
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2015. ISBN: 978-604-82-1710-5
208
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
TỰ HỌC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Phạm Phương Thảo
Đại học Thủy lợi, email: phuongthao@tlu.edu.vn
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Kỹ năng quản lý thời gian tự học là một kỹ
năng quan trọng không thể thiếu đối với sinh
viên theo học hệ thống tín chỉ. Nhưng trên
thực tế, nhiều sinh viên chưa biết quản lý thời
gian tự học của mình một cách khoa học.
Điều này được thể hiện ở hai hiện tượng: một
là sinh viên quá dư thời gian vì chưa biết quý
trọng thời gian của mình, hai là sinh viên quá
bận rộn vì chưa biết quản lý thời gian của
mình. Chính vì vậy, bài viết này ra đời nhằm
nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lý thời
gian tự học của sinh viên trường Đại học
Thủy lợi (ĐHTL), một trường đã nhanh
chóng thực hiện việc đào tạo theo hệ thống
tín chỉ trong gần 10 năm qua. Mục tiêu bài
viết này nhằm tìm hiểu vai trò của kỹ năng
quản lý thời gian tự học đối với sinh viên
được đào tạo theo hình thức tín chỉ, khảo sát
tình hình kỹ năng quản lý thời gian tự
học của sinh viên ĐHTL (cả về nhận thức,
phương pháp, hiệu quả). Bài viết cũng đi sâu
phân tích các nguyên nhânảnh hưởng đến kỹ
năng quản lý thời gian tự học của sinh viên
ĐHTL, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao
kỹ năng quản lý thời gian tự học cho sinh
viên ĐHTL.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết được dựa trên lí thuyết về kỹ năng
quản lý thời gian (Vilfredo Pareto, 1897) và
quan sát việc quản lý thời gian tự học của
sinh viên ĐHTL trong khoảng thời gian từ
tháng 7 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. Tác
giả đã khảo sát thực tế kỹ năng quản lý thời
gian tự học của 180 sinh viên ĐHTL ở 9
khoa khác nhau. Tác giả cũng đã thực hiện
phỏng vấn sâu bằng phương pháp thảo luận
nhóm với 6 sinh viên (gồm 3 nam, 3 nữ) đại
diện cho 3 diện sinh viên có học lực khác
nhau (khá giỏi, trung bình, yếu).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên
ĐHTL đã nhận thức được vai trò quan trọng
của kỹ năng quản lý thời gian tự học đối với
sinh viên theo học hệ thống tín chỉ. 15,5%
sinh viên cho rằng việc quản lý thời gian rất
quan trọng, 45,8% thấy quan trọng, 31.2%
thấy bình thường, chỉ có 7,5% thấy việc quản
lý thời gian không quan trọng đồng thời
không có hứng thú với việc quản lý thời gian
tự học. Tuy nhiên, sinh viên ĐHTL chưa có
phương pháp, công cụ, hành vi quản lý thời
gian tự học hiệu quả. 66,1% sinh viên ĐHTL
sử dụng phương pháp quản lý thời gian tự
học truyền thống như lập kế hoạch học tập cá
nhân, trong đó có 55,9% sinh viên thường
xuyên thực hiện kế hoạch học tập cá nhân đã
đề ra, 37,4% chỉ thỉnh thoảng thực hiện,
6,7% hiếm khi thực hiện. Về hiệu quả, 25%
sinh viên lập kế hoạch thấy chưa hài lòng,
51% thấy bình thường, 19% thấy hài lòng,
chỉ có 5% rất hài lòng về việc sử dụng thời
gian của mình.
Việc sinh viên ĐHTL chưa có kỹ năng
quản lý thời gian tự học hiệu quả do nhiều
nguyên nhân gây ra. 24,2% sinh viên cho rằng
do có quá nhiều thời gian rảnh rỗi nên không