intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌA SĨ MỸ THUẬT NGUYỄN LƯƠNG TIỂU BẠCH

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

149
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà giáo ND họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch sinh ngày 15 tháng 11 năm 1945 tại Hà Nội. Quê quán xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong một gia đình tiểu tư sản viên chức yêu nước. .Thời niên thiếu, Nguyễn Lương Tiểu Bạch cùng anh chị của anh theo tham gia kháng chiến chống Pháp tại Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌA SĨ MỸ THUẬT NGUYỄN LƯƠNG TIỂU BẠCH

  1. HỌA SĨ MỸ THUẬT NGUYỄN LƯƠNG TIỂU BẠCH PGS - Nhà giáo ND họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch sinh ngày 15 tháng 11 năm 1945 tại Hà Nội. Quê quán xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong một gia đình tiểu tư sản viên chức yêu nước.
  2. Thời niên thiếu, Nguyễn Lương Tiểu Bạch cùng anh chị của anh theo tham gia kháng chiến chống Pháp tại Thanh Hóa. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, anh cùng gia đình trở lại Hà Nội ở phố Châu Long, quận Ba Đình. Do có năng khiếu mỹ thuật, tháng 9 năm 1963, anh thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, học hệ Trung cấp khoa Hội họa và tốt nghiệp năm 1966 cùng với các họa sĩ Phạm Ngọc Sĩ, Phạm Học Hải, Lê Kim Mỹ, Đặng Thị Khuê, Trương Bé, Hà Mỹ Lý, Nguyễn Văn Hoàng..., với sự dạy dỗ của các thầy là họa sĩ tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và các họa sĩ đàn anh tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam ở lại trường giảng dạy. Do có thành tích trong học tập và phấn đấu trong công tác, sau khi tốt nghiệp anh đã được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Từ năm 1966 đến năm 1970 cùng với việc tham gia giảng dạy, anh làm công tác Đoàn và được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường. Ngày 09 tháng 3 năm 1971 anh được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng Việt Nam). Vì say mê sáng sác và muốn không ngừng nâng cao trình độ mỹ thuật, anh đã tiếp tục theo học khoa Hội họa hệ Đại học và tốt nghiệp khoa Hội họa khóa 14 (1970 - 1975) cùng với các họa sĩ Nguyễn Văn Chư, Hoàng Trân, Trần Đốc, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Tạ Diệu Tâm, Nguyễn Thị Quốc Khánh, Lê Như Hạnh, Nguyễn Minh Đỉnh..., vừa học anh vừa tiếp tục làm công tác giảng dạy ở khoa Hội
  3. họa. Cũng thời gian này anh đã tham gia nhiều đoàn họa sĩ là thầy trò của trường Mỹ thuật đi thực tế sáng tác tại vùng tuyến lửa. Năm 1970 đi vẽ ở đường Trường Sơn thời gian một tháng, sau đó đi thực tế và sáng tác tại Quảng Trị trong thời gian bốn tháng năm 1972. Những chuyến đi này đã giúp anh có nhiều ký họa và vốn sống thực tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 1977. Họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch đã được Nhà nước cử đi làm thực tập sinh mỹ thuật tại Tiệp Khắc (nay thuộc Cộng hòa Séc) từ năm 1983 đến năm 1984. Trở về nước anh tiếp tục làm công tác giảng dạy. Do nhiệt huyết trong công tác đào tạo và trách nhiệm trong công tác cũng như năng lực chuyên môn, anh được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm khoa Hội họa cũng thời kỳ này anh cùng với các thầy giáo trong khoa tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo, giáo trình của khoa Hội họa. Tháng 5 năm 1989 anh được Bộ Văn hóa - Thông tin bổ nhiệm giữ chức vụ Phó hiệu trưởng và từ tháng 5 năm 1993 được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Trong cương vị Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Mỹ thuật anh đã góp phần xây dựng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày càng phát triển, giữ vững truyền thống trường đầu ngành về mỹ thuật của cả nước.
  4. Anh tích cực tham gia công tác Hội và đã được Đại hội Đại biểu Toàn quốc Hội Mỹ thuật Việt Nam lần thứ V đã bầu anh làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội. Cùng với sự nghiệp đào tạo, họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch sáng tác nhiều tác phẩm với chất liệu sơn dầu và sơn mài, tham gia nhiều triển lãm lớn ở trong nước và nước ngoài. Ta có thể kể tới một số tác phẩm tiêu biểu của anh như: Trên nương ngô (Lụa,1975); Mùa gặt Mai Châu (Sơn dầu, 1976); Ao làng (Sơn dầu, 1978); Qua Phong Châu (Sơn dầu, 1982); Tình yêu và trách nhiệm (Sơn mài, 1984); Phong cảnh miền núi - (Sơn dầu, 1984); Chuyện thường ngày ở Bản (Sơn mài,1995); Ra đồng - (Sơn mài - sáng tác chung với nhiều tác giả); Tam bạc (Sơn dầu, 2000). Tác phẩm của anh đã được tặng Giải khuyến khích Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1995, Giải B Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô. Với những công lao và thành tích đóng góp cho việc đào tạo của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, anh đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cùng với học hàm Phó Giáo sư năm 1992, sau đó được phong tặng Nhà giáo Nhân dân vào năm 1998, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì năm 2001, Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huy
  5. chương Vì sự nghiệp Văn hóa - Thông tin, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam... nhiều năm được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp Bộ. PGS, Nhà giáo ND, họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch là họa sĩ thuộc thế hệ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Anh đã có những đóng góp trong công tác đào tạo mỹ thuật, lãnh đạo và xây dựng trường mỹ thuật trong thời kỳ đổi mới. Là họa sĩ sáng tác có nhiều tác phẩm xuất sắc về đề tài miền núi và nhiều đề tài với phong cách hiện thực, bút pháp linh hoạt, tình cảm chân thành. Những năm tháng làm việc với họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch trong cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành, tôi quý mến anh bởi là một con người khiêm tốn hiền lành, kiệm lời, có những đóng góp cho hoạt động của Ban Chấp hành, anh cũng là người được bạn bè, đồng nghiệp trân trọng và quý mến. Những kỉ niệm về anh trong tôi và bạn bè đồng nghiệp cùng thế hệ mãi mãi vẫn không thể phai mờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2