intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp phát triển du lịch Đắk Nông ứng dụng nền tảng số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng công nghệ nền tảng số để phát triển ngành du lịch tại tỉnh Đắk Nông. Bài viết trình bày tiềm năng, thực trạng du lịch tỉnh Đắk Nông; những cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng nền tản số trong ngành du lịch tỉnh Đắk Nông và đề xuất một số giải pháp cụ thể để tận dụng lợi ích của công nghệ thúc đẩy sự phát triển bền vững cho du lịch tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp phát triển du lịch Đắk Nông ứng dụng nền tảng số

  1. Giải pháp phát triển du lịch Đắk Nông ứng dụng nền tảng số Dương Thị Thúy Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Nguyễn Quang Tuấn Tóm tắt Bài báo này tập trung vào việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng công nghệ nền tảng số để phát triển ngành du lịch tại tỉnh Đắk Nông. Bài viết trình bày tiềm năng, thực trạng du lịch tỉnh Đắk Nông; những cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng nền tản số trong ngành du lịch tỉnh Đắk Nông và đề xuất một số giải pháp cụ thể để tận dụng lợi ích của công nghệ thúc đẩy sự phát triển bền vững cho du lịch tỉnh Đắk Nông. Bài báo nhấn mạnh sự quan trọng của việc sử dụng công nghệ thông tin và nền tảng số để cải thiện trải nghiệm du lịch của khách hàng và tăng cường quản lý nguồn lực du lịch. Các giải pháp đề xuất bao gồm: Phát triển ứng dụng di động: Xây dựng ứng dụng di động cho du khách giúp họ dễ dàng tìm hiểu về điểm đến, lịch trình, và thông tin hữu ích khác. Ứng dụng có thể cung cấp hướng dẫn địa lý, đánh giá địa điểm du lịch, và cung cấp dịch vụ đặt phòng khách sạn và vé tham quan trực tuyến. Kết nối hệ thống quản lý du lịch: Tích hợp hệ thống quản lý khách sạn, nhà hàng, và các điểm tham quan vào một hệ thống duy nhất để tối ưu hóa quản lý và dự đoán nhu cầu khách hàng. Điều này có thể giúp tăng cường hiệu suất và lợi nhuận cho các doanh nghiệp du lịch. Quảng bá và tiếp thị số: Sử dụng các kênh truyền thông số như mạng xã hội, trang web du lịch, và quảng cáo trực tuyến để tiếp cận và quảng bá Đắk Nông đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Quản lý dữ liệu và phân tích: Thu thập và phân tích dữ liệu về hoạt động du lịch để đưa ra các quyết định thông minh về phát triển và quản lý tài nguyên du lịch. Bài báo kết luận rằng sử dụng nền tảng số có thể giúp Đắk Nông khai thác tối đa tiềm năng du lịch của mình, tạo ra cơ hội kinh doanh mới và tăng cường trải nghiệm của du khách. Điều này có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và xã hội của vùng này. Từ khóa: Du lịch Đắk Nông, Ứng dụng nền tảng số, Công nghệ du lịch, Trải nghiệm du lịch, Phát triển du lịch bền vững. 1. Giới thiệu Vị trí địa lý, môi trường, sinh thái và con người Đắk Nông mang nhiều yếu tố văn hóa phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc hấp dẫn cần được khám phá. Đắk Nông có núi đồi xen lẫn những cánh rừng bạt ngàn, nối trải dài những trang trại cà phê, hồ tiêu và cả những cánh đồng nguyên sơ đẹp mắt. Đắk Nông là một điểm đến du lịch, rất hấp dẫn cần được trải nghiệm, khám phá không thể bỏ qua của khu vực Tây Nguyên - Nam Trung Bộ. Tỉnh Đắk Nông, với cảnh quan tự nhiên tươi đẹp và di sản văn hóa độc đáo, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, tuy nhiên chưa được khai thác một cách hiệu quả. Một yếu tố để khai thác hết tiềm năng này và tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch ở tỉnh Đắk Nông có thể nói đến sự góp phần của Công nghệ nền tảng số. 510
  2. 2. Thực trạng du lịch ở Đắk Nông 2.1. Tiềm năng về du lịch 2.1.1. Tài nguyên du lịch thác nước Tỉnh Đắk Nông được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú, trong đó nổi bật nhất là các thác nước hùng vĩ như: Danh thắng quốc gia Thác Đray Sáp thượng (Thác Gia Long), thác Trinh Nữ, thác Liêng Nung, thác Đắk G’Lun, thác Lưu Ly, thác Bãi 1, thác Granite (hay còn gọi là thác Trượt), thác Cô Tiên… 2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái rừng - Vườn Quốc gia Tà Đùng, diện tích: 20.937,7 ha, là vùng phía Nam huyện Đắk G’Long, giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam là sông Đồng Nai, phía Bắc là vùng đầu nguồn sông Sêrêpốk, độ cao từ 800 đến 1.982 m, trong đó có đỉnh Tà Đùng cao 1.982m. Nằm cạnh Quốc lộ 28, Rừng ở Tà Đùng chủ yếu là rừng kín thường xanh. Đặc biệt, Tà Đùng là một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam và là một trong 222 vùng chim đặc hữu trên toàn thế giới. - Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung (diện tích 23.296,47 ha) nằm trên địa phận 3 huyện: Đắk Song, Krông Nô và Đắk G’Long, Cách Quốc lộ 14 khoảng 06 km, có đỉnh núi cao nhất là 1.578 m (đỉnh Nam JerBri), với địa hình núi cao thuộc khối núi cao cực Nam Trung Bộ. Về mặt sinh thái, hệ thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung rất phong phú, gồm trên 300 loài đã được phát hiện, trong đó có các loài vùng cổ nhiệt đới hệ thực vật vùng núi cao và cũng là nơi tồn tại nhiều loại thực vật đặc hữu quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, ở khu vực này có rất nhiều loại Lan, có khoảng 180/250 loài Lan ở Việt Nam. Hệ động vật trong vùng có hàng trăm loài thú, hàng chục loài chim, trong đó các loài quy hiếm như: công, trĩ sao, bò tót, voọc, sóc bay,...Ngoài ra, đây là khu vực đầu nguồn của suối Đắk Nông, nên vùng Nâm Nung có nhiều suối uốn khúc trên địa hình núi cao trung bình khoảng 820m đã hình thành nhiều thác ghềnh ngoạn mục, thác ở đây rất hùng vỹ và mang đậm nét hoang sơ, kỳ bí. Điển hình là thác Lưu Ly, thác Len Gun (thác Bảy Tầng). 2.1.3. Hệ sinh thái hồ Tỉnh Đắk Nông có địa hình chia cắt mạnh, các hợp thủy đầu nguồn những con suối, cùng với tác động của con người trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã hình thành nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo có mặt thoáng rộng hàng trăm hecta, các hồ này được bao bọc bởi rừng, cánh đồng chuyên canh hoặc những buôn làng dân tộc đã tạo nên một không gian thoáng đãng có tiểu khí hậu trong lành, thường là hồ đa mục tiêu, ngoài việc tưới tiêu, điều hoà dòng chảy,...còn là nơi có tiềm năng du lịch với các loại hình như tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng. Điển hình như hồ Tà Đùng, hồ Tây, Hồ Trúc… 2.1.4. Tài nguyên du lịch văn hóa - Đắk Nông là vùng đất cư ngụ của khá nhiều đồng bào các dân tộc của Việt Nam, hiện có khoảng 40 dân tộc đang cùng sinh sống. Có nhiều di sản được công nhận cấp tỉnh, cấp quốc gia và có nhiều di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử như: Đường mòn Hồ Chí Minh; Căn cứ kháng chiến B4 - Liên tỉnh IV; Di tích lịch sử ngục Đắk Mil; Di tích lịch sử các địa điểm về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của đồng bào M’Nông do N’Trang Lơng lãnh đạo; Di tích lịch sử lưu niệm N’Trang Gưh; Di tích lịch sử địa điểm chiến tháng Đồi 722 - Đắk Sắk; Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Chiến dịch Tây Quảng Đức; Di tích khảo cổ Hang C6-1… 511
  3. - Đắk Nông hiện đã khôi phục được 50 lễ hội truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ, trong đó, nhiều lễ hội thường xuyên được tổ chức như: lễ hội mừng được mùa, lễ mừng lúa mới, lễ tắm lúa, lễ ăn cơm mới, lễ cúng mưa đầu mùa, lễ kết nghĩa, lễ cưới của người M’nông, lễ hội cúng mừng sức khỏe già làng, lễ thượng thọ, lễ đền ơn đáp nghĩa của mẹ, lễ phát rẫy (Wer mprang Bri), lễ sum họp cộng đồng (Rnglăpbon), lễ hội sum họp, lễ mừng công, lễ tạ ơn (lễ Tách Năng Yoh), lễ phát rẫy, dọn rẫy (Gio Mur), lễ rước ghế (rước Kơ pan), lễ vào nhà mới, lễ bỏ mả… Tổ chức lễ hội trong cộng đồng thể hiện những khát vọng cầu mong cuộc sống an vui, hạnh phúc, mùa màng bội thu và có tác dụng giáo dục thế hệ trẻ chăm chỉ, siêng năng lo việc nương rẫy… Lễ hội cũng là sự kết nối, thắt chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng các dân tộc, các buôn bon với nhau, đồng thời thông qua lễ hội nhằm nâng cao ý thức bảo tồn di sản văn hóa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống quý báu trong cộng đồng các dân tộc anh em. - Công trình kiến trúc văn hóa: Chùa Pháp Hoa; Tượng đài N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên nằm trong quần thể các công trình văn hóa như: Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh. Hướng chính diện của tượng đài là hướng Tây Bắc nhìn ra hồ Đắk Nông; Thiền viện Trúc lâm Đạo Nguyên với khí hậu mát mẻ, kiến trúc độc đáo, cùng sự tĩnh lặng, thanh bình là điểm du lịch tâm linh khá đặc sắc; trong bảo tàng tỉnh Đắk Nông có trưng bày Bộ đàn đá có niên đại trên 3500 thời tiền sử được phát hiện tại huyện Đắk R’Lấp năm 1994, là những tấm đá xít (SCHISTO) mà đồng bào gọi là đá chàm, có trọng lượng từ 7 - 8 kg. 2.1.5. Tài nguyên du lịch gắn Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông Ngoài những giá trị địa chất gắn với sinh thái thác, hồ. Đắk Nông còn được biết đến với hệ thống hang động núi lửa thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông khá đa dạng và phong phú, số lượng khoảng hơn 50 hang động, được xem là chuỗi hang động dài nhất Đông Nam Á, trong đó có một số hang khá rộng, giá trị địa chất, khảo cổ khá đặc sắc. Bên cạnh hệ thống hang động núi lửa, Đắk Nông còn có hệ thống các miệng hang núi lửa khá đặc sắc như: di sản miệng núi lửa Thuận An, thôn Thuận Hạnh, xã Thuận An, huyện Đắk Mil; Di sản miệng núi lửa và hệ thống hang động Chư B’luk’, xã Buôn Choah, huyện Krông Nô; di sản dãy núi lửa Nâm Kar, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô; di sản miệng núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’Ling, huyện Cư Jút,... Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông có nhiều tài nguyên du lịch phong phú bao gồm nhiều di sản địa chất, di sản văn hóa, khảo cổ và di sản sinh học. 2.1.6. Tài nguyên về du lịch khu vực biên giới. Biên giới tỉnh Đắk Nông có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên như: Đồi thông dọc quốc lộ 14C; Thác nước Thác Bu Chap thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ cao khoảng 15m, dòng chảy rộng khoảng 4m, cảnh quan đẹp, đã xây dựng đường tam cấp lên xuống; cung đường ven suối với quần thể bãi đá suối lộ thiên rộng đẹp, và độc đáo để du khách thỏa sức chụp ảnh, ngắm cảnh, cắm trại; Một số cảnh quan rừng tự nhiên hùng vĩ với hệ thống thác nước dày đặc hoang sơ vẫn chưa được đặt tên ở khu vực tuần tra biên giới. 2.2. Đánh giá chung về du lịch tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Điểm mạnh - Hệ sinh thái tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng; có hệ thống sinh thái rừng, thác nước, núi lửa, hang động và hệ thống các loài, động thực vật quý hiếm đặc biệt, có khí hậu thuận lợi để phát triển du lịch. 512
  4. - Mạng lưới di tích lịch sử rất phong phú, đa dạng trải dài trên nhiều huyện, thành phố và được xếp hạng Quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và cấp tỉnh. Có nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, bộ đàn đá Đắk Kar (3 thanh), bộ đàn đá Đắk Sơn (6 thanh). - Hình thành 3 tuyến du lịch với 41 điểm di sản thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. - Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân tỉnh đã ban hành các văn bản quy hoạch, định hướng phát triển, các cơ chế, chính sách kêu gọi và hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch. - Du lịch được Đảng bộ tỉnh Đắk Nông xác định là một trong ba trụ cột của nền kinh tế địa phương: Phát triển du lịch trên nền tảng phát huy các lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa - đặc trưng sinh thái bản địa, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông (Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2020-2025). 2.2.2. Điểm yếu - Kết nối hạ tầng của du lịch Đắk Nông chưa tốt; Hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ; - Sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, mới chỉ hình thành các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, cơ sở lưu trú có quy mô lớn, chất lượng cao được công nhận hạng sao còn hạn chế; - Địa phương chưa có các trường, học viện đào tạo chuyên nghiệp về du lịch cũng như đào tạo chuyên gia công nghệ về du lịch; - Các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch chưa nhiều, phần kinh phí dành cho hoạt động này chủ yếu từ vốn ngân sách và có xu hướng giảm. - Khoảng cách giữa các khu, điểm du lịch khá xa nhau, không thuận lợi về di chuyển. Các khu, điểm du lịch hầu hết sóng điện thoại rất yếu, nhiều điểm không có sóng. - Cán bộ phụ trách du lịch ở cơ sở, lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch rất hạn chế cả về số lượng và chuyên môn, nghiệp vụ, ảnh hưởng đến triển khai thực hiện các hoạt động du lịch. - Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý, điều hành phát triển du lịch còn hạn chế. - Chưa thu hút các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính đầu tư các công trình, dự án vào các khu, điểm du lịch trọng điểm. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Du lịch Đắk Nông phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng; tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý để phát triển du lịch; hoạt động du lịch chưa thực sự gắn kết với công tác bảo tồn và phát huy tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa một cách hiệu quả, công tác bảo tồn, tôn tạo gắn với sử dụng và phát huy tài nguyên du lịch, các yếu tố văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. - Phát triển du lịch giữa các địa phương trong tỉnh còn thiếu sự hỗ trợ, liên kết chặt chẽ để cùng phát triển bền vững. 513
  5. 2.2.3. Cơ hội - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, các công cụ của cách mạng công nghiệp 4.0, các mạng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ cho sự quảng bá du lịch thông qua trực tuyến. - Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển du lịch Việt Nam, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. - Nhu cầu về du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch khám phá đang ngày càng phát triển, không chỉ thu hút các du khách nội địa mà còn thu hút nhiều khách quốc tế. - Nhu cầu về du lịch của du khách nội địa ngày càng cao do nền kinh tế nước ta ổn định, thu nhập của người dân được cải thiện, nên mức chi trả cho nhu cầu du lịch ngày càng cao. 3. Cơ hội của ứng dụng nền tảng số Công nghệ nền tảng số có thể giúp tăng cường trải nghiệm du lịch, quảng cáo địa điểm du lịch, quản lý thông tin khách hàng, và tạo ra sự tương tác giữa du khách và địa phương. 4. Thách thức trong việc ứng dụng nền tảng số Việc áp dụng công nghệ nền tảng số đòi hỏi sự đầu tư ban đầu, đào tạo nguồn nhân lực, và giải quyết vấn đề về quyền riêng tư và an ninh thông tin. 5. Giải pháp đề xuất 5.1. Xây dựng trang web và ứng dụng di động chuyên dụng để quảng bá du lịch Đắk Nông và cung cấp thông tin hữu ích cho du khách. - Giao diện người dùng hấp dẫn: Trang web và ứng dụng cần có giao diện thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và thú vị. Hình ảnh, video, và mô tả phải thể hiện đầy đủ vẻ đẹp và sự đa dạng các sản phẩm du lịch của tỉnh Đắk Nông. - Thông tin về điểm đến, thời tiết và tình hình giao thông: Cung cấp thông tin chi tiết về các điểm đến du lịch tại tỉnh Đắk Nông, bao gồm mô tả, hình ảnh, địa chỉ, giờ mở cửa, giá vé và lịch trình. Cung cấp thông tin thời tiết và tình hình giao thông tại điểm đến để du khách có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi của họ và tránh các rào cản không mong muốn. Thông tin hữu ích và chi tiết điểm đến giúp du khách có trải nghiệm tích cực hơn và cảm thấy tự tin hơn khi tham quan. - Hướng dẫn dành cho du khách: Tạo các hướng dẫn bằng văn bản, hình ảnh hoặc video để hướng dẫn du khách về cách đến nơi, cách sử dụng dịch vụ, và các quy tắc và lịch sử địa phương. - Phần FAQ (Frequently Asked Questions - Câu hỏi thường gặp): Xây dựng một phần FAQ chứa các câu hỏi thường gặp và câu trả lời chi tiết để giải quyết những thắc mắc phổ biến của du khách. - Sự kiện và lễ hội: Tạo một phần riêng của trang web để cập nhật về các sự kiện và lễ hội diễn ra tại tỉnh Đắk Nông. Bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, chương trình, và cách thức tham gia. - Bản đồ tương tác: Tích hợp bản đồ tương tác cho phép du khách dễ dàng xác định vị trí của các điểm đến, nhà hàng, khách sạn, và dịch vụ khác. Bản đồ cũng có thể kết hợp với hệ 514
  6. thống dẫn đường như Google map, VietMap... Điều này giúp họ dễ dàng lập kế hoạch cho chuyến đi của mình. - Đặt phòng và đặt tour trực tuyến: Cho phép du khách đặt phòng khách sạn, nhà nghỉ, hoặc tour du lịch trực tuyến qua ứng dụng hoặc trang web. Cần tích hợp dịch vụ thẻ thông minh cho phép du khách thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc các hình thức thanh toán khác để tạo sự thuận tiện cho họ. Điều này cần tích hợp hệ thống thanh toán an toàn. - Tích hợp đánh giá và đánh giá từ du khách: Cho phép du khách đăng nhận xét, đánh giá các điểm đến và dịch vụ. Điều này giúp tạo sự tin tưởng và hỗ trợ du khách trong việc chọn lựa sản phẩm du lịch. - Thông tin về văn hóa và lịch sử: Cung cấp thông tin về văn hóa địa phương, lịch sử, và truyền thống của tỉnh Đắk Nông để du khách có cái nhìn sâu hơn về địa điểm mình đang thăm. - Liên kết với mạng xã hội: Tích hợp chia sẻ trực tiếp lên các mạng xã hội để du khách có thể chia sẻ trải nghiệm và hình ảnh của họ với bạn bè và gia đình. - Cập nhật thông tin thường xuyên: Đảm bảo rằng thông tin trên trang web và ứng dụng luôn được cập nhật, bao gồm giá, sự kiện, và thông tin liên hệ. - Hỗ trợ khách hàng trực tuyến: Cung cấp một phần liên hệ hoặc chat trực tuyến để du khách có thể đặt câu hỏi hoặc yêu cầu hỗ trợ thêm. - Phân tích dữ liệu: Theo dõi hoạt động trang web và ứng dụng để hiểu thêm về hành vi của du khách và cải thiện dịch vụ dựa trên dữ liệu này. - Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến: Sử dụng các kênh trực tuyến như quảng cáo trả tiền, tối ưu hóa SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), và quảng cáo trên mạng xã hội để quảng bá trang web và ứng dụng. Xây dựng một trang web và ứng dụng du lịch chuyên nghiệp có thể tạo ra trải nghiệm tích cực cho du khách và giúp thúc đẩy ngành du lịch Đắk Nông phát triển bền vững. 5.2. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị dịch vụ du lịch. - Khóa học ngắn hạn và khoá học trực tuyến: Tạo và cung cấp các khóa học ngắn hạn và khóa học trực tuyến về Công nghệ thông tin và quản trị dịch vụ du lịch. Điều này có thể bao gồm các khóa học cơ bản về lập trình, phân tích dữ liệu, quản lý dự án và quản trị khách hàng. Các khóa học trực tuyến có thể được trình bày qua video, tài liệu học tập, bài giảng trực tuyến và bài tập thực tế. - Chương trình đào tạo chuyên sâu: Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị dịch vụ du lịch. Các chương trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm hoặc hơn, bao gồm nhiều mô-đun và dự án thực tế. Hãy cung cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp cho những người hoàn tất thành công chương trình. - Hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: Hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc tổ chức đào tạo chuyên nghiệp để phát triển các chương trình đào tạo. Điều này có thể giúp đảm bảo rằng nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Chương trình đào tạo doanh nghiệp: Tạo các chương trình đào tạo tùy chỉnh cho các 515
  7. doanh nghiệp trong ngành du lịch. Điều này có thể bao gồm việc đào tạo nhân viên về việc sử dụng công nghệ để cải thiện trải nghiệm khách hàng, quản lý thông tin du lịch, và quản lý dự án du lịch. - Thực tập và dự án thực tế: Tạo cơ hội thực tập và dự án thực tế trong các doanh nghiệp du lịch và công ty công nghệ thông tin địa phương hoặc quốc tế. Điều này giúp học viên áp dụng kiến thức vào thực tế và xây dựng kỹ năng thực tế. - Hội thảo và sự kiện chuyên ngành: Tổ chức các hội thảo, buổi thảo luận và sự kiện chuyên ngành thường xuyên để chia sẻ kiến thức mới nhất và kết nối người học với những người có kinh nghiệm trong ngành. - Hỗ trợ việc làm: Hỗ trợ việc làm cho học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Hãy tạo một mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp và tổ chức du lịch để giúp học viên tìm kiếm việc làm hoặc cơ hội kinh doanh. - Theo dõi và đánh giá: Theo dõi tiến độ học tập của học viên, đánh giá hiệu suất của các chương trình đào tạo và thực hiện điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. Giải pháp này giúp xây dựng một lực lượng lao động có kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị dịch vụ du lịch, giúp nâng cao sự phát triển của ngành du lịch và cải thiện trải nghiệm của du khách. 5.3. Tạo ra hệ thống quản lý thông tin du lịch đáng tin cậy để theo dõi số lượng du khách và các hoạt động du lịch. - Xác định yêu cầu và mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của hệ thống quản lý thông tin, bao gồm việc theo dõi số lượng du khách, quản lý thông tin về điểm đến và hoạt động du lịch, và tạo báo cáo thống kê. Thu thập các yêu cầu cụ thể từ các bộ phận liên quan như bộ phận du lịch địa phương, khách sạn, và các đối tác du lịch. - Chọn phần mềm hoặc giải pháp phù hợp: Tìm hiểu và chọn phần mềm quản lý thông tin du lịch hoặc xây dựng một hệ thống tùy chỉnh nếu cần. Phần mềm này nên hỗ trợ việc quản lý thông tin về du khách, điểm đến, lịch trình, hoạt động, đặt phòng, và hệ thống thanh toán. - Thu thập và quản lý dữ liệu: Xây dựng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về du khách, bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ và lịch sử đặt phòng. Tạo một hệ thống phân loại và quản lý thông tin về điểm đến và các hoạt động du lịch. - Tích hợp hệ thống đặt phòng và đặt phòng: Liên kết hệ thống với các hệ thống đặt phòng và đặt tour để tự động cập nhật thông tin về số lượng khách hàng và các đặt phòng hoặc tour mới. - Sử dụng hệ thống dẫn đường và GPS (Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu): Tích hợp hệ thống dẫn đường và GPS để theo dõi vị trí của du khách và cung cấp hướng dẫn đi lại khi họ đến điểm đến. - Tạo giao diện quản lý: Phát triển giao diện quản lý dành cho nhân viên để nhập và cập nhật thông tin, quản lý lịch trình và theo dõi số lượng du khách. - Thiết lập báo cáo và phân tích: Tạo các báo cáo tự động về số lượng du khách, tình hình đặt phòng, doanh số bán hàng, và các chỉ số quan trọng khác. Sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để hiểu hành vi của du khách và cải thiện dịch vụ. 516
  8. - Đảm bảo bảo mật thông tin: Đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng và thông tin quan trọng được bảo mật bằng cách sử dụng các biện pháp an ninh thông tin phù hợp. - Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên về cách sử dụng hệ thống và quản lý thông tin một cách hiệu quả. - Kiểm tra và cải tiến liên tục: Tổ chức các phiên kiểm tra để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động đúng cách và đáp ứng yêu cầu. Lắng nghe phản hồi từ nhân viên và khách hàng để cải tiến hệ thống theo thời gian. Hệ thống quản lý thông tin du lịch đáng tin cậy giúp tối ưu hóa hoạt động du lịch, cải thiện trải nghiệm của du khách và cung cấp thông tin quan trọng cho quản lý và kế hoạch hóa. 6. Kết luận Việc ứng dụng nền tảng số trong ngành du lịch Đắk Nông có thể giúp tăng cường trải nghiệm du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư và quản lý thông minh để tận dụng hết tiềm năng của công nghệ này và đảm bảo sự phát triển bền vững cho du lịch tỉnh Đắk Nông trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chính phủ Việt Nam (2020): Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. - Bộ Y tế (2016): Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 - Bộ Y tế (2023): Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030, 24-25. - TS. Nguyễn Bá Lâm & TS. Trịnh Xuân Dũng (2014): Tổng quan về du lịch, Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. - GS.TS Nguyễn Văn Đính & PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014): Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. THÔNG TIN TÁC GIẢ - Tác giả 1: Họ và tên: Dương Thị Thúy Hoàng Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Đắk Lắk Chức vụ: Giảng viên Địa thoại: 0974.401.985 Email: thuyhoang1206@gmail.com Địa chỉ:110/5/18 Hoàng Hoa Thám, phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 517
  9. - Tác giả 2: Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huệ Học hàm, học vị: Cử nhân Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Cộng đồng Đăk Nông Chức vụ: Giảng viên Địa thoại: 0948.269.366 Email: thanhhue@dncc.edu.vn Địa chỉ: Tổ 5 – Phường Nghĩa Phú – TP Gia Nghĩa – Tỉnh Đăk Nông. - Tác giả 3: Họ và tên: Nguyễn Quang Tuấn Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông Chức vụ: Trưởng phòng TCHC Điện thoại: 0914.741.879 Email: quangtuan.dncc@gmail.com Địa chỉ: Tổ dân phố 2 - phường Nghĩa Tân - TP. Gia Nghĩa - Tỉnh Đắk Nông 518
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2