intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Động cơ đốt trong 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

154
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Động cơ đốt trong là môn học nêu lên nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong kiểu piston, đồng thời trình bày cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong. Sau khi học xong bài giảng này các bạn có thể: Sơ lược về lịch sử phát triển động cơ đốt trong, các thông số kỹ thuật cơ bản mà sinh viên phải hiểu được. Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ, 4 kỳ dùng nhiên liệu lỏng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Động cơ đốt trong 1 - ĐH Phạm Văn Đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br /> ----------***----------<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 1<br /> (Bậc CĐ ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí)<br /> (Đào tạo tín chỉ: 02 tín chỉ)<br /> <br /> Biên soạn: Nguyễn Ngọc Thiện<br /> Nguyễn Văn Trúc<br /> <br /> Quảng Ngãi, 2015<br /> <br /> Động cơ đốt trong 1<br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Động cơ đốt trong là môn học nêu lên nguyên lý hoạt động của động cơ đốt<br /> trong kiểu piston, đồng thời trình bày cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của<br /> các cơ cấu và hệ thống trong động cơ đốt trong. Là cơ sở để cho các sinh viên<br /> không chuyên ngành có cơ hội học tập và nghiên cứu về lĩnh vực động cơ khi cần<br /> thiết.<br /> Phần lý thuyết được viết dựa vào quá trình giảng dạy môn động cơ trong nhiều<br /> năm và dựa trên nền tảng của các bậc thầy đi trước như Trần Văn Tế, Nguyễn Tất<br /> Tiến. Từ đó nhóm biên soạn cũng cố và hoàn thiện bài giảng theo thực tế tại trường<br /> mình đang dạy cho nhóm ngành cơ khí không chuyên.<br /> Bài giảng trình bày các phần chủ yếu sau:<br /> Sơ lược về lịch sử phát triển động cơ đốt trong, các thông số kỹ thuật cơ bản<br /> mà sinh viên phải hiểu được.<br /> Trình bày nguyên lý làm việc của động cơ 2 kỳ, 4 kỳ dùng nhiên liệu lỏng. So<br /> sánh ưu nhược điểm để sinh viên đánh giá được tính ưu việt của mỗi loại động cơ,<br /> từ đó mà ứng dụng vào thực tế sản xuất cho hiệu quả.<br /> Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ,<br /> giúp cho sinh viên nghiên cứu trong quá trình chế tạo được tối ưu hóa.<br /> Tài liệu tham khảo cho môn học này:<br /> [1] Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục, 2009.<br /> [2] Lê Viết Lượng, Lý thuyết động cơ Diesel, NXB Giáo dục, 2000.<br /> [3] Nguyễn Tất Tiến, Trần Văn Tế, Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong,<br /> NXB Giáo dục, 1996.<br /> Quá trình biên soạn không tránh những thiếu sót, mong nhận được sự góp ý<br /> của bạn đọc.<br /> Mọi góp ý xin gởi về:<br /> Nguyễn Ngọc Thiện - Khoa kỹ thuật công nghệ - Trường ĐH Phạm Văn Đồng<br /> - TP Quảng Ngãi.<br /> E-mail:nnthienpdu@gmail.com.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Động cơ đốt trong 1<br /> MỤC LỤC<br /> LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................2<br /> MỤC LỤC .................................................................................................................................3<br /> CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG .................................................5<br /> 1.1. Lịch sử phát triển động cơ ................................................................................................5<br /> 1.2. Phân loại động cơ đốt trong..............................................................................................5<br /> 1.3. Các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản................................................................................6<br /> Câu hỏi ôn tập chương 1 .........................................................................................................9<br /> CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ........................10<br /> 2.1. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ......................................................................10<br /> 2.2. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ ....................................................................13<br /> 2.3. So sánh động cơ diesel và động cơ xăng ..........................................................................15<br /> 2.4. Nguyên lý làm việc của động cơ xăng 2 kỳ......................................................................15<br /> 2.5. Nguyên lý làm việc của động cơ diesel 2 kỳ ....................................................................16<br /> 2.6. So sánh động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ .............................................................................18<br /> 2.7. Thứ tự làm việc của động cơ nhiều xy lanh ....................................................................18<br /> 2.8. Nhiên liệu lỏng dùng trong động cơ đốt trong ................................................................19<br /> Câu hỏi ôn tập chương 2 ..........................................................................................................21<br /> CHƯƠNG 3: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN ...............................................22<br /> 3.1. Các chi tiết phần động.......................................................................................................22<br /> 3.2. Các chi tiết phần tĩnh ........................................................................................................32<br /> Câu hỏi ôn tập chương 3 .........................................................................................................38<br /> CHƯƠNG 4: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ............................................................................40<br /> 4.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu .........................................................................................40<br /> 4.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc ................................................................................41<br /> 4.3. Các chi tiết của cơ cấu phân phối khí ..............................................................................44<br /> 4.4. Pha phân phối khí..............................................................................................................50<br /> Câu hỏi ôn tập chương 4 ..........................................................................................................51<br /> CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG LÀM MÁT ..................................................................................53<br /> 5.1. Nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu............................................................................................53<br /> 5.2. Kết cấu hệ thống làm mát băng gió .................................................................................54<br /> 3<br /> <br /> Động cơ đốt trong 1<br /> 5.3. Kết cấu hệ thống làm mát băng nước ..............................................................................55<br /> Câu hỏi ôn tập chương 5 ..........................................................................................................62<br /> CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG BÔI TRƠN..................................................................................63<br /> 6.1. Nhiệm vụ, phân loại, yêu cầu............................................................................................63<br /> 6.2. Các loại hệ thống bôi trơn.................................................................................................64<br /> 6.3. Kết cấu một số bộ phận chính ..........................................................................................68<br /> Câu hỏi ôn tập chương 6 ..........................................................................................................75<br /> CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU..............................................................................76<br /> 7.1. Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng....................................................................76<br /> 7.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel ..................................................................90<br /> Câu hỏi ôn tập chương 7 ..........................................................................................................105<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................107<br /> <br /> 4<br /> <br /> Động cơ đốt trong 1<br /> CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG<br /> Mục tiêu:<br /> Giúp sinh viên có một cái nhìn cơ bản về lịch sử phát triển động cơ đốt trong.<br /> Phân loại được động cơ đốt trong theo các tiêu chí khác nhau.<br /> Nắm được các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản.<br /> 1.1. Lịch sử phát triển động cơ<br /> 1.1.1. Lịch sử phát triển động cơ đốt trong trên thế giới<br /> Năm 1860 động cơ đốt trong lần đầu tiên ra đời do Lenoir phát minh.<br /> Năm 1877 phát minh của Ôttô và Lăngghen về động cơ đốt trong 4 kỳ chạy<br /> bằng khí thiên nhiên.<br /> Năm 1885 Gottlieb Daimler phát minh ra động cơ xăng với xy lanh thẳng<br /> đứng. và sử dụng bộ chế hòa khí, đã khai sinh và thúc đẩy ngành công nghiệp chế<br /> tạo ô tô.<br /> Năm 1892 nhà bác học người Đức Rudolph Diesel đã nghiên cứu và chế tạo<br /> thành công động cơ phun dầu và được đặt tên là động cơ Diesel.<br /> Năm 1903 Máy bay do anh em Wright (Mỹ) chế tạo trang bị động cơ phun<br /> xăng.<br /> 1.1.2. Lịch sử phát triển động cơ đốt trong ở Việt Nam<br /> Đối với Việt Nam chúng ta chỉ tiếp cận công nghệ và sử dụng. Đặc biệt chỉ<br /> xây dựng các cơ sở bảo dưỡng- sửa chữa.<br /> Sau cách mạng tháng tám số động cơ và xe máy sử dụng ở nước ta tăng nhanh.<br /> Lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1960 nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo Hà Nội<br /> bắt đầu sản xuất động cơ Diesel.<br /> Năm 1988 nước ta có nhà máy lắp ráp ô tô Mê Kông.<br /> Hiện nay chúng ta có nhiều nhà máy lắp ráp ô tô như: Ô tô Trường Hải, Vĩnh<br /> Phúc…<br /> 1.2. Phân loại động cơ đốt trong<br /> Động cơ đốt trong có thể phân loại dựa vào:<br /> Số lượng xy lanh:<br /> Động cơ 1 xy lanh.<br /> Động cơ nhiều xy lanh.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2