Khái niệm chung về tư vấn
lượt xem 58
download
• Tư vấn mang nghĩa như giảng giải, đưa ra lời khuyên, có tính chất quan hệ một chiều (tư vấn luật pháp, tư vấn xây dựng…). • Từ điển Hoàng Phê: “Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết định”. • Tham vấn – nói lên sự trợ giúp, nâng đỡ về mặt xã hội, tinh thần cho các thân chủ, có sự cân bằng ngang nhau trong quá trình tương tác giữa thân chủ và người tham vấn. • Thuật ngữ “thân chủ” (client), theo thuật ngữ của nhà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái niệm chung về tư vấn
- Khái niệm chung về tư vấn • Tư vấn mang nghĩa như giảng giải, đ ưa ra lời khuyên, có tính chất quan hệ một chiều (tư vấn luật pháp, tư vấn xây dựng…). • Từ điển Hoàng Phê: “Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết định”. • Tham vấn – nói lên sự trợ giúp, nâng đỡ về mặt xã hội, tinh thần cho các thân chủ, có sự cân bằng ngang nhau trong quá trình tương tác giữa thân chủ và người tham vấn. • Thuật ngữ “thân chủ” (client), theo thuật ngữ của nhà TLH Carl Rogers, đề cập đến khía cạnh chủ động tìm ra cách giải quyết cho vấn đề của mình, chứ không đ ơn thuần chỉ là người bệnh bị động chờ nhà tư vấn đ ưa ra cách giải quyết cho mình. Tư vấn là một tiến trình, là sự tương tác, là ngu ồn tiềm năng (năng lực) và sự tự quyết. • Các vấn đề xã hội là một tiến trình, cần phải có thời gian quan sát, theo dõi, không chỉ trong quá trình tư vấn, mà cả sau khi đã làm tư vấn; là tiến trình giúp thân chủ và nhà tư vấn phát triển (nhận thức…); là quá trình hướng tới đạo lý làm người; là quá trình không được làm hộ thân chủ. “Chính thân chủ là chuyên gia của chính họ” (C. Rogers). • Sự tương tác được thực hiện thông qua việc đối thoại giữa nhà tư vấn và thân chủ, qua đó thân chủ hiểu được ho àn cảnh và khó khăn của mình, thân chủ cảm nhận đ ược vai trò của họ trong việc giải quyết vấn đề của họ. Quá trình này đòi hỏi các thân chủ phải tích cực hợp tác với nhà tư vấn, và phải có sự trung thực từ cả hai phía (thân chủ - nhà tư vấn). • Nguồn tiềm năng là quá trình nhà tư vấn phải khơi gợi đ ược tiềm năng (nội lực) của thân chủ, giúp thân chủ làm chủ đ ược các cảm xúc và thích nghi được với ho àn cảnh của mình (với chính những tiềm năng mà mình đ ang có). Đây là quá trình khích lệ, động viên các thân chủ, nhà tư vấn phải cùng thân chủ làm rõ những tiềm năng mà họ có, giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ, dám làm, tự giải thoát khỏi các khó khăn của mình. • Sự tự quyết là giúp cho thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, tự tìm ra cách giải quyết, nhà tư vấn chỉ giúp về mặt tinh thần hoặc soi sáng các vấn đề, khơi gợi vấn đề. Quá trình tư vấn làm cho thân chủ cảm thấy mạnh lên ở b ản thân. Quá trình tự quyết là quá trình nhà tư vấn phải đi cùng với thân chủ và chịu trách nhiệm cùng thân chủ (về mặt chuyên môn). Từ đó thân chủ phải có hành động với thực tại. Tư vấn là một tiến trình tương tác nhằm giúp thân chủ hiểu được vấn đề của mình và khơi dậy tiềm năng để thân chủ tự quyết định vấn đề của mình. “Giúp thân chủ tự giúp chính mình” Những lí do cơ bản gây ra vấn đề ở thân chủ • Về mặt khách quan: - Những xáo trộn trong cuộc sống (stress); - Các giai đo ạn lứa tuổi; - Hệ thống nhu cầu: không thỏa mãn nhu cầu (vật chất, tinh thần…); - Vấn đề kinh tế; - Vấn đề thất bại: nghề nghiệp, tình cảm, thích nghi; - Các áp lực xã hội: thường là áp lực về môi trường (làm việc, sống, văn hóa, tôn giáo…), những vấn đề giai cấp, cạnh tranh chèn ép, kì thị, các vấn đề liên quan đến đời sống cộng đồng, có thể thân chủ là nạn nhân hoặc cảm nhận mình là nạn nhân. • Về mặt chủ quan: - Những người thụ động, những người không làm gì cả, thiếu nghị lực trong hành động (dựa dẫm vào các quyết định của người khác, thiếu ý chí…), những người làm việc ngẫu hứng, không có mục tiêu; - Những người bất lực, không có khả năng gánh trách nhiệm, người hay đổ lỗi, không cân bằng trong đời sống (lí trí, tình cảm…), luôn thay đổi ý kiến, những người rối loạn về tình cảm, lí trí, hành động. Nhiệm vụ của tư vấn
- • Giúp thân chủ dám đối diện với những vấn đề của mình, với thực tại cuộc sống, giúp đương đầu một cách có hiệu quả, giúp thân chủ tự gánh trách nhiệm của mình. Giúp thân chủ củng cố và phát triển các thói quen tốt, hạn chế hoặc sửa được các thói quen xấu hoặc giúp điều chỉnh các suy nghĩ tiêu cực. • Giúp thân chủ giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn, làm d ịu bớt những cảm xúc căng thẳng. Nhà tư vấn phải có thái độ cảm thông, ủng hộ và chấp nhận; thực hiện hệ thống giúp đỡ nếu cần thiết. • Giúp thân chủ tăng hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh của mình. Nhà tư vấn phải sàng lọc các nguyện vọng cùng thân chủ, thu thập các thông tin có liên quan (đến thăm nhà, hội ý…), trải nghiệm trực tiếp các vấn đề của họ. Giúp thân chủ nhận thức được các nguồn lực và các hạn chế của mình. Giúp thân chủ phân mảng các vấn đề, xác định đ ược vấn đề, việc nào nên làm trước, việc nào quan trọng nhất. • Giúp thân chủ đ ưa ra những quyết định tích cực. Trợ giúp cho thân chủ xác định được những cái cần thay thế nếu không giải quyết đ ược; sàng lọc được các hậu quả của mỗi phương án thay thế, lường trước đ ược sự việc, hướng d ẫn thân chủ thực hiện các quyết định. • Thực hiện các quyết định bằng cách hướng dẫn thân chủ. Giúp thân chủ lập ra kế hoạch mang tính khả thi (hành vi), khuyến khích họ thực hiện theo kế hoạch do họ tự đề ra; giúp thân chủ đánh giá kết quả (trong mỗi buổi tư vấn và cả quá trình tư vấn) – đ ây chính là quá trình tư vấn-trị liệu. Mục đích của tư vấn • Tư vấn để ý thức về mình, ý thức về thực tại, đặc biệt hiểu biết về cách phòng vệ - cách thức mà b ản thân và người khác thường dùng đ ể phản ứng lại với những tác động xung quanh. • Tư vấn để thống nhất trong con người (cảm xúc, hành vi…). Nghề tư vấn không chỉ dựa vào kỹ năng mà còn phải dựa vào tiềm năng (hệ thống thái độ…) • Tư vấn để thích nghi với môi trường, thích nghi với công việc. • Tư vấn để chấp nhận bản thân mình, con người phải biết cách sống và hòa nhập với chính bản thân mình. • Tư vấn để giúp cho có thể đ ưa ra quyết định vững vàng. • Tư vấn giúp giải tỏa các ẩn ức trong con người, xác định đ ược đúng vấn đề đang gây khó chịu. • Tư vấn giúp giảm thiểu hậu quả của những sai lầm hoặc những biến cố tiêu cực. • Tư vấn để biết yêu mình hơn, và yêu một cách đúng mức, đúng cách, biết tôn trọng bản thân. • Tư vấn giúp loại bỏ những “rác rưởi” trong đầu. • Tư vấn để tìm một hướng đi cho đời mình, làm sáng tỏ được các giá trị, mục tiêu và phát huy được tiềm năng của bản thân. • Tư vấn để thay đổi triết lý sống, thay đổi cách nhìn nhận về con người, tìm lại ý nghĩa cuộc sống. Các hình thức tư vấn • Hình thức tư vấn: - Tư vấn cá nhân: là quá trình trao đổi mang tính, bí mật giữa các cá nhân, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đ ến xúc cảm như (lo sợ, chán nản, đau khổ…), tự sát hay cải tạo phục hồi (tâm trạng), nạo thai, vấn đề hành hung, hăm do ạ, cưỡng bức… - Tư vấn gia đình: được hình thành d ựa trên cơ sở lý luận cho rằng một thành viên trong gia đình có vấn đề, nó là kết quả của to àn bộ mối quan hệ trong gia đình; và một vấn đề trong gia đình xuất hiện đều liên quan đến các thành viên trong gia đình. - Tư vấn nhóm: là tư vấn cho các đối tượng có cùng một nhu cầu và có những quan tâm chung. Tư vấn nhóm tạo ra một sự hỗ trợ nhóm đối với mỗi cá nhân, cung cấp một sự hỗ trợ xã hội cho mỗi nhóm. Những điều kiện giúp cho cuộc tư vấn thành công • Quá trình tư vấn có đ ược sự cộng tác của các thân chủ.
- • Cần có thời gian và sự kiên tâm. • Phải đảm bảo tính khách quan, tính rõ ràng (test). Tiêu chí đánh giá vấn đề của thân chủ: - Thân chủ thấy không hài lòng, khó chịu về một mối quan hệ nào đó (hay phàn nàn, than phiền…). - Có những ứng xử gây sự bất b ình đối với những người xung quanh. - Xu ất hiện những cá tính hiếm thấy ở bản thân. - Có những lo âu, buồn chán, sợ hãi…ảnh hưởng đến hoạt động sống. - Có tính phi lý trong nhận thức (người khác cho là không bình thường) khi thân chủ biểu hiện qua hành động. - Không thích nghi hoặc khó thích nghi với môi trường, luôn hành động theo mục tiêu cá nhân ảnh hưởng đến mục tiêu ho ạt động bình thường của mình và của những người xung quanh. Yêu cầu đối với nhà tư vấn: - Có hiểu biết về bản thân tốt (cảm xúc, trải nghiệm, sở thích, quan điểm…). - Là người cân bằng và phát triển đầy đủ về mặt tình cảm. - Phải biết nhận định các vấn đề về bệnh tinh thần, gia đ ình, hành hạ trẻ em… - Biết chấp nhận không phê phán. - Hiểu một cách sâu sắc về vấn đề và con người thân chủ. - Nhà tư vấn hạn chế nói tối đa, nghe nhiều hơn nói. - Không cho lời khuyên, không áp đ ặt, can thiệp, bảo cho thân chủ những gì phải làm; không mang tính hình thức (tư vấn để mà có); tư vấn không phải là phê phán, xét đoán; tư vấn không phải là làm cho tốt hơn đ ể hài lòng bản thân hoặc mình làm cho người khác hài lòng, mà phải làm cho thân chủ và mình lớn lên. - Biết lắng nghe và giao tiếp với thân chủ một cách am hiểu và có mục đích. - Có khả năng thu thập thông tin và xâu chuỗi lại trong quá trình đánh giá. - Có khả năng thiết lập và duy trì được mối quan hệ hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp. - Có khả năng quan sát, hiểu được hành vi bằng lời và không lời dựa trên một phương pháp chẩn đoán thích hợp. - Có khả năng gây dựng đ ược niềm tin đối với thân chủ và thúc đ ẩy thân chủ nỗ lực giải quyết vấn đề của họ. - Có khả năng thảo luận những chủ đề rất nhạy cảm một cách ủng hộ thân chủ để không tạo cho thân chủ mặc cảm, xấu hổ hay sợ hãi. - Có khả năng sử dụ ng các ngu ồn lực một cách sáng tạo để đưa ra các giải pháp mới đáp ứng với nhu cầu của thân chủ. - Có khả năng đánh giá toàn diện các nhu cầu của thân chủ và xác đ ịnh đ ược nhu cầu ưu tiên giải quyết. - Có khả năng dung hòa và thỏa thuận được với các b ên xung đột (nhu cầu, mối quan hệ…). - Có khả năng áp dụng lý thuyết vào công việc thực tế. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp • Nguyên tắc giữ bí mật: dựa trên việc mỗi cá nhân có quyền sở hữu những vấn đề có liên quan đến mình, vì vậy thông tin của thân chủ nói ra cho nhà tư vấn phải đ ược đảm bảo giữ bí mật; tuy nhiên, không cần phải giữ bí mật khi thân chủ cho phép tiết lộ, hoặc vấn đề đó đe dọa đến tính mạng của thân chủ hoặc những người khác, hoặc khi nhà tư vấn bị gọi ra tòa chất vấn và có phương hại đến uy tín của nhà tư vấn. • Nguyên tắc tôn trọng thân chủ vô điều kiện: là có một thái độ nhiệt tình đối với thân chủ, chấp nhận họ như một con người có giá trị bất kể địa vị, đạo đức, hành vi, tình cảm tích cực hay tiêu cực ở thân chủ, kính trọng thân chủ về mặt nhân phẩm với các cốt cách riêng của họ; là một sự ân cần không chiếm hữu, không có một đòi hỏi riêng tư nào; sự tôn trọng đòi hỏi nhà tư vấn phải chấp nhận cả sự bày tỏ những xúc cảm tiêu cực (xấu xa, sợ hãi…) cũng như tích cực (vui sướng, cởi mở…) của thân chủ. Tôn trọng không có nghĩa là tán thành, chấp nhận hoặc không tán thành
- (nhà tư vấn có thể không tán thành nhưng vẫn tôn trọng họ). Tôn trọng ở sự đối thoại không phê phán, đánh giá, phòng vệ, là sự thẳng thắn ở cả hai bên. Các thành tố của sự tôn trọng: - Quyền được thừa nhận: trong mỗi cá nhân đều có những giá trị nhất định và có quyền phát triển theo cách mà họ cho là đúng, vì vậy họ cũng không được vi phạm giá trị này ở những người khác. - Tôn trọng năng lực và giá trị: mỗi cá nhân đều có những năng lực, những khả năng riêng biệt và tương ứ ng với những giá trị nhất định, vì vậy chúng ta cần đ ược tôn trọng. - Có trách nhiệm với những lựa chọn của mình: mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ho ặc những quyết định của riêng mình. . Nguyên tắc tin tưởng vào khả năng giải quyết của thân chủ: xuất phát từ quan điểm cho rằng “thân chủ là chuyên gia giỏi nhất về lĩnh vực của mình”, các cá nhân luôn tin tưởng vào những gì mình nói và hành động, còn những gì khác với mình thì thường đưa ra xem xét lại. Do mỗi thân chủ có ho àn cảnh riêng biệt, không lặp lại ở người khác (S-T-X), vì vậy để quá trình tư vấn khám phá ra những cái đơn lẻ, riêng biệt đó thì nhà tư vấn phải tin tưởng hoàn toàn vào thân chủ, vào khả năng giải quyết vấn đề của anh ta. Nhà tư vấn giúp đỡ bằng cách đặt ra những câu hỏi nói về cảm nghĩ của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề. Cách hỏi này đ ã đặt thân chủ vào một ho àn cảnh cụ thể và thân chủ phải tự lập trong cách hành động giải quyết vấn đề. Về nguyên tắc, nhà tư vấn không đ ưa ra lời khuyên mang tính áp đ ặt đối với thân chủ, tuy nhiên nếu thân chủ bị rối loạn tâm thần, suy nhược…thì nhà tư vấn vẫn có thể chủ động đ ưa ra một vài hướng để giải quyết cùng với thân chủ. • Nguyên tắc thân chủ trọng tâm: đây là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu trong mối quan hệ tư vấn, thân chủ trọng tâm còn thể hiện nhà tư vấn không thể công thức hóa vấn đề của bất kỳ thân chủ nào (có thể công thức hóa sự kiện, chứ không công thức hóa nhân cách củ a thân chủ). Không thể có một cách thức chung, kỹ thuật chung cho các con người khi đến làm tư vấn, vì mỗi một thân chủ là một trường hợp đặc biệt. Tiến trình thực hiện phụ thuộc vào mức độ ý thức về cảm xúc của thân chủ. Trong quá trình tư vấn, nhà tư vấn không để các cảm xúc của mình bị cuốn theo sự kiện của thân chủ. Nhà tư vấn phải đủ mạnh để biệt lập đ ược với thân chủ, với các cảm xúc, tư tưởng của thân chủ, nhưng cũng đủ làm cho thân chủ an tâm để biệt lập được với sự lệ thu ộc vào nhà tư vấn. • Ngu yên tắc mềm dẻo, thích nghi cùng thân chủ: vấn đề của thân chủ giải quyết nhanh hay chậm phụ thuộc vào tiến trình nhanh hay chậm trong công việc thay đổi trong thân chủ. Nhà tư vấn phải có thời gian dành cho thân chủ. Nhà tư vấn phải biết lắng nghe,biết khuyến khích trấn an để thân chủ nói ra vấn đề của mình, biết phản hồi để hiểu chính xác những ý nghĩa của thông tin, biết thông đạt để trải nghiệm những gì thân chủ nói ra, và biết kết hợp giữa quan sát hành vi cử chỉ phi ngôn ngữ với lời nói của thân chủ, để lôi lên từ tầng bậc vô thức của cảm xúc bản năng đến những tình cảm lí trí và những hành vi làm chủ được. Các kỹ năng tư vấn • Kỹ năng đánh giá thông tin: Nhà tư vấn phải xác định sự kiện xuất hiện như thế nào, và nguyên nhân nào gây ra sự kiện đó, ai tham gia vào sự kiện, mức độ tham gia, số lượng người tham gia; thân chủ đánh giá về tham gia của họ; sự kiện xuất hiện khi nào, ở đâu, sự kiện gây ảnh hưởng đến thân chủ như thế nào và liên quan đ ến những người khác ra sao; thân chủ đã làm gì để đối phó (đánh giá năng lực của thân chủ); những phản ứng của những người xung quanh về sự kiện, có hỗ trợ gì cho sự kiện của thân chủ; lợi ích của thân chủ nếu sự kiện được giải quyết; những khả năng mạnh, yếu của thân chủ trong việc giải quyết vấn đề và cần những nguồn lực gì thêm để giải quyết vấn đề đó. • Kỹ năng thấu hiểu: - Thấu hiểu là việc hiểu những điều thân chủ đang trải nghiệm, hiểu thân chủ bằng trái tim cũng như khối óc. - Nhà tư vấn cần biết rằng sự hiểu biết ở đây là có giới hạn. Hiểu – đơn giản là sự nắm bắt một
- cách rõ ràng điều thân chủ đang trải nghiệm và một nhà tư vấn giỏi không nhất thiết phải biết nhiều hơn thân chủ, không cần nhà tư vấn phải thấu hiểu hơn điều thân chủ hiểu về bản thân mình. Nhưng trong quá trình tư vấn, giữa nhà tư vấn và thân chủ phải thông đạt cho nhau những ý tưởng, cảm xúc ở mức độ cao nhất. Vì vậy sự hiểu biết về thân chủ là tiến trình chia sẻ. Điều quan trọng là nhà tư vấn hiểu được tất cả những điều thân chủ đang nói đều liên quan đ ến một ý nghĩa đặc biệt nào đó trong kinh nghiệm sống của thân chủ và nhà tư vấn cố gắng mô tả ý nghĩa ấy bằng ngôn từ dễ hiểu để cho cả hai b ên cùng sáng tỏ. - Hiểu không đơn thu ần chỉ là tìm hiểu các sự kiện về cuộc đời hay các mối quan hệ của thân chủ, mà chính tâm tư, thái độ của thân chủ xuất phát từ sự kiện đó mới là quan trọng. Cái chính là thân chủ nhận thức và phản ứng như thế nào về sự kiện đó. - Nhà tư vấn chỉ thay đổi đ ược cách nhìn, thái độ chứ không thay đổi đ ược sự kiện, đ ược con người. - Việc các nhà tư vấn hiểu được thân chủ sẽ giúp thân chủ bỏ được mặt nạ, không phòng vệ và tiến tới sự tự do trong vấn đề của mình. - Kỹ năng thông đạt: - Là kỹ năng cơ b ản nhà tư vấn cần phát triển để có được hiểu biết thông suốt về những gì mà thân chủ đang cố gắng bộ c lộ, và diễn đạt bằng lời cho thân chủ hiểu đ ược những cảm xúc, sự kiện của mình. - Khi thân chủ đang trình bày vấn đề thì các sự kiện và tình cảm thường bị lẫn lộn, không có tính lôgic và khi thân chủ ngừng nói thì nhà tư vấn phải quyết định nhanh chóng mình đ áp ứng cái gì (ưự kiện hay cảm xúc) phụ thuộc vào câu chuyện (câu chuyện liên quan đ ến những cá nhân nào, những sự kiện nào). - Trong việc thông đạt, nhà tư vấn nên lưu ý đ ến việc sử dụng từ (tránh sử dụng những từ gợi lên thái độ phòng vệ ở thân chủ, những từ đánh giá về nhân cách, những từ “thô bạo”). Cách thông đạt có thể sử dụng bằng cách hỏi thân chủ cảm thấy như thế nào về vấn đề đó. - Nguồn gốc của sự thông đạt từ chính kinh nghiệm của nhà tư vấn (cảm xúc, ước vọng, sợ hãi…), nó giúp nhà tư vấn biết cần thông đạt điều gì. Tuy nhiên, điều chưa hay của những nhà tư vấn mới vào nghề là họ trải nghiệm sự thấu cảm với thân chủ bằng những kinh nghiệm cụ thể của họ, dẫn đến không tránh được việc nói về những sự cố của bản thân với mục đích để cho thân chủ hiểu rằng họ rất thông cảm, có thể chia sẻ và có kinh nghiệm về vấn đề của thân chủ. Điều này dẫn đến một số tác hại: việc nhà tư vấn nói về các sự kiện của mình thường vô tình tạo cho thân chủ cảm giác nhà tư vấn thất bại trong chính sự kiện của mình thì làm sao có thể giúp được cho người khác; khi nhà tư vấn nói về bản thân mình sẽ gây lên sự mơ hồ cho thân chủ vì trọng tâm của quan hệ tư vấn đã b ị chuyển dịch; nó cũng có thể tạo ra ở thân chủ thái độ phòng vệ vì họ nghĩ vấn đề của mình có thể cũng bị nhà tư vấn đem kể với người khác. - Trường hợp thân chủ im lặng: + Im lặng diễn ra sau một hồi bộc lộ: thân chủ đang nghĩ xem còn sự kiện gì nữa không, nhà tư vấn nên ngồi yên và cười hoặc nói “Bạn hãy cứ suy nghĩ một chút đi cũng được” – sự im lặng này không mang tính chống đối. + Im lặng do thân chủ bị ép buộc đến, nhà tư vấn không thể lấy được thông tin, nhà tư vấn nên nói “Chắc là bạn không muốn đến đây đâu nhỉ?”, “Tôi đang nghĩ xem liệu tôi có làm điều gì phật ý b ạn không?”. + Im lặng khó giải thích, không biết họ đến để làm gì, từ ho àn cảnh nào, nhà tư vấn có thể bắt đầu bằng những câu chuyện xã giao (thời tiết, thể thao, mốt…), từ đó nắm được thái độ của thân chủ. + Im lặng của thân chủ xuất phát từ cách hiểu không đúng về tư vấn (nghĩ nhà tư vấn đưa ra các câu hỏi, cho lời khuyên…), nhà tư vấn nên nói: “Bạn muốn bắt đầu từ đâu cũng đ ược”, “Bạn có thể nói điều gì đang diễn ra trong đầu của bạn”, “Bạn nghĩ gì về mình”… - Một nhà tư vấn thành thục thể hiện sự thông đạt ở việc hiểu, chấp nhận thân chủ gần như không phải nghĩ nhiều đến việc thân chủ định nói gì hay hỏi gì, từ đó nó sẽ giúp cho nhà tư vấn
- truyền đạt một cách thông thoáng những ý tưởng mà anh ta nói ra. Kỹ năng thông đạt thể hiện ở nhà tư vấn qua lắng nghe, suy nghĩ và đáp ứng, đó là những phản ứng tự động. - Kỹ năng phản hồi: - Phản hồi là việc nói lại bằng từ ngữ của mình, hoặc là nhắc lại lời của thân chủ một cách cô đọng, hoặc làm rõ hơn điều thân chủ vừa trình bày, bày tỏ và đạt đ ược sự tán thành của thân chủ. - Phản hồi có ý nghĩa: thân chủ cảm thấy đ ược lắng nghe và có người hiểu mình; thân chủ đ ược khích lệ và mu ốn bộc lộ nhiều hơn; thân chủ ý thức được điều mình nói và có trách nhiệm với lời nói của mình hơn; thân chủ cảm thấy đ ược quý trọng, cảm thấy tự tin; nhà tư vấn sẽ chắc chắn được là mình đã không hiểu sai, suy diễn sai (đ ược thân chủ giải thích thêm, điều chỉnh thông tin cho ăn khớp). - Có ba hình thức phản hồi: + Phản hồi cảm xúc (phản hồi tâm tình), đòi hỏi nhà tư vấn phải xác định được thân chủ đang thể hiện loại cảm xúc nào và nhà tư vấn phải miêu tả những cảm xúc đó bằng những từ ngữ rõ ràng, từ đó quan sát phản ứng của thân chủ, thu thập các thông tin giải trình từ thân chủ; + Phản hồi kinh nghiệm (phản hồi quan sát), các thông tin phản hồi mang tính chất miêu tả, có liên quan đến sự quan sát của nhà tư vấn, sau đó nói về cảm xúc của thân chủ; + Phản hồi nội dung: nhắc lại các ý tưởng bằng những từ ngữ mới của nhà tư vấn (nhấn mạnh, ho ặc khơi gợi, soi sáng những điều thân chủ vừa nói để làm rõ ý tưởng của thân chủ), tóm tắt thông tin phải đầy đủ, không đ ược bỏ mất sự kiện. - Các yêu cầu khi đ ưa ra phản hồi: phải dựa trên hành vi chứ không phải nhận định về con người; dùng mô tả hơn là nói về phán đoán, về kinh nghiệm; phản hồi một cách rõ ràng, mang tính đ ặc thù hơn là tổng quát; phản hồi mang tính chia sẻ ý tưởng, thông tin thì tốt hơn nhiều so với khuyên nhủ, phán xét, khuyến nghị; khi đ ã phản hồi là cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, tránh đặt câu “xin lỗi”; phản hồi chỉ tốt khi đ ã tạo ra được không khí q uan tâm, nâng đ ỡ nhất là với những sự kiện tiêu cực; phản hồi phải có liên hệ với câu trả lời “cái gì”, “như thế nào” mà không nhằm giải thích “tại sao”. Kỹ năng thu thập thông tin: (đặt câu hỏi) - Nên bắt đầu bằng những câu hỏi chung chung, nó giúp cho thân chủ kích thích sự bày tỏ các cảm xúc, suy nghĩ của mình, những câu hỏi cần rõ ràng, đơn giản, nhưng phải hướng đến mục đích. - Thường sử dụng các câu hỏi mở, câu hỏi không có cấu trúc, những câu hỏi này pahỉ chứa đựng được cảm xúc hay ý của thân chủ, nó có những dạng sau: - là những câu hỏi như thế nào; + Câu hỏi yêu cầu giải thích, liên quan đ ến “tại sao”; + Hỏi bằng cách lặp lại từ chủ chốt ở trong đó; + Câu hỏi “thế còn”, tuy nhiên nếu trong mối quan hệ chưa tốt nó có thể gây cảm giác tấn công về mặt tinh thần, chỉ nên sử dụng khi mối quan hệ đã tốt, thân chủ không còn sự phòng vệ ban đầu; + Những câu hỏi tóm lược ý, vừa có tính cấu trúc, vừa không có cấu trúc. Các bước trong buổi tư vấn (buổi đầu tiên) - Chào hỏi, giới thiệu về mình. Có thể có câu mào đ ầu, tạo sự thoải mái. - Đánh giá lí do, đặt các câu hỏi để biết nguyên nhân họ tới “Bạn có vấn đề gì cần chia sẻ với tôi?”, “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”… Đánh giá xem họ đến tự nguyện hay bắt buộc phải đến. Hỏi xem thân chủ trước đây đ ã trải nghiệm vấn đề của mình như thế nào, đã từng nhờ ai giúp đỡ, ho ặc đ ã làm những gì ở nhà (lần tư vấn thứ hai trở đi). - Đánh giá mong chờ của thân chủ (họ muốn điều gì ở nhà tư vấn) và khả năng đáp ứng của thân chủ như thế nào, lưu ý sự giải quyết vấn đề phải đến từ chính họ “Tôi sẽ làm hết khả năng của tôi nhưng vấn đề có thành công hay không lại tuỳ thuộc chủ yếu ở bản thân bạn”. Chỉ cho họ thấy ngay những mong chờ không hợp lý.
- - Cho thân chủ biết các nguyên tắc tư vấn (bí mật, thân chủ tự quyết), tư vấn là gì, trách nhiệm của nhà tư vấn, để tránh thân chủ lệ thuộc vào nhà tư vấn. - Làm cho nội dung vấn đề hiện hữu và có ý nghĩa, nghe thân chủ nói về các khía cạnh trong cuộc sống của họ, chú ý đến tinh thần, thể chất, môi trường sống và nhu cầu cụ thể ở môi trường đó. - Nhà tư vấn xác định sự kiện trong vấn đề của thân chủ, xem đâu là sự kiện chính yếu mà thân chủ muốn giải toả. - Xem ai là người quan trọng trong cuộc sống của thân chủ và trong sự kiện đang xảy ra với thân chủ. Thích ai, ghét ai, mối tương giao của họ như thế nào? Xem họ đánh giá vai trò địa vị của họ như thế nào trong gia đình và công việc. Xem thế giới cảm xúc của thân chủ là gì. - Quan sát hành vi cử chỉ của thân chủ (âm điệu, giọng nói liên quan đ ến các sự kiện). - Đánh giá được năng lực của thân chủ (phán đoán, tư duy, khả năng thích nghi, hành động, khả năng xoay xở trước sự kiện, thân chủ đ ã làm gì trước đó). - Xác định cơ cấu thời gian (chỉ gặp trong thời gian tư vấn), không nên đưa mối quan hệ ngoài xã hội vào mối quan hệ tư vấn, phải biết chia các mục tiêu thực hiện. - Giao công việc ở nhà cho thân chủ: trách nhiệm của thân chủ khi làm ở nhà là gì, cảm nhận của thân chủ khi làm những công việc đó. - Tóm tắt, lượng giá to àn bộ buổi tư vấn: nói về các ý chính của buổi gặp gỡ, chỉ ra tên về sự kiện của thân chủ và xem thân chủ có chấp nhận nó hay không, hỏi ý kiến cảm nhận của thân chủ về buổi tư vấn “Bạn đã cảm thấy thoải mái chưa?”, “Chưa thấy hài lòng ở đ iểm nào?”, “Có điều gì b ạn cần làm sáng tỏ nữa không?”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trình bày phân tích khái niệm và bản chất của Tâm lý học
16 p | 2896 | 716
-
TRIẾT HỌC NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
4 p | 776 | 171
-
Bài thuyết trình về Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
52 p | 1873 | 107
-
VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI
13 p | 288 | 81
-
ĐỀ THI LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
12 p | 965 | 76
-
Bài giảng Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật - Nguyễn Thị Hằng Nga
32 p | 455 | 42
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
203 p | 510 | 37
-
Chương II - TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
19 p | 214 | 35
-
Tiểu luận Kinh tế phát triển: Văn hóa là 1 sản phẩm do con người sáng tạo ra từ thử bình minh của xã hội loài người nhưng hiện nay khái niệm về văn hóa vẫn chưa được thống nhất
19 p | 102 | 29
-
Bài giảng Tư vấn cơ bản
17 p | 132 | 17
-
Đề cương chi tiết học phần môn Lôgic học
5 p | 177 | 16
-
Văn hóa - biến số quan trọng trong nghiên cứu quan hệ công chúng
8 p | 87 | 14
-
Một số vấn đề lí luận về thần thoại
8 p | 483 | 11
-
Nghĩa từ nguyên của từ "văn hiến" qua bối cảnh tri thức Nho giáo Việt Nam - Trung Hoa
8 p | 106 | 6
-
Văn hóa Nõ Nường : Quan niệm về cặp lưỡng hợp âm dương
8 p | 96 | 6
-
BÀN VỀ KHÁI NIỆM QUYỀN VĂN HOÁ
4 p | 105 | 5
-
Vấn đề danh từ chung, tên riêng, thành tố chung trong địa danh ở Đồng Nai
10 p | 62 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn