intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giới thiệu đường Bollinger Band

Chia sẻ: Truong Truong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

227
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các đường BB cũng tương tự như các đường bao trung bình trượt (MA envelopes), chúng được xây dựng trên cơ sở đường trung bình trượt (MA), do vậy chúng đều có ý nghĩa là đưa ra dự báo về xu hướng biến động giá trong tương lại dựa vào những số liệu thu thập được trong quá khứ. Điểm khác biệt giữa đường BB và đường bao trung bình trượt là: Các đường Upper Band (UB) và Lower Band (LB) được hình thành bằng cách nối các điểm phía trên và phía dưới cách đường trung bình trượt (hay đường MB) một khoảng cách bằng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giới thiệu đường Bollinger Band

  1. Giới thiệu đường Bollinger Band Đường Bollinger Band I ­ Ý nghĩa:  Các đường BB cũng tương tự như các đường bao trung bình trượt (MA envelopes), chúng được  xây dựng trên cơ sở đường trung bình trượt (MA), do vậy chúng đều có ý nghĩa là đưa ra dự báo  về xu hướng biến động giá trong tương lại dựa vào những số liệu thu thập được trong quá khứ.   Điểm khác biệt giữa đường BB và đường bao trung bình trượt là:  ­ Các đường Upper Band (UB) và Lower Band (LB) được hình thành bằng cách nối các điểm phía  trên và phía dưới cách đường trung bình trượt (hay đường MB) một khoảng cách bằng D lần độ   lệch chuẩn.  ­ Các đường bao trung bình trượt được hình thành bằng cách nối các điểm phía trên và phía dưới  cách đường trung bình trượt một khoảng bằng x% (x là số cố định do người phân tích lựa   chọn).  Vì độ lệch chuẩn là thước đo của mức độ biến động giá, nên đường BB sẽ thay đổi khi giá chứng  khoán biến động:  + Khoảng cách giữa đường UB và LB sẽ nới rộng khi thị trường biến động và thu hẹp  trong giai đoạn ổn định của thị trường.  Ghi chú:                    Ký hiệu Tên đầy đủ Giải thích BB Bollinger Band Đường Bollinger do Jonh Bollinger xây dựng. MA Moving Average Đường trung bình trượt. UB Upper Band Đường Bollinger nằm phía trên MB Middle Band Đường Bollinger nằm giữa (cách tính tương tự như đường MA) LB Lower Band Đường Bollinger phía dưới. II ­ Công thức tính các đường BB:                                        ( P(j): giá đóng cửa phiên giao dịch thứ j )
  2. Đường MB là đường cơ sở để xây dựng nên các đường UB và LB.  Công thức Middle Band trên được tính toán tương tự như công thức tính trung bình trượt giản đơn  (Simple MA). Vì có rất nhiều cách tính số trung bình trượt khác nhau như trung bình trượt mũ  (Exponential MA), trung bình trượt trọng số (Weighted MA) …(xem phần MA) nên cũng có rất  nhiều cách tính Middle Band. Tuy nhiên, các nhà phân tích nên dùng công thức tính trung bình  trượt giản đơn (như công thích trên) để xây dựng các đường BB và nên dùng n=20 và D=2. Trong  quá trình xây dựng và ứng dụng các đường BB, nếu sử dụng n ≤10 thì các đường BB sẽ cho kết  quả không chính xác.  III ­ Ứng dụng thực tế:  Dựa vào đồ thị các đường BB, nhà phân tích có thể dự báo khả năng biến động của giá chứng  khoán trong tương lai, cụ thể như sau:  ­ Khi khoảng cách 2 đường LB và UB thu hẹp thì nhiều khả năng giá chứng khoán ít biến  động trong thời gian tới.  ­ Khi khoảng cách 2 đường LB và UB nới rộng thì nhiều khả năng giá chứng khoán sẽ  biến động.  ­ Sau một giai đoạn khoảng cách các đường BB thu hẹp (khi thị trường ít biến động),  nhiều khả năng sẽ xuất hiện một xu hướng biến động mạnh về giá.  ­ Khi đường giá vượt ra khỏi đường UB hoặc LB, nhiều khả năng xu thế hiện tại của thị  trường sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.  ­ Khi xuất hiện các điểm cực đại (hoặc cực tiểu)  vượt lên trên đường UB (hoặc xuống  phía dưới đường LB) và tiếp đó xuất hiện các điểm cực đại (hoặc cực tiểu) nằm giữa 2 đường UB  và LB thì nhiều khả năng đường giá sẽ biến động ngược lại với xu thế hiện thời (xem hình vẽ)  A: Các điểm cực đại  B: Các điểm cực tiểu 
  3.           : xu thế  giá Hướng dẫn sử dụng đường trung bình trượt (Moving Average ­ MA) TRUNG BÌNH TRƯỢT – MOVING AVERAGE 1. Ý nghĩa chỉ số Trung bình trượt là chỉ số giá trung bình của một loại chứng khoán trong một khoảng thời gian  nhất định. Trung bình trượt là một chỉ số tổng quát nêu lên cách thức làm trơn dữ liệu và sử dụng để xác  nhận xu hướng giá. Khoảng thời gian lựa chọn cho mỗi số trung bình trượt phụ thuộc vào đối  tượng phân tích, khoảng thời gian phổ biến nhất thường được sử dụng là 9/10, 18/20, 40/50, 100  và 200 đơn vị thời gian. Các thị trường tương lai thường sử dụng các số trung bình trượt ngắn hạn,  ví dụ như 9 và 18 đơn vị thời gian; trong khi đó đối với các khoản đầu tư dài hạn thì các thời kỳ có  100/200/500 đơn vị thời gian được sử dụng rất phổ biến để tính trung bình trượt. Số trung bình  trượt sẽ có ý nghĩa hơn nếu kết hợp với việc phân tích chu kỳ giao dịch của đối tượng phân tích.  Nhân tố cốt yếu trong việc tính toán Trung bình trượt đó là việc xác định khoảng thời gian để tính  toán. Giá trị Trung bình trượt phổ biến nhất là Trung bình trượt của 39 tuần (hay 200 ngày). Giá trị  Trung bình trượt này khá hữu hiệu trong việc xác định các chu kỳ của thị trường. Độ dài khoảng  thời gian tính Trung bình trượt phải phù hợp với chu kỳ thị trường mà bạn muốn theo đuổi. Ví dụ  nếu bạn cho rằng một loại chứng khoán nào đó cứ 40 ngày lại đạt được giá cao nhẩt trong chu kỳ  đó thì khoảng thời gian lý tưởng để tính Trung bình trượt là 21 ngày. Việc tính toán này sử dụng  công thức sau: Trung bình trượt có nhiều loại khác nhau trong đó phổ biến nhất là Trung bình trượt giản đơn  (Simple Moving Average ­ SMA) và Trung bình trượt số mũ (Exponential Moving Average ­ EMA).  Tất cả các số trung bình trượt đều được sử dụng để phát hiện xu hướng giá và xác định các dấu  hiệu mua bán.  2. Công thức tính Trung bình trượt giản đơn ­ SMA của một loại chứng khoán được tính bằng cách cộng giá đóng  cửa của nó trong khoảng thời gian nhất định ( khoảng thời gian này có thể tính bằng ngày, tuần,  tháng) rồi chia tổng tìm được cho tổng các đơn vị tính trong  khoảng thời gian thời gian trên. Trong  những ngày tiếp theo giá cách xa thời điểm hiện tại nhất (giá cũ nhất) sẽ bị loại ra và giá hiện tại  sẽ thay thế giá cũ đó để tính trung bình trượt, chính vì thế mà số trung bình sẽ ‘ trượt” hàng ngày.  SMA được tính theo công thức sau: Trung bình trượt giản đơn = P1 + P2 + P3 +…………+ Pn
  4. (SMA) N Trong đó:      P là giá đóng cửa của loại chứng khoán  n là số đơn vị thời gian trong thời kỳ tính SMA Trung bình trượt số mũ ­ EMA cũng có cách tính tương tự như cách tính Trung bình trượt giản  đơn. Tuy nhiên EMA đặt trọng số lớn nhất vào giá hiện tại và nhẹ nhất vào giá cũ. EMA của một  loại chứng khoán được tính bằng cách cộng một phần giá ngày hôm nay với giá trị SMA ngày  hôm qua của chính loại chứng khoán đó. SMA coi giá của tất cả các đơn vị trong khoảng thời gian  cần tính có vai trò như nhau, trong khi đó EMA coi những mức giá gần nhất với hiện tại có vai trò  lớn hơn so với các mức giá trước đó. Ví dụ để tính một EMA 9% của cổ phiếu SAV, ta lấy giá ngày hôm nay nhân với 9%; lấy SMA của  ngày hôm qua nhân với 91%, sau đó cộng hai kết quả tìm được với nhau. (Giá đóng cửa ngày i * 0.09) + (MA ngày i­1 * 0.91) Phần lớn các nhà đầu tư cảm thấy quen thuộc với khoảng thời gian xác định hơn là giá trị phần  trăm, vì vậy giá trị phần trăm có thể chuyển đổi sang một khoảng thời gian tương đương. Công  thức chuyển đổi như sau: Khoảng thời gian = 2 ­ 1 Phần trăm (%) 3. Ứng dụng thực tế  a. Xu hướng thị trường Việc sử dụng Trung bình trượt chỉ có ý nghĩa khi đặt nó trong mối quan hệ với giá thực của loại  chứng khoán. Điều này có nghĩa là Trung bình trượt và giá thực của chứng khoán phải được vẽ  trên cùng một biểu đồ với cùng độ phân chia trên trục Ox. Vị trí của đường Trung bình trượt có thể  được sử dụng để chỉ ra xu hướng của thị trường.  đ ư Nếu đường giá ở phía trên đường trung bình trượt và đường trung bình trượt chuyển  động đi lên thì thị trường ở trạng thái giá lên; đ ộ Nếu đường giá ở phía dưới đường trung bình trượt và đường trung bình trượt chuyển  động đi xuống thì thị trường ở trạng thái giá xuống. b. Dấu hiệu mua/bán Như trên đã trình bày, dấu hiệu mua vào được xác định khi đường trung bình trượt chuyển động đi  lên với đường giá ở phía trên. Tuy nhiên chỉ chú trọng mỗi dấu hiệu này trong giao dịch có thể  dẫn đến sự thua lỗ nghiêm trọng khi giá thị trường dao động mạnh. Để hạn chế rủi ro này các nhà  phân tích sử dụng phương pháp sự đảo chiều của hai đường trung bình trượt để chỉ ra dấu hiệu  mua bán. Cặp đường trung bình trượt đặc trưng là đường ngắn hạn 5/10 và đường dài hạn 15/35.  Ngoài ra hai đường trung bình trượt 9/10 và 10/20 đặc biệt phổ biến với các nhà phân tích. Dấu hiệu mua bán được xác định như sau: 
  5. Dấu hiệu mua vào: đường trung bình trượt ngắn hạn chuyển động từ dưới lên và cắt  trên đường trung bình trượt dài hạn, và nếu giá đang ở phía trên điểm giao nhau của hai  đường trung bình trượt thì đó là dấu hiệu mua vào; đ ư Dấu hiệu bán ra: đường trung bình trượt ngắn hạn chuyển động từ trên xuống và cắt  dưới đường trung bình trượt dài hạn, và nếu giá ở phía dưới điểm giao nhau của hai  đường trung bình trượt thì đó là dấu hiệu bán ra. Điểm giao nhau này đặc biệt có ý nghĩa hơn khi hai đường trung bình chuyển động cùng hướng.  Nếu cả hai đường trung bình cùng chuyển động lên trên thì điểm giao nhau được gọi là điểm  Vàng. Nếu cả hai đường trung bình cung chuyển động xuống thì điểm giao nhau được gọi là điểm  Chết. Việc xây dựng đường Trung bình trượt không có ý định giúp bạn có thể mua chính xác vào lúc  thấp nhất hay bán chính xác vào lúc cao nhất mà nó chỉ giúp bạn theo cùng xu hướng với giá thị  trường của loại chứng khoán đấy bằng cách mua ngay sau khi giá xuống thấp nhất và bán ngay  sau khi giá đạt tới mức cao nhất. Hướng dẫn sử dụng MACD MOVING AVERAGE CONVERGENCE DIVERGENCE (MACD)  CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CHÊNH LỆCH HỘI TỤ TRUNG BÌNH TRƯỢT I.  Ý nghĩa:  ­ MACD là chỉ số kỹ thuật theo dõi sự biến động của xu hướng và chỉ ra hướng biến động xu  hướng của giá chứng khoán. Khởi đầu, chỉ số này được thiết kế để quan sát chu k? biến động đối  với 26 vỔ 13 tuần. 
  6. ­ Sự giao động quang đường 0 của 2 đương trung bình trượt mũ MACD nhanh và MACD chậm thể  hiện dấu hiệu mua quá mức và bán quá mức để nhà đầu tư quyết định mua và bán chứng khoán  II. Cách xác định:  1. Đường MACD nhanh: Là chênh lệch giữa trung bình trượt mũ ngắn hạn và trung bình trượt mũ  dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26 phiên của EMA thông  thường.  MACD nhanh = EMA (26) – EMA (13)  */ Hệ số làm trơn ( Smoothing factor) = 2/n+1  Trong đó: n là số phiên .  Hệ số làm trơn n 0.20  9  0.15  12  0.075 26 Ví dụ: Hệ số làm trơn với chu kỳ 9 phiên là 0,02.  */ EMA= [ Giá đóng cửa ngày i x Hệ số làm trơn] + [Trung bình trượt ngày i­ 1 x ( 1­ Hệ số làm  trơn )]  2. Đường MACD chậm: Là chuyển động trung bình trượt mũ của đường MACD nhanh với hệ số  làm trơn tương ứng với chu kỳ 9 phiên.  MACD chậm = EMA (làm trơn 9)  III. ứng dụng:  1. Dấu hiệu bán ra – mua vào:  1.1. Dấu hiệu bán ra: Khi đường MACD nhanh chuyển động từ trên xuống dưới và cắt  đường MACD chậm và cả hai đều có giá trị dương. Giao điểm này trên đường 0 và càng cách xa  điểm 0 thì dấu hiệu bán ra càng được khẳng định. Không xác định dấu hiệu nếu giao điểm có giá  trị âm.  .2. Dấu hiệu mua vào: Khi đường MACD nhanh chuyển động từ dưới lên trên, cắt đường  MACD chậm và cả hai đều có giá trị âm. Giao điểm này dưới đường 0 và càng cách xa điểm 0 thì  dấu hiệu mua vào càng được khẳng định. Không xác định dấu hiệu nếu giao điểm có giá trị  dương. 2. Xác định xu thế thị trường: Trên cơ sở chênh lệch giữa 2 đường MACD nhanh và MACD chậm, xác định được đường  “forest line”. Đây là một công cụ kỹ thuật quan trọng để dự đoán xu thế thị trường.  Các giá liên tiếp cao nhất (hoặc thấp nhất ) của thị trường tương ứng với các điểm cao  nhất ( hoặc thấp nhất ) của MACD. 
  7. Sự khác biệt giữa MACD và giá cả thị trường được coi là dấu hiệu cho sự biến động đảo  chiều của chứng khoán Hướng dẫn sử dụng đường RSI RELATIVE STRENGTH INDEX (RSI)  CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI I ­ Ý nghĩa:  RSI dùng để đo tỉ lệ của các biến động đi lên và các biến động đi xuống của giá chứng khoán và  phổ thông hoá các tính toán nhằm làm cho chỉ số thể hiện trong phạm vi khoảng điểm từ 0 – 100.  RSI là công cụ dùng để so sánh một cách tương đối với chính các giá quá khứ  của nó. Nó không  dùng để so sánh với các công cụ khác.  II ­ Công thức:  RSI = 100­ [100/(1+RS)]  1. Thuật toán cơ bản: Trong đó:  RS =              Tổng của giá đóng cửa lên trong n ngày           ‘   Tổng của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14, số phiên khác thường được sử dụng là 9  và 21 ngày  2. Sử dụng trung bình trượt: RS =              Trung bình của giá đóng cửa lên trong n ngày          ‘   Trung bình của giá đóng cửa xuống trong n ngày đó III. Cách sử dụng trên thực tế:  Với việc biến động của chỉ số từ 0 – 100 sẽ tạo ra một đồ thị mô phỏng các biến động giá của cổ  phiếu trên thị trường. Để sử dụng vào việc phân tích chỉ số này, người ta sử dụng 2 đường thẳng  gọi là đường chặn trên và đường chặn dưới phản ánh mức độ mua bán quá mức của cổ phiếu.  Tuỳ từng xu hướng thị trường đang lên hay đang xuống và tuỳ thuộc vào kinh nghiệm phân tích  của từng thị trường, người phân tích có thể lựa chọn 2 đường chặn này ở mức 80 và 40 hoặc 60  và 20.  Overbought/oversold condition: Điểm mua quá mức và điểm bán quá mức.  Nếu RSI đạt đến mức 70/80 ta nói chứng khoán này đã đạt đến mức mua quá mức. Tại mức này,  nhà đầu tư cần thận trọng khi đặt lệnh mua. Nếu RSI rơi xuống dưới mức 30/20 thì chứng khoán  được coi là ở mức bán quá mức. Tại thời điểm này nhà đầu tư cần có những quyết định thận trọng  khi đặt lệnh bán.  Top/Bottom: Đỉnh/ Đáy 
  8. RSI ở mức 80/70 được coi là đỉnh điểm và giá của chứng khoán sẽ giảm sau khi đạt được mức  đỉnh này. Ngược lại, 20/30 được coi là điểm đáy RSI. Sau điểm này thì giá chứng khoán sẽ hồi  phục trở lại. Cần lưu ý rằng, việc phân tích chỉ số RSI chỉ là một trong những dấu hiệu chứng tỏ  mức đỉnh hoặc mức đáy, cần kết hợp việc phân tích các chỉ số khác.  Pattern: Các dấu hiệu nhận biết xu hướng điển hình như đầu­vai, đỉnh­đáy, pennants được thể  hiện rõ hơn ở biểu  đồ RSI hơn là biểu đồ giá.  Divergence:  Sự khác biệt giữa RSI và biến động giá chứng khoán thường được xem như một  dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ sắp có một sự biến động đảo chiều của chứng khoán.    Stochastic oscillator Stochastic oscillator I. Ý nghĩa Stochastic oscillator vốn là biện pháp phân tích kỹ thuật và được nhà phân tích George C Lane sử  dụng để tìm ra mức độ mua bán quá mức của cổ phiếu. Vấn đề mấu chốt của việc sử dụng chỉ số  này là tìm kiếm sự chênh lệch giữa đường Sochastic và đường của chính công cụ giá. Công cụ   này có thể được sử dụng để đưa  ra quyết định mua hoặc bán.  Stochastic được dựa vào quan sát các công cụ giá:  ­ Khi giá giảm theo xu thế thị trường, mức giá cuối cùng sẽ càng tiến gần đến các cực thấp nhất  của khoảng giá thời kỳ.  ­ Khi giá tăng theo xu thế thị trường, mức giá cuối cùng sẽ càng tiến gần đến cực  cao nhất của khoảng giá thời kỳ. Phân loại  Phân tích stochastic chủ yếu ở hai dạng: Nhanh và chậm.  ­ Fast stochastic sử dụng hai đường giao động được thể hiện bởi hai đường khác nhau trên  phân tích biểu đồ hoặc bởi đường trơn và đường chấm trên sách báo. Giá trị quan sát hoặc %K  (đường trơn) được thể hiện trên biểu đồ quy mô 0­100. Đường còn lại, được vẽ ngay trên cùng  biểu đồ, là đường trung bình trượt giản đơn của %K được gọi là đường %D (đường chấm).  ­ Slow stochastic sử dụng đường %D của fast stochastic cùng với trung bình trượt của đường  này – thường được gọi là đường Slow D. Fast stochastic cho thấy biểu đồ giao động mạnh và vì  lý do này mà rất nhiều nhà phân tích ngày nay thích sử dụng đường low stochastic.  II. Cách sử dụng Cũng giống như chỉ số RSI, stochastic được sử dụng dể xác định trạng thái mua/ bán quá mức  tiềm ẩn. Sự khác biệt giữa biểu đồ stochastic và biểu đồ giá rất  quan trọng.  Trạng thái mua quá mức thường xẩy ra khi đưòng stochastic nằm trên mức 70/80%; trạng thái  bán quá mức xẩy ra khi đưòng stochastic di chuyển dưới mức 30/20%.  Các chỉ số cho thấy thị trường ở trạng thái Mua quá mức không nhất thiết được xem như tín hiệu  bán hoặc một sự đảo chiều sắp xẩy ra. ở bất cứ xu thế thị trường mạnh mẽ nào, trạng thái mua/  bán quá mức có thể tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể. Một trong những tín hiệu mạnh  mẽ nhất rút ra từ stochastic là divergence. Tuy nhiên, nguyên tắc để sử dụng thành công  stochastic là sửu dụng chúng cùng với những chỉ số/ phân tích khác để chỉ ra khi nào thì thị  trường hoàn toàn  ở mức quá mua, quá bán.  III. Cách tính
  9. %K =(Giá đóng cửa ngày hôm nay – Giá thấp nhất thấp trong khoảng thời gian n1)* 100  Giá cao nhất cao – Giá thấp nhất thấp trong khoảng thời gian n1 %D =  SMA (%kn2)  Slow D = SMA (%D n3)  Giá trị được sử dụng thường xuyên nhất cho n2 là 3. do vậy, đối với fast stochastic, %D là  trung bình trượt giản đơn 3 thời kỳ của %K. Đối với slow stochastic giá trị của  n3 là 3,  không có ngoại lệ nào. Vì vậy, Slow D là đường trung bình trượt giản đơn 3 thời kỳ của  %D.  Bearish Divergence  Là khi đường %D hình thành hai đỉnh, đỉnh thứ hai thấp hơn đỉnh thứ nhất, ở vùng mua  quá mức, khi các mức giá cơ bản đang tăng. Với Slow stochastics, bán  khi đường %D đi  từ trên và cắt và xuống dưới đường Slow D.  Bullish Divergence  Là khi đường %D hình thành hai đáy, đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất ở vùng bán quá  mức, khi mức giá cơ bản đang giảm. Với Slow stochastics, mua khi đường %D đi từc dưới,  cắt qua và vượt quá đường Slow D. Dải Bollinger (Bollinger bands): Đó chính là dải màu xanh lá cây nhạt chạy dọc theo các đường màu đỏ và màu hồng trong biểu  đồ trên. Dải Bollinger gồm 3 đường: Đường ở giữa chính là đường trung bình động đơn giản 20 ngày (Simple moving average 20 days  ­ SMA 20 days) màu hồng trong biểu đồ trên. Dải trên là đường màu xanh lá cây nhạt phía bên trên. Đường này được tính bằng đường ở giữa  (SMA 20 ngày) cộng với 2 độ lệch tiêu chuẩn. Dải dưới là đường màu xanh lá cây nhạt phía bên dưới. Đường này được tính bằng đường ở giữa  (SMA 20 ngày) trừ cho 2 độ lệch tiêu chuẩn. Tìm hiểu thêm về cách tính và các vấn đề khác liên quan đến Bollinger Bands ở đây Sử dụng như sau: Xác định thời điểm mua 2 đáy (double bottom buy):
  10. Để minh hoạ cho vấn đề này, vì không tìm được ví dụ phù hợp, nên tôi xin dùng một ví dụ của  công ty nước ngoài năm 1999 vậy. Đó là cổ phiếu của AT & T. Đáy (bottom) là điểm trên biểu đồ giá của một loại chứng khoán khi nó xuống mức thấp nhất  trong một giai đoạn nhất định (điểm mũi tên đỏ trong hình trên). 2 đáy là hiện tượng giá một cổ  phiếu rớt xuống mức thấp nhất, sau đó hồi phục, rồi lại rớt lại một lần nữa (điểm mũi tên xanh  trong hình trên) trước khi tăng đều. Khi giá rớt xuống vượt dải dưới của Bollinger bands, sau đó vượt lên lại nằm trên dải dưới, rồi lại  rớt xuống một lần nữa, nhưng lần rớt thứ hai không vượt quá dải dưới. Nếu sau đó giá tăng lên  vượt qua dải ở giữa (chỗ có vòng tròn màu xanh), khi đó, tín hiệu thị trường tăng giá (bullish sign)  được xác định. Nghĩa là có thể bắt đầu mua vào để chờ tăng giá rồi bán ra. Xác định thời điểm bán 2 đỉnh (double top sell): Đỉnh (top) là các điểm trên biểu đồ thể hiện giá của một loại chứng khoán khi nó lên mức cao  nhất trong một giai đoạn nhất định. 2 đỉnh là hiện tượng giá một cổ phiếu tăng lên mức cao nhất,  sau đó tụt giảm, rồi lại tăng lại một lần nữa trước khi rớt xuống nhanh chóng. Khi giá tăng lên vượt dải trên của Bollinger bands, sau đó rớt xuống, rồi lại tăng lên một lần nữa,  nhưng lần tăng thứ hai không vượt quá dải trên. Nếu sau đó giá giảm xuống dưới dải ở giữa, khi  đó, tín hiệu thị trường giảm giá (bearish sign) được xác định. Nghĩa là nên bán ra để tránh mất giá  khi cổ phiếu rớt giá mạnh. Khi dải trên và dải dưới tiến sát gần nhau:
  11. Nếu 2 dải trên và dải dưới tiến rất sát nhau (như hình tròn màu đỏ trong biểu đồ phía dưới), khi đó  rất có khả năng sẽ có biến động giá lớn. Tuy nhiên, dải Bollinger không cho biết giá sẽ biến động  tăng hay giảm. Chúng ta phải dùng các công cụ khác để dự báo. MACD (Moving Average Convergence/Devergence) Chỉ số MACD được tính toán bằng cách lấy một chỉ số trung bình trượt của giá chứng khoán trong 12 ngày gần nhất trừ đi chỉ số bình quân trượt của chứng khoán đó trong 26 ngày gần nhất. Kết quả thu được là một chỉ số giao động trên dưới 0. Khi MACD lớn hơn 0 có nghĩa là chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày là cao hơn chỉ số của 26 ngày. Đây là hiện tượng đầu cơ giá lên vì nó cho thấy rằng những kỳ vọng hiện tại về giá chứng khoán của các nhà đầu tư (ví dụ như chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày) có khuynh hướng đầu cơ giá lên nhiều hơn so với các kỳ vọng giá trước đó (chỉ số trung bình trượt trong 26 ngày). Điều này được hiểu là một sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung hoặc đường cầu. Khi MACD nhỏ hơn 0 có nghĩa là chỉ số trung bình trượt trong 12 ngày gần nhất nhỏ hơn chỉ số trong 26 ngày và chỉ ra một sự dịch chuyển đi xuống của đường cung hay đường cầu. Một chỉ số trung bình trượt trong 9 ngày của MACD (không phải là của giá chứng khoán) thường được đánh dấu trên điểm cao nhất của đường MACD. Đường này được gọi là đường “dấu hiệu”. Đường dấu hiệu dự đoán sự giao nhau của hai chỉ số trung bình trượt (tức là sự giao động của đường MACD theo hướng đường 0). Hãy xét đến nguyên lý của phương pháp này. Chỉ số MACD là chênh lệch giữa hai mức giá bình quân trượt. Khi một mức giá trượt trong ngắn hạn tăng cao hơn trong dài hạn (tức là MACD cao hơn 0), có nghĩa là các kỳ vọng của nhà đầu tư đang có khuynh hướng đầu cơ giá lên nhiều hơn (tức là có một sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung hay đường cầu). Có thể thấy rõ sự thay đổi kỳ vọng xảy ra bằng cách vẽ biểu đồ một mức bình quân trượt trong 9 ngày của MACD (sự dịch chuyển của đường cung hay cầu) (còn nữa).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0