó có biện pháp cải biến biện pháp tổ chức thi công. 2. Lựa chọn đối tượng quan sát ­ Đối tượng quan sát thì phải đặc trưng cho trình độ  tổ  chức kỹ  thuật tiên tiến và đáp ứng với   yêu cầu  tổ chức lao động hợp lý. Có thể là khu vực xây dựng, loại công tác, loại máy móc thiết bị, công   nhân,... ­ Công nhân được chọn để quan sát phải là những công nhân nắm vững kỹ thuật công việc của   mình làm và luôn hoàn thành các định mức và đảm bảo chất lượng sản phẩm. * B1: Thông kê mức hoàn thành định mức của công nhân trong tổ, nhóm Số công nhân T T1 T2 ……….. Ti Tn Mức   hoàn  A A1 A2 ……….. Ai An thành Ti: số công nhân hoàn thành ở mức thứ i Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  9. Ai: mức công nhân hoàn thành ở mức thứ i * B2: loại trừ những người công nhân không hoàn thành mức * B3: Xác định mức hoàn thành trung bình của những công nhân còn lại * B4: Xác định mức hoàn thành trung bình tiến tiến của những người công nhân đạt từ mức trung  bình trở lên * B5: Số  công nhân được chọn để  tiến hành quan sát là những người công nhân có mức hoàn   thành trên mức trung bình và nhỏ hơn trung bình tiên tiến với điều kiện số công nhân được chọn  không được nhỏ  hơn   . Nếu điều kiện này không thỏa mã thì phải chọn them 1 số  công  nhân để quan sát, nên chọn những công nhân lớn hơn mức trung bình tiên tiến. 3. Mô tả các điều kiện tổ chức kỹ thuật của quá trình và phản ánh vào biểu đặc tính của   quá trình. 4. Phân chia quá trình ra các phần tử, xác định điểm ghi và chọn đơn vị đo sản phẩm 5. Lựa chọn hình thức quan sát ­ Mục đích quan sát ­ Tính chất của quá trình ­ Khả năng nghiên cứu của các hình thức quan sát 6. Xác định khối lượng quan sát ­ Xác định số lần quan sát + Phụ thuộc vào đặc tính của quá trình + Số lượng các dạng khác nhau của quá trình + Tính chất của các nhân tố ảnh hưởng + Ý nghĩa kinh tế của quá trình + Phương pháp quan sát + Đặc điểm của việc đo sản phẩm ­ Độ lâu của 1 lần quan sát phụ thuộc vào phương pháp quan sát 7. Lập chương trình kế hoạch nghiên cứu Câu 8. Các phương pháp quan sát: Thống kế kỹ thuật, CAQT, bấm giờ. 1. Thống kê kỹ thuật ­ Để đảm bảo nhận được những tài liệu đúng đắn, khách quan, cần tiến hành quan sát đồng thời   công việc của 3­4 tổ đội công nhân ­ Phải đảm bảo th/phần thực tế của công tác phù hợp với thành phần tiêu chuẩn với định mức  đặt ra ­ Công việc phải được thực hiện trong điều kiện tổ chức lao động và sản xuất bình thường ­ Phải đảm bảo quan sát trọn ca, nếu thời hạn sản xuất của sản phẩm > 1ca thì phải quan sát  trong suốt thời gian đó. ­ Nội dung phản ánh trong biểu thống kê kỹ thuật  I. Nêu những tài liệu về công nhân như tên đội, đội trưởng, nghề nghiệp, số lượng công nhân và   cấp bậc. Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  10. II. Là biểu đồ quan sát, trên biểu đồ có chia thành từng khoang nhỏ, mỗi khoang tương  ứng với   10 phút. Chi phí thời gian được chia thành 2 nhóm chi phí định mức và chi phí không định mức.   Việc ghi chép thời gian được tiến hành theo từng tổ, công nhân, chính xác 10 phút hoặc 5 phút.  Trong phần này, sau khi quan sát, xác định được chỉ  tiêu chi phí thời gian làm việc được định  mức và không định mức tính theo phút công và phần trăm và chỉ  tiêu tổng chi phí thời gian làm  việc. III. Tính toán khối lượng công tác hoàn thành theo mỗi quá trình xây dựng được quan sát, hoặc  theo mỗi tổ, đội đã được quan sát, trong phần này trình bày cả  công thức tính toán khối lượng   công tác hoàn thành cũng như kết quả tính toán IV. Trình bày sự  sai lệch so với định mức, phân tích những nguyên nhân gây ra sai lệch về sản   lượng so với định mức thi công hiện hành theo các khía cạnh: máy móc công cụ, vật liệu, sản   phẩm,… V. là kết quả  quan sát, nêu rõ thời gian được định mức tương  ứng với khối lượng công tác đã   hoàn thành và chi phí thời gian theo tài liệu quan sát được. So sánh 2 chỉ  tiêu đó xác định được  mức độ hoàn thành định mức thi công. VI. Trình bày những kiến nghị thích hợp 2. Chụp ảnh quá trình (CAQT) ­ PP CAQT chia 2 loại: + CAQT cho cá nhân + CAQT cho nhóm công nhân ­ 3 phương thức: a. Phương thức chụp ảnh ghi số (CAGS) ­ CAGS là pp ghi các hao phí thời gian cho từng phần tử bằng số . PP này dùng để quan sát công  việc của máy hoặc của 1 đến 2 người công nhân khi cần độ chính xác từ 5­15s. ­ Cách ghi chép + Trước khi quan sát sơ bộ điền sẵn nội dung cột (1),(2) + Trong quá trình quan sát nếu xuất hiện phần tử mới thì phần tử đó được ghi bổ sung và mang   số hiệu theo trình tự xảy ra. + Trong quá trình quan sát khi các phần tử  xuất hiện được ghi lần lượt vào cột số  (4) bằng các  số hiệu tương ứng. * Chú ý: Cột 10­>15 tương tự cột 4­>9 và dùng để ghi cho đối tượng thứ 2. Cột số 3 nếu quan sát 2 đối tượng thì sẽ ghi theo dạng phân số Tổ định  Tổ chức XD và công  Ngày quan  Bắt đầu Kết  Thời hạn  Lần  Tờ số C.A mứ c trình xây dựng sát thúc quan sát quan sát  thứ G. S Tên quá trình Số  Tên phần tử T.số  Số  Thời điểm Độ  Số  Ghí  Số  Thời điểm Độ  Số  Ghí  hiệu  thời  hiệu  lâu  lượn chú hiệu  lâu  lượn chú Giờ  Giấ Giờ  Giấ phần  gian  phầ quan  g sản  phầ quan  g sản  và  y và  y tử tiêu  n tử sát phẩm n tử sát phẩm phút phút phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 3 4 5 Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  11. b. Chụp ảnh bằng đồ thị (CAĐT) ­ CA ĐT là pp ghi các hao phí thời gian cho từng phần tử bằng đồ thị, hao phí thời gian biểu thị  trên đồ  thị  bằng các đoạn thẳng, mỗi đoạn nhỏ  tương  ứng với 1 phút. PP này có độ  chính xác   30s – 1ph. PP này có thể áp dụng khi quan sát đồng thời từ 1­3 đối tượng với sự thống kê chi phí  thời gian và sản phẩm hình thành theo từng đối tượng riêng biệt. ­ PP ghi chép + Trước khi quan sát điền sẵn sơ bộ nội dung cột 1, 2 + Mỗi 1 đối tượng biểu thị bằng 1 đường khác nhau trên biểu đồ Tổ định  Tổ chức XD và công  Ngày quan  Bắt đầu Kết  Thời hạn  Lần  Tờ số C.A mứ c trình xây dựng sát thúc quan sát quan sát  thứ Đ.T Tên quá trình Số  Tên phần tử Tiêu phí lao  Sản phẩm  Ghí  hiệu  động thu được chú phần  tử Cho  Cho  Cho  Cho  7h         10              20             30            40              50        60 từng  tất  từng  tất       đối  cả đối  cả     5              15               25             35             45             55 tượn tượn g g 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 c. Phương pháp chụp ảnh hỗn hợp ­ PP này được áp dụng khi quan sát đồng thời từ 4 đối tượng trở lên ­ Thời hạn xảy ra của từng phần tử được biểu thị  bằng những đoạn thẳng, mỗi cột nhỏ tương   ứng với 1 phút ­ Số lượng người công nhân tham gia thực hiện phần tử đó được biểu thị bằng chữ số ghi ở phí  trên đoạn thẳng ­ Đây là phương pháp thống kê chi phí thời gian và sản phẩm hoàn thành theo nhóm công nhân  thực hiện phần tử Tổ định  Tổ chức XD và công  Ngày quan  Bắt đầu Kết  Thời hạn  Lần quan sát  Tờ số C.A mứ c trình xây dựng sát thúc quan sát thứ HH Tên quá trình Số  Tên phần tử Tổng  Số  Ghí  hiệu      số chi  lượng  chú phần  phí lao  sản  tử      5       10      15     20                                                                           60 động  phẩm  (phút  phần tử công) 1 2 3 4 5 8 1 2 3 4 5 Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  12. 3. Bấm giờ ­ Bấm giờ dùng để nghiên cứu thời hạn của những bộ phận lặp đi lặp lại của công tác chủ yếu.  Độ chính xác của kết quả đo chi phí thời gian có thể từ 1s đến 0.1 s a. Phương pháp bấm giờ chọn lọc (BGCL) ­ Là phương pháp đo chi phí thời gian lần lượt theo từng phần tử một. Khi quan sát chỉ đo chi phí   thời gian của phần tử đã chọn còn các phần tử khác thì bỏ qua. Sau khi nghiên cứu xong phần tử  này thì mới chuyển sang nghiên cứu phần tử khác. ­ Đặc điểm: + Thời gian quan sát lâu + Mức độ  căng thẳng thấp + Mức độ sai số lớn do mỗi 1 phần tử phải bấm đồng hồ 2 lần. * Chú ý: Do thời gian chi phí của từng phần tử có thể rất ngắn cho nên nếu đo riêng phần tử đó  thì kết quả  dễ sai sót chính vì thế  người ta phải gộp 1 số phần tử lại với nhau thành nhóm để  tiến hành quan sát b. Phương pháp bấm giờ liên tục (BGLT) ­ Là phương pháp đo chi phí thời gian đồng thời cho tất cả các phần tử của quá trình nghiên cứu  ­ Đặc điểm: + Thời gian quan sát nhanh (rút ngắn được thời gian quan sát) + Độ chính xác cao + Mức độ căng thẳng cao * Chú ý: Do thời gian chi phí của từng phần tử có thể rất ngắn cho nên nếu đo riêng phần tử đó  thì kết quả  dễ sai sót chính vì thế  người ta phải gộp 1 số phần tử lại với nhau thành nhóm để  tiến hành quan sát Câu 9. Phương pháp xác định số lần CANLV cần thiết 1. CANLV ­ Đây là phương pháp nhằm thu thập tài liệu về  số  lượng và nguyên nhân của những tổn thất   thời gian làm việc trong ca để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục và từ bỏ đồng thời cung cấp   các tài liệu cần thiết để xác định chi phí thời gian định mức phụ. ­ Để đảm bảo tính chính xác của kết quả nghên cứu phải tiến hành 1 số lần chụp ảnh ngày làm  việc. ­ Thời gian quan sát không được nhỏ hơn 1 ca 2. Cách xác định số lần CANLV ­ Tiến hành CANLV 1 số lần nào đó ­ Dựa vào biểu CANLV tiến hành phân loại các thời gian trong ca và xác định các loại thời gian   tổn thất và lãng phí. ­ Xác định thời gian tổn thất và lãngphí theo từng nguyên nhân cho từng lần quan sát ­ Xác định tổng số thời gian tổn thất và lãng phí cho từng lần quan sát ­ Tính tỉ trọng thời gian tổn thất và lãng phí (P) cho từng lần quan sát (%) ­ Xác định 1 điểm A(n; δ2) trong đó n là số lần quan sát Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  13. ­ Đưa điểm A lên trên đồ thị + Trục hoành biểu diễn n + Trục tung biểu diễn phản ánh trị số đặc trưng cho độ ổn định hay phân tán của dãy số kết quả                                                             1 2 40 1 1 3 35 1 30 4 25 1 20 5 15 1 10 5                                                           0  5  10  15  20  25  30  35 40           n 1 ɛ = 3 1 4 2 ɛ = 2.5 ɛ = 1.5 1 5 3 ɛ = 2 ɛ = 1 1 + Trên biểu đồ có 5 đường phản ánh 5 giá trị ɛ trong đó ɛ là giới hạn của độ  lệch cực đại giữa   các đại lượng tổn thất thời gian thực tế so với thời gian tổn thất trung bình (mức độ  sai số  lớn  nhất cho phép) ­ Khi đưa điểm A lên biểu đồ có 2 TH xảy ra + TH1: Nếu điểm A nằm bên trái đường ɛ = 3 thì số  lần quan sát là chưa đủ  và phải tiến hành  quan sát bổ sung, đưa kết quả đó vào trong dãy số và kiểm tra lại dãy số mới + TH2: Nếu điểm A nằm bên phải đường ɛ = 3 thì số lần quan sát là đủ và khi đó đại lượng của   độ  lệch cực đại của các chỉ  tiêu tổn thất thời gian thực tế so với tổn thất thời giant rung bình   được xác định bằng giá trị ɛ của đường thẳng nằm gần điểm A nhất ­ Xác định 1 khoảng hợp lý tư [(  ­ ɛ); (  + ɛ)] ­ Đưa các điểm của dãy số vào điểm hợp lý trên, giá trị nào nằm ngoài khoảng thì sẽ loại bỏ. Câu 10. Khái niệm, trình tự chung của việc xây dựng định mức cho thời gian tác nghiệp ­ Xác định thời gian tác nghiệp ( thời gian tác nghiệp  chính + phụ ) * Phương pháp trực tiếp: là phương pháp dựa trên các tài liệu quan sát định mức phù hợp với   tiêu chuẩn nhất định của quá trình xây dựng. ­ Theo phương pháp này tiến hành quan sát để  xác định thời gian của từng bộ  phận trong thời   gian tác nghiệp sau đó tổng hợp lại Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  14. ti: chi phí lao động của bộ phận i của quá trình xây dựng ki: hệ số chuyển đổi đơn vị đo sản phẩm của bộ phận i * Phương pháp tương quan: (mức tiêu chuẩn) ­ Theo phương pháp này tiến hành xác định các phương trình hồi quy lý thuyết phản ánh mối  quan hệ giữa chi phí thời gian và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí thời gian Xi: các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí thời gian tác nghiệp Câu 11. Chỉnh lý kết quả quan sát để xây dựng mức thời gian tác nghiệp bằng pp biểu đồ  phân tích và pp bình phương bé nhất. 1. PP biểu đồ phân tích ­ Biểu diễn các kết quả  quan sát lên biểu đồ, mỗi lần quan sát tương ứng với 1 điểm, nối các  điểm đó lại sẽ được 1 đường gãy khúc thực nghiệm ­ Tìm mối quan hệ giữa chi phí thời gian và nhân tố ảnh hưởng (đường thẳng or đường cong) ­ Xác định vị trí của đường tương quan (xác định phương trình của đường hồi quy lý thuyết đặc  trưng cho đường gãy khúc thực nghiệm thỏa mãn 2 điều kiện: + Tổng đại số  các khoảng cách từ  các điểm thực nghiệm so với vị  trí tương  ứng của đường   tương quan phải bằng 0 ∑(+ɛ) + ∑(­ɛ) = 0 + Điểm thực nghiệm phân tán về cả 2 phía của đường tương quan * TH1: Sự phụ thuộc tuyến tính của trị số nhân tố ảnh hưởng  T = aX + b b B1: xác định số lần quan sát (số lượng các trị  số nhân tố  ảnh hưởng) và giá      + trị cụ thể của các nhân tố ảnh hưởng   aX T= B2: Tiến hành quan sát tương  ứng với mỗi giá trị  của nhân tố   ảnh   P α hưởng X sẽ thu được trị số thời gian t. X X1     X2       ….. Xi ………….Xn T T1     T2 Ti………       Tn   X (I)                            (II) O B3: Xác định đường gãy khúc thực nghiệm     T  Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  15. B4: xác định đường hồi quy lý thuyết đặc trưng cho đường gãy khúc thực nghiệm có nghĩa là  phải xác định hệ số góc a và hằng số tự do b. Điểm O sẽ chia dãy số thực nghiệm ra làm 2 nhóm Nối 2 điểm P, Q ta được phương trình hồi quy lý thuyết B5: Kiểm tra sự chặt chẽ của phương trình đường tương quan so với dãy số thực nghiệm thông  qua hệ số  tương quan và hệ số này càng gần 1 thì mức  const const (b1 + b2) – (a1X1  + a2X2 ) độ chặt chẽ càng lớn *   b = TH2: Sự phụ thuộc tuyến tính 2 nhân tố ảnh  2 hưởng  T = a1X1 + a2X2 + b  trong đó X1, X2 là 2 nhân tố ảnh hưởng B1: Tách phương trình chung thành hệ phương trình riêng   T1 = a1X1 + b1   T2 = a2X2 + b2 Với pt T1 chỉ khảo sát sự ảnh hưởng của nhân tố X1 coi X2 là const Với pt T2 chỉ  (b1 + b2 + …+ bn) – (a1X1const + a2X2const + …+ anXnconst )  b = khảo sát sự  n ảnh hưởng  của nhân tố X2  coi X1 là const B2: Tiến hành xác định 2 pt riêng  T1 và T2 như TH 1 nhân tố ảnh hưởng B3: Xác định hệ số b chung của pt tổng quát T1 = a1X1 + b1 = a1X1 + a2X2const + b T2 = a2X2 + b2 = a1X1const + a2X2 + b * TH3: Sự phụ thuộc tuyến tính của n nhân tố ảnh hưởng T = a1X1 + a2X2 +………+ anXn + b   X1, X2,…,Xn: các nhân tố ảnh hưởng đến trị số chi phí thời gian Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  16. * TH4: Sự phụ thuộc là đương cong ­ Việc chỉnh lí trên hệ tọa độ đề các là gặp khó khăn cho nên người ta tiến hành chỉnh lí trên hệ  tọa độ logarit bằng cách logarit hóa 2 vế của phương trình T = a. Xn => lg T = lga + n.lgX 2. Phương pháp bình phương bé nhất ­ Phương pháp này dựa trên định lí Gauss, Tổng bình phương giữa đường thực nghiệm và đường   tiêu chuẩn phải là nhỏ nhất ∑ɛ2 = min TH: T = aX + b ­ Tiến hành lấy đạo hàm riêng của phương trình ∑ɛ2 theo a và b và cho bằng 0 ­ Giải hệ pt này sẽ xác định được a và b của pt tương quan ∑ɛ2 = ∑│T – (aX + b)│2 =min T: thời gian quan sát aX + b: thời gian xác định theo đường tương quan * Chú ý: ­ Nếu sự phụ thuộc là đường cong và từ 2 nhân tố ảnh hưởng trở lên thì nên áp dụng lý  thuyết định thức để tính toán cho đơn giản và nội dung pp này như sau + Tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đồng thời các nhân tố  tới chi phí thời gian qua 1 vài trị  số cụ thể mà không phân chia phương trình chung thành các pt riêng. Sau đó bằng lý thuyết định   thức sẽ xác định được pt của đường hồi quy lý thuyết Câu 12. Lập định mức cho các loại thời gian định mức phụ 1. Lập định mức cho thời gian chuẩn ­ kết (TCK) ­ Với thời giian chuẩn kết, cơ sở để lập định mức là tài liệu CANLV và nó được tiến hành theo   các bước: + Lập bảng kê khai chi tiết các bộ phận của công tác chuẩn kết + Xác định các nhân tố chủ yếu của thời hạn chi phí + Tiến hành 1 số lần CANLV + Phân tích và xác định thời gian tiêu hao cho từng loại công việc theo phương pháp trị  số  bình   quân ­ Nếu tổng thời gian chuẩn kết là nhỏ thì có thể xác định bằng tỉ lệ % so với thời gian định mức   và tiến hành lập bảng tính toán sẵn. 2. Lập định mức cho thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu tự nhiên (TNN) ­ Cơ sở dựa vào tài liệu CANLV Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  17. ­ Cần lợi dụng thời gian ngừng việc vì kỹ thuật thi công hoặc thời gian máy chạy không cần sự  quan sát của người công nhân, để người công nhân được nghỉ giải lao và giải quyết nhu cầu tự  nhiên ­ Thời gian nghỉ  giải lao và giải quyết nhu cầu tự  nhiên của người công nhân không được nhỏ  hơn 1 trị số giới hạn ghi chép nào đó (Hiện nay quy định là 5% thời gian tác nghiệp) ­ Nếu thời gian và nhu cầu tự nhiên không lớn cũng có thể xác định bằng tỉ lệ % so với thời gian   định mức. 3. Lập định mức cho thời gian ngừng nghỉ vì lý do kỹ thuật thi công ­ Cơ sở dựa vào tài liệu CANLV ­ TH bước công việc do 1 nhóm công nhân thực hiện thì cần phải tính toán hoặc lập biểu đồ  phối hợp giữa các công nhân với nhau để giảm bớt thời gian ngừng việc vì kỹ thuật thi công ­ Khi thời gian ngừng vì kỹ thuật thi công lớn có thể lợi dụng 1 phần của thời gian này để công   nhân nghỉ giải lao và giait quyết nhu cầu tự nhiên ­ Nếu thời gian ngừng vì kỹ  thuật thi công nhỏ  cũng có thể  tính bằng tỉ  lệ  % so với thời gian   định mức ­ Trong thực tế có thể xảy ra 2 TH + TH1: Tận dụng ½ thời gian ngừng vì lý do kỹ thuật thi công để người công nhân nghỉ giải lao   và giải quyết nhu cầu tự nhiên + TH2: Khi định mức thời gian nghỉ giải lao và giải quyết nhu cầu tự nhiên lấy bằng trị  số quy   đổi ( 5% của thời gian tác nghiệp) Câu 13. Lập định mức cho quá trình làm việc cơ giới hóa 1. Xác định năng suất của máy sau 1h làm việc thuần túy và liên tục a. Đối với máy chu kỳ n: số  chu kỳ  tiêu chuẩn sau 1 h làm việc liên tục và n được xác định căn cứ  vào thời hạn tiêu   chuẩn 1 chu kỳ. V: Số lượng sản phẩm của máy đã sản xuất được sau 1 chu kỳ. V được xác định bằng cách đo   trực tiếp và đo nhiều lần sau đó loại trừ những con số quá sai lệch và tính ra trị số trung bình Ki: các hệ số tính đến tính năng kỹ thuật của máy và các chỉ tiêu sử dụng máy trong điều kiện thi   công bình thường b. Máy hoạt động liên tục W: số lượng sản phẩm sau 1h làm việc liên tục với tải trọng đầy đủ và không đầy đủ Ki: hệ số có tính đến ảnh hưởng của các nhân tố đối với năng suất của máy hoạt động liên tục. 2. Thiết kế nơi làm việc của quá trình, thành phần tổ công nhân tham gia quá trình a. Thiết kế nơi làm việc của quá trình ­ Là tổ chức không gian nơi làm việc hợp lý tạo điều kiện lao động thuận lợi và an toàn, sử dụng  có hiệu quả nhất diện tích nơi làm việc đảm bảo giảm tổn thất thời gian do giảm được những   di chuyển thừa trong phạm vi nơi làm việc. Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  18. b. Thiết kế thành phần tổ công nhân  Bao gồm: ­ Xác định số lượng công nhân cần thiết ­ Xác định bậc nghề của công nhân * Xác định số lượng công nhân ­ Đối với công nhân điều khiển và phục vụ  máy: số  lượng công nhân đã được xác định căn cứ  vào đặc tính kỹ  thuật và quá trình công nghệ  của máy và thường số lượng công nhân này được   quy định trong lý lịch máy ­ Đối với công nhân thực hiện công việc thủ công kèm theo quy trình cơ giới  Với những công nhân thực hiện công việc song song quá trình của máy thì số  lượng công nhân  được xác định bằng phương pháp quan sát trên cơ sở đã tổ chức lao động và nơi làm việc 1 cách   hợp lý, kết hợp với những kinh nghiệm đã có sẵn ­ Đối với những công nhân thực hiện công việc tách biệt với quá trình cơ giới: + Máy hoạt động chu kỳ: số  lượng công nhân được xác định trên cơ  sở  quan sát quá trình làm  việc của họ đã được tổ chức hợp lý nhằm xác định thời hạn 1 chu kỳ của người công nhân sau   đó đối chiếu với thời hạn 1 chu kỳ của máy sao cho thời hạn 1 chu kỳ của tổ công nhân nhỏ hơn   hoặc bằng thời hạn chu kỳ của máy + Máy hoạt động liên tục: 3. Thiết kế chế độ làm việc của ca máy ­ Cần tạo khả năng giảm thời gian  ngừng việc bằng các cách sau: + Bố trí các công việc chuẩn bị máy trùng thời gian ngằng việc không thể  tránh khỏi hoặc tiến   hành trước hoặc sau ca làm việc + Với những sản phẩm của quá trình cơ  giới mà yêu cầu phải sử  dụng ngay thì phải tính toán   thời gian làm việc của máy cho phù hợp và phải tính toán khối lượng sản phẩm phải được sử  dụng hết. + Phải bố trí giờ làm việc của người công nhân phục vụ máy, vận hành máy và người công nhân   sử dụng sản phẩm của máy 1 cách hợp lý, hiệu quả. ­ Để thiết kế chế độ làm việc của ca máy cần phải xác định các chỉ tiêu; + Thời gian có mặt của người công nhân nơi làm việc + Thời gian chuẩn bị cho máy ra hiện trường + Thời gian bắt đầu công tác có hiệu quả khi bắt đầu 1 ngày làm việc và sau khi ngừng làm việc + Thời gian kết thúc công tác có hiệu quả trước khi ngừng đặc biệt và trước khi kết thúc ngằng   làm việc và sau đó xác định hệ số sử dụng máy trong ca. 4. Tính định mức thời gian sử dụng máy và định mức năng suất ca máy ­ Định mức năng suất ca máy được xác định bằng cách nhân định mức năng suất một giờ  máy   làm việc liên tục với lượng giờ làm việc liên tục của máy trong ca. Số lượng giờ máy làm việc  liên tục trong ca chính bằng số giờ máy trong ca nhân với hệ số sử dụng máy trong ca (=Tca.Ktg) Nca = Ngiờ.Tca.Ktg ­ Định mức thời gian sử  dụng máy biểu thị  số  giờ  máy cần thiết để  hoàn thành 1 đơn vị  sản   phẩm tương ứng Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  19. Định mức thời gian đối với công nhân được xác định bằng cách nhân định mức thời gian sử dụng  máy với số lượng công nhân đã quy định Câu 14. Khái niệm, nội dung định mức tiêu dùng vật liệu 1. Khái niệm  Định mức tiêu dùng vật liệu có căn cứ kỹ thuật là số lượng vật liệu cần thiết để chế tạo 1 đơn   vị sản phẩm xây dựng thích hợp, thỏa mãn các yêu cầu của điều kiện kỹ thuật trong sản xuất và  nghiệm thu công trình với điều kiện tổ  chức sản xuất 1 cách hợp lý và sử  dụng tiết liệm vật   liệu 2. Nội dung V0 = Vt + P + M Vt: định mức vật liệu hữu ích P: phế liệu cho phép M: Mất mát vật liệu cho phép a. Vật liệu hữu ích  Là lượng vật liệu cần thiết ít nhất để  tiến hành chế  tạo đơn vị  sản phẩm mà không tính đến  phế liệu và mất mát vật liệu và mất mát vật liệu sinh ra trong tất cả các giai đoạn vận chuyển,   gia công, bảo quản. b. Phế liệu ­ Là vật liệu còn lại mà không thể  sử  dụng để  tọa thành sản phẩm cần thiết nhưng có thể  sử  dụng để chế tạo 1 sản phẩm khác nào đó ­ Tùy theo nguyên nhân gây ra, phế liệu chia 2 loại: + Phế liệu trừ bỏ được: là những phế liệu không thể xảy ra khi tiến hành công tác theo đúng yêu  cầu của quy trình quy phạm kỹ thuật và có thể do các nguyên nhân: ­ Sử  dụng vật liệu mà chất lượng không phù hợp với yêu cầu và kích thước của nó chưa  phải thích hợp và tiết kiệm nhất so với kích thước quy định của sản phẩm ­ Không thực hiện đúng nguyên tắc sản xuất, nguyên tắc nghiệm thu, bảo quản và vận  chuyển vật liệu ­ Cắt vụn vật liệu không hợp lý ­ Cẩu thả và không cẩn thận trong khi dùng VL + Phế  liệu khó trừ  bỏ: là những phế  liệu sinh ra không thể  tránh khỏi được ngay cả  khi trong   điều kiện sử dụng vật liệu hợp lý nhất c. Mất mát vật liệu ­ Là phần vật liệu bị  mất đi hoặc còn lại mà không thể  sử  dụng để  chế  tạo 1 sản phẩm nào  khác ­ Mất mát Trừ bỏ được: là mất mát vật liệu sinh ra do hậu quả của việc vi phạm các nguyên tắc   sản xuất, sử dụng không hợp lý vật liệu, áp dụng Vl không đúng kỹ thuật và quy cách yêu cầu. + Mất mát trực tiếp + Mất mát gián tiếp ­ Mất mát khó từ bỏ: là những mất mát xảy ra khi đã thực hiện đúng nguyên tắc sản xuất và sử  dụng vật liệu 1 cách tiết kiệm nhất * Chú ý: Trong thực tế  tất cả  phế liệu và mất mát VL được gộp chung để   nghiên cứu và tùy   theo nơi xảy ra mà chia 4 nhóm + Nhóm mất mát VL trong quá trình vận chuyển Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
  20. + Nhóm mất mát VL trong quá trình bảo quản ở kho + Nhóm mất mát VL trong quá trình gia công vật liệu + Nhóm mất mát VL trong quá trình lắp đặt Câu 15. Khái niệm, tác dụng và nguyên tắc cơ  bản của việc hình thành giá cả  trong xây   dựng 1. Khái niệm ­ Giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đã được sản xuất và tiêu thụ trên  thị trường đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh tế ­ Giá cả thị  trường: là giá cả hàng hóa được tiêu thụ  trên thị  trường, giá cả  thị  trường một mặt   phải biểu hiện đầy đủ  chi phí xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa, bảo đảm bù đắp chi phí sản   xuất, lưu thông và thu lợi nhuận cho DN. Mặt khác phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và quan hệ  kinh tế khác trong từng thời kỳ mà giá cả thị trường có thể biến động cao hơn hoặc thấp hơn chi   phí XH cần thiết để tạo ra nó ­ NX: Các DN muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh cần phải lưu ý: phải điều  tra, tiếp cận thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra + Phải theo dõi sự  vận động của giá cả  để  từ  đó quyết định quy mô và phương thức sản xuất   thích hợp + Phải đảm bảo giá cả cá biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra phải nhỏ hơn hoặc cùng lắm là  bằng được thị trường chấp nhận 2. Tác dụng ­ Nhờ có giá cả nhà nước có thể kế hoạch hóa và kiểm tra chi phí XH cần thiết ­ Nhờ có giá cả thực hiện cân đối nền KTQD ­ Nhờ giá cả để tính toán chí phí và kết quả sản xuất ­ Dựa vào giá cả  có thể  so sánh hiệu quả  kinh tế  của việc sản xuất và sử  dụng các loại sản  phẩm khác nhau mà không thể so sánh trực tiếp được. 3. Nguyên tắc cơ bản của việc hình thành giá cả trong XD ­ Giấ  cả  phải được hình thành dựa trên các quy luật khách quan và phù hợp với các điều kiện  khinh tế khách quan. ­ Giá cả cần phản ánh đúng đắn chi phí Xh cần thiết đảm bảo bù đắp chi phí lưu thông và thu lợi  nhaaunj cho DN ­ Sản phẩm XD không có giá cả thống nhất trên thị trường. Mỗi sản phẩm xây dựng có giá riêng   và được xác định bằng pp lập dự toán ­ Thông qua cơ chế đấu thầu, hía sản phẩm XD được xác định khách quan theo quy luật của nền   kinh tế thị trường. Câu 16.  Các yếu tố   ảnh hưởng đến giá cả  sản phẩm xây dựng, pp xác định giá cả  sản   phẩm XD 1. Các yếu tố ảnh hưởng ­ Đặc điểm của sản phẩm XD: + Tính chất riêng biệt và đơn chiếc của sản phẩm; làm mỗi sản  phẩm có khối lượng công tác khác nhau và phương thức thực hiện cũng khác nhau­> giá cả cũng  mang tính riêng biệt + Sản phẩm đặt theo đơn hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu   tư Nguyễn Văn Đồng – Kinh Tế Xây Dựng A K53 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2