
138
TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
1. ĐẠI CƢƠNG
Tăng áp lực nội sọ (ALNS) có thể gây ra phù não, thiếu máu não, hoặc tụt não
rất nhanh gây tử vong hoặc tổn thương không hồi phục, vì vậy cần phải được chẩn
đoán sớm và xử trí tích cực.
Ở người trưởng thành, thể tích hộp sọ khoảng 1500 ml gồm (tổ chức não chiếm
80%, máu chiếm 10%, dịch não tuỷ chiếm 10%.
ALNS bình thường là10 mmHg, tăng ALNS khi áp lực bên trong hộp sọ lên
trên 15 mmHg.
Áp lực tưới máu não (ALTMN) lớn hơn 60 mmHg: theo công thức
ALTMN = HATB – ALNS (HATB: huyết áp trung bình)
2. NGUYÊN NHÂN
- Chấn thương sọ não.
- Chảy máu não: trong nhu mô não, não thất, chảy máu dưới nhện.
- Tắc nhánh lớn động mạch não: tắc động mạch cảnh trong, động mạch não
giữa...
- U não.
- Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não, áp xe não.
- Não úng thủy.
- Các nguyên nhân có khả năng gây tăng áp lực nội sọ khác:
+ Tăng CO2 máu; giảm oxy máu.
+ Thở máy có sử dụng PEEP cao (áp lực dương cuối thì thở ra).
+ Tăng thân nhiệt.
+ Hạ natri máu.
+ Tình trạng co giật.
3. TRIỆU CHỨNG
3.1. Lâm sàng
Tuỳ vào người bệnh tỉnh hay mê mà có những diến biến bệnh khác nhau.
a) Người bệnh tỉnh
- Nhức đầu thường đau tăng dần lên, đau có thể lan toả hoặc khu trú.
- Nôn: thường gặp trong các nguyên nhân ở hố sau.
- Rối loạn thị giác: nhìn đôi, thoáng mờ, giảm thị lực, soi đáy mắt có phù gai.
- Rối loạn thần kinh: ngủ gà, lờ đờ.
b) Người bệnh hôn mê
- Đang tỉnh đột ngột hôn mê, hoặc hôn mê sâu hơn.
- Có biểu hiện tăng trương lực cơ.
- Rối loạn thần kinh tự động (là dấu hiệu nặng):
+ Nhịp tim nhanh hoặc chậm, tăng huyết áp hoặc giảm huyết áp.