intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ôn tập văn sử địa

Chia sẻ: Trần Tân Bình | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

264
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

thí sinh cần ghi nhớ điều đầu tiên khi học Văn là bám sát sách giáo khoa, sau đó hãy bắt đầu bằng việc học văn bản, cảm thụ tác phẩm; sau nữa mới là bài giảng, sách tham khảo. Tuy nhiên, sách tham khảo cũng không là thuốc bổ, vì văn chương mỗi tác giả một cảm nhận, tùy cảm thụ, khía canh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập văn sử địa

  1. Thí sinh cần ghi nhớ điều đầu tiên khi học Văn là bám sát sách giáo khoa, sau đó hãy bắt đầu bằng việc học văn bản, cảm thụ tác phẩm; sau nữa mới là bài giảng, sách tham khảo. Tuy nhiên, sách tham khảo cũng không là thuốc bổ, vì văn chương mỗi tác giả một cảm nhận, tùy cảm thụ, khía cạnh... Thí sinh cần đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề có liên quan xuyên suốt từ lớp 10, 11, 12. (Ví dụ như nội dung văn học yêu nước sau Cách mạng tháng Tám thì có liên quan tới cả văn học yêu nước đầu thế kỷ, thậm chí cả ở thời phong kin...). Đó là những tinh thần cơ bản khi ôn tập để chuẩn bị cho môn Văn trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới. Những đề thi vào ĐH, CĐ gần đây bắt đầu có xu hướng yêu cầu thí sinh phân tích và so sánh giữa các tác phẩm. Loại đề này yêu cầu thí sinh phải chỉ ra nét giống và khác nhau của tác phẩm. Sự so sánh không phải để loại trừ như suy nghĩ thông thường của thí sinh lâu nay mà là để thấy được sự phong phú của các tác phẩm. Một điểm nữa là đề thi đã chú ý nhiều đến sự đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, chứ không đơn thuần đòi hỏi nêu những vấn đề về nội dung. Đây là điều thí sinh cần đặc biệt lưu ý. Để làm được điều này, thí sinh cần biết cách học thi: Nên học kỹ từng tác phẩm, từng văn bản trong sách giáo khoa (thơ thuộc lòng, văn xuôi thì nắm chắc cốt truyện). Thông thường các sĩ tử bắt đầu bằng bài giảng của các thày cô, rồi học đến các tài liệu tham khảo và không hiếm các trò không động đến văn bản (tác phẩm). Tài liệu tham khảo cũng nhiều loại và thường viết theo hai kiểu: viết theo “đề văn mẫu” và theo cách “giảng văn”. Với sách viết dưới dạng văn mẫu cụ thể, nhiều thí sinh do không học, không hiểu tác phẩm, đề thi thật đặt yêu cầu khác, nhưng khi thi thí sinh cứ bê nguyên xi bài làm của đề thi mẫu. Lời khuyên cho tất cả thí sinh là hãy học môn văn theo thứ tự ngược lại: hãy bắt đầu bằng việc học văn bản, cảm thụ tác phẩm; sau đó mới là bài giảng và là sách tham khảo... Tuy nhiên, nếu cứ nhồi nhét quá nhiều sách tham khảo cũng không phải là uống thuốc bổ cả. Bởi lẽ, văn chương mỗi tác giả một cảm nhận, tùy cảm thụ, tùy khía cạnh... Nếu tham khảo nhiều quá thí sinh sẽ không xử lý được thông tin và dễ bị loạn chiêu. Trong các sách tham khảo hiện nay, thí
  2. sinh nên đọc các sách thiên về “giảng văn” hơn là thiên về “đề mẫu”. Hai cuốn sách tham khảo sau đây nên đọc: “Giảng văn” (nhóm tác giả) của NXB Giáo Dục và cuốn “Những bài giảng văn trong chương trình phổ thông” (Trần Đình Sử). Sau cùng, đó là sự sáng tạo. Đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra theo hướng hạn chế học vẹt, chép nguyên xi sách giáo khoa hay sách tham khảo. Văn học, giống như xếp hình, chỉ có một số mảnh có thể xếp tới trăm, ngàn hình khác nhau tùy sự sáng tạo và cảm hứng của mỗi người. Hãy cảm nhận tác phẩm bằng cảm xúc mới mẻ của riêng mình. Đặc biệt, thi Văn ở ĐH đòi hỏi phạm vi kiến thức rộng, không thể học trong một lúc. Học sinh sắp thi ĐH còn nên chuẩn bị cho mình từ năm lớp 10 cũng chưa phải là đã đủ. Hướng dẫn ôn luyện thi ĐH môn Văn Lê Phạm Hùng (Giáo viên Văn, Trường THPT Hà Nội - Amsterdam) Hướng dẫn ôn thi ĐH môn Văn, Sử, Địa MÔN VĂN: Một đề thi văn thường có ba phần: 1 câu hỏi về kiến thức cơ bản (2 điểm) và 2 câu hỏi về cảm thụ, phân tích văn học (mỗi câu 3- 5 điểm). Đ ể làm bài tốt, khi ôn tập bạn cần lập bảng danh mục tác giả - tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Từ đó rút ra những đặc điểm chính của từng giai đoạn văn học. Ngoài ra, cần nắm vững các chủ đề nội dung chính trong mỗi tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm quan trọng của chương trình, ví dụ số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 qua các tác phẩm Chị Dậu, Chí Phèo. Đáp án cũng chấm theo từng ý nhỏ, tuy nhiên, với môn văn có yêu cầu phải chấm cách hành văn, diễn đạt của học sinh. Môn Địa Cơ bản, lý thuyết thi địa lý gồm 4 phần sau: - Đánh giá nguồn lực phát triển kinh tế xã hội: thuận lợi và khó khăn về: + Vị trí địa lý + Nguồn lực tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, sinh vật, thuỷ văn, khoáng sản.
  3. + Nguồn lực xã hội: Dân cư và nguồn lao động, Kết cấu hạ tầng, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Thị trường; Đường lối, chính sách… - Các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội: + Vấn đề phát triển xã hội: Lao động và việc làm, vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá… + Vấn đề phát triển ngành: Thực trạng nền kinh tế, vốn đất và việc sử dụng vốn đất, các vấn đề liên quan đến các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp…) - Phát triển kinh tế trong các vùng: Dựa vào “sườn dàn ý” ở trên, với các vùng, bạn nêu thế mạnh (tự nhiên, kinh tế xã hội), những hạn chế và đánh giá tác động của chúng tới việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng. - Việt Nam trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực. Bạn phải nhớ các số liệu về kinh tế xã hội theo sách giáo khoa. Nếu có thể, cập nhật các con số mới nhất qua báo, đài để có sức thuyết phục người chấm bài. Phần thực hành vẽ biểu đồ cần đọc kỹ yêu cầu của đề và chú ý số liệu để chọn dạng biểu đồ, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, nhớ chú thích đầy đủ và kèm theo lời nhận xét. Cần tự thực hành nhiều dạng bài vẽ biểu đồ trong thời gian ôn thi để khi làm bài, nhanh chóng nhận diện dạng biểu đồ. Đáp án môn địa lý được chia nhỏ tới 0,25 điểm, vì vậy cần phải làm dàn ý cho mỗi câu hỏi thật chi tiết để tránh mất điểm. Trong bài làm, nên trình bày các ý thật rõ ràng theo thứ tự a, b, c… và gạch đầu dòng để giáo viên chấm bài thấy rõ từng ý. Môn Sử Đề thi đại học môn sử có thể rơi vào bất kỳ phần nào trong mấy trăm trang sách giáo khoa, ở dạng tổng hợp, chi tiết hoặc hệ thống, so sánh. Vì vậy, bạn cần nắm chắc bản chất các sự kiện để vận dụng linh hoạt, bằng cách: - Nắm chắc tên đề bài, tiểu mục khi học để tránh lạc đề hoặc lẫn lộn các phần khác khi thi. - Lập dàn ý cho cả bài, sau đó cho từng phần, chủ yếu dựa theo thời gian hoặc theo sự kiện. Học nhiều lần để nhớ thật kỹ dàn ý này. Để nhớ một cách có hệ thống, bạn nên trình bày dàn ý dưới dạng như sau: - Ví dụ: Tổ chức Liên hiệp quốc: + Hoàn cảnh thành lập + Mục đích.
  4. + Nguyên tắc hoạt động. + Các cơ quan chính + Một số tổ chức chuyên môn. + Vai trò…. Trong mỗi mục, cần vạch ra nhiều đường dẫn nội dung thì bạn càng nhớ được thêm nhiều chi tiết. - Nắm thật kỹ các sự kiện quan trọng (gồm nguyên nhân, diễn tiến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm…). Bạn cần nhớ chính xác ngày tháng năm của sự kiện ( hoặc nhớ ít nhất là tháng và năm). - Nhớ chính xác các thuật ngữ lịch sử. Khi làm bài thi, bạn cần đọc kỹ để hiểu rõ yêu cầu đề bài. Sau đó lập dàn ý cho bài làm (nên dựng khung theo kiểu trên để tránh sót ý). Trong dần ý, nhớ gạch đậm ở các chốt sự kiện quan trọng mà bài làm không dược phép bỏ qua. Sau đó triển khai các ý thành bài luận. Cuối cùng, đọc kỹ lại trước khi nộp bài, nhớ chú ý con số thời gian. NGỌC LAN (Khoa học phổ thông) Hướng dẫn ôn thi môn Văn khối C Cách ra đề môn văn theo xu hướng ngày càng chi tiết, vì thế việc đầu tiên là học sinh phải nắm chắc tác phẩm tới từng chi tiết. Các em hay có suy nghĩ, thi đại học thường đề cập tới những vấn đề khái quát lớn lao mang tính hình tượng mà không chú ý tới các chi tiết. Đề thi những năm gần đây thường có 3 câu theo cấp độ để phân loại học sinh. Vì thế một yêu cầu rất cần thiết là các em phải có sự sắp xếp, bố trí thời gian một cách hợp lý. Bố cục toàn bài phải rõ ràng mạch lạc, đúng với yêu cầu của đề bài, không lan man. Trong tổng số 3 câu hỏi đó sẽ có một câu nhằm ki ểm tra trí nhớ của học sinh. Câu hỏi này sẽ ra những kiểu như: nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tiểu sử của tác gia hay trình bày vắn tắt nội dung tác phẩm… Với những câu hỏi dạng này không đòi hỏi các em phải mở rộng nhiều mà chỉ cần trình bày như phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa. Một điều cần lưu ý các em đó là kỹ năng diễn đạt. Các em thường mắc hai l ỗi chính trong khâu này. Một là viết những câu văn khô khan, rời rac. Mỗi bài viết không chỉ đủ, đúng, mà còn cần phải hay. Muốn vậy các em phải rèn luyện bằng cách tập viết một câu đúng rồi chuyển câu đúng đó thành câu hay, từ câu mới chuyển sang tập viết một đoạn, rồi cả bài. Việc luyện tập này đòi hỏi lòng kiên nhẫn và có sự hướng dẫn, chỉnh sửa của thầy cô giáo. Tuy nhiên, không thể hiểu viết hay là đồng nghĩa với kiểu “làm xiếc ngôn từ” nghĩa là cố viết cho văn phong thật bay bổng, thật bóng bảy. Điều này có lẽ do các em bị ảnh
  5. hưởng của các sách tham khảo. Các em không nên học theo lối viết mà chúng tôi gọi là “vẽ hoa trong gương, vẽ trăng trong đáy nước” của các bài làm văn mẫu không có chất lượng. Tiện đây cũng khuyên các em tham khảo thêm các sách là rất cần thiết và cần phải có sự chọn lọc. Sách tham khảo hiện nay có rất nhiều nên tôi khuyên các em quan tâm tới uy tín của các tác giả bởi họ chính là hồn cốt của những cuốn sách. Một chú ý nhỏ cuối cùng nhưng rất quan trọng đó là việc không cho phép có những lỗi chính tả trong bài thi đ ại học. Chúc các em ôn tập và thành công trong kỳ thi tới. Thầy Đinh Văn Thiện Phó chủ nhiệm khoa Văn - ĐH Sư phạm Hà Nội Hướng dẫn ôn thi ĐH môn Văn Thí sinh cần tập trung để ôn thi tốt hơn. Còn hai tuần nữa kỳ thi ĐH-CĐ 2009 sẽ di ễn ra. Tại th ời đi ểm này, thí sinh cần ôn tập và lưu ý những điểm quan trọng nào? Chúng tôi xin gi ới thi ệu m ột số kinh nghiệm, cách giải, những đặc điểm đáng ghi nhớ của môn Văn do gi ảng viên các trường ĐH cung c ấp cho thí sinh. Để có kết quả tốt trong kỳ thi ĐH-CĐ sắp đến, ngoài việc dành thời gian để ôn l ại kiến thức, quan tr ọng nhất lúc này của thí sinh còn là việc vận dụng kiến thức để làm bài tập, rèn luy ện kỹ năng viết bài sao cho tốt nhất. Kiến thức là cái nền cơ bản, từ đó cần phải biết chọn lọc phù hợp với yêu cầu của đề, lu ận giải vấn đề một cách sâu sắc, khúc chiết. Thí sinh cần ghi nhớ: Với loại câu hỏi tái hiện kiến thức (2 điểm): Nên nhanh chóng xác định phạm vi kiến thức cần đề cập, trình bày đúng, đủ và trúng vấn đề, diễn đạt gãy gọn, tránh dài dòng lan man. N ếu trình bày không trúng vấn đề chẳng khác nào các cầu thủ đá hỏng quả sút luân lưu, đội bóng thì thua trong gang t ấc còn sĩ t ử thì mất trắng điểm ở câu này. Với loại câu viết bài văn nghị luận xã hội (3 điểm): Xác định đúng yêu cầu của đề, xác định dạng bài: nghị luận một tư tưởng đạo lý, nghị luận một hiện tượng đời sống hay nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học để có cách trình bày phù hợp. Cái hay của văn ngh ị lu ận chính là ở hệ thống lu ận đi ểm chính xác, sâu sắc, cách lập luận chặt chẽ thuyết phục. Muốn vậy cần có luận cứ xác đáng. Lu ận c ứ c ủa văn nghị luận xã hội chính là những lẽ phải của cuộc sống và những bằng chứng trong lịch s ử, trong th ực tế, trong văn học... Nhưng bài văn nghị luận xã hội hay còn thể hiện ở nhiệt hứng và thái độ quan tâm sâu sắc đến vấn đề của người viết. Kiểu văn này không chỉ đòi hỏi kỹ năng lập lu ận mà còn là s ự th ể hiện vốn sống, ý thức quan tâm đến xã hội, bản lĩnh tư duy độc lập và một th ế gi ới tâm h ồn phong phú, nhạy cảm, chân thành. Những tấm gương trong cuộc sống, vừa là dẫn chứng th ực tế, vừa gợi mở cho thí sinh những ý tưởng để lập luận trong văn nghị luận xã hội. Những tấm gương sống vì lý tưởng cao đẹp như: Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng...; những tấm gương sống giàu nghị lực không để tâm hồn lụi tàn như: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, sinh viên ki ến trúc xu ất s ắc là m ột thanh niên tàn t ật Quang Quý, công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM Lê Thanh Thúy, Nguyễn Bích Lan v ượt lên b ệnh t ật tr ở thành một dịch giả trẻ tài năng, Trần Tôn Trung Sơn em bé khuyết tật bởi chất độc da cam v ẫn nỗ l ực h ọc giỏi...; những tấm gương của lòng nhân ái như Nguyễn Hữu Ân... Bao giờ vi ết văn ngh ị luận xã h ội cũng cần rút ra những bài học thiết thực cho mình và mọi người. Bài học phải được nêu ra t ừ suy nghĩ sâu s ắc, chân thành, chứ không phải là những câu có tính chất khẩu hiệu rỗng tuếch. Với loại câu viết bài văn nghị luận văn học (5 điểm): Điều quan trọng đầu tiên là phải đọc kỹ đề, nhằm định hướng bài viết. Ở đây xin lưu ý các em loại đề yêu cầu làm rõ một nh ận định về văn học, n ếu cứ trôi theo tác phẩm và nhân vật mà phân tích thì rất dễ lan man, xa đề, lạc đề. V ới kiểu đề này, các em
  6. cần xác định hệ thống luận điểm để làm rõ vấn đề mà đề yêu cầu. Từ đó lựa chọn ki ến th ức phù hợp và phân tích theo các luận điểm. Ví dụ đề: Đề 1:Nói về việc sáng tác Truyện Tây Bắc, Tô Hoài cho biết ông đã đưa “những ý thơ” vào trong tác phẩm. Theo anh, chị, “những ý thơ” ấy được biểu hiện như thế nào trong truyện Vợ chồng A Phủ? Bài viết nên có các nội dung sau: 1. Quan niệm về ý thơ trong tác phẩm tự sự Ý thơ, có thể hiểu là chất trữ tình lãng mạn, là những rung cảm của nhà văn trước v ẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người; đồng thời có khả năng truyền những cảm xúc ấy đến người đọc qua thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ở những tác phẩm tự sự, yếu tố quan trọng là tình huống, nhân vật và sự kiện... Tuy nhiên chính ch ất thơ, ý thơ vời vợi bay lên từ cảnh vật và nhân vật trong tác phẩm nhiều khi l ại có sức tô đậm ý nghĩa của tác phẩm một cách lạ lùng. 2. Ý thơ trong truyện Vợ chồng A Phủ: a) Những bức tranh thiên nhiên có vẻ đẹp riêng của miền núi Tây Bắc, đặc bi ệt là cảnh mùa xuân trên vùng núi cao, được Tô Hoài miêu tả bằng những rung cảm thiết tha của hồi ức. b) Những bức tranh sinh hoạt, phong tục miền núi, đặc biệt là cảnh ngày t ết của người Mèo, qua ngòi bút của Tô Hoài, thực sự có sức say lòng người. c) Vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của hai nhân vật chính, nhất là Mị được miêu tả tinh t ế, xúc động là biểu hiện cao nhất của “những ý thơ” trong tác phẩm. Đánh giá: Từ cách luận giải này, thí sinh có thể vận dụng sáng t ạo khi vi ết bài bàn v ề ch ất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Vợ nhặt của Kim Lân... Đề 2: Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Thí sinh có thể tham khảo cách trình bày sau: 1. Khái niệm tính dân tộc trong tác phẩm văn học 2. Phân tích biểu hiện cụ thể a) Về nội dung Những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hi ện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của nhà thơ. Tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ, những ân nghĩa thủy chung của người cách mạng và đ ồng bào Việt Bắc đối với nhau, đối với cách mạng, với kháng chiến, với Bác Hồ là những tình cảm sâu đậm của thời đại mới. Những tình cảm ấy lại hòa nhập và tiếp nối vào mạch nguồn của tình yêu nước, của đạo lý ân nghĩa thủy chung, vốn là truyền thống sâu bền của dân t ộc ta. b) Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống được vận dụng tài tình. Lối kết cấu đối đáp và cách xưng hô mình – ta quen thuộc trong ca dao được sử dụng sáng t ạo. Các biện pháp tu từ truyền thống... được sử dụng thích hợp, tạo nên phong v ị dân gian dân t ộc đậm đà. Tố Hữu là nhà thơ nghiêng về truyền thống hơn là cách tân. (Theo Thanh Niên) Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử Nội dung kiến thức cần nắm vững: về nguyên tắc, kiến thức ôn tập bao gồm toàn bộ nội dung chương trình đã được học ở lớp 12. Học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản sau đây:
  7. 1- Phần lịch sử thế giới Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Liên Xô và các nước Đông Âu xây dựng CNXH (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 1970), những thành tựu và ý nghĩa. - Quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác. Bài 2: Các nước Á, Phi, Mỹ Latin sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Cuộc nội chiến 1946-1949 ở Trung Quốc. - Cách mạng giải phóng dân tộc Lào từ 1945-1975. - Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập tổ chức này. - Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở châu Phi từ 1945 đến nay - Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Mỹ Latin từ 1945 đến nay. Bài 3: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Tình hình nước Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Tình hình nước Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Bài 4: Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh. - Mục đích, nguyên tắc hoạt động và tổ chức của Liên Hiệp Quốc - Đánh giá về vai trò của Liên Hiệp Quốc trước những biến động của tình hình thế giới hiện nay. - Cuộc “chiến tranh lạnh” và âm mưu của Mỹ. Bài 5: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nguồn gốc, nội dung, thành tựu chính. - Vị trí và ý nghĩa - Cơ hội và thách thức của VN trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. 2- Phần lịch sử Việt Nam Chương 1: VN sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  8. - Sự chuyển biến về kinh tế, chính trị - xã hội VN sau Chi ến tranh thế gi ới thứ nhất. - Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới Cách mạng VN như thế nào? - Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở VN. - Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở VN, ý nghĩa. Chương 2: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc VN (1930-1945) - Sự thống nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản VN. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Luận cương 10-1930, ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản VN. - Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 - Tình hình Đông Dương dưới ách thống trị Nhật - Pháp. Hội nghị lần 6 (tháng 6-1939), lần 8 (5-1941). Nét chính về sự hoạt động của Việt Minh từ tháng 5-1941 đến tháng 3-1945. - Cách mạng Tháng Tám: Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm. Sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ý nghĩa lịch sử của nó. Chương 3: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1954) - Nét chính về tình hình nước ta năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám - Đảng và nhân dân ta từng bước thoát ra khỏi những khó khăn đó như thế nào để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám. Chương 4: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1946-1954) - Vì sao Đảng và nhân dân ta chủ động phát động cuộc kháng chi ến toàn quốc chống Pháp? Nội dung cơ bản của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. - Những chiến thắng lớn: Việt Bắc (thu đông 1947), Biên giới (thu đông 1950) và chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Đi ện Biên Phủ.
  9. - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chương 5: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975) - Phong trào Đồng Khởi (1959-1960). - Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ ngụy thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” như thế nào? Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chống cuộc “chiến tranh đặc biệt” đó như thế nào? - Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ ngụy thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” như thế nào? Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chống cuộc “chi ến tranh cục bộ” đó như thế nào? - Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ ngụy thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh như thế nào? Quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng chống cuộc “Việt Nam hóa” chiến tranh đó như thế nào? - Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975: Chủ trương, kế hoạch của ta, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. B- Tổ chức thực hiện trong quá trình ôn tập - Nắm vững những nội dung cơ bản đã nêu ở mục A - Chú ý rèn luyện kỹ năng mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá cũng như rút ra những nguyên nhân, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử. - Tập trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa - Xem xét kỹ những ký hiệu thể hiện diễn biến của những chiến dịch lớn trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước MÔN ĐỊA LÝ (chương trình không phân ban) Nội dung kiến thức cần nắm vững: Xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực; Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta. Chương I: Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội Vị trí, lãnh thổ VN và ý nghĩa của nó đối với việc phát tri ển kinh tế - xã hội. Đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
  10. Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của Nhà nước. Đường lối phát triển kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật. Chương II: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đ ề việc làm. Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghi ệp ở các vùng khác nhau. Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm: tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm; các vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Cơ cấu ngành công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp Những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, tình hình phát triển của kinh tế đối ngoại và những tồn tại cần khắc phục. Chương III: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết, những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục những khó khăn. Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực, thực phẩm. Duyên hải miền Trung: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm - ngư nghiệp, vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng. Trung du và miền núi phía Bắc: Vấn đề khai thác các thế mạnh: khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới, chăn nuôi đại gia súc; kinh tế biển. Tây nguyên: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế, vấn đ ề phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thủy năng.
  11. Đông Nam Bộ: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế biển. Những kỹ năng cần phải có: Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ, atlat, các loại biểu đồ, bảng số liệu. Vẽ các loại biểu đồ. So sánh, phân tích các mối quan hệ: giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội, gi ữa các yếu tố kinh tế - xã hội với nhau. Một số lưu ý: Sử dụng sách giáo khoa địa lý lớp 12 xuất bản năm 2005 để ôn tập. Khi ôn tập, HS cần chú trọng việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng và tư duy địa lý, cách học, cách làm bài, hạn chế việc ghi nhớ máy móc. Học cách sử dụng atlat địa lý VN trong học tập và làm bài thi. Các số liệu là cần thiết nhưng không yêu cầu HS phải nhớ nhiều số liệu. Vấn đề quan trọng là biết cách phân tích các số liệu để tìm ra kiến thức. Khi làm bài, HS có thể sử dụng các số liệu không phải của sách giáo khoa địa lý lớp 12 xuất bản năm 2005 nhưng phải ghi rõ nguồn gốc số liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2