intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án chủ đề: Muối

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Hóa học với chủ đề: Muối có bố cục gồm các nội dung sau: Vấn đề cần giải quyết của chủ đề (Bước 1), nội dung của chủ đề (Bước 2), mục tiêu của chủ đề (Bước 3), bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề (Bước 4), các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh (Bước 5), thiết kế chi tiết từng hoạt động học (Bước 6),... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án chủ đề: Muối

  1. CHỦ ĐỀ: MUỐI I.Vấn đề cần giải quyết của chủ đề( Bước 1) Theo Viện Nghiên cứu về Muối có khoàng 14,000 cách sử dụng muối khác nhau. Muối quả là một khoáng chất đa dụng. Muối là một khoáng chất thông dụng nhất và có sẵn trên khắp thế giới. Thật vậy, nguồn cung cấp muối là vô tận. Có một số dạng muối được sản xuất để tiêu thụ (trong việc nội trơ- NaCl): muối thô (như muối biển), muối tinh chế ( muối ăn), và muối ăn có pha trộn thêm chút iốt….Một số muối khác đã qua quá trình, tạo thành những tinh thể đẹp, nhũ đá trong các hang động... Vì vậy, vấn đề nghiên cứu toàn diện về muối trong chương trình THCS là rất cần thiết. II. Nội dung của chủ đề ( Bước 2) CT cũ: Bài tính chất hóa học của muối + một số muối quan trọng + phân bón hóa học Tiết 1,2: 1. Trạng thái tự nhiên của muối 2. Tính chất hóa học của muối 3. Vai trò của muối, Khai thác muối – liên hệ bản thân. Tiết 3: Tổng kết chủ đềA 4. Luyện tập III. Mục tiêu của chủ đề ( Bước 3) 1- Kiến thức, kỹ năng, thái độ 1.1.Kiến thức. - HS nắm được trạng thái thiên nhiên và vai trò của muối. - HS nắm được phân bón hoá học là gì? công thức hoá học của 1 số phân bón hóa học thường dùng. - HS nắm được các tính chất hoá học chung của muối : tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao. - Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. - Cách khai thác và phương pháp điều chế muối. 1.2.Kĩ năng: - Tiến hành nghiên cứu thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hóa học của muối. - Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của muối. 1.3.Thái độ: Giáo dục khả năng vận dụng kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng trong đời sống, giáo dục lòng yêu khoa học. Giáo dục cách sử dụng phân bón hợp lí, biết cách bảo vệ môi trường. * Giáo dục tích hợp, ứng phó với biến đổi khí hậu: Việc sử dụng các loại phân bón không đúng cách làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, góp phần biến đổi khí hậu. Vì vậy cần có hiểu biết và sử dụng đúng các loại phân bón, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. 2. Định hướng năng lực hình thành: - Năng lực tự học - Năng lực giao tiếp - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực hợp tác. - Năng lực thực hành. - Năng lực tự quản lí. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực sử dụng kiến thức giải quyết tình huống trong đời sống.
  2. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. IV. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho chủ đề ( Bước 4) Loại Vận dụng Nội dung câu hỏi/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao bài tập 5. 1. Câu Nêu được Lấy được ví Khái niệm, hỏi/ khái niệm và dụ về công thức 6. phân bài tập phân loại muối hóa học của các loại, định tính dựa vào thành muối. trạng thái phần. tự nhiên của Biết được muối. trạng thái tự nhiên của các muối nói chung. 2. Tính Câu Nắm được Viết được các Giải bài tập Giải bài chất hóa học hỏi/ các tính chất hóa phương trìnhxét các cặp chất tập chất hết của muối. bài tập học của muối. minh họa cho có xẩy ra phản chất dư, tính định tính các tính chất hóaứng hay không, khối lượng + định học của muối. viết phương kết tủa tạo lượng Hiểu được phản trình. thành. Bài ứng thế, phân Bài tập nêu tập về nồng hủy, trao đổi. hiện tượng khi độ mol. Điều kiện của cho các chất tác Bài tập phản ứng trao dụng với nhau. hỗn hợp theo đổi.Giải bài tập Xây dựng phương pháp nhận biết các được sơ đồ tư đặt ẩn x,y. dung dịch muối duy thể hiện các tính chất hóa học của muối. 3. Vai trò Câu - Nắm được Vai trò của Hiểu được lợi Vai trò của muối hỏi/ vai trò của muối một số muối ích và tác hại của một số bài tập NaCl trong đời khác trong đời của một số muối muối khác định tính sống và sản sống và sản xuất đối với sức khỏe trong đời xuất. con người. sống và sản - Nắm được 3 - Hiểu được xuất loại phân bón vai trò của các - Đề ra được hóa học thường loại phân bón. biện pháp sử dùng. dụng hợp lí các loại phân bón. 4. Khai Câu Biết được Hiểu được Viết được các Vận dụng thác và điều hỏi/ cách khai thác các cách điều phương trình giải các bài chế muối bài tập muối NaCl. chế muối từ các điều chế muối từ tập chuỗi định tính hợp chất vô cơ các hợp chất vô biến hóa, lập cơ chuỗi biến hóa.., bài tập tách các muối..... V. Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả dùng trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.( Bước 5)
  3. 1. Mức độ nhận biết: Câu1: Tôi là chất nào? « Tôi là con của biển khơi Kết tinh tình nước và trời mà nên Phận đành bé nhỏ lặng yên Vẫn mang một dáng vẻ riêng trên đời Trái tim soi bóng mặt trời Gừng cay muối mặn thành lời sớm trưa Yêu nhiều nắng chẳng cần mưa Không quen lạnh nhạt chẳng ưa ồn ào Dẫu từng nóng bỏng khát khao Dẫu từng vỡ vụn xót đau lòng mình Vẹn nguyên màu sắc trắng tinh Giữ gìn vị mặn nghĩa tình cho nhau Tôi lên phố lạ rừng sâu Kể chi nghèo khó sang giàu người ơi Thế gian mía ngọt khoai bùi Riêng tôi chút mặn một đời hiến dâng” Trả lời: NaCl Câu 2: Đây là hợp chất có vai trò quan trọng như: Trả lời: NaCl Câu 3: Có 3 loại phân đạm chính Phân Đạm chứa nguyên tố nào? Trả lời: Nguyên tố N Câu 4: Loại phân bón có vai trò trong quá trình sinh hoá ở thời kỳ sinh trưởng của cây và làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, củ quả to… Trả lời: Phân Lân
  4. Ca3(PO4)2 , Ca(H2PO4)2 Câu 5: Muối gì tạo váng cứng Trên mặt nước hố vôi Đàn kiến qua lại được Vớt bỏ lại sinh sôi ? Trả lời: CaCO3 Ca(OH)2 + CO2  CaCO3 + H2O ?. Vì sao muối thô dễ bị chảy nước? Câu 6 : Có những loại phân bón hóa học: KCl, NH 4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3. a. Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên. b. Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép. c. Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK. 2. Mức độ thông hiểu: Câu 1 Muối ăn rất cần thiết Cho cơ thể chúng ta Liệu các bạn có biết Lượng mỗi ngày cần là … ? Trả lời: 3 – 6 gam/ ngày Câu 3: Phân NPK là hỗn hợp muối nào? Trả lời: Muối amoni nitrat (NH4NO3) điamoni hiđrophotphat (NH4)2HPO4 và kali clorua KCl Câu 4: Muối ăn tuy cần thiết Nhưng không được quá thừa Bạn ơi, bạn có biết Bệnh gì muối không ưa ? Trả lời: Bệnh cao huyết áp, Bệnh thận,… Câu 5 Tinh thể sắc tím đậm Pha nước có màu hồng Dùng để ngâm rau sống Rửa vết thương tiệt trùng Trả lời: KMnO4 Kalipermanganat (thuốc tím). Câu 6: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu sau: CuSO 4, KCl, NaNO3. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. 3. Mức độ thông vận dụng thấp Câu 1 : Muối gì làm bột nở Được trộn với bột nhào Đem làm ra bánh xốp Bánh phồng tôm, bánh bao? Trả lời: (NH4)2CO3 NaHCO3 Câu 2 Muối gì tinh thể trắng
  5. Làm thực phẩm giòn, dai Nhưng giờ đã bị cấm Vì độc hại lắm thay ? Trả lời: Na2B4O7.10H2O Natri Borac ( hàn the). Câu 3: Muối gì đóng thành cặn Trong ấm nước đun sôi Tạo thạch nhũ hang động Cảnh thiên nhiên tuyệt vời ? Trả lời: Ca(HCO3)2 & Mg(HCO3)2 ( CaCO3 & MgCO3 ) ? Tại sao khi đun, nấu nước giếng khoan ngầm ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này? Câu 4: Cho những chất sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không: NaO HCl K2SO4 AgN H O3 BaCl2 x x Pb(NO3)2 X X x Viết phương trình hóa học ở các ô có phản ứng. Câu 5: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: a, Dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch K2SO4. b, Dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. c, Dung dịch MgCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch KNO3. d, Dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH. Viết các phương trình hóa học nếu có 4. Mức độ vận dụng cao Câu 1: Muối vừa chua vừa chát Biến nước đục thành trong Làm giấy thêm bóng láng Giúp cắn màu vải bông ? Trả lời: Al2(SO4)3.K2SO4.24H2O Phèn Nhôm – Kali (phèn chua). Câu 2: Muối gì dùng làm thuốc Chữa bệnh đau dạ dày Làm dịu cơn đau quặn Ai biết thật là tài ? Trả lời: NaHCO3 (thuốc tiêu mặn) ?. Vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày? Câu 3 : Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl 2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3. a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học. b. Tính khối lượng chất rắn sinh ra. c. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 4: Cho một lượng dư muối Na2CO3 vào 200 ml dd H2SO4 thấy thoát ra chất khí, cho toàn bộ khí hấp thụ hoàn toàn vào 98g dung dịch KOH 40%. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thu được 57,6 g hỗn hợp hai muối khan.
  6. a. Tính khối lượng mỗi muối thu được. b. Xác định nồng độ mol của dd H2SO4. VI. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học.( Bước 6) Tiết 1 A. Hoạt động khởi động-kết nối kiến thức (7’) Trạng thái của muối - Mục tiêu: Giới thiệu cho HS nắm được vấn đề mới cần nghiên cứu, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Nắm được trạng thái của muối. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Quan sát, pháp vấn nêu vấn đề Phương thức hoạt động Sp, dự kiến khó khăn Đánh giá Giáo viên chiếu một số hình ảnh về Một số hình ảnh, video trạng thái tự nhiên của muối. ? Trạng thái tự nhiên của muối? GV giới thiệu: Trong 1m3 nước biển có hoà tan chừng 27 kg muối NaCl; 5 kg muối MgCl2; 1 kg muối CaSO4 và một số muối khác. Nếu như toàn bộ lượng nước trong đại dương và biển bốc hơi, ta sẽ thu được lượng NaCl khổng lồ, đủ để trải trên toàn bộ bề mặt trái đất 1 lớp muối dày tới 37m. B. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hóa học của muối (25’) - Mục tiêu: Thông qua TN cho HS thấy tính chất hóa học của muối. Lấy ví dụ về các phản ứng hóa học của muối. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Thực nghiệm chứng minh, nhóm. Phương thức hoạt động Sản phẩm, dự kiến khó khăn Đánh giá Giáo viên tổ chức cho các - Thông qua nhóm báo cáo kết quả của nhiệm - Bản báo cáo của nhóm quan sát. vụ được giao. - Thông qua Trước khi học sinh trình bày - Dự kiến báo cáo với ý chính sau: HĐ chung cả giáo viên yêu cầu học sinh đội + Loại phản ứng: Thế, phân hủy. lớp: Đánh giá đó đọc lại nhiệm vụ của đội + Dự đoán tính chất hóa học của muối bằng nhận xét, được giao trên phiếu cho cả lớp theo loại phản ứng. đánh giá nghe. chung.... Giáo viên yêu cầu cả lớp lắng - Dự kiến phương án thí nghiệm: học nghe để đưa ra nhận xét sau khi sinh được tham khảo tài liệu từ trước, kết đại diện đội 1 hoàn tất việc báo hợp với kiến thức đã học (bài điều chế cáo. oxi, tính chất hóa học của axit..) nên có Trong hoạt động này giáo thể nêu phương án thí nghiệm bằng video, viên yêu cầu tất cả học sinh: ghi từ đó chứng minh được tính chất hóa học chép lại phương án thí nghiệm, của muối. ý kiến cá nhân, ý kiến cả nhóm, - Báo cáo nhóm … - Dự kiến báo cáo với những ý chính sau:
  7. GV mời báo cáo của đội 2. + Loại phản ứng: trao đổi, điều kiện Cách tiến hành thảo luận và phản ứng làm thí nghiệm kiểm tra diễn ra + Dự đoán tính chất hóa học của muối tương tự như đối với đội 1 theo loại phản ứng trao đổi. - Dự án phương án thí nghiệm: học - Gv hướng dẫn để học sinh sinh được tham khảo tài liệu (tính chất rút ra kết luận: điều kiện của hóa học của muối) từ trước, kết hợp với phản ứng trao đổi, cụ thể hóa kiến thức đã học (tính chất hóa học của trong tính chất hóa học của muối axit, bazơ..) nên có thể nêu phương án thí với axit, bazơ, muối. nghiệm bằng video, từ đó chứng minh được tính chất hóa học của muối. Hoạt động 2: Hoàn thiện sơ đồ tư duy tính chất hóa học của muối (13’) - Mục tiêu: Tính chất hóa học của muối. Lấy ví dụ về các phản ứng hóa học của muối. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: nhóm. Phương thức hoạt động Sản phẩm, dự kiến khó khăn Đánh giá Sau khi đại diện đội 2 báo cáo xong, giáo viên tổ chức cho học - Đánh giá sinh thảo luận rồi yêu cầu học - Kết luận về kiến thức sau khi thống giá kết quả sản sinh rút ra kết luận bằng sơ đồ. nhất chung toàn lớp. phẩm: Xem xét Gv phát giấy bút cho 3 nhóm: và đánh giá sản Trình bày toàn bộ tính chất phẩm cá nhân, hóa học của muối thông qua 3 kết hợp với sản loại phản ứng? Ghi rõ điều kiện phẩm của hoạt phản ứng và lấy ví dụ minh động nhóm theo họa? các tiêu chí đánh giá sơ đồ tư duy. Tiết 2 C. Hoạt động luyện tập (45’) - Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học của muối.
  8. - Phương thức tổ chức HĐ: GV dạy theo phương pháp hợp đồng (phụ lục 2,3,4,5). - Sản phẩm, dự kiến khó khăn: Kết quả hợp đồng. - Đánh giá: Thông qua quan sát và ký kết và thanh lý hợp đồng. Tiết 3 D. Hoạt động vận dụng Hoạt động1 : Tìm hiểu vai trò của muối (20’) - Mục tiêu: Thông qua trò chơi cho HS thấy vai trò và khai thác của muối. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Trò chơi, nhóm. Phương thức hoạt động Sản phẩm, dự kiến khó khăn Đánh giá Gv mời báo cáo của đội 3: - Hệ thống câu hỏi trong trò chơi của Hình thức: tổ chức hội thi tìm nhóm. - Đánh giá hiểu vai trò của muối. - Dự kiến nội dung liên quan đến vai giá kết quả Giáo viên bổ sung thêm thông trò của muối trong đời sống con người: sản phẩm. tin nếu hs chưa có phương án trả + Nguyên liệu cơ bản của nhiều - Thông lời tối ưu. ngành công nghiệp hóa chất. qua HĐ + Vai trò trong đời sống. chung cả lớp. + Phân bón + Gia vị, bảo quản thực phẩm Giáo viên hướng dẫn cho học Kết luận: sinh thảo luận rồi yêu cầu học sinh -Muối có vai trò quan trong trong đời rút ra kết luận về vai trò của muối. sống: gia vị, bảo quản thực phẩm (NaCl)… -Nguyên liệu cơ bản của nhiều ngành công nghiệp hóa chất (Na2CO3, NaHCO3, Na, Cl2, H2, NaOH, NaClO…..) -Phân bón hóa học. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khai thác điều chế muối (10’) - Mục tiêu : + HS nêu được phương pháp khai thác và điều chế muối NaCl + Củng cố khắc sâu TCHH của muối. + Rèn Năng lực tự học,Năng lực giao tiếp,Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, Năng lực hợp tác.Năng lực tự quản lí, Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.Năng lực sử dụng kiến thức giải quyết tình huống trong đời sống. Phương thức hoạt Sản phẩm, dự kiến khó khăn Đánh giá kết quả HĐ động Gv chiếu cho hs xem Đánh giá kết quả video khai thác muối ăn. Dự kiến HS nêu được : thông qua câu trả lời của GV yêu cầu Hs tìm hiểu HS thông tin trong Sgk, cùng các - Từ nước biển kiến thưc thu đc trong thực - Cách khai thác muối ăn từ tiễn đời sống trả lời các câu nước biển : Cho nước biển bay hỏi : hơi từ từ thu được muối kết tinh ? Người ta khai thác muối - Ở những nơi có mỏ muối
  9. ăn từ đâu người ta khai thác muối bằng ? Nêu cách khai thác muối cách đào hầm hoặc giếng sâu ăn từ nước biển. qua các lớp đất đá đến mỏ muối. ? Khai thác muối ăn từ Muối mỏ sau khi được khai thác các mỏ muối người ta đã làm được nghiền nhỏ và tinh chế để ntn. có muối sạch. ? Nước ta chủ yếu khai - Ở khu vực miền trung : VD thác muối ăn ở đâu.Tại sao. Bình Định, Bà rịa, vũng tàu *Dự kiến khó khăn : - Không nêu được một số ? Để khai thác được muối đk : độ mặn, nhiệt độ … ăn từ nước biển cần những điều kiện gì ? E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Hoạt động1: Liên hệ bản thân và tích hợp biến đổi khí hậu (10’) - Mục tiêu: Thông qua thực trạng, HS liên hệ thực tế. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: nêu vấn đề, hoạt động nhóm. Phương thức hoạt động Sản phẩm, dự kiến Đánh giá khó khăn - Giáo viên đặt vấn đề: - Đánh giá giá kết quả ? Việc sử dụng các loại phân hoạt động thông qua quan bón bừa bãi, không đúng cách có sát, thu nhận và xem xét sản hại gì? - Bài viết. phẩm cá nhân. ? Để hạn chế tác hại của phân bón chúng ta cần làm gì? - Bình chọn đoạn văn - GV chiếu hình ảnh và giáo dục hay. thêm: Muối có vai trò rất lớn trong đời sống. Gv chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu: Trước sự lạm dụng muối của người dân gây nhiều tác hại ảnh hưởng đến đời sống, là hs sau khi đã có hiểu biết về muối, các em sẽ làm gì? Viết một đoạn văn 5 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em. Gv cho 6 nhóm trình bày và bình chọn nhóm viết hay nhất. Hoạt động 2 : Hoạt động hướng dẫn về nhà, chuẩn bị bài sau (5’) - Mục đích : Giao nhiệm vụ về nhà để giúp HS củng cố nội dung của chủ đề, chuẩn bị cho nội dung tiếp theo của chuyên đề ở tiết học sau.
  10. - Phương pháp, hình thức tổ chức : Phát vấn, thuyết trình. Phương thức hoạt động Sản phẩm, dự kiến khó Đánh giá khăn Gv giao nhiệm vụ về nhà: - Phụ lục kèm theo
  11. PHỤ LỤC 1 Nhiệm vụ về nhà: Nhóm 1: Làm báo cáo bằng powerpoint với nội dung: chứng minh tính chất hóa học của muối thông qua thí nghiệm theo loại phản ứng thế và phân hủy. Gợi ý: Xem lại phần phân loại phản ứng, điều chế oxi đã học ở lớp 8, tính chất hóa học axit, internet... Nhóm 2: Làm báo cáo bằng powerpoint với nôi dung: Tìm hiểu phản ứng trao đổi là gì? Và điều kiện của phản ứng trao đổi? Từ đó chứng minh tính chất hóa học của muối thông qua thí nghiệm theo loại phản ứng trao đổi. Gợi ý: Nghiên cứu phần phản ứng trao đổi trong bài tính chất hóa học của muối, kết hợp với bài axit, bazơ và internet... Nhóm 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi (Trên 10 câu) với nội dung vai trò của muối, để tổ chức trò chơi. Gợi ý: Bám sát bài một số muối quan trọng, phân bón hóa học và internet... PHỤ LỤC 2 PHIẾU HỌC TẬP Nhiệm vụ 1: Bài tập 1(sgk – tr39) ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................ Nhiệm vụ 2: Cho những chất sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng, dấu (o) nếu không: (phiếu hỗ trợ màu xanh): NaOH HCl K2SO4 AgNO3 BaCl2 x x Pb(NO3)2 X X x Viết phương trình hóa học ở các ô có phản ứng. ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................................ Nhiệm vụ 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu sau: CuSO 4, KCl, NaNO3. Hãy dùng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ (có phiếu hỗ trợ màu đỏ). ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
  12. .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................ Nhiệm vụ 4: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: a, Dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch K2SO4. b, Dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl. c, Dung dịch MgCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch KNO3. d, Dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH. Viết các phương trình hóa học nếu có (có phiếu hỗ trợ màu vàng). ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................ Nhiệm vụ 5: Tự chọn: Bài tập 6(sgk – tr 33): (có phiếu hỗ trợ màu trắng). ................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ........................................................ ................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Nhiệm vụ 6: Cho một lượng dư muối Na2CO3 vào 200 ml dd H2SO4 thấy thoát ra chất khí, cho toàn bộ khí hấp thụ hoàn toàn vào 98g dung dịch KOH 40%. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch thu được 57,6 g hỗn hợp hai muối khan. a. Tính khối lượng mỗi muối thu được. b. Xác định nồng độ mol của dd H2SO4. (có phiếu hỗ trợ màu hồng). .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ....
  13. ................................................................................................................................................ ... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................
  14. PHỤ LỤC 3 PHIẾU HỖ TRỢ CÁC NHIỆM VỤ Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 2: Màu xanh. - BaCl2 có phản ứng với 2 chất. - Pb(NO3)2 có phản ứng với 3 chất. Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 3: Màu đỏ. - Dùng BaCl2 nhận ra CuSO4. - Dùng AgNO3 nhận ra KCl. - Còn lại NaNO3 Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 4: Màu vàng a. Có phản ứng xảy ra (kết tủa trắng). b. Có phản ứng xảy ra (bọt khí không màu). c. Không có phản ứng. d. Có phản ứng xảy ra (kết tủa xanh lơ). Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 5: Màu trắng. B1: Viết phương trình. B2: Tìm số mol các chất tham gia, chứng minh chất hết, chất dư. B3: Tính số mol chất rắn theo chất hết→ khối lượng chất rắn. B4: Tính nồng độ các chất sau phản ứng gồm Ca(NO3)2 và chất dư. Phiếu hỗ trợ nhiệm vụ 6: Màu hồng. B1: Viết phương trình: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O CO2 + KOH → KHCO3 B2: Tính m KOH → n KOH B3: Gọi số mol của K2CO3 là x mol, KHCO3 là y mol. Lập hệ gồm 2 phương trình sử dụng số mol của KOH và 57,6g hỗn hợp muối. B4: Giải hệ tìm x,y → khối lượng 2 muối ban đầu. B5: Tính số mol CO2 theo x,y → số mol H2SO4 → CM H2SO4
  15. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG : Luyện tập chủ đề muối Họ và tên học sinh: ...........................................................Lớp: 9 Thời gian: 30 phút HS đánh giá Biện pháp thực hiện Nhiệm vụ + Tài liệu mức Hì độ H nh T Yê mỗi oàn thức hời u cầu NV thành thực gian Hư hiện ớng Tài  Phiếu Nhiệm vụ  dẫn   liệu hỗ trợ của GV Sgk B  7 NV1: Đọc tên phân Trang ắt  phút bón, phân loại phân bón 39 buộc NV 2: Xét các cặp chất B 8  phản ứng, viết phương ắt phút Màu trình buộc xanh B 7 NV 3: Nhận biết các  ắt phút Màu chất buộc đỏ NV 4: Nhận biết các B 8 +  hiện tượng của các phản ắt phút Màu ứng buộc vàng SGK T NV 5: Bài tập chất hết,  Màu trang 33 ự chất dư. trắng chọn Bài + tập nâng T NV 6: Giải bài tập hỗn cao Hóa  Màu ự hợp học 9 hồng chọn Trang 23 Các nhận xét, câu hỏi của tôi về hợp đồng : cá nhân này:..................................................... nhóm ............................................................................................................................. : Hợp tác ..... : Đáp án Nhận xét của giáo viên (nếu có): ............................................................................. Tôi xin cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong hợp đồng. Xác nhận của GV Học sinh kí tên
  16. Phiếu đánh giá của giáo viên bằng phương pháp đánh giá đồng đẳng Điểm Điểm STT Tiêu chí đánh giá Ghi chú tối đa đạt được Tổ chức làm việc nhóm: phân công nhóm trưởng, thư kí; phân 1 1 công công việc; kế hoạch làm việc…. Các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động nhóm đúng thao 2 1 tác kĩ thuật. Tạo không khí vui vẻ và hòa đồng giữa các thành viên trong 3 1 nhóm Nhóm báo cáo: + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. 1 + Trả lời được các câu hỏi của GV, nhóm khác. 4 Nhóm không báo cáo: + Lắng nghe và chú ý các nhóm báo cáo. 1 + Đưa ra được câu hỏi cho nhóm báo cáo. 5 + Thực hiện đúng các yêu cầu trong Báo cáo thực hành. 5 Tổng 10 Phiếu đánh giá đồng đẳng của học sinh nhóm..............
  17. 1 2 3 4 5 6 Tên học sinh được chấm Tên học sinh tự chấm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2