Giáo án mầm non: Tiền Việt Nam
lượt xem 1
download
Giáo án mầm non "Tiền Việt Nam" được biên soạn nhằm giúp trẻ phát triển được các vận động tinh thông qua hoạt động khám phá, thiết kế mới một số góc lớp học; trẻ thực hiện được các vận động theo hiệu lệnh; trẻ biết các vật sắc nhọn không nên nghịch: khi sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của người lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án mầm non: Tiền Việt Nam
- DỰ ÁN NGÀY CHỦ ĐỀ: DỰ ÁN: TIỀN VIỆT NAM Thời gian: 1 ngày Độ tuổi: MGL (5-6 tuổi) I. MỤC TIÊU 1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Trẻ phát triển được các vận động tinh thông qua hoạt động khám phá, thiết kế mới một số góc lớp học. Trẻ thực hiện được các vận động theo hiệu lệnh… Trẻ biết các vật sắc nhọn không nên nghịch: khi sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của người lớn. 2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Trẻ biết và khám phá các góc của lớp học. Trẻ lên ý tưởng và thực hành thiết kế mới góc thư viện thành góc văn học, sách, thư viện. Trẻ làm sách tranh trang trí thêm góc văn học, sách, thư viện.
- Qua trò chơi “Bé làm nông dân” trẻ cùng cô thực hành trồng và chăm sóc góc thiên nhiên. 3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Trẻ hiểu, thực hiện được các yêu cầu của cô. Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô về lớp học: Đây là góc gì? Con có ý tưởng gì để thiết kế lại góc này? Con sẽ dùng những nguyên vật liệu gì?... Trẻ thuộc bài hát "Lớp chúng ta đoàn kết". Trẻ thuyết trình được sản phẩm của mình,tập nói lên nguyện vọng mong muốn của mình. 4. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ Giúp trẻ chú ý lắng nghe, kích thích sự sáng tạo. Trẻ biết làm, trang trí sách tranh cho góc văn học, sách, thư viện. 5. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KĨ NĂNG XÃ HỘI Trẻ đoàn kết, giúp đỡ cô và các bạn. Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm, phản biện. Kỹ năng quan sát lắng nghe, giải thích, phân tích. II. MẠNG NỘI DUNG Trẻ biết các đặc điểm: màu TIỀN sắc, hoa văn, chất liệu Trẻ biết được lợi ích của VIỆT của tiền khác nhau. NAM tiền để làm gì III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động học Hoạt động Hoạt động góc Hoạt Tổng kết ngoài động dự trời chiều án Góc thư viện: - Trẻ nêu Bài học Khám phá góc thư viện Hoạt hiểu biết của STEAM- 5E: động mình về tiền Tìm hiểu về tiền Góc xây dựng: Thiết STEAM VN Việt Nam kế góc thư viện thành : - Trẻ quý Bé đi chợ góc văn học, sách, thư Làm ví trọng tiết San Thàng viện. đựng tiền kiệm đồng tiền Góc nghệ thuật: Trẻ - Trẻ được xem tranh, ảnh, video trải nghiệm về trường, lớp mầm đi chợ và tiêu non. tiền - Trưng Góc âm nhạc: Hát và bày sản vận động theo bài hát phẩm ví "Lớp chúng ta đoàn đựng tiền kết" A. HOẠT ĐỘNG HỌC - STEAM 5E Tên bài dạy: Tìm hiểu về tiền Việt Nam
- I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Các thành tố đạt được - Khoa học (S): + Trẻ biết các đặc điểm : màu sắc, hoa văn, chất liệu của tiền khác nhau. + Trẻ biết được lợi ích của tiền để làm gì + Các đồ dùng đồ chơi mô phỏng: các loại thực phẩm - Công nghệ (T): Trẻ biết cách sử dụng điện thoại để tìm kiếm, chụp hình ảnh tư liệu đã học - Kỹ thuật (E): + Trẻ biết tìm hiểu đặc điểm và phân loại các mệnh giá của tiền + Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu tái chế để làm ví đựng tiền. - Nghệ thuật (A): Trẻ biết đóng khung tiền treo lên góc thư viện. - Toán (M): Trẻ biết số lượng, kích thước và mệnh giá của tiền khác Nhau 2. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát phân tích, phán đoán - Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học - Trẻ biết lợi ích của tiền trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Điểm địa: Lớp học 2. Đồ dùng của cô - Điện thoại, giáo án - Cô chuẩn bị tiền các tờ tiền mặt khác nhau - Một đồ dùng đồ chơi 3. Đồ dùng của trẻ: + Một số đồ dùng đồ chơi mô phỏng + Trang phục trẻ gọn gàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- 1. Hoạt động 1: Gắn kết - Cô cho trẻ khám phá hộp quà bí mật, 8-9 bạn - Trẻ thực hiện lên bốc từng tờ tiền ra và giơ lên cho cả lớp cùng quan sát - Cô cùng trẻ trò chuyện về những tờ tiền: - Trẻ trả lời Chúng mình vừa bốc được gì? Bạn nào biết mệnh giá của những tờ tiền này không? Tiền được dùng để làm gì? Tiền được làm từ gì?... - Để biết được đặc điểm, chất liệu và chức năng - Trẻ lắng nghe sử dụng của tiền Việt Nam chúng mình cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé! 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tiền Việt Nam - Trẻ lắng nghe và thực hiện - Để tìm hiểu thêm hiệu quả cô sẽ chia lớp mình thành 3 nhóm: - Cô mời nhóm trưởng lên lấy đồ dùng về nhóm - Trẻ trả lời để tìm hiểu (về mệnh giá của tiền, cách sử dụng tiền,Tại sao lại xuất hiện tiền, chất liệu của tiền - Trẻ trả lời việt nam ) về nhóm của mình. - Bây giờ các con hãy cùng quan sát những tờ tiền cô đã chuẩn (1.000đ, 2.000đ, 5.000đ,10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.0000đ, 500.000đ - Trẻ trả lời ) xem nó có gì khác nhau không? - Nhóm mình sẽ kết hợp với nhau tìm hiểu trên trang mạng, và các kênh thông tin trên điện thoại, sách báo để biết nhiều hơn về tiền Việt Nam nhé! - Trẻ lắng nghe + Đây là gì? + Trên tiền có những gì? + Những tờ tiền này có đặc điểm gì khác nhau không?( màu sắc, kích thước, chất - Trẻ trả lời liệu… ) + Thế tiền dùng để làm gì? + Tiền sử dụng như nào? + Chúng mình biết gì về những tờ tiền này? + Muốn biết được mệnh giá của nó thì con phải làm gì? + Chúng mình có biết tại sao xuất hiện tiền - Trẻ thực hiện không? - Để biết rõ hơn thì chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về tiền Việt Nam nhé! - Trong quá trình trẻ tìm hiểu cô đi từng nhóm bao quát hỗ trợ các nhóm : + Con đang làm gì đây?
- + Con làm vậy để làm gì ? + Con muốn biết về điều gì? + Con sẽ làm gì để biết được điều đó? - Trẻ trả lời + Con có gặp khó khăn gì trong quá trình tìm hiểu không ? + Ai trong nhóm có thể giúp bạn được không? - Trẻ lắng nghe và trả lời - Cô chú ý động viên trẻ trong quá trình tìm hiểu? 3. Hoạt động 3: Giải thích và chia sẻ - Tìm hiểu xong cho từng nhóm lên chia sẻ trước lớp. + Nhóm 1: nhóm mình đã tìm hiểu được những gì cùng chia sẻ cho cô và các bạn biết nào? - Trẻ chú ý lắng nghe + Nhóm 2…… + Nhóm 3….. - Cô lắng nghe trẻ chia sẻ - Trong quá trình tìm hiểu thì con đã tìm hiểu được những gì về tiền Việt Nam? - Các con tìm hiểu bằng cách nào? - Chúng mình vừa được tìm hiểu về tiền rồi hãy cho cả lớp biết tiền có đặc điểm gì khác nhau? - Trẻ lắng nghe - Cô tổng hợp kiến thức trẻ vừa tìm hiểu được 4. Hoạt động 4: Áp dụng và củng cố mở rộng - Hôm nay cô thấy các con đã tìm hiểu được rất nhiều điều thú vị vậy các con muốn làm gì với những đồ dùng đồ chơi này? + Cô gọi 3 - 4 trẻ hỏi ý định chơi. - Qua tổng hợp ý kiến của các bạn thì chúng mình sẽ cùng nhau chơi trò chơi "bé đi siêu thị " nhé! - Trẻ chơi - TC: "Bé đi siêu thị " - Cách chơi: + Cô chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi mô phỏng: - Trẻ đánh giá Các loại bánh, kẹo,... Các loại thực phẩm: Rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa…Các loại lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn… một số đồ gia dụng - Trẻ lắng nghe khác. + Một số trẻ đóng vai thành người bán hàng, trẻ - Trẻ trả lời sắp xếp các thực phẩm theo từng loại. Các trẻ còn lại sẽ đóng vai người đi mua hàng - Trẻ thu dọn đồ dùng - Luật chơi: Trẻ sử dụng tiền thật để thanh toán - Cô bao quát trẻ trong quá trình chơi - Cô khuyến khích tuyên dương trẻ 5. Hoạt động 5: Đánh giá - Cho trẻ tự đánh giá xem trẻ đã tìm hiểu được những gì? Và chưa được gì?
- B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG STEAM – ĐI CHỢ SAN THÀNG I. Mục đích yêu cầu 1. Các thành tố đạt được *Khoa học (S) - Trẻ biết được các quầy bán hàng có những mặt hàng gì, có các sản phẩm gì và bán cái gì - Biết tên các nguyên liệu cần mua *Công nghệ (T) - Trẻ biết sử dụng tiền vào các mục đích đã nêu - Trẻ biết lựa chọn món đồ mà mình muốn mua phù hợp với giá tiền *Kỹ thuật (E) - Trẻ biết sử dụng điện thoại quay, chụp lại quá trình tham quan và khám phá chợ San Thàng *Nghệ thuật (A) - Biết tạo hình chiếc bánh - Pha màu thực phẩm cho bánh đẹp và nhiều màu hơn *Toán (M) - Trẻ biết số lượng đồ mà trẻ mua - Trẻ biết số tiền mà trẻ được sử dụng 2.Kỹ năng - Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện - Kỹ năng phân tích, giải thích, quan sát, lắng nghe 3 Thái độ - Trẻ hứng thú với hoạt động - Trẻ biết trân quý các sản phẩm và yêu quý các cô bán hàng II. Chuẩn bị 1 Địa điểm - Chợ san thàng 2 Đồ dùng - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng III.Tiến hành hoạt động Hoạt động của Hoạt động của trẻ cô 1. Gắn kết
- - Cô và trẻ cùng hát bài “Ánh trăng hòa bình” + Chúng mình vừa hát bài gì? + Bài hát nói về điều gì? - Đúng rồi bài hát nói về ngày tết trung thu, chúng mình được phá cỗ, rước đèn trong đêm trăng và có rất nhiều loại bánh ngon trong ngày tết trung thu đấy các con ạ! - Vậy lớp chúng mình có ý tưởng gì cho ngày tết trung thu không? - Cô đồng ý với ý tưởng của các con là làm bánh trung thu. Vậy để mua được nguyên liệu làm bánh chúng ta phải mua ở đâu? - Chúng mình sẽ cùng nhau đi chợ San Thàng để mua những nguyên liệu về làm bánh để chuẩn bị cho ngày tết trung thu nhé. 2. Khám phá - Cô cho trẻ xếp hàng ngồi lên xe nhắc nhở trẻ phải ngồi ngay ngắn và không được thò đầu ra ngoài cửa sổ, ngồi trên xe không được nô đùa hay xô dẩy nhau - Đến địa điểm cô bao quát trẻ chia trẻ làm 2 nhóm mỗi nhóm đều có sự giám sát của cô + Để có được 1 bánh trung thu ngon ta cần những nguyên liệu gì? + Chúng ta sẽ mua nguyên liệu gì để làm vỏ bánh? + Phần nhân bánh ta có những gì? + Để bánh trung thu có màu sắc đẹp chúng ta cần mua gì? + Chúng mình sẽ mua màu thực phẩm ở đâu? + Để những chiếc bánh có hình thù đẹp chúng ta cần mua gì? + Chúng mình sẽ mua khuôn bánh ntn? 3. Giải thích chia sẻ - Chúng mình sẽ chia sẻ với cô và các bạn những gì các con vừa khám phá và mua được những gì nhé - N1: Mời đại diện trẻ trình bày - N2: Cho trẻ chia sẻ bằng hình ảnh - Cô lắng nghe trẻ chia sẻ 4. Áp dụng - Cô thấy cả lớp mình đã mua đầy đủ tất cả nguyên liệu rồi bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau quay trở lại lớp làm bánh để chuẩn bị cho ngày tết trung thu nhé 5. Đánh giá - Cô quan sát để biết được khả năng của từng trẻ và có phương thức phù hợp tùy vào khả năng hiểu biết của trẻ - Cô nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm - Buổi học ngày hôm sau nếu chúng ta lại được đi chợ nữa thì chúng ta sẽ làm gì? - Cô cho trẻ cất đồ dùng và dọn dẹp lớp
- C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU GIÁO ÁN STEAM - EDP LÀM VÍ ĐỰNG TIỀN BẰNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU KHÁC NHAU. Chủ đề: Nhánh: Tiền Việt Nam NHÓM 3 ( Hà Lan, Thoa, Phương, Dương, Ngọc Anh, Hiền) I. Mục tiêu 1. Các thành tố đạt được - Khoa học (S): Trẻ biết một số loại ví đựng tiền khác nhau về hình dáng, nguyên vật liệu, màu sắc…. - Trẻ biết làm ví đựng tiền từ các nguyên vật liệu khác nhau, công dụng của ví đựng tiền. -.....................................Công nghệ (T): Cách sử dụng các dụng cụ: bìa, keo ,kéo,bút chì, thước, giấy màu các loại, bông hoa, lá, dây sử dụng điện thoại chụp lại sản phẩm của nhóm. - Kĩ thuật (E): Bản vẽ thiết kế thiệp của nhóm, trẻ biết thực hiện theo quy trình thiết kế kĩ thuật. - Nghệ thuật (A): Trang trí làm đẹp ví đựng tiền, sử dụng nguyên vật liệu có sẵn để sáng tạo làm ví đựng tiền… - Toán (M): kích thước to, nhỏ của ví đựng tiền. Nhận biết, phân biệt màu sắc đa dạng, sắp xếp theo quy tắc, sáng tạo. Hình dạng của ví đựng tiền, đếm số lượng ví đựng tiền nhóm làm được. 2. Kỹ năng (4C). - Trẻ trao đổi, thảo luận nhóm cùng nhau làm ví đựng tiền. - Trẻ cùng nhau hợp tác để trang trí ví đựng tiền về phần hình dáng, số ngăn, họa tiết,... - Trẻ nhận xét, đặt câu hỏi, nêu ý kiến bản thân với các nhóm khác và cô giáo. - Trẻ biết cắt đường thẳng, gọn gàng đẹp, biết sử dụng các nguyên liệu trang trí phù hợp. 3. Thái độ. - Trẻ tự tin trao đổi, biết giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, đoàn kết trong nhóm, trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. - Đưa ra tiêu chí của sản phẩm: ví đựng chắc chắn sử dụng được. - Biết sử dụng các nguyên liệu tái chế để bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm : Lớp học 2. Đồ dùng 2.1. Đồ dùng của cô - Thiết bị giảng dạy: Máy tính, loa, video. - Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng 2.2. Đồ dùng của trẻ: cho 4 nhóm - Giấy màu, giấy xốp, giấy A4, vải - Kéo, keo, băng dính 2 mặt, băng dính trong, bút chì, thước, bút màu, màu nước, giá treo bản thiết kế.
- III. Tiến hành hoạt động Hoạt động của Hoạt động của trẻ cô
- 1. Hỏi (5 phút) - cho trẻ xem video có hình ảnh các loại tiền tiền Việt Nam. -Trẻ xem video - Giờ trước chúng mình đã được tìm hiểu về tiền Việt Nam, biết được mệnh giá và hình dạng kích thước của từng loại tiền -Trẻ lắng nghe rồi. - Vậy để cất giữ tiền sao cho gọn gàng, không bị nhàu thì chúng mình có ý tưởng làm gì để đựng tiền nhỉ. -Trẻ suy nghĩ và - À cô thấy chúng mình có rất nhiều ý tưởng hay và thú vị. nêu lên ý tưởng Vậy ngày hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau thực hiện ý của mình tưởng làm ví đựng tiền nhé. 2. Tưởng tượng (3 phút). - Cô cho trẻ về nhóm cùng lên ý tưởng và thỏa thuận về những chiếc ví đựng tiền sẽ làm. -Trẻ về nhóm, đưa - Những chiếc ví đựng tiền của nhóm con sẽ làm bằng ra ý tưởng làm ví nguyên vật liệu gì? đựng tiền - Con sẽ làm ví đựng tiền như thế nào? - Muốn có được một chiếc ví đựng tiền chắc chắn và sử dụng được các con sẽ phải làm như thế nào? - Cho trẻ được nói về ý tưởng của mình. -Trẻ nêu ý tưởng - Chúng mình vừa bàn bạc, thống nhất làm ví đựng tiền như của mình thế nào rồi, bây giờ các nhóm sẽ bắt đầu vào thực hiện làm ví đựng tiền nhé. 3. Thiết kế (3 phút). - Vừa rồi cô thấy các con đã đưa ra rất nhiều ý tưởng để làm ví đựng tiền của nhóm mình rồi đấy. - Rất nhiều ý tưởng về ví đựng tiền được đưa ra. Vậy cô mời đại diện các nhóm lên lấy đồ dùng để cho các bạn thực hiện theo ý tưởng của nhóm mình nào. - Đại diện các - Cho các trẻ trong cùng 1 nhóm tự phác bản thiết kế lên nhóm trẻ lên lấy giấy. đồ dùng - Cô quan sát, giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn. - Cho trẻ thống nhất chọn ra bản thiết kế ví đựng tiền đẹp nhất để sử dụng làm bản thiết kế chung cho cả nhóm. - Trẻ thảo luận nhóm - Cô hỏi trẻ đã chọn được bản thiết kế ưng ý chưa? Cho trẻ đặt bản thiết kế lên giá ngay cạnh chỗ nhóm trẻ ngồi để dễ dàng thực hiện và đối chiếu với thiết kế. 4. Chế tạo (15 phút) - Con sẽ làm ví đựng tiền như thế nào? - Lựa chọn những nguyên vật liệu nào để làm. - Cô gợi ý trẻ các nhóm chế tạo hoàn chỉnh ví đựng tiền từ các - Trẻ chia sẻ cách nguyên vật liệu khác nhau như: (Sử dụng giấy xốp, giấy màu, làm và các nguyên xốp, giấy a4, dính lại bằng băng dính 2 mặt hoặc xốp dính. vật Trang trí ví đựng tiền bằng giấy thủ xốp và bút màu.)
- + Nhóm các con phân công nhiệm vụ như thế nào? Ai là liệu sẽ dùng nhóm trưởng? +Con đảm nhận nhiệm vụ gì? - Cho trẻ thực hiện làm ví đựng tiền theo ý tưởng của nhóm mình (Bật nhạc nhẹ nhàng trong quá trình trẻ thực hiện) : Cô bao quát và hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn nếu trẻ nhờ. -Trẻ thực hiện + Con đang làm gì? Làm như thế nào? + Con gặp khó khăn gì không? Con đã làm gì để khắc phục? + Con nhờ ai giúp mình? Con thấy kết quả thế nào? Con đã cảm thấy ưng ý với chiếc ví đựng tiền mà nhóm mình làm chưa? 5. Thử nghiệm và thiết kế lại (5 phút) - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm (cô đặt bàn phía trên có tên nhóm, trẻ mang bản thiết kế và sản phẩm lên trưng bày). -Cô mời đại diện giới thệu về sản phẩm của nhóm mình. -Trẻ mang sản - Cô cho trẻ so sánh sản phẩm của mình với bản thiết kế và phẩm và bản thiết đặt các câu hỏi cho trẻ: kế lên trưng bày + Nhóm của con đã làm được gì ? Sản phẩm đã đúng với bản thiết kế chưa? + Ví đựng tiền của các con được làm bằng những nguyên vật liệu gì? Nó có hình dạng như nào? Có màu sắc gì? nhóm con làm được bao nhiêu ví đựng tiền? + Con thiết kế như thế nào? + Vậy là chúng mình đã được nghe phần thuyết trình và quan -Trẻ thuyết trình sát ví đựng tiền của từng nhóm rồi các con thấy thích chiếc ví về sản phẩm của đựng tiền nào nhất? nhóm mình -vì sao con thích chiếc ví đựng tiền này nhất? + Các con có bạn nào còn ý tưởng khác để làm ví đựng tiền không? +Các con có nhận xét gì về các bạn trong nhóm mình hôm nay như thế nào không? + Con có muốn thay đổi gì trong thiết kế hoặc sản phẩm - Trẻ trả lời của mình không? Nếu được chỉnh sửa các con sẽ chỉnh sửa gì? - Con thấy sản phẩm của nhóm khác như nào?Đúng với bản - Trẻ thiết kế lại thiết kế chưa. Con có gợi ý chỉnh sửa gì cho nhóm của bạn không? - Cô nhận xét về sản phẩm của các nhóm. * Thiết kế lại: Cô cho trẻ thiết kế lại ví đựng tiền (nếu sản -Trẻ thu dọn đồ dùng phẩm của trẻ chưa đúng với bản thiết kế hoặc trẻ muốn thay đổi một số chỗ so với bản thiết kế ban đầu của mình, những sai sót nhỏ khắc phục ngay tại chỗ). * Kết thúc: Cô hỏi trẻ hôm nay con được làm những gì? Con cảm thấy như thế nào khi được biết và tạo ra sản phẩm đó? -Cô nhận xét chung về tiết học. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO
15 p | 1171 | 179
-
Sáng kiến kinh nghiệm – phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi
15 p | 1057 | 147
-
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI CHỒI CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
5 p | 606 | 71
-
Giáo án lớp 5 môn Lịch Sử: Sấm sét đêm giao thừa
3 p | 479 | 66
-
Bài 1 - Khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
8 p | 273 | 65
-
Giáo án môn Toán lớp 3 :Tên bài dạy : Tiền việt nam.
4 p | 351 | 45
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT ĐỀ TÀI: Kể chuyện sáng tạo “QUẢ TÁO CỦA AI”
6 p | 635 | 44
-
NỘI DUNG DANH MỤC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VIỆT NAM CẤP I
54 p | 218 | 43
-
Giáo án lớp 5 môn Lịch Sử: XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
4 p | 422 | 39
-
Giáo án Tập đọc lớp 3: Đề bài: CON CÒ
4 p | 431 | 28
-
Giáo án lớp 5 môn Địa Lý: GIAO THÔNG VẬN TẢI
6 p | 358 | 28
-
Giáo án Luyện từ và dấu câu lớp 3: Đề bài: TỪ NGỮ VỀ THÀNH THỊ - NÔNG THÔN- DẤU PHẨY.
4 p | 359 | 19
-
Giáo án môn Toán lớp 2:Tên bài dạy :TIỀN VIỆT NAM
4 p | 363 | 16
-
Giáo án lớp 4: LỊCH SỬ:NHÀ LÝ RỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
4 p | 185 | 14
-
Giáo án Tiếng Việt lớp 3 : Tên bài dạy : Tập làm văn Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
5 p | 119 | 8
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Chủ đề : CÁC LOẠI RAU Chuyện : Quả bầu tiên ( lần 1)
17 p | 114 | 7
-
Giáo án môn Toán lớp 2:Tên bài dạy :ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
4 p | 60 | 6
-
Giáo án Tập Làm Văn Lớp 3: Đề bài: NGHE KỂ : VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO
5 p | 164 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn