intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

Chia sẻ: Vũ Hữu Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

649
lượt xem
187
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp phi ngôn từ là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn ngữ mà dùng những phương thức khác sử dụng điệu bộ, cử chỉ của cơ thể để truyền đạt thông tin: giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, khoảng cách, vị trí... Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ không nói bằng lời có ý nghĩa hết sức quan trọng vì ngôn từ chỉ chiếm một phần những điều truyền đạt và những điều không nói ra đôi khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

  1. III. GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ 1. Khái niệm, vai trò của giao tiếp phi ngôn từ 1.1. Khái niệm Giao tiếp phi ngôn từ là loại hình giao ti ếp không s ử d ụng ngôn ngữ mà dùng những phương thức khác sử dụng điệu bộ, c ử ch ỉ c ủa cơ thể để truyền đạt thông tin : giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt, tư thế, trang phục, kho ảng cách, vị trí... Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp, ngôn ngữ không nói bằng lời có ý nghĩa hết sức quan trọng vì ngôn từ chỉ chiếm một ph ần nh ững đi ều truyền đạt và những điều không nói ra đôi khi lại quan trọng hơn nh ững điều nói ra. Chính yếu tố này góp phần tạo ra nghĩa cho ngôn ngữ. H ầu như mọi người tin "nói như thế nào" nhiều hơn "nói cái gì". Điều đó có nghĩa dáng vẻ của bạn khi nói quan trọng hơn điều bạn nói. 1.2. Vai trò 1.2.1.Giúp chúng ta truyền đạt tới đối tượng giao tiếp những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp. Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, chúng ta th ường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, n ụ c ười, hành động của bàn tay...tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng lời nói ch ủ y ếu dùng để tuyền tải thông tin còn ngôn ngữ cơ thể dùng để trao đổi thái độ giữa người với người và trong một số trường hợp nó còn được dùng để thay cho lời nói. Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của mỗi người. Với các nhà quản lý hành chính thì dường nh ư c ử ch ỉ, động tác của họ lại càng thu hút được công chúng và giới truy ền thông, trở thành "đặc trưng" của mỗi người. Ví dụ, nói đến ngài Steve Ballmer, CEO, "công thần số 1" của tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến
  2. một hành động thật khó tin, đó là...thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết. Với mỗi người, tâm điểm của sự chú ý mà chúng ta cần ý th ức đó là những cử chỉ, hành động của chúng ta dù có chủ ý hay không đều truy ền đi một thông điệp nào đó, đến với những người xung quanh. Cho dù đó ch ỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp... điều đó cũng đủ để nói lên được bạn thích thú ai, có đồng ý với v ấn đ ề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào. 1.2.2. Giúp chúng ta đọc được thái độ và cảm nghĩ của đối tượng giao tiếp. Ngôn ngữ cơ thể là sự phản ánh trạng thái cảm xúc của một người ra bên ngoài. Mỗi một điệu bộ hoặc động thái đều có th ể cho thấy c ảm xúc của một người vào thời điểm đó. Ví dụ người đang sợ hãi có th ể khoanh tay hay bắt chéo chân hoặc làm cả hai điệu bộ này. Để đọc được ngôn ngữ cơ thể của người khác thì phải hiểu được trạng thái c ảm xúc của người đó trong khi lắng nghe cũng như để ý đến hoàn cảnh phát ngôn. Cách này giúp chúng ta tách bạch được sự thật với giả tưởng, thực tế với tưởng tượng. H× ¶nh nh 55% Giäng nãi 38% Ng«n tõ 7% Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp của mình, chúng ta cần nắm được những thói quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn từ để không chỉ hiểu được ý đồ c ủa ng ười khác, mà còn có thể diễn đạt được ý đồ của mình một cách đa dạng, phong phú. Người giao tiếp giỏi chính là người biết kết hợp khéo léo, nhuần 2
  3. nhuyễn ngôn ngữ có âm thanh với ngôn ngữ không có âm thanh trong giao tiếp. Theo kết quả nghiên cứu của Allan Pease và Albert Melrabian (Mỹ) 1, trong giao tiếp trực tiếp, để tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì 7% là nhờ nội dung thông tin; 38% là giọng nói của người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền thông tin. 2. Giọng nói Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra xung quanh có rất nhi ều ch ất gi ọng có thể đem lại cho chúng ta những cảm giác vui vẻ. Đó là những phương thức biểu đạt đẹp đẽ. Hiện nay nói năng lưu loát khi làm vi ệc g ần nh ư đã trở thành điều bắt buộc. Vậy, để giọng nói của mình thuyết phục đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng nhất định về ngôn từ bên cạnh đó c ần ph ải chú ý xem mình nói gì và nói như thế nào. Để tạo giọng nói ấm áp, mượt mà người nói cần sử dụng cơ hoành, dây âm thanh và lượng âm tạo tiếng vang trong cổ họng, miệng và đầu. Nếu bạn là người ít có sức hút cá nhân thường không nhận ra mình nói chuyện bằng một giọng rất đơn điệu . Đây là kết quả của nhiều nguyên nhân khá phổ biến như: Nội dung tẻ nhạt, quá lệ thuộc vào tài li ệu đã chuẩn bị sẵn hoặc thiếu linh hoạt trong việc thay đổi độ cao c ủa gi ọng nói( giọng nói không có nhạc điệu). 2.1. Cách phát âm Một nguyên nhân khiến ta nói năng thiếu rõ ràng là do không ki ểm tra xem thông điệp của mình có tác động đén người nghe hay không. Trước hết, phát âm không chuẩn sẽ gây khó khăn cho người nghe trong vi ệc hi ểu ý nghĩa của lời nói, thậm chí là hiểu sai hoặc không hiểu được, đ ặc bi ệt trong trường hợp người nói và người nghe tiếp xúc với nhau lần đ ầu. Phát âm phải rõ ràng, không ngọng đặc biệt những từ mượn tiếng nước ngoài yêu cầu phát âm phải chuẩn âm. Muốn làm tốt được điều này : 1 Allan- Pease.Thuật xét người qua điệu bộ- NXB Trẻ, 1998. 3
  4. - Thực hành cách phát âm các từ bạn nói. Ví dụ: Để tập nói rõ hơn nhà hùng biện người Hy Lạp Demosthenes đã ngậm viên sỏi trong miệng và nói cho đến khi người khác có thể hiểu ông2. - Thực hành nói chậm lại. - Khi nói nên tạm ngừng một lúc cũng là biện pháp hữu ích vì nh ờ đó người nghe có thể hiểu kịp lời bạn. 2.2. Âm lượng Nếu âm lượng khi nói cứ đều đều sẽ khiến người nghe không chăm chú lắng nghe dù vấn đề có quan trọng đến đâu. Nên gi ọng nói ph ải đ ủ nghe, trong khi nói lúc thì trầm lúc bổng mới cuốn hút người nghe. Có nh ư vậy, bài phát biểu của bạn mới có sức thuyết phục khán giả. Nói quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể làm bạn mất hết sức hút đối với khán gi ả. Do đó bạn cần kiểm tra xem âm lượng giọng nói của mình quá cao hay quá th ấp. Nếu khán giả thường xuyên yêu cầu bạn nói lớn hơn thì đây là dấu hiệu bạn nói quá nhỏ. 2.3. Tốc độ nói Tốc độ nói là yếu tố làm cho bài nói hấp dẫn h ơn. Nếu nói nhanh quá, người nghe không hiểu, hoặc nói chậm quá khiến cho người nghe cảm thấy buồn ngủ. Nên khi nói phải quan sát phản ứng của người nghe để điều chỉnh cho hợp lý. 2.4. Tôn giọng Tôn giọng thường phản ánh một cách chân thật cảm xúc, tình c ảm của người nói, cho nên nó có sức truyền cảm to lớn. Cần nói bằng giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống để giúp cho việc thể hiện thông điệp một cách chính xác. Muốn thay đổi độ cao của giọng nói,cơ thể bạn cũng phải chuy ển động, bằng các phương pháp dưới đây có thể giúp bạn trong việc thay đ ổi độ cao của giọng nói: - Thở sâu hơn và thư giãn. - Nhấn mạnh vào những từ và cụm từ quan trọng 2 Andrew Leigh- Lê Huy Lâm (dịch)- Giải mã sức hút cá nhân – NXB Tổng hợp TPHCM, 2009. 4
  5. - Nói thật diễn cảm - Nhấn mạnh phần kết thúc của câu nói Lưu ý: Nhấn mạnh không nên gằn từng tiếng khi nói. Nếu giọng nói khàn hoặc the thé chúng ta hãy chú ý đến dấu hiệu né tránh của người nghe như: Nhăn mặt, bịt tai, bỏ đi ra ngoài… khi bạn nói để chúng ta có cách điều chỉnh kịp thời. Ví dụ: Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp để giải thích, thuy ết phục, hoà giải làm cho người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Giọng nói rõ ràng, dứt khoát, quyết đoán khi cần thể hiện uy lực, m ệnh l ệnh ph ải tuân thủ. Nói về những tin vui thì nên nói với giọng vui vẻ. 2.5. Nhịp điệu, ngữ điệu Trong khi nói, nhịp độ nói, cách nhấn giọng cũng có ý nghĩa quan trọng. Luôn phải nói rõ ràng, không lẩm bẩm hay liến thoắng. Tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể mà nói nhanh hay chậm. Tuy nhiên, nói nhanh quá sẽ làm người nghe khó theo dõi, còn nói chậm quá dễ làm người nghe buồn chán. Bên cạch đó cũng cần phải chú ý đến cả nhịp điệu, ngữ điệu nói, nên nói lúc trầm, lúc bổng, lúc lên giọng, xuống giọng thì lời nói mới nổi bật lên, mới hấp dẫn người nghe. Lời nói có được rõ ràng, khúc chiết, làm cho người nghe chú ý hay không phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng: biết nhấn mạnh nh ững lời quan trọng và lớt đi những lời nói phụ. Muốn nhấn giọng cho đúng c ần hiểu rõ mình muốn nói gì và suy nghĩ, đắn đo từng lời một. Tránh lạm dụng vì lơ đãng những từ lấp lỗ trống bằng những từ không có nghĩa gì c ả như "à", "ờ".. Giọng nói, tốc độ, nhịp độ nói của mỗi người bị chi phối nhiều bởi những đặc điểm về giới tính, cấu tạo thanh quản của người đó, môi trường ngôn ngữ bao quanh họ từ khi còn ấu thơ, nhưng sự rèn luy ện cũng có ý nghĩa quan trọng. 3. Trang phục Trong giao tiếp, quần áo được coi là làn da thứ hai của mỗi người, do đó việc ăn mặc như thế nào để phù h ợp với hoàn c ảnh là h ết s ức quan 5
  6. trọng. Đặc biệt trong nhưng buổi lễ xã giao chính thức, việc chúng ta ăn mặc thế nào cho thích hợp là đặc trưng cho địa v ị và thân ph ận c ủa ng ười mặc. Chính phủ cã mét sè c¸c quy ®Þnh nh sau về trang phục đối với công chức làm việc trong công sở: - Thông báo của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ) số 11/TB ngày 18-12-1992 về quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định y phục của công chức nhà nước khi đón ti ếp làm việc với khách nước ngoài và trong giờ làm việc tại công sở - Thông báo của Văn phòng Hội đồng bộ trưởng số 266/TB ngày 30- 10-1993 về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về mẫu phục nhà nước. - Quyết định 129/2007/QĐTTg ngày 28/8/2007 ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan quản lý nhà nước. - Quyết định 03/2007/QĐBNV ngày 26/2/2007 ban hành Quy tắc ứng xử của CBCNVC làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Để thể hiện tính văn minh, lịch sự, tôn trọng khách và sự tôn trọng mình mỗi cá nhân công chức, đồng thời ®ể từng bước đưa phong cách làm việc, cách ăn mặc, giao tiếp của cơ quan nhà nước vào nề nếp chính quy. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định trước mắt cần thực hiện m ột số quy ước về lễ phục nhà nước như sau: 3.1. Nguyên tắc TPP của việc ăn mặc TPP là ba chữ cái đầu của ba từ tiếng Anh: - Thời gian (time); - Địa điểm (place); - Mục đích (purpose). Nghĩa là, khi lựa chọn quần áo, và khi chúng ta nghĩ đến ki ểu dáng của quần áo, nên ta lấy ba điều cơ bản thời gian, địa điểm và mục đích làm mốc và kết hợp hài hòa cách ăn mặc cho phù hợp với ba điều cơ bản nói trên. Bốn vấn đề phối hợp trong ăn mặc 6
  7. - Phối hợp giữa trang phục và môi trường - Kết hợp quần áo và vóc dáng cơ thể - Kết hợp trang phục và độ tuổi - Kết hợp trang phục với nghề nghiệp và hoàn cảnh. 3.2. Lễ phục là trang phục chính thức mà các công chức nhà nước sử dụng trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, lễ phục phải vừa phải phù hợp với trang phục đã thành quen thuộc, phổ biến ở nhiều nước, vừa phù hợp với tập quán và phong cách c ủa Việt Nam. 3.3. Y phục trong giờ làm việc tại các công sở Công sở các cấp trong giờ làm việc, y phục của mỗi công ch ức ph ải chỉnh tề, văn minh, tiết kiệm, giản dị, nhưng nhất thiết không được tuỳ tiện, luộm thuộm, thiếu nghiêm túc và phải dần đi vào nền nếp chính quy. Mặc đẹp không phải là nhiều quần áo đẹp hay mặc những đồ đắt tiền mà là trang phục có phù hợp với hoàn cảnh, môi trường xung quanh hay không. "Hợp" chính là sự phối hợp giữa các yếu tố của người mặc với hoàn cảnh như vóc dáng, hình thể, màu da, khí chất, tuổi tác, hoàn c ảnh, nghề nghiệp, sở thích...của người mặc. Theo tôi để có được trang ph ục đẹp, lịch sự cần chú ý năm điều quan trọng trong việc cá tính hóa b ộ trang phục sau: - Tính cá thể: - Trang phục phải dựa trên những đặc điểm của bản thân. - Trang phục cũng phải sáng tạo nhưng vẫn giữ được phong cách riêng của mỗi người. - Tính chỉnh thể: Muốn có bộ trang phục hoàn chỉnh cần tinh tế trong phối hợp màu sắc, kiểu cách. Do đó khi mặc quần áo phải tuân thủ nghiêm chỉnh việc phối hợp quần áo theo những quy tắc nhất định. Ví dụ, khi mặc comple thì phải đi giầy da... - Tính chỉnh tề: Dù trong hoàn cảnh nào cũng nên chú ý 4 đi ểm d ưới đây: - Gọn gàng, ngay ngắn 7
  8. - Lành lặn - Sạch sẽ - Vệ sinh - Tính văn minh - Không mặc quá hở hang - Không mặc quần áo quá mỏng - Không mặc quá chật - Không mặc quá ngắn -Tính kỹ năng Trong lựa chọn trang phục chủ yếu để học cách phục trang và phải tuân thủ cách mặc phục trang. Ví dụ, nam giới nên mặc comple một hàng cúc, nếu hai hàng cúc thì chỉ cài cúc bên trên, nếu ba hàng cúc thì cài một cúc giữa hoặc hai cúc bên trên. Khi mặc comple phải đeo cà v ạt, áo s ơ mi bên trong phải cài cúc cổ.... Nữ khi mặc váy, gấu tất phải được váy che kín, không để lộ ra ngoài váy khi đi lại.... 4. Ánh mắt Ánh mắt có tác dụng quan trọng nhất và chiếm vị trí chủ yếu trong khả năng biểu cảm của khuôn mặt. Ánh mắt được xem là cửa sổ c ủa tâm hồn. Ánh mắt phản ánh tâm trạng, xúc cảm, tình cảm của con người nh ư vui, buồn, tức giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm. Ánh mắt cũng có th ể cho ta biết mong muốn, ý nghĩ của người đối thoại. Ánh mắt không ch ỉ b ộc l ộ tâm hồn của con người mà còn là con đường ch ủ y ếu mà qua đó các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài là do mắt cung cấp. Vậy, khi dùng ánh mắt để biểu thị hay truyền đạt điều gì đó trong giao tiếp, ta ph ải chú ý một số vấn đề sau: 4.1.Thời gian nhìn Trong giao tiếp, một số người tạo cho người khác cảm giác rất dễ chịu, ngược lại không ít người tạo cho người khác cảm giác khó ch ịu, không thoải mái thậm chí không muốn giao tiếp. Đi ều này liên quan t ới thời gian ngắn dài của ánh mắt nhìn. Thời gian tiếp nhận ánh mắt trực tiếp của người giao tiếp không thể vượt quá 13% tổng thời gian của cuộc nói 8
  9. chuyện3, khoảng thời gian này được coi là thích hợp để thu hút đối phương, đồng thời đủ để thể hiện sự quan tâm tới người giao tiếp. Ví d ụ: khi đưa tay ra thân mật bắt tay đối ph ương mà ánh m ắt l ại nhìn đi ch ỗ khác, nhất định đối phương sẽ cho rằng bạn không có chút thành thật nào cả. Vì đôi mắt thường phản ánh tính chất của việc bắt tay. Cũng có nghĩa là chỉ ánh mắt mới có thể biểu đạt được hàm nghĩa chính xác c ủa vi ệc b ắt tay. Do vậy, đối với người chưa quen không nên nhìn chằm ch ằm vào m ắt người đối thoại. Nếu có thiện cảm với người đối thoại, có th ể luôn luôn nhìn đối phương để thiết lập quan hệ giao tiếp tốt giữa hai bên. Với cách nói chuyện như vậy phải dành ít nhất khoảng 50% - 60% th ời gian đ ể chú ý đến đối phương trong cuộc đối thoại. Vì nếu trong cuộc đàm thoại mà thái độ, tâm tư không tập trung, hay nhìn ngang nhìn ngửa, ho ặc x ấu h ổ không dám nhìn thẳng người đối thoại thì rất khó có thể tạo sự tin tưởng cho người đối thoại. 4.2. Vị trí nhìn Nhìn vào vị trí nào của đối phương cũng là những cách truy ền đạt thông tin khác nhau. Tùy thuộc vào người nói chuyện và hoàn c ảnh mà ánh mắt hướng đến những vị trí không giống nhau. Ví dụ: Giao tiếp trong công việc, đàm phán hay làm ăn thì ánh mắt nên hướng tới khu vực đỉnh đầu, trán và phần giữa hai mắt. Cách nhìn này làm cho người khác thấy được sự quan trọng, nghiêm túc của cuộc g ặp gỡ, đồng thời cũng thể hiện sự tôn trọng đối phương và thể hiện thành ý của mình. Hoặc trường hợp giao tiếp trong tiệc trà, vũ hội, dự tiệc... ánh mắt lại phải hướng tới chỗ giữa mắt và miệng trên khuôn mặt. Cách nhìn này t ạo cho người khác cảm giác dễ chịu, thoải mái và cũng rất lịch sự. Khi đối mặt, gặp gỡ giao tiếp với những người h ơn mình về tu ổi tác, địa vị hay cấp trên... thì chỗ đứng và chỗ ngồi cũng nên chọn những vị trí thấp hơn; hứng mắt kính nể, ngưỡng mộ tới đối phương, như vậy sẽ dành được thiện cảm tốt của đối phương. 3 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý – Chuẩn mực giao tiếp thời hội nhập – NXB Lao động & Xã hội, 2008. 9
  10. 4.1.3. Cách nhìn Trong giao tiếp chính thức có rất nhiều cách nhìn đối phương: - Nhìn thẳng Nhìn thẳng là nhìn trực tiếp vào đối tượng giao tiếp. Đây là cách nhìn thể hiện sự thành thật, tôn trọng thích h ợp với mọi hoàn c ảnh giao tiếp. Nếu nhìn thẳng vào mắt người đối thoại (gọi là cách nhìn đối mắt) thể hiện sự rộng rãi, phóng khoáng, thành thật của bản thân. - Nhìn căm chú Là một dạng nhìn đặc biệt của của cách nhìn th ẳng. Tập trung toàn bộ ánh mắt vào đối tượng, thể hiện sự chăm chú, tôn trọng. - Nhìn chằm chằm Mắt nhìn không rời, ánh mắt nhìn như đông cứng vào một bộ phận nào đó của người đối thoại, biểu hiện sự xuất thần hoặc khiêu khích. - Nhìn trống rỗng Đây cũng là một kiểu nhìn thẳng, nhưng ánh mắt nhìn về nơi xa không tập trung. Cách nhìn này thể hiện một số trạng thái tâm lý nh ư nhút nhát, lo lắng, băn khoăn, bần thần, mệt mỏi, hoặc thể hiện sự vô vị, không suy nghĩ. - Nhìn đảo mắt - Nhìn liếc - Nhìn nheo mắt - Nhìn lơ đãng Tóm lại, khi nói ánh mắt đem đến những hiệu qủa: - Tạo mối liên hệ gần gũi, thân thiện với người nghe; - Tạo sự sinh động khi nói; - Nhấn mạnh những điểm quan trọng; - Giúp lời nói dễ hiểu hơn; - Bao quát được người nghe. Vì vậy, trong giao tiếp nhất thiết phải biết sử dụng mắt, bi ết giao tiếp bằng mắt. Có cái nhìn làm người nghe cảm thấy tự tin, thoải mái, g ần 10
  11. gũi, nhưng cũng có cái nhìn gây lo lắng, phân vân. Để sử dụng mắt có hiệu quả, cần tránh một số điểm sau đây: - Nhìn thẳng vào người đối thoại: - Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt - Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một các vụng trộm - Không nheo mắt hoặc nhắm mắt cả hai mắt trước mặt người khác. Trong các cách nhìn, nheo mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt là một cách nhìn có nhiều ý nghĩa. Trước mặt những người không thật quen biết, bạn không nên làm như thế. Trong một cuộc chuyện trò, hãy duy trì sự tiếp xúc bằng mắt từ 50 đến 60% thời gian khi nói, và từ 75 đến 85% thời gian khi nghe (xem phần giải thích trang 8). 5. Nét mặt Nét mặt biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, hoài nghi... Nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người vô tư, lạc quan, yêu đời thì nét mặt thường vui vẻ, người vất vả, phải lo nghĩ nhiều thì vẻ mặt thường căng thẳng, trầm tư... Trong giao tiếp, cùng với nụ cười, nét mặt là y ếu t ố th ường đ ược người khác chú ý quan sát, nó góp phần quan trọng vào việc tạo nên hình ảnh trong con mắt người khác. Có hai yếu tố quyết`định kh ả năng biểu cảm của khuôn mặt, là tốc độ biến đổi và sự phối hợp biểu cảm. 5.1.Cách biểu cảm qua lông mày - Lông mày nheo lại: Hai bên lông mày nheo l ại gần nhau, bi ểu th ị s ự lúng túng, không tán thành không vui. - Lông mày nhướn lên: Đỉnh lông mày nhướn lên biểu thị sự kinh ngạc, khủng hoảng. - Lông mày trễ xuống: Đôi lông mày hạ xuống, biểu thị sự phẫn nộ, tức giận - Lông mày khiêu khích: Một bên lông mày cao hơn, biểu th ị có câu hỏi nghi vấn. 5.2.Cách biểu cảm qua miệng 11
  12. - Miệng há to: Biểu thị sự kinh ngạc sợ hãi - Miệng cắn chặt lại: Miệng và môi ngậm chặt lại, biểu th ị s ự t ự hiểu, tự tỉnh ngộ, tự suy nghĩ... - Miệng chúm chím: Biểu thị sự nỗ lực hoặc kiên trì - Bĩu môi: Biểu thị sự khinh rẻ, coi thường. 5.3.Cách biểu cảm qua cằm - Cằm thu lại về phía sau, biểu thị sự nín nhịn, chịu đựng; - Cằm bạnh ra - mệt mỏi; - Cằm nhọn ra, biểu thị thái độ công kích; - Cằm hướng ra phía trước - sự tự cao - Cằm hướng về phía người khác- kiêu ngạo, ngang ngược. 5.4.Cách biểu cảm qua mũi - Hếch mũi lên: Tự cao, tự đại, bướng bỉnh. - Co mũi lại: Biểu thị sự ghét bỏ - Nhăn mũi: Biểu hiện sự hiếu kỳ - Khịt mũi : Biểu hiện sự khinh thường, kỳ thị. - Vuốt mũi, xoa mũi: Biểu thị sự thân thiết, coi trọng 5.5.Cách biểu cảm qua tai - Nghiêng tai: Biểu thị sự chú ý - Tai chấn động, rung: Biểu thị sự chú ý - Bịt tai: Biểu thị sự cự tuyệt - Sờ tai :Biểu thị sự thân thiết. Qua cách biểu hiện nét mặt ở các hình bên, Anh/chị thử đoán người nói đang có tâm trạng, thái độ gì? 12
  13. 6. Miệng Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Cười là hoạt động chủ yếu của cơ miệng, có khả năng thể hiện tình cảm một cách rõ ràng nhất. Cười là sự v ận động và phối hợp giữa mắt, mày, miệng và các cơ mặt. Nụ cười không ch ỉ bi ểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả nh ững nét tính cách nh ất đ ịnh của họ nữa. Nụ cười chẳng những đem lại cho người khác cảm giác thoải mái, tự tin, mà còn làm cho họ cảm thấy đây là tín hiệu của s ự t ốt lành, của tình hữu hảo và lòng chân thành. Như vậy, nụ cười biểu hiện thái độ tích cực của chúng ta, là "lời" mời chào hữu hiệu nhất, nó có thể giải toả cả những ý tưởng đối địch ở người khác. Trong giao tiếp, có lẽ không có gì dở bằng một bộ mặt cau có, lầm lì, lạnh lùng, không biết mỉm cười. Tuy nhiên, có nhiều nụ cười khác nhau ví dụ: cười mỉm, cười tươi, cười to, cười giận, cười điên loạn, cười đau khổ, cười ngốc nghếch, c ười châm biếm, cười gằn, nụ cười nghiêng mắt hướng lên... và không ph ải nụ cười nào cũng tốt. Nụ cười phải tự nhiên, chân thành, phù hợp hoàn cảnh thì mới có hiệu quả. 6.1. Cách cười - Khi cười ngôn ngữ cử chỉ và hành động phải có sự biểu hiện thống nhất tình cảm giữa ngôn ngữ và hành động cơ thể. Nụ cười tự nhiên tạo ra những nếp nhăn đặc trưng quanh mắt, những người không chân th ật ch ỉ cười bằng miệng. - Phải thể hiện khí chất nho nhã của nụ cười. - Biểu cảm hợp lý, các đường nét biểu hiện của nh ững b ộ ph ận th ể hiện một cách hài hòa hợp lý, nếu không nụ cười sẽ trở thành mi ễn cưỡng. 6.2. Những điều cấm kỵ khi cười trong giao tiếp. - Cười giả: Miệng cười mà da mặt không cười - Cười nhạt: Hàm ý phẫn nộ, châm biếm, bất mãn 13
  14. - Cười nịnh bợ: Một nụ cười có mục đích nhất định, không xuất phát từ nội tâm. - Cười quê kệch: Một nụ cười ngượng ngập, xấu hổ, nhút nhát khi gặp gỡ. - Cười thầm: Thể hiện đang giấu diếm một điều gì đó hoặc hàm ý thỏa mãn vì đã hại được người khác. - Cười dữ dằn: Khuôn mặt thể hiện sự hung ác, phẫn nộ, dọa dẫm... Theo Giáo sư William trường Đại học Stanford thì càng lớn tuổi, chúng ta càng nghiêm nghị hơn với cuộc sống. Người lớn cười trung bình 15 lần một ngày; còn trẻ chưa đến tuổi đi học cười trung bình 400 l ần m ột ngày4. 7. Tư thế Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có th ể xem nó nh ư cái khung hay nền cho hình ảnh của chúng ta. Một người có v ẻ b ề ngoài đ ẹp, cơ thể khoẻ mạnh nhưng tư thế không đường hoàng thì vẻ đẹp đó cũng kém phần giá trị. Trong giao tiếp, có ba tư thế chủ yếu: đi, đứng và ngồi. Người xưa đã nhận thức được tầm quan trọng của tư thế đi, đứng, ngồi. Họ cho rằng, đã là người quân tử thì phải: "đi như gió, đứng như cây thông và ngồi như chuông". Đó chính là sự khái quát vẻ đẹp của tư thế trong giao tiếp. Tư thế đứng Yêu cầu: - Ngực thẳng, bụng thót lại, đầu ngẩng cao; - Đứng thẳng, hai mắt nhìn về phía trước, dung nhan tươi tỉnh; - Hai vai thả tự nhiên, tay phải đặt lên tay trái; - Nam giới khi đứng, hai chân nhất định phải để bằng nhau, kho ảng cách bằng nhau, tư thế thẳng, vai hơi hướng về phía sau thả lỏng tự nhiên, đầu ngẩng cao, hai tay thả lỏng tự nhiên hai bên đùi; - Nữ khi đứng ngực phải hướng về phía trước, thu bụng lại, mắt nhìn về phía trước, hai tay để tự nhiên, không dạng chân. 4 Allan & Barbara Pease - Lê Huy Lâm(dịch)- Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể- NXB Tổng hợp TPHCM, 2008. 14
  15. Tư thế ngồi Khi ngồi tư thế phải nghiêm chỉnh, vững chãi . Trong những quan hệ giao tiếp chính thức, dù là ngồi trên ghế thường hay trên gh ế đ ệm sa lông, tốt nhất không nên ngồi choán hết chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng để tỏ ra là người có tinh th ần cao và đang s ẵn sàng ti ếp chuyện. Nếu ngồi lâu, cảm thấy mệt, có thể tựa lưng, nhưng không đ ược duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi. Khi ngồi, tay đặt lên tay vịn của ghế hoặc lên đùi, hoặc lên bàn nếu có bàn ở phía trước; hai chân nên khép lại, nam giới có thể bắt chéo chân nhưng không ngếch chân quá cao, không rung chân, nữ giới có thể gác bàn chân lên nhau nhưng không được duỗi thẳng ra phía trước. Các tư thế ngồi nên tránh Tư thế đi lại Đi lại nhẹ nhàng mà chắc chắn, ngực hướng về phía trước, đầu ngẩng cao, vai thả lỏng, hai mắt nhìn thẳng, dung nhan t ươi t ỉnh, tự nhiên. Nữ giới đi hình chữ nhất (hai chân đi thành một đường th ẳng, không b ước quá rộng). Nam giới khi đi hai bước chân tạo thành hai đường thẳng, nhưng hai đường thẳng này không nên cách quá xa nhau. 8. Cử chỉ tay Tay có khả năng biểu đạt và miêu tả nội tâm rất lớn. Cử chỉ tay thường dùng là: - Tay thả lỏng tự nhiên. Một là lòng bàn tay h ướng vào bên trong nắmvào nhau để ở trước bụng. Hai là, Hai tay buông thẳng, lòng bàn tay hướng vào trong, hai tay để ở bên đùi. 15
  16. - Tay để phía sau, hai cánh tay để ra phía sau, hai tay đặt giao nhau, ngẩng cao đầu, ngực hướng về phía trước. Chúng ta thường th ấy ở t ư th ế đứng hay đi lại. - Tay cầm vật gì đấy, có thể dùng hai tay hoặc một tay khi cầm một vật gì đó ví dụ như cầm bút, micro... động tác cầm tự nhiên, ngón tay n ắm chặt, không nên dùng ngón út và ngón áp út để cầm. - Vỗ tay, là động tác biểu thị hoan nghênh, chúc mừng...lòng bàn tay phải hướng xuống dưới, vỗ tay theo nhịp, bàn tay phải vỗ vào lòng bàn tay trái. - Khen, dùng để biểu dương người khác. Giơ tay phải ra ngón cái giương thẳng lên, đầu ngónn tay hướng lên trên, chỉ bàn tay về hướng người được khen. Nếu ngón cái của tay phải thẳng đứng và ch ỉ về h ướng ngược lại với hướng của người khác, chính là chỉ sự tự cao tự đại, hoặc coi thường. Nếu ngón cái hướng về đầu mũi của mình biểu thị sự tự cao, không thể có ai hơn mình. - Chỉ, dùng để chỉ dẫn cho khách, hoặc ch ỉ ph ương h ướng. Dùng tay phải hoặc trái giơ lên ở mức độ cao nhất định, 5 ngón tay chụm lại, lòng bàn tay hướng lên trên, lấy khuỷu tay làm trục giơ cánh tay v ề m ột h ướng nhất định. Khi sử dụng cử chỉ bằng tay lưu ý một số điều cấm kỵ như sau: - Trước mặt người khác không gãi đầu, vò tai, cậy g ỉ m ắt, ngoáy mũi, xỉa răng, gãi ngứa, gãi chân, hai tay khua khoắng, sờ mó, t ựa người,đặt để không đúng chỗ, cắn móng tay, vê gấu áo, ngửa cổ, đút tay vào túi... - Cử chỉ được coi là không lễ độ: lòng bàn tay hướng xuống dưới khi cử động bàn tay, dùng một ngón tay trong bốn ngón tay ngoài ngón cái ra để chỉ hay chào người khác... 9. Khoảng cách 16
  17. Trong giao tiếp, khoảng cách giữa người nói và người đối thoại cũng có những ý nghĩa nhất định. Chúng ta tiến đến sát gần một người b ạn thân để trò chuyện nhưng dừng lại ở một khoảng cách nh ất định khi đó là m ột người chưa thật quen biết. Theo nhiều nhà giao tiếp học (Erdward Hall, Allan Pease v.v..) sự tiếp xúc giữa con người diễn ra trong bốn vùng khoảng cách sau đây: - Khoảng cách công cộng (khoảng trên 3,5m) Khoảng cách này thích hợp với các cuộc tiếp xúc với đám đông t ụ t ập lại thành từng nhóm. Ví dụ: Khi bạn nói chuy ện tại cuộc mít tinh, di ễn thuyết trước công chúng thì khoảng cách thuận lợi nhất từ nơi bạn đứng đến dãy bàn đầu tiên dành cho người nghe là trên 3,5m. - Khoảng cách xã giao (khoảng 1,2m - 3,5m). Đây là vùng khoảng cách thường được chúng ta duy trì khi tiếp xúc với những người xa lạ. Ví dụ, khi chúng ta hỏi giờ, hỏi đường v.v... - Khoảng cách cá nhân (khoảng,460cm - 1,2m) Chúng ta thường đứng cách người khác ở khoảng cách này khi cùng họ tham dự các bữa tiệc, khi giao tiếp ở cơ quan hay khi gặp mặt bạn bè. - Khoảng cách riêng tư (từ 15cm - 46cm) Đây là vùng khoảng cách khi tiếp xúc với những người có quan h ệ thâm mật, thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè thân, người yêu, bà con gần. Về các vùng khoảng cách trong giao tiếp được nêu ở trên, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây: - Thứ nhất, các vùng khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, những người đến từ những nền văn hoá khác nhau thường có vùng giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, người ta nhận th ấy rằng nhi ều người Châu Âu có vùng riêng tư hẹp hơn người Mỹ. Hơn nữa, vùng riêng tư của cư dân sống ở thị thành cũng hẹp hơn vùng riêng tư của cư dân sống ở nông thôn. 17
  18. - Thứ hai, trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý chọn khoảng cách cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ. - Thứ ba, tuỳ theo mục đích giao tiếp có th ể thay đổi khoảng cách cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt mục đích. Ví dụ: Lần đầu gặp, theo phép xã giao, cần giữ khoảng cách ở một mức độ nào đó để đảm bảo tính nghiêm túc, lịch sự. Tuy nhiên, khi muốn tạo không khí gần gũi, thân mật, không xa cách thì có thể chủ động thu hẹp khoảng cách. - Thứ tư, trong quá trình giao tiếp nên linh hoạt thay đổi khoảng cách cho phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp với công dân và tổ chức nên giữ khoảng cách công cộng, khoảng cách xã hội và khoảng cách cá nhân. Nếu chúng ta không tuân thủ vùng khoảng cách, thì dễ làm cho người khác khó chịu,và đánh giá là không nghiêm túc. Ví dụ: Khi ngồi đối diện hay cạnh người đối thoại, lúc thì bạn ng ồi thẳng, lúc thì bạn hơi rướn hay nghiêng người về phía họ (thu h ẹp kho ảng cách) để tạo cảm giác là bạn rất quan tâm chú ý lắng nghe (xem ph ần kỹ năng lắng nghe). Hay khi thuyết trình, khoảng cách thích hợp giữa bục đứng và dãy bàn đầu nơi cử toạ ngồi là khoảng cách thuộc vùng xã hội hay công cộng, nhưng trong quá trình diễn thuyết, để tạo cảm giác thân mật, gần gũi, có thể đi lại, rời bục nói và đi tới gần cử toạ. Như vậy, việc sử dụng khoảng cách như là một phương tiện giao tiếp là một việc không đơn giản. Nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh t ế, linh hoạt và nghệ thuật trong giao tiếp. 10. Vị trí Sự sắp đặt bàn và chỗ ngồi trong giao tiếp cũng phản ánh mối quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau. Nếu có một bàn và hai người thì cũng có nhiều cách để họ ngồi với nhau. Sau đây là m ột số v ị trí ph ổ bi ến trong trường hợp này. 18
  19.  Vị trí góc Cách ngồi này phù hợp với những câu chuyện tế nhị và lịch sự, nó cho phép hai người có thể nhìn vào nhau và cũng có th ể không nhìn vào nhau nếu muốn. Góc bàn có tác dụng như một chướng ngại vật cho mỗi bên, làm cho mỗi bên cảm thấy yên tâm, tự tin, thoải mái hơn, không dè dặt khi nói chuyện, nhưng cũng không quá xa cách. Cách ngồi này ti ện l ợi những cuộc gặp riêng để tư vấn, khuyên bảo hay thuyết phục. Vị trí góc  Vị trí hợp tác Vị trí hợp tác có hai cách ngồi: + Cách ngồi thứ nhất (vị trí hợp tác 1): Hai người ngồi bên c ạnh nhau và cùng quay về một hướng, nó không cho phép họ quan sát t ất c ả các dấu hiệu phi ngôn ngữ của nhau. Cách ngồi này cho thấy, họ đã đặt niền tin vào nhau, ý kiến họ đã tương đối thống nhất. Đây là v ị trí th ường g ặp khi đại diện của hai phái đoàn họp báo sau đàm phán thành công. + Cách ngồi thứ hai (vị trí hợp tác 2) : Hai người ngồi đối diện nhau, bàn chỉ có tác dụng như chỗ để giấy tờ. Cách ngồi này cho th ấy ý ki ến giữa hai người, về cơ bản là thống nhất và họ rất thẳng thắn với nhau. Vị trí hợp tác  Vị trí cạnh tranh. Hai người ngồi đối diện nhau, giữa họ có cái bàn có tác dụng nh ư một chướng ngại phòng thủ. Vị trí này thường gặp khi hai người có vấn đề cần tranh luận, khi nói chuyện thẳng thắn với nhau. 19
  20. Vị trí cạnh tranh  Vị trí độc lập Cách sắp xếp này không phải để đối thoại. Khi một người chọn cách ngồi này có nghĩa là người đó không muốn bắt chuyện, không muốn bị quấy rầy. Cách bố trí chỗ ngồi như thế này thường rất thấy trong thư viện, hay trong cửa hàng ăn uống giữa những người không quen biết. Cho nên, khi muốn nói chuyện cởi mở với một ai đó thì không nên chọn vị trí này. Vị trí độc lập Giao tiếp phi ngôn từ rất quan trọng và cần được sử d ụng, vận dung một cách phù hợp để đem lại hiệu quả cao. Hiểu biết về giao ti ếp phi ngôn từ có thể giúp ta nâng cao kỹ năng giao tiếp, giúp ta truy ền đạt nh ững biểu hiện thích hợp và nhạy cảm hơn với những điều người ta khác thực sự muốn nói, ít nhất cũng giúp ta tránh được những cản trở trong khi giao tiếp. Tóm lại để giúp ngôn ngữ cơ thể trở nên hấp dẫn chúng ta cần chú ý đến cách biểu cảm sau đây: Gương mặt: Gương mặt đầy sức sống và xem việc mỉm cười là một phần trong kho tàng ngôn ngữ hàng ngày của bạn. Hãy nhớ để lộ răng. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2