Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
lượt xem 14
download
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí với thời lượng 60 tiết là mô đun cơ bản nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về cơ cấu phân phối khí trên ô tô trong chương trình đào tạo nghề Công nghệ Ô tô cho sinh viên cao đẳng nghề tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
- LỜI NÓI ĐẦU Mô đun Sửa chữa và bảo dƣỡng cơ cấu phân phối khí với thời lƣợng 60 tiết là mô đun cơ bản nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về cơ cấu phân phối khí trên ô tô trong chƣơng trình đào tạo nghề Công nghệ Ô tô cho sinh viên cao đẳng nghề tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Nam Định. Giáo trình“Sửa chữa và bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí”đƣợc biên soạn trên cơ sở chƣơng trình khung về đào tạo nghề Công nghệ ô tô đã đƣợc Nhà trƣờng phê duyệt.Giáo trình đƣợc xây dựng theo các bài học; mỗi bài học đều trang bị những kiến thức lý thuyết giúp cho sinh viên nắm vững đƣợc cấu tạo, nguyên lý hoạt động, những hiện tƣợng hƣ hỏng, nguyên nhân ngây ra và cách khắc sửa chữa. Ngoài ra trong các bài học còn trang bị các kiến thức về thực hành hành tháo, lắp, kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí của các xe ô tô hiện đang phổ biến lƣu hành, tạo điều kiện cho sinh viên có thể rèn luyện đƣợc kỹ năng thực hành sửa chữa, đáp ứng yêu cầu trình độ kỹ năng nghề. Ngoài ra, giáo trình cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến việc tháo, lắp, kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí trên xe ô tô. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc để chúng tôi tiếp tục đƣợc bổ sung nhằm nâng cao chất lƣợng của tài liệu, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao đối với việc đào tạo kỹ năng nghề 1
- MỤC LỤC BÀI SỐ 01 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ..........................................................................1 1.1. Nhiệm vụ ............................................................................................................... 1 1.2. Phân loại ................................................................................................................ 1 1.2.1. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp .................................................................. 1 1.2.2. Cơ cấu phân phối khí dùng van trƣợt ............................................................. 3 1.2.3. Cơ cấu phân phối khí hỗn hợp ....................................................................... 4 1.3. Cấu tạo chung ........................................................................................................ 4 1.3.1. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp đặt ............................................................. 4 1.3.2. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo ........................................................... 4 1.4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí ............................... 8 1.4.1. Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo dùng trên động cơ TOYOTA ................................................................................................................. 8 Câu hỏi ôn tâp ............................................................................................................ 14 BÀI SỐ 02: SỬA CHỮA CỤM XUPÁP........................................................................15 A. lý thuyết liên quan ................................................................................................. 15 2.1. Xupáp .................................................................................................................. 15 2.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo ................................................ 15 2.1.2. Phân loại ....................................................................................................... 16 2.1.3. Cấu tạo.......................................................................................................... 17 2.2. Đế xupáp ............................................................................................................. 20 2.2.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo ............................................ 20 2.2.2. Phân loại ....................................................................................................... 20 2.2.3. Cấu tạo.......................................................................................................... 20 2.3. Lò xo, đĩa lò xo xupáp ......................................................................................... 22 2.3.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo ............................................ 22 2.3.2. Phân loại ....................................................................................................... 22 2.3.3. Cấu tạo.......................................................................................................... 23 2.4. Ống dẫn hƣớng .................................................................................................... 24 2.4.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo ............................................ 24 2.4.2 Cấu tạo........................................................................................................... 24 2.5. Phớt chắn dầu thân xupáp ................................................................................... 25 2.5.1. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 25 2.5.2. Các loại phớt chắn dầu thân xupáp .............................................................. 26 2.6. Điều khiển xoay xupáp ........................................................................................ 26 2.6.1. Tác dụng ....................................................................................................... 26 2.6.2. Các phƣơng pháp điều khiển xoay xupáp .................................................... 26 2.7. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng, phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa chi tiết .... 28 2.7.1. Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng ........................................................... 28 2.7.2. Phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa ...................................................................... 29 2.7.2.1. Kiểm tra xupáp .......................................................................................... 29 2.8. Sửa chữa cụm xupáp ........................................................................................... 35 2.8.1 Sửa chữa xupáp ............................................................................................. 35 2.8.2. Sửa chữa bệ đỡ xupáp ................................................................................. 39 2.8.3. Sửa chữa ống dẫn hƣớng xupáp ................................................................... 40 2.8.4. Sửa chữa lò xo xupáp ................................................................................... 43 2
- Câu hỏi ôn tập .............................................................................................................44 BÀI SỐ 03 SỬA CHỮA CON ĐỘI VÀ CÒ MỔ .......................................................... 45 3.1. Con đội .................................................................................................................45 3.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo .............................................45 3.1.2. Phân loại ........................................................................................................46 3.1.3. Cấu tạo ..........................................................................................................46 3.2. Đũa đẩy ................................................................................................................48 3.2.1 Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo ..............................................48 3.2.2. Cấu tạo ..........................................................................................................49 3.3. Cò mổ (đòn gánh).................................................................................................49 3.3.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo .............................................49 3.3.2. Cấu tạo ..........................................................................................................50 3.4. Sửa chữa các chi tiết.............................................................................................51 3.4.1. Sửa chữa con đội ...........................................................................................51 3.4.2. Sửa chữa đũa đẩy .........................................................................................51 Câu hỏi ôn tập .............................................................................................................52 BÀI SỐ 04: SỬA CHỮA TRỤC CAM VÀ DẪN ĐỘNG CAM ................................... 53 4.1. Trục cam...............................................................................................................53 4.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo .............................................53 4.1.2. Phân loại trục cam .........................................................................................54 4.1.3. Cấu tạo ..........................................................................................................55 4.2. Dẫn động trục cam ...............................................................................................56 4.2.1. Dẫn động bằng bánh răng .............................................................................57 4.2.2. Dẫn động bằng xích ......................................................................................57 4.2.3. Dẫn động bằng đai: .......................................................................................58 4.3. Pha phân phối khí .................................................................................................59 4.3.2. Điều khiển góc pha phối khí tự động theo tốc độ động cơ ...........................60 4.4. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng, phƣơng pháp kiểm tra, sửa chữa .................63 4.4.1. Hiện tƣợng và nguyên nhân hƣ hỏng ............................................................63 Câu hỏi ôn tập .............................................................................................................70 BÀI SÓ 05: BẢO DƢỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ .............................................. 71 5.1. Mục đích...............................................................................................................71 5.2. Nội dung bảo dƣỡng .............................................................................................71 5.3. Bảo dƣỡng định kỳ cơ cấu phân phối khí ............................................................72 5.3.1. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp ......................................................72 5.3.2. Đặt cam .........................................................................................................80 5.3.3. Kiểm tra, điều chỉnh độ căng đai cam ...........................................................83 5.4. Quy trình tháo, lắp kiểm tra cơ cấu phối khí trên đông cơ DAEWOO LANOS 85 5.4.1. Các chi tiết chính trong cơ cấu phân phối khí trên đông cơ .............................85 5.4.2. Quy trình tháo, lắp kiểm tra ..........................................................................86 Câu hỏi ôn tập .............................................................................................................99 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔ ĐUN ..............................................................................100 3
- MÃ BÀI TÊN BÀI: THỜI LƢỢNG (GIỜ) Lý thuyết Thực hành MD 05 01 CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ 3 7 MỤC TIÊU THỰC HIỆN Sau khi học xong ngƣời học có khả năng - Trình bày đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên lý hoạt động của các loại cơ cấu phân phối khí. - Nhận dạng đúng các bộ phận của cơ cấu phân phối khí. - Tháo lắp cơ cấu phân phối khí đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. NỘI DUNG BÀI HỌC A. Lý thuyết liên quan 1.1. Nhiệm vụ Cơ cấu phối khí có nhiệm vụ nạp đầy không khí hoặc hỗn hợp khí vào trong buồng cháy và thải sạch khí đã cháy ra khỏi buồng cháy trong quá trình làm việc của động cơ, với yêu cầu các xupáp đóng mở đúng thời kỳ và đúng thứ tự làm việc của động cơ. 1.2. Phân loại 1.2.1. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp 1.2.1.1. Cơ cấu phối khí kiểu xupáp đặt 1. Trục cam 2. Con đội 3 Lò xo xupáp 4. Xupáp 5. Nắp máy 6. Thân máy Hình 5.1.1 Sơ đồ cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp đặt Loại cơ cấu phân phối khí này có trục cam và xupáp đặt ở thân máy. Các cụm ống hút và ống xả đƣợc lắp ở thân máy * Ƣu điểm 1
- Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ vì không dùng đũa đẩy và giàn cò mổ. Loại này trƣớc đây hay dùng trên các động cơ ôtô. *Nhƣợc điểm - Không thể thiết kế để động cơ có tỷ số nén cao nhằm tăng công suất của động cơ (tỷ số nén của động cơ càng cao thì công suất phát ra càng lớn) - Thể tích buồng đốt thƣờng lớn và lạnh nên nhiên liệu không đƣợc đốt cháy hoàn toàn, đồng thời giảm hiệu suất nhiệt của động cơ. - Việc điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp khó khăn hơn kiểu xupáp treo. 1.2.1.2. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo Hình 5.1.2 Cơ cấu phối khí kiểu xu páp treo 1. Đầu cò mổ 2. Cò mổ 3. Trục cò mổ 4. Gối đỡ trục cò mổ 5. Lò xo xu páp 6. Nắp máy 7. Xu páp 8. Đũa đẩy 9. Con đội 10. Trục cam Loại cơ cấu phân phối khí này có xupáp đặt trên nắp máy còn trục cam có thể đặt ở nắp máy hoặc thân máy. Loại này có thể thiết kế động cơ có tỷ số nén cao hơn kiểu xupáp đặt nên công suất của động cơ cao hơn. Loại này có một số ƣu điểm sau: - Buồng cháy nhỏ gọn nên giảm đƣợc tổn thất nhiệt. - Có thể tăng tỷ số nén của động cơ. - Giảm đƣợc sức cản dòng khí nạp và thải nên có thể tăng hệ số nạp từ 5 7%. - Việc tháo lắp và kiểm tra, điều chỉnh dễ dàng Vì các ƣu điểm trên nên hiện nay hầu hết động cơ ô tô sử dụng cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo. 2
- 1.2.2. Cơ cấu phân phối khí dùng van trƣợt Hình 5.1.4 Cơ cấu phân phối khí dùng van trƣợt Cơ cấu phân phối khí loại này dùng piston để đóng/mở cửa nạp, cửa xả và cửa quét khí. Các cửa nạp, cửa xả và cửa quét khí đƣợc bố trí bên thành xilanh (hình 5.1.4). Ƣu điểm: Kết cấu đơn giản vì không dùng xupáp nên không có trục cam, con đội, cò mổ, .... Nhƣợc điểm: - Xilanh phải gia công các lỗ nạp, thải và quét khí nên giảm độ bền cơ học - Phải định vị miệng xéc măng tránh vị trí các lỗ. Nếu miệng xéc măng trùng vào vị trí các lỗ nêu trên sẽ bị mắc kẹt hoặc gẫy xéc măng. - Bôi trơn cho xilanh khó khăn, hiệu quả thấp do hộp trục khuỷu là khoang nạp nên không chứa dầu bôi trơn. Trên động cơ loại này, xilanh đƣợc bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu. - Có sự tổn hao công suất do hỗn hợp khí - nhiên liệu bị nén trong giai đoạn đóng kín cửa nạp đến khi piston mở cửa quét. Loại này hiện nay rất ít dùng, chỉ còn tồn tại trên một số động cơ xe máy hai kỳ. 3
- 1.2.3. Cơ cấu phân phối khí hỗn hợp 1. Cửa quét 2. Xilanh 3. Piston 4. Xupáp xả Hình 5.1.5 Sơ đồ cơ cấu phân phối khí hỗn hợp Cơ cấu phân phối khí loại này dùng piston đóng/mở cửa nạp và cửa quét, dùng xupáp đóng mở cửa xả. Trên xilanh gia công các lỗ 1 tạo thành các cửa quét khí. Khi piston 3 đi lên, mở cửa nạp thì hỗn hợp không khí-nhiên liệu đƣợc nạp vào buồng trục khuỷu (phía dƣới piston). Cuối giai đoạn giãn nở, khi piston mở cửa quét thì hỗn hợp khí-nhiên liệu đƣợc nạp vào xilanh đồng thời đẩy khí đã cháy ra ngoài qua xupáp xả 4 (thực hiện quá trình thay khí) 1.3. Cấu tạo chung 1.3.1. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp đặt Bao gồm các bộ phận sau: Trục cam, bánh răng cam, con đội, vít điều chỉnh khe hở nhiệt, xupáp, ống dẫn hƣớng xupáp, bệ đỡ xupáp, lò xo xupáp, đế lò xo, móng hãm. Trục cam đƣợc dẫn động từ trục khuỷu bằng cặp bánh răng, trên các bánh răng có dấu xác định vị trí tƣơng đối giữa trục khuỷu và trục cam. Hoạt động: Khi trục khuỷu quay, trục cam quay theo nhờ bánh răng dẫn động. Lúc đó các vấu cam trên trục cam sẽ lần lƣợt tác động vào con đội đẩy con đội đi lên. Con đội tác động vào đuôi xupáp làm xupáp đi lên nén lò xo lại, lúc này xupáp mở ra. Khi vấu cam tác động vào con đội ở vị trí cao nhất sẽ làm cho xupáp mở lớn nhất. Nếu trục khuỷu tiếp tục quay thì vấu cam sẽ dần dần rời khỏi con đội, lúc này lò xo xupáp đẩy xupáp đi xuống làm xupáp đóng lại, đẩy con đội đi xuống. 1.3.2. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo Ở cơ cấu phân phối khí loại này, xupáp đƣợc bố trí trên nắp máy còn trục cam có thể đặt ở thân máy hoặc nắp máy. Cơ cấu phân phối khí có trục cam đặt ở nắp máy không cần dùng đũa đẩy và dàn cò mổ. Trên nhiều động cơ hiện nay, ngƣời ta dùng hai 4
- trục cam điều khiển sự đóng/mở các xupáp, mỗi trục can điều khiển một hàng xupáp nên không cần cò mổ và trục cò mổ. 1.3.2.1. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở thân máy Đối với động cơ một hàng thẳng, thƣờng dùng một trục cam và các xupáp đặt theo một hàng thẳng. Đối với động cơ chữ V, có thể dùng một hoặc hai trục cam. Mỗi dãy xi lanh có một hàng xupáp. Loại này có kết cấu phức tạp hơn cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp đặt vì phải sử dụng đũa đẩy và cò mổ để truyền động từ trục cam đến xupáp. Hình 5.1.6 Cơ cấu phân phối khí kiểu xu páp treo có trục cam ở thân máy 1. Bánh răng cam 6, 7. Cam nạp và xả 12,17 Lò xo xupáp 16. Gối đỡ trục cò mổ 2. Mặt bích chặn 8. Bạc cổ trục 13. Trục cò mổ 19. Đũa đẩy 3. Đệm điều chỉnh 9, 18 Xu páp 14. Cò mổ 20. Con đội 4. Cổ trục cam 10. ống dẫn hƣớng 15. Vít điều chỉnh 21. Bánh răng dẫn động 5. Trục 11. Đế đỡ lò xo khe hở nhiệt bơm dầu Trong động cơ có xupáp đặt ở trên nắp máy và trục cam đặt ở thân máy dùng đũa đẩy dẫn động, nếu các xi lanh đặt thẳng hàng thƣờng có các xupáp đặt theo một dãy. Trong động cơ chữ V, ở mỗi hàng xi lanh các xupáp có thể đƣợc bố trí một hàng hoặc hai hàng: một hàng xupáp nạp và một hàng xupáp xả (hình 5.1.6). Các động cơ dùng cơ cấu phối khí kiểu xupáp treo có tỷ số nén cao hơn động cơ dùng cơ cấu phối khí kiểu xupáp đặt. Các xupáp đặt trên nắp máy sẽ giảm đƣợc thể tích buồng cháy khi đó không khí bị nén vào không gian nhỏ thì tỷ số nén sẽ cao cho phép tăng công suất động cơ. 5
- Hoạt động: Hình 3.5 biểu diễn nguyên lý làm việc của xupáp trong động cơ dùng cơ cấu phối khí kiểu xupáp treo với trục cam đặt ở thân máy. Khi trục khuỷu quay, thông qua cơ cấu dẫn động bánh răng làm trục cam quay. Khi vấu cam tác dụng làm con đội và đũa đẩy đi lên, đẩy cò mổ tác dụng lên đuôi xupáp nén lò xo lại và đẩy xupáp đi xuống mở đƣờng nạp hoặc đƣờng thải. -Khi cam quay xuống vấu thấp, con đội và đũa đẩy đi xuống, lúc này lò xo xupáp giãn ra tác dụng lên móng hãm đẩy xupáp đi lên đóng đƣờng nạp và thải. 1.3.2.2. Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở nắp máy Hình 5.1.3 Cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở nắp máy 1. Trục cam 2. Con đội 3. Cò mổ 4. Đệm điều chỉnh khe hở nhiệt 5. Đĩa đỡ lò xo 6. Mõng hãm 7. Đế lò xo dƣới 8. Ống dẫn hƣớng 9. Xu páp 10. Bệ đỡ xu páp 11. Phớt chăn dầu Các động cơ đời mới thƣờng sử dụng kiểu cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo có trục cam đặt ở nắp máy. Loại này có kết cấu đơn giản hơn loại trục cam đặt ở thân máy vì không cần sử dụng đũa đẩy đồng thời trong quá trình làm việc, động cơ không chịu lực quán tính của đũa đẩy và sự uốn cong của đũa đẩy trƣớc khi nó truyền lực đến cò mổ. Điều này ít gây ảnh hƣởng khi động cơ làm việc ở tốc độ thấp nhƣng khi động cơ làm việc ở tốc độ cao hoặc chiều dài của đũa đẩy tăng sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến quá trình nạp và thải khí của động cơ. Nó làm cho xupáp có xu hƣớng mở muộn hơn quy định do đó làm giảm tốc độ tối đa của động cơ. Trên các động cơ đời mới, thƣờng sử dụng nhiều xupáp cho một xi lanh (3,4,5… xupáp cho một xi lanh). Việc sử dụng nhiều xupáp cho một xi lanh nhằm tăng khả năng nạp đầy và thải sạch của động cơ, do đó có thể tăng công suất của động cơ. Khi tăng số 6
- lƣợng xupáp, làm cho khí nạp và khí xả lƣu thông dễ dàng hơn, làm cho hiệu suất nạp tăng. Đồng thời kích thƣớc của xupáp giảm nên lực quán tính của nó giảm. Hình 5.1.8 Cơ cấu phân phối khí xu páp treo có trục cam đặt ở nắp máy 1. Cơ cấu xoay xupáp 2,5. Trục dàn cò mổ 3,6 Cò mổ 4. Trục cam 7. Đai ốc hãm 8. Vít điều chỉnh khe hở nhiệt 9. Nắp máy 10. Xupáp 11. Đĩa xích trục cơ 12. Bánh căng xích 13. Bánh dẫn hƣớng 14. Đĩa xích đầu trục cam 15. Xích 16. Đĩa xích trục khuỷu Nhiều động cơ có trục cam đặt trên nắp máy sử dụng một trục cam gọi là động cơ một trục cam phía trên. Một số động cơ có thể sử dụng hai trục cam đặt trên nắp máy, mỗi trục cam điều khiển một hàng xupáp gọi là động cơ hai trục cam. Các động cơ trục cam phía trên kiểu chữ V có thể có một hoặc hai trục cam trên mỗi hàng xi lanh. Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động trục cam quay, khi vấu cam tác động vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên tác động vào cò mổ làm cò mổ quay đẩy xupáp đi xuống (mở xupáp) thực hiện quá trình nạp hoặc thải khí. Lúc này lò xo xupáp bị nén lại. Khi cam tiếp tục quay qua vị trí tác động thì lò xo xupáp đẩy cho xupáp ép sát vào bệ đỡ, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu, xupáp đóng kín. 7
- 1.4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí 1.4.1. Quy trình tháo lắp cơ cấu phân phối khí kiểu xupáp treo dùng trên động cơ TOYOTA 1.4.1.1. Trình tự tháo 1. Xả nƣớc và tháo các đƣờng ống nƣớc làm mát ra khỏi nắp máy 2. Tháo các bộ phận liên quan lắp trên nắp máy 3. Tháo nắp che đầu trục 4. Tháo xích dẫn động trục cam - Quan sát dấu đặt cam trên các bánh dẫn động và trên thân máy, nắp máy (hình 5.1.9) - Nới lỏng, tháo bộ phận căng đai - Tháo dây đai dẫn động ra Hình 5.1.9 Dấu trên trục khuỷu 5. Tháo cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ ra - Nới lỏng đều các bu lông lắp gối đỡ trục cò mổ. - Lấy cụm cò mổ, trục và gối đỡ ra - Tháo chốt hãm đầu trục cò mổ, lấy các cò mổ, gối đỡ và lò xo ra. 6. Tháo nắp nắp máy theo trình tự đã học. Đƣa nắp máy ra ngoài đặt trên mặt bàn hoặc trên tấm gỗ phẳng Hình 5.1.10 Dấu đặt cam 7. Tháo các nắp gối đỡ trục cam và trục cam. - Quan sát các dấu xác định vị trí và chiều lắp trên nắp gối đỡ. Nếu không có dấu phải đánh dấu trƣớc khi tháo (hình 5.1.11) Hình 5.1.11 thứ tự và chiều lắp gối đỡ trục cam 8
- - Nới lỏng đều các bu lông bắt nắp gối đỡ theo trình tự nhƣ hình 5.1.12 - Tháo các nắp gối đỡ trục cam ra khỏi nắp máy - Tháo trục cam ra, đặt trục cam lên giá Hình 5.1.12 Tháo xupáp - Kiểm tra dấu thứ tự của các xupáp theo từng máy. Nếu không có dấu phải đánh dấu trƣớc khi tháo. - Dùng vam chuyên dùng nén lò xo xupáp lại (hình 5.1.13) - Dùng que từ lấy móng hãm ra. - Tháo vam ra, lấy đế lò xo, lò xo xupáp ra. - Lấy xupáp ra. Hình 5.1.13 - Tháo phớt chắn dầu ra. - Sắp xếp các chi tiết đã tháo thành từng bộ theo thứ tự (hình 5.1.14) Làm sạch các chi tiết đã tháo Hình 5.1.14 1.4.1.2. Trình tự lắp Sau khi bảo dƣỡng, sửa chữa cơ cấu phân phối khí ta tiến hành lắp ráp theo trình tự sau: 1.Làm sạch kỹ các chi tiết cần lắp 2.Bôi dầu bôi trơn sạch vào các chi tiết quay, chuyển động 3.Lắp các phớt chắn dầu mới vào ống dẫn hƣớng xupáp - Đẩy phớt chắn dầu vào đúng vị trí cần lắp - Xoay các phớt chắn dầu xem đã lắp đúng chƣa 9
- 4. Lắp xupáp - Kiểm tra thứ tự của các xupáp theo dấu - Bôi dầu vào thân xupáp, đƣa xupáp vào ống dẫn hƣớng - Kiểm tra xem xupáp đã lắp đúng thứ tự chƣa - Lắp đĩa lò xo, lò xo vào nắp máy - Dùng vam nén lò xo xupáp lại (hình 5.1.15) Hình 5.1.15 - Lắp móng hãm vào đuôi xupáp - Tháo vam ra, lật nghiêng nắp máy, dùng búa nhựa gõ nhẹ vào đuôi xupáp xem móng hãm có nằm chắc chắn trong rãnh không. Nếu móng hãm chƣa nằm đúng rãnh, khi gõ nó sẽ bị bật ra. (hình 5.1.16) Hình 5.1.16 5. Lắp cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ vào nắp máy - Lắp các cò mổ, gối đỡ, lò xo vào trục cò mổ - Lắp chốt hãm đầu trục - Đƣa cụm cò mổ, trục cò mổ và gối đỡ vào nắp máy. - Lắp các bu lông gối đỡ đúng chiều và đúng thứ tự Hình 5.1.17 - Siết chặt các bu lông lắp gối đỡ trục cò mổ theo thứ tự ngƣợc với khi tháo và đúng mô men quy định - Mô men siết ốc quy định 210Kg/cm2 10
- 6. Lắp trục cam - Lau thật sạch bề mặt cổ trục và gối đỡ - Bôi dầu bôi trơn mới vào cổ trục cam và gối đỡ - Đặt trục cam lên nắp máy và lắp các nắp gối đỡ trục Chú ý: Lắp đúng thứ tự và đúng chiều các nắp gối đỡ trục Hình 5.1.18 - Lắp các bu lông bắt gối đỡ với nắp máy. - Siết chặt đều các bu lông theo thứ tự và đúng mô men quy định (hình 5.1.18) Mô men siết ốc quy định 200Kg/cm2 7. Lắp nắp máy theo trình tự đã học (bài bảo dƣỡng và sửa chữa nắp máy-MD 03) 8. Lắp xích cam: - Kẹp trục cam lên êtô. Chú ý: không kẹp vào các bề mặt tiếp xúc của trục cam. Hình 5.1.19 - Gióng thẳng lỗ chốt của đĩa răng phối khí trục cam với chốt của trục cam và lắp đĩa răng phối khí trục cam bằng bulông. Mômen: 64 N*m {653 kgf*cm, 47 ft.*lbf } Chú ý: Không đƣợc làm hỏng trục cam. 9. Lắp xích cam: - Chắc chắn rằng tất cả các dấu phối khí nằm ở các vị trí (ĐCT) - hình 5.1.20. - Chú ý: Vị trí các dấu phối khí có thể khác so với các vị trí đặt trƣớc do lực đẩy của lò xo xupáp. - Đặt dấu phối khí của trục khuỷu đúng vị trí giữa 400 và 1400 trƣớc ĐCT nhƣ trong hình 5.1.21. - Lắp bánh răng phối khí trục cam và đĩa răng phối khí trục cam đúng vị trí (200° ATDC) nhƣ trong hình 5.22. Hình 5.1.20 11
- - Lắp trục cam ở vị trí (200 ATDC) nhƣ trong hình 5.1.22 - Lắp bộ giảm rung xích số 1 bằng 2 bu lông. Mômen: 9.0 N*m {92 kgf*cm, 80 in.*lbf } - Gióng thẳng các dấu phối khí của trục cam với các mắt xích đánh dấu của xích cam và lắp xích cam (Gióng thẳng các dấu phối khí với mắt xích đánh dấu trong khi quay trục cam). Hình 5.1.21 Hình 5.1.22 - Gióng thẳng các dấu phối khí của trục cam với các mắt xích đánh dấu của xích cam và lắp xích cam (Gióng thẳng các dấu phối khí với mắt xích đánh dấu trong khi quay trục cam). Hình 5.1.23 10. Lắp ray trƣợt bộ căng xích (hình 5.24) 11. Lắp bộ căng xích số 1 bằng 2 bulông (hình 5.1.25) Mômen: 9.0 N*m { 92 kgf*cm, 80 in.*lbf } 12
- Hình 5.1.25 Hình 5.1.24 12. Lắp nắp che đầu trục Hình 5.1.26 Hình 5.1.27 13. Lắp bu ly trục cơ B. Thực hành Thực hành tháo lắp cơ cấu phân phối khí - Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp - Tháo rời các chi tiết - Nhận dạng các chi tiết - Làm sạch kỹ các chi tiết cần lắp - Bôi dầu bôi trơn sạch vào các chi tiết quay, chuyển động 13
- - Lắp cơ cấu phân phối khí Câu hỏi ôn tâp 1. Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của cơ cấu phân phối khí? 2. Trình bày cấu tạo của cơ cấu phối khí dùng xupáp của động cơ bốn kỳ? 3. so sánh ƣu nhƣợc điểm của hai loại phân phối khí dùng xu páp đặt và xu páp treo trên động cơ bốn kỳ? 4. Trình bày cấu tạo của cơ cấu phối khí dùng xupáp của động cơ bốn kỳ với trục cam đặt ở nắp máy? 5. Trình bày cấu tạo của cơ cấu phối khí dùng xupáp của động cơ bốn kỳ với trục cam đặt ở thân máy? 14
- MÃ BÀI TÊN BÀI: THỜI LƢỢNG (GIỜ) Lý thuyết Thực hành MD 0502 SỬA CHỮA CỤM XUPÁP 3 7 MỤC TIÊU THỰC HIỆN Sau khi học xong ngƣời học có khả năng - Trình bày đƣợc nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo, phân loại, cấu tạo cụm xupáp. - Phân tích đƣợc hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng, phƣơng pháp kiểm tra và sửa chữa cụm xupáp. - Kiểm tra, sửa chữa đƣợc các hƣ hỏng của cụm xupáp đúng phƣơng pháp, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. NỘI DUNG BÀI HỌC A. lý thuyết liên quan 2.1. Xupáp 2.1.1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo 2.1.1.1. Nhiệm vụ Đóng, mở các cửa nạp và xả trong các chu trình làm việc của động cơ. 2.1.1.2. Điều kiện làm việc Trong quá trình làm việc, xupáp chịu tải trọng tĩnh, tải trọng động và tải trọng nhiệt lớn. - Tải trọng tĩnh: Chịu sức căng của lò xo xupáp - Tải trọng động: Lực khí thể tác dụng vào bề mặt xupáp nhất là ở kỳ cháy giãn nở, sự va đập của xupáp với bệ đỡ gây biến dạng xupáp. 15
- - Tải trọng nhiệt: xupáp chịu nhiệt độ rất cao do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nhất là xupáp xả. Nhiệt độ của xupáp xả khoảng 500 6000C thậm chí có thể tới 8700C, còn nhiệt độ xupáp nạp khoảng 300 4000C. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao và tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên xupáp còn bị ăn mòn hoá học do lƣu huỳnh và các axít sinh ra trong khí cháy. 2.1.1.3. Vật liệu chế tạo - Đối với xupáp nạp: Thƣờng dùng thép hợp kim Crôm hoặc hợp kim Crôm - Niken: 40X, X9C2, 4X9C, … - Đối với xupáp xả: Thƣờng dùng thép hợp kim: 4X9C2, 40CX, 10MA là các loại thép chịu nhiệt cao. 2.1.2. Phân loại 1. Đuôi xupáp 2. Rãnh lắp móng hãm 3. Thân xupáp 4. mặt nghiêng Hình 5.2.01 Xupáp xả và xupáp nạp Xupáp đƣợc chia làm hai loại là xupáp nạp và xupáp xả. Về hình dạng, hai loại này giống nhau nhƣng có kích thƣớc và vật liệu chế tạo khác nhau. Xu páp nạp thƣờng lớn hơn xupáp xả (Hình 5.2.01). Nguyên nhân là khi xupáp nạp mở, lực duy nhất đẩy hỗn hợp không khí - nhiên liệu vào xi lanh là áp suất khí quyển. Khi xupáp xả mở ở kỳ xả vẫn còn áp suất cao trong động cơ. Xupáp xả nhỏ để có đủ không gian cho khí xả có áp suất cao thoát ra khỏi xi lanh đồng thời giảm diện tích tiếp xúc với khí cháy. Một số động cơ có ba xupáp cho từng xi lanh, hai xupáp nạp và một xupáp xả (Hình 5.2.02). 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống treo lái - Nghề: Công nghệ ô tô (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
139 p | 106 | 28
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống bôi trơn - Nghề: Công nghệ ôtô (Trung cấp) - CĐ Nghề Đà Lạt
123 p | 63 | 14
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện (Nghề: Vận hành thuỷ điện) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
98 p | 46 | 9
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng van công nghiệp 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
82 p | 19 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng máy nén khí (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
97 p | 18 | 7
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
83 p | 23 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
63 p | 19 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng quạt (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
60 p | 16 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 21 | 6
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
63 p | 21 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng quạt (Nghề: Lắp đặt-vận hành-bảo dưỡng bơm, quạt, máy nén khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
61 p | 26 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 25 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 32 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái - CĐ Nghề Đắk Lắk
57 p | 50 | 5
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 1 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
83 p | 24 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng bơm 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị chế biến dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
64 p | 19 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lái (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ trung cấp) – CĐ GTVT Trung ương I
64 p | 28 | 4
-
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu Diesel (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
123 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn