Giáo án chủ đề: Axit
lượt xem 0
download
Chủ đề axit sẽ giúp học sinh tìm hiểu tính chất hóa học của axit nói chung và axit sunfuric nói riêng; những tính chất hóa học riêng của axit sunfuric đặc; tìm hiểu tính chất vật lí, cách pha loãng axit sunfuric đặc và sản xuất axit. Giáo án chủ đề: Axit sẽ giúp giáo viên dễ dàng biên soạn chi tiết các nội dung cần giảng dạy của môn Hoá học với chủ đề về axit. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án chủ đề: Axit
- AXIT A. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1) Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá vấn đề cụ thể sau: Tìm kiếm, kiểm nghiệm về tính chất hóa học của axit. Tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới và ứng dụng kiến thức về chất hóa học của H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. Ứng dụng của H2SO4. - Sản xuất axit sunfuric. - Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat. B. Xây dựng nội dung bài học (Bước 2) Chủ đề axit gồm các nội dung chủ yếu sau: tìm hiểu tính chất hóa học của axit nói chung và axit sunfuric nói riêng; những tính chất hóa học riêng của axit sunfuric đặc.Tìm hiểu tính chất vật lí, cách pha loãng axit sunfuric đặc và sản xuất axit Kiến thức được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho Học sinh (HS) theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. Giáo viên (GV) chỉ là người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. C. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3) I. Kiến thức, kỹ năng, thái độ 1. Kiến thức Biết được: - Tính chất hoá học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại. - Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit H 2SO4 loãng và H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). - Phương pháp sản xuất H 2SO4 trong công nghiệp. - Phân loại được axit mạnh và axit yếu. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của axit. - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H 2SO4 loãng. - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hoá học của H2SO4 đặc - Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của axit (VD: HCl, H 2SO4 loãng) và H2SO4 đặc, nóng. - Nhận biết được dung dịch axit H 2SO4 và dung dịch muối sunfat. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch axit HCl, H 2SO4 trong phản ứng. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bằng hành động cụ thể; - HS có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; - HS say mê tìm hiểu tự nhiên. Biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa. - Tích hợp ứng phó BĐKH: HS biết được quá trình sản xuất axit sunfuric gây ô nhiễm môi trường, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.
- II. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển * Năng lực chung: - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp. - Năng lực hợp tác. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính toán. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. D. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Bước 4) MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Các năng Nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao lực hướng dung thấp tới của chủ đề - Tính chất - Viết được - Tính nồng - Giải thích - Năng lực tự hóa học của các phương độ hoặc khối các hiện tượng học. axit : làm đổi trình hóa học lượng dung thực tế: axit - Năng lực màu quỳ tím ; chứng minh dịch axit HCl, phản ứng với giải quyết tác dụng với tính chất hóa H2SO4 trong kim loại làm vấn đề. Axit bazơ, oxit học của axit. phản ứng. kim loại bị - Năng lực bazơ và kim - Viết PTHH - Tính nồng phá hủy, axit giao tiếp. loại. chứng minh độ của dung sunfuric đặc - Năng lực - Tính chất, tính chất của dịch thu tác dụng với hợp tác. ứng dụng của H2SO4 đặc. được. kim loại tạo ra - Năng lực axit HCl và - Nhận biết dd các chất gây sử dụng H2SO4. axit và muối hại với môi ngôn ngữ - Tính chất sunfat. trường như hóa học. hóa học riêng - Phân biệt H2S, SO2,… - Năng lực của H2SO4 axit sunfuric Đề xuất biện thực hành đặc. và muối pháp khắc hóa học. - Phương sunfat với một phục. - Năng lực pháp nhận số dd khác tính toán. biết axit (axit, bazơ, - Năng lực H2SO4 và muối). giải quyết muối sunfat. vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức
- hóa học vào cuộc sống. E. Biên soạn các câu hỏi, bài tập (Bước 5) Bài 1. HCl có thể phản ứng được với những chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng nếu có: CuO; C; MnO; MnO2; Fe(OH)3; Fe3O4; Ag; AgNO3; Zn; Bài 2. H2SO4 có thể hòa tan được những chất nào? Viết ptpư nếu có và ghi rõ điều kiện phản ứng: CO2,MgO, Cu, SiO2; SO3; Fe(OH)3; BaCO3; Ca3(PO)4; Fe; Mg? Bài 3: Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học minh họa. Bài 4: Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học? a) Dd HCl và dd H2SO4 b) Dd NaCl và dd Na2SO4 c) Dd Na2SO4 và dd H2SO4 Bài 5. Viết các ptpư xảy ra khi cho: b) FexOy + axit clohiđric; a) Oxit sắt từ + axit sunfuric; c) Magiê hidroxit + axit nitric; d) Canxi cacbonat + axit clohiđric; e) Kali hidroxit + axit sunfuhidric; g) Bari nitrat + axit sunfuric; h) Bạc nitrat + axit clohidric; i) Kim loại M + axit clohidric. Bài 6. Viết các ptpư để biểu diễn các chuyển hóa theo sơ đồ sau: a) FeS2 →SO2→SO3→H2SO4→BaSO4 b) Fe→Fe3O4→Fe2(SO4)3→BaSO4 c) FeS2→M→N→D→CuSO4 Bài 7. Bổ túc và cân bằng các ptpư sau: a) H2SO4+ BaCl2→ ? + ? b) HNO3+ CaCO3 → ? + ? c) KOH + ? → Na2SO4 + ? d) CuO + ? → CuCl2 + ? e) ? + NaOH →Na2CO3+ ? Bài 8. Để hòa tan hoàn toàn 10,8g một kim loại hóa trị II cần 400ml dd HCl 0,3M. Xác định tên kim loại chưa biết? Tính nồng độ mol của dd muối thu được (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). Bài 9: Cho một khối lượng mạ sắt dư vào 50ml dd HCl. Phản ứng sau thu được 3,36 lít khí (ĐKTC). a) Viết PTHH b) Tính khối lượng mạ sắt đã tham gia phản ứng. c) Tìm nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Bài 10: Hòa tan 12,1 g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dd HCl 3M. a) Viết PTHH b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu c) Hãy tính khối lượng dd H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hỗn hợp các oxit trên Bài 11. Tính nồng độ mol của dd axit sunfuric và dd NaOH biết rằng: 30ml dd axit sunfuric được trung hòa hết bởi 20ml dd NaOH và 10ml dd KOH 2M; 30ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20ml dd axit sunfuric và 5ml dd HCl 1M? F. Thiết kế tiến trình dạy học (Bước 6)
- I. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên + Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, SGV, máy chiếu, máy tính, - hóa chất: HCl, H2SO4, Fe, CuO, NaOH, quỳ tím, H2SO4 đặc, Cu, đường trắng, nước, - Dụng cụ: ống nghiệm, giá để, cốc thủy tinh có nắp đậy b. Học sinh Nghiên cứu SGK, internet … để chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập trên lớp. II. Chuỗi các hoạt động học (3 tiết) 1. Giới thiệu chung Trước khi học chủ đề này, HS đã học tính chất hóa học oxit, vì vậy GV cần khai thác triệt để các kiến thức đã được học HS để phục vụ nghiên cứu bài mới. Hoạt động (HĐ) kết nối (tình huống xuất phát): Được thiết kế nhằm huy động những kiến thức đã được học của HS về tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit. Tuy nhiên trong phần tính chất hóa học của axit HS sẽ gặp khó khăn và phải chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức. HĐ hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: tính chất hóa học của axit, tính chất riêng của axit sunfuric loãng và đặc . Các nội dung kiến thức này được thiết kế thành các HĐ học của HS. Thông qua các kiến thức đã học, HS suy luận, thực hiện thí nghiệm kiểm chứng để rút ra các kiến thức mới. HĐ luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi/bài tập để củng cố, khắc sâu các nội dung kiến thức trọng tâm đã học trong bài: tính chất, ứng dụng và sản xuất axit sunfuric HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn, thực nghiệm và mở rộng kiến thức (HS có thể tham khảo tài liệu, internet…) và không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. Tiết 1 1. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động Huy động hiểu biết về axit nói chung: tính chất vật lí, một số tính chất hóa học đơn giản của axit. Nội dung HĐ: Học sinh quan sát, tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit thông qua việc làm giấy quỳ. b. Phương thức tổ chức HĐ (10 phút) Hoạt động nhóm: Giáo viên nêu câu hỏi, chia nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập theo 3 câu hỏi sau đây: ( Nội dung phiếu học tập đã được giáo viên giao cho HS từ tiết học trước). Câu 1: Cách làm giấy quỳ tím từ cánh hoa dâm bụt:
- Giã nhỏ cánh hoa dâm bụt, ngâm tờ giấy trắng vào trong nước cánh hoa trên trong 30p. Lấy giấy ra phơi khô, cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn 5x2 cm. Trên cơ sở thông tin trên, em hãy tự làm giấy quỳ tím và thử với các dung dịch sau: 1.Nước cốt chanh 2.Giấm ăn 3. Nước xà phòng pha loãng 4. Nước kem đánh răng pha loãng Giấy quỳ đổi màu như thế nào. Câu 2: Cho 1 ít giấm ăn vào cốc có sẵn 1 mẩu nhỏ đá vôi, quan sát hiện tượng. Câu 3: Những hợp chất như: giấm ăn, nước cốt chanh,…chính là axit. Vậy em đã biết gì về axit (Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng)? Hãy ghi thông tin vào cột K theo bảng sau: Những điều em đã biết Những điều em muốn biết Những điều em đã học được (K) (W) (L) ……………………… …………………… …….. …………………………….. ……………………… ………………………….. ……………………………. Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS sử dụng Kĩ thuật KWL và yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập đã nêu ở trên. Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: + Khó khăn, vướng mắc: Học sinh có thể không thể hiện được đầy đủ các yêu cầu, … + Giải pháp: Không ngừng động viên, khuyến khích học sinh bằng ngôn ngữ phù hợp. Dẫn dắt để học sinh hăng say thực hiện các nhiệm vụ học tập tiếp theo để hình thành kiến thức, kĩ năng, vận dụng mới, tự bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện sản phẩm học tập. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (5 phút): + Hoạt động chung cả lớp: GV tổ chức cho HS sử dụng Kĩ thuật phòng tranh để các nhóm biết kết quả của nhau, trong nhóm thảo luận và tiếp tục sửa chữa, bổ sung sản phẩm của nhóm mình; + Tùy vào tình huống cụ thể (kiến thức của các nhóm đối lập nhau, nhiều, ít, sai sót, thiếu sót khác nhau …) GV định hướng, dẫn dắt học sinh hăng say thực hiện nhiệm vụ học tập tiếp theo để chỉnh sửa bổ sung kiến thức mới, hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình. B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1 (28 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học chung của axit a. Mục tiêu hoạt động - Biết được tính chất hoá học của chung của axit: làm đổi màu quỳ tím; tác dụng với kim loại, với oxit, với bazơ, với muối và viết được PTHH minh họa - Quan sát TN và rút ra kết luận về TCHH của axit nói chung. Viết PTHH. - HS biết vận dụng những TCHH của axit, oxit đã học để làm các BT hoá học. - Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực thực hành hoá học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán - Rèn năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. b. Phương thức tổ chức HĐ
- Giáo viên đặt vấn đề: Em có biết hằng năm trên thế giới người ta sản xuất bao nhiêu tấn axit không? Người ta sử dụng axit vào những ngành sản xuất nào? Ngoài các TC hóa học mà em đã biết thì axit còn có thêm những tính chất nào? Việc sản xuất và sử dụng axit có thể gây những hậu quả gì? Trong chủ đề này, chúng ta cùng tìm hiểu về TCHH chung của axit và một số axit quan trọng. HĐ cá nhân: Sử dụng kỹ thuật tia chớp: HS trả lời ngắn gọn và nhanh chóng các câu hỏi do GV đặt ra Công thức hóa học chung của axit? Cách phân loại axit? Những bài học nào mà em đã học có đề cập đến TCHH của axit? HĐ theo nhóm: Thực hiện thí nghiệm hóa học GV lưu ý: an toàn thí nghiệm GV: Với dụng cụ đã có, dung dịch HCl, dd H2SO4 loãng, CuO, Cu, Zn, dd NaOH, quỳ tím, Al, Cu(OH)2 đã chuẩn bị theo nhóm, hãy nghiên cứu đề xuất các thí nghiệm cần thực hiện và đề xuất cách tiến hành thí nghiệm đó?. GV nêu và gợi ý: Khi axit phản ứng với kim loại, cần phải so sánh hiện tượng để kết luận kim loại nào không phản ứng với axit? Kim loại tác dụng với dung dich Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng tìm hiểu ở tiết sau. GV mời một số HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV lưu ý HS một số thông tin như: tính chất tác dụng với muối sẽ học sau trong bài 9: TCHH của muối Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, từ đó nêu các tính chất hóa học của Axit, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của Axit. c. Sản phẩm, dự kiến một số khó khăn, vướng mắc - Sản phẩm: + Nêu được cách tiến hành, kết quả thí nghiệm theo bảng sau: Tên thí nghiệm Chuẩn bị Tiến hành Hiện tượng- PTHH TN1: - Hóa chất: …… ………………………….. …………………… - Dụng cụ:……. ………………………….. ………………….. TN2: ………………. ………………………….. …………………… …………. ………………. ………………………….. ……………………. + Kết luận về tính chất hóa học của Axit - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không thể dự đoán tính chất tác dụng với muối của axit.
- Thí nghiệm CuO tác dụng với dd Axit. Để TN quan sát được rõ mầu sắc của dd sau phản ứng , cần chú ý: Lấy lượng CuO nhỏ bằng hạt gạo. d. Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện những thao tác, khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. Hoạt động 2 (2 phút): Giao nhiệm vụ tự học ở Nhà cho học sinh. - Hoàn thiện hơn sơ đồ tư duy tính chất hóa học của Axit - GV giao hệ thống các câu hỏi, bài tập liên quan đến TCHH của axit. - Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=O_X9EWxDm80 Và yêu cầu tìm hiểu những thông tin liên quan đến axit H 2SO4 để phục vụ cho bài học sau. Tiết 2. Tìm hiểu axit sunfuric: a. Mục tiêu hoạt động * Kiến thức: Biết được: + Tính chất của axit sunfuric loãng là có đầy đủ tính chất hóa học của axit nói chung. + Tính chất của axit sunfuric đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). + Ứng dụng của axit sunfuric. + Phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp. * Kỹ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của H2SO4 loãng, đặc. - Viết các PTHH minh họa các tính chất hóa học của H2SO4 - Tính nồng độ hoặc khối lượng của dung dịch axit trong phản ứng. Tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp. - Nhận biết được axit H2SO4 và muối sunfat. * Định hướng năng lực: - Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hoá học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán - Rèn năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. b. Phương thức tổ chức HĐ Giáo viên đặt vấn đề: Em hãy báo cáo những thông tin em thu thập được sau khi xem video: https://www.youtube.com/watch?v=O_X9EWxDm80 và tìm hiểu về axit sunfuric ? HĐ cá nhân :
- Sử dụng kỹ thuật tia chớp: HS trả lời ngắn gọn và nhanh chóng các câu hỏi do GV đặt ra Nêu tính chất vật lí của axit sunfuric ? Các tính chất hoá học chung của axit ? Công thức hóa học của axit sunfuric ? HĐ theo nhóm: Thảo luận theo nhóm: Dự đoán tính chất hoá học của axit sunfuric loãng, viết các PTHH minh hoạ ? - GV yêu cầu 1 nhóm báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung. Biểu diễn thí nghiệm hóa học: GV lưu ý: an toàn thí nghiệm GV: Thực hiện thí nghiệm : H2SO4 đặc tác dụng với kim loại đồng khi để nguội và khi đun nóng. GV yêu cầu nhận xét hiện tượng, kết luận khả năng phản ứng của H 2SO4 với kim loại , hướng dẫn HS viết PTHH. GV: Thực hiện thí nghiệm : H2SO4 đặc tác dụng với đường Saccarozơ. Yêu cầu HS nêu và giải thích hiện tượng. GV lưu ý về cách pha loãng axit sunfuric và an toàn khi sử dụng axit sunfuric đặc. Hoạt động nhóm: Sử dụng sơ đồ tư duy để nêu ứng dụng và phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp. GV yêu cầu một nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động nhóm: Xây dựng phương pháp thực hiện thí nghiệm để nhận biết các dung dịch: H2SO4 , HCl, Na2SO4 , NaCl GV yêu cầu một nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét, bổ sung. c. Sản phẩm, dự kiến một số khó khăn, vướng mắc - Sản phẩm: + Kết luận về tính chất hóa học của Axit sunfuric loãng và đặc; sơ đồ tư duy về ứng dụng và phương pháp sản xuất axit sunfuric. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không giải thích được hiện tượng xảy ra đối với thí nghiệm axit sunfuric đặc tác dụng với đường . d. Đánh giá giá kết quả hoạt động: + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm thảo luận, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thảo luận của mình và cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. Tiết 3 C. Hoạt động Luyện tập (30 phút) a. Mục tiêu hoạt động
- - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học chung của axit và tính chất hóa học của một số axit quan trọng. Sản xuất axit và nhận biết axit sunfuric và muối sunfat. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học, tính toán. Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2 . b. Phương thức tổ chức HĐ Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2. GV sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu HS hoàn thành bảng trong phiếu học tập số 1. Hoạt động cá nhân: ? Thông qua chủ đề, em đã biết gì về axit, hãy ghi những điều em đã học được vào cột L Hoạt động tập thể: HS báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức. Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS hoàn thành PHT số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Mức độ nhận biết Bài 1. HCl có thể phản ứng được với những chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng nếu có: CuO; C; MnO; MnO2; Fe(OH)3; Fe3O4; Ag; AgNO3; Zn; Bài 2. H2SO4 có thể hòa tan được những chất nào? Viết ptpư nếu có và ghi rõ điều kiện phản ứng: CO2,MgO, Cu, SiO2; SO3; Fe(OH)3; BaCO3; Ca3(PO)4; Fe; Mg? Bài 3: Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học minh họa. Mức độ thông hiểu Bài 4: Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học? d) Dd HCl và dd H2SO4 e) Dd NaCl và dd Na2SO4 f) Dd Na2SO4 và dd H2SO4 Bài 5. Viết các ptpư xảy ra khi cho: b) FexOy + axit clohiđric; a) Oxit sắt từ + axit sunfuric; c) Magiê hidroxit + axit nitric; d) Canxi cacbonat + axit clohiđric; e) Kali hidroxit + axit sunfuhidric; g) Bari nitrat + axit sunfuric; h) Bạc nitrat + axit clohidric; i) Kim loại M + axit clohidric. Bài 6. Viết các ptpư để biểu diễn các chuyển hóa theo sơ đồ sau: a) FeS2 →SO2→SO3→H2SO4→BaSO4 b) Fe→Fe3O4→Fe2(SO4)3→BaSO4 c) FeS2→M→N→D→CuSO4 Bài 7. Bổ túc và cân bằng các ptpư sau: a) H2SO4+ BaCl2→ ? + ? b) HNO3+ CaCO3 → ? + ? c) KOH + ? → Na2SO4 + ? d) CuO + ? → CuCl2 + ? e) ? + NaOH →Na2CO3+ ? Mức độ vận dụng
- Bài 8. Để hòa tan hoàn toàn 10,8g một kim loại hóa trị II cần 400ml dd HCl 0,3M. Xác định tên kim loại chưa biết? Tính nồng độ mol của dd muối thu được (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể). Bài 9: Cho một khối lượng mạ sắt dư vào 50ml dd HCl. Phản ứng sau thu được 3,36 lít khí (ĐKTC). d) Viết PTHH e) Tính khối lượng mạ sắt đã tham gia phản ứng. f) Tìm nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Mức độ vận dụng cao Bài 10: Hòa tan 12,1 g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dd HCl 3M. d) Viết PTHH e) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu f) Hãy tính khối lượng dd H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hỗn hợp các oxit trên Bài 11. Tính nồng độ mol của dd axit sunfuric và dd NaOH biết rằng: 30ml dd axit sunfuric được trung hòa hết bởi 20ml dd NaOH và 10ml dd KOH 2M; 30ml dd NaOH được trung hòa hết bởi 20ml dd axit sunfuric và 5ml dd HCl 1M? b. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: -Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi trong phếu học tập số 2 c. Kiểm tra đánh giá hoạt động + Thông qua quan sát: Khi cá nhân làm việc GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu trả lời trong phiếu học tập số 2, Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai lầm cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng kiến thức ( 15p- kết hợp nhận xét, trao đổi ngoài tiết giữa GV và HS thông qua Gmail, facebook..) a) Mục tiêu hoạt động: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quảvới lớp. b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: Câu 1:“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Quan sát tranh và nêu tác hại của mưa axit. Vì sao nói sản xuất axit sunfuric là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.
- Câu 2.Ghi lại video cách em tự pha chế cốc nước chanh có ga (có bọt khí) Áp dụng: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các bài đã học trước để trả lời dẫn vào bài 2: Tính chất hóa học của axit Câu 3: Giải thích vì sao khi bị đau dạ dày người ta dùng thuốc natribicacbonnat (NaHCO 3) Câu 4: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ ? Giải thích: Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau: Mới đây nhất, khi đang tham gia giao thông trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TPHCM, cô gái trẻ đã bị hai nam thanh niên chạy xe gắn máy cùng chiều vượt lên tạt axít vào mặt. Sự việc xảy ra khiến những người qua đường cũng một phen kinh hoàng vì ngoài phần áo quần, tư trang bị cháy, thịt da nạn nhân cũng bốc khói trong tiếng kêu cứu thảm thiết. ( Theo Dân trí Thứ Sáu, 01/04/2016) Trong vai một bác sĩ của viện bỏng TW, em hãy cho biết - Sự nguy hiểm của axit sunfuric - Giới thiệu biện pháp sơ và cấp cứu nạn nhân khi bị bỏng axit c.Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...). Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. d. Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS Phần diễn của hoạt động đóng vai;
- GV lưu ý: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong bài e. Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Axít Citric
3 p | 314 | 79
-
Giáo án Hóa học 11 - Chủ đề: Axit cacboxylic
12 p | 44 | 4
-
Giáo án Hóa học 11 - Chủ đề: Axit - bazơ - muối
11 p | 30 | 3
-
Giáo án Hóa học 11 - Chủ đề: Axit nitric - Muối nitrat
11 p | 35 | 3
-
Kế hoạch dạy học môn Hóa học 9 học kì 2 năm học 2020-2021
134 p | 48 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học 11 - Chủ đề: Axit photphoric và muối photphat
8 p | 51 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn