intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng Hóa học

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

113
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng Ebook hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng Hóa học tập trung tìm hiểu về nguyên tắc thiết kế Ebook; quy trình thiết kế Ebook; phần mềm để thiết kế Ebook; ý tưởng thiết kế nội dung Ebook; nội dung Ebook; sử dụng E-Book.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Hóa học: Xây dựng hỗ trợ sinh viên sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế mô phỏng Hóa học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH …………..o0o………….. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đề tài XÂY DỰNG EBOOK HỖ TRỢ SINH VIÊN SƯ PHẠM SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ MÔ PHỎNG HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: Thái Hoài Minh Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Loan TP. HỒ CHÍ MINH 2013
  2. LỜI CẢM ƠN Trong những ngày đầu thực hiện khóa luận, vì chưa quen với công việc nên em gặp biết bao bỡ ngỡ và khó khăn. Ngoài những cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ của gia đình, nếu không được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè cùng với các bạn sinh viên có lẽ em đã không thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Lời đầu tiên em muốn nói là lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Hóa, trường Đại học sư phạm TP.HCM, đặc biệt là cô Thái Hoài Minh, người đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em từng bước và động viên em trong những lúc gặp khó khăn nhất để em có thể hoàn thành khóa luận này. Lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu, dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn TP.HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2013
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................5 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................8 3. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................................8 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................8 6. Giả thuyết khoa học .................................................................................................8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU10 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................................10 1.2. Đổi mới PPDH........................................................................................................11 1.2.1. Khái niệm về PPDH [4] .................................................................................11 1.2.2. Một số xu hướng đổi mới PPDH [8], [12], [13], [22] ...................................12 1.2.3. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT ......................................................17 1.3. Ứng dụng CNTT trong DHHH [12], [22], [28] ...................................................19 1.3.1. Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong DHHH ..........................................19 1.3.2. Một số khó khăn khi ứng dụng CNTT trong DHHH .................................20 1.4. Tổng quan về MPHH ............................................................................................20 1.4.1. Khái niệm về MPHH [9] ................................................................................21 1.4.2. Đặc điểm của MPHH .....................................................................................21 1.4.3. Nguyên tắc chung khi thiết kế MPHH .........................................................22 1.4.4. Quy trình chung khi thiết kế MPHH ...........................................................23 1.5. Giới thiệu một số phần mềm thường sử dụng để thiết kế MPHH ....................24 1.5.1. Phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 ...........................................................25 1.5.2. Phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 ........................................................26 1.5.3. Phần mềm Macromedia Flash Professional 8.0 ..........................................27 1.6. Thực trạng việc ứng dụng CNTT và sử dụng MPHH trong DHHH ở trường phổ thông của SV sư phạm Hóa học trường ĐHSP TP.HCM .....................................28 CHƯƠNG II: XÂY DỰNG E-BOOK HỖ TRỢ SINH VIÊN SƯ PHẠM SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ MÔ PHỎNG HÓA HỌC ................................32 2.1. Nguyên tắc thiết kế E-Book......................................................................................32 2.1.1. Giao diện thân thiện, chặt chẽ, dễ sử dụng ...........................................................32 2.1.2. Từ ngữ sử dụng nhất quán, dễ hiểu.......................................................................32 2.1.3. Khả năng liên kết ..................................................................................................32 2.1.4. Dễ sử dụng đối với máy tính thông thường ..........................................................33 2.1.5. Không biến E-Book là bản sao của sách in ..........................................................33 2.1.6. Kiểm tra kỹ từng phần trước khi tiếp tục ..............................................................33 2.2. Quy trình thiết kế E-Book .......................................................................................33 2.2.1. Phân tích................................................................................................................34 2.2.2. Xây dựng nội dung................................................................................................34 2.2.3. Thiết kế và xây dựng hình thức cho E-Book ........................................................34 2.2.4. Thử nghiệm sản phẩm...........................................................................................34
  4. 2.2.5. Thiết kế bìa CD rồi in sao hàng loạt .....................................................................35 2.2.6. Khảo sát trên diện rộng .........................................................................................35 2.3. Các phần mềm để thiết kế E-Book ..........................................................................35 2.3.1. Microsoft Office 2007 ..........................................................................................35 2.3.2. ProShow Gold .......................................................................................................35 2.3.3. BB FlashBack Professional Edition 3.0 ...............................................................35 2.3.4. CourseLab 2.4 .......................................................................................................36 2.4. Ý tưởng thiết kế nội dung E-Book ...........................................................................37 2.4.1. Trang chủ ..............................................................................................................38 2.4.2. Trang “Phần mềm Crocodile Chemistry 6.05” .....................................................40 2.4.3. Trang “Phần mềm Microsoft Powerpoint 2007” ..................................................41 2.4.4. Trang “Phần mềm Macromedia Flash 8.0” ..........................................................43 2.5. Giới thiệu nội dung E-Book .....................................................................................44 2.5.1. Nội dung hướng dẫn phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 .................................45 2.5.2. Phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 ................................................................49 2.5.3. Phần mềm Macromedia Flash Professional 8.0 ....................................................54 2.6. Hướng dẫn sử dụng E-Book ......................................................................................60 2.7. Một số hướng sử dụng E-Book ..................................................................................60 CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................62 3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................................62 3.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................................62 3.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................................62 3.4. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................................62 3.5. Phân tích kết quả .....................................................................................................63 3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của SV .................................................................................63 3.5.2. Nhận xét của SV về E-Book .................................................................................67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................76 PHỤ LỤC ......................................................................................................................78
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNTT : Công nghệ thông tin DHHH : Dạy học hóa học ĐC : Đối chứng ĐHSP TP.HCM : Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh GV: : Giáo viên HS: : Học sinh MPHH : Mô phỏng hóa học PPDH : Phương pháp dạy học SV : Sinh viên THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng thống kê kết quả điều tra thực trạng việc ứng dụng CNTT và sử dụng MPHH trong DHHH ở trường phổ thông của SV sư phạm ...........................................28 Bảng 3.1. Điểm bài kiểm tra của SV lớp 4B ..................................................................64 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích điểm kiểm tra 2 nhóm TN và ĐC ..................................................................................................................................64 Bảng 3.3. Bảng đánh giá kết quả học tập của SV nhóm TN và ĐC ..............................65 Bảng 3.4. Bảng kết quả khảo sát về giao diện, hình thức E-Book.................................67 Bảng 3.5. Bảng kết quả khảo sát về cấu trúc E-Book....................................................67 Bảng 3.6. Bảng kết quả khảo sát về thao tác sử dụng trong E-Book ............................68 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của các phần mềm trong E-Book ..............68 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về chất lượng phim hướng dẫn trong E-Book ...................69 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát về mức độ thành thạo khi sử dụng các phần mềm của SV sau khi dùng E-Book ...................................................................................................................70
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ các bước của quá trình DH nêu vấn đề 14 Hình 1.2. Sơ đồ DH hướng vào người học 15 Hình 1.3. Mô phỏng thí nghiệm ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng được thực hiện bởi phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 25 Hình 1.4. Mô phỏng thí nghiệm điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm được tạo bởi phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 26 Hình 1.5. Mô phỏng thí nghiệm sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao được tạo bởi phần mềm Micromedia Flash 8.0 27 Hình 2.1. Sơ đồ nội dung E-Book “Hỗ trợ SV sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế MPHH” 38 Hình 2.2. Trang chủ E-Book “Hỗ trợ SV sử dụng các phần mềm thiết kế MPHH” 39 Hình 2.3. Trang chủ E-Book sau khi kích hoạt một biểu tượng 40 Hình 2.4. Giao diện chính của trang “phần mềm Crocodile Chemistry 6.05” 41 Hình 2.5. Giao diện chính trang “phần mềm Microsoft Powerpoint 2007” 43 Hình 2.6. Giao diện chính của trang “phần mềm Macromedia Flash 8.0” 44 Hình 2.7. Sơ đồ nội dung hướng dẫn về phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 46 Hình 2.8. Phim giới thiệu phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 46 Hình 2.9. Phim hướng dẫn cài đặt phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 46 Hình 2.10. Phim hướng dẫn sử dụng đồ thị trong Crocodile Chemistry 6.05 47 Hình 2.11. Sơ đồ nội dung hướng dẫn về phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 51 Hình 2.12. Phim hướng dẫn vẽ dụng cụ từ phần mềm Chemoffice 2006 52 Hình 2.13. Phim hướng dẫn thao tác thực hiện mô hình nguyên tử trong phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 53 Hình 2.14. Mô phỏng tham khảo tia âm cực làm quay chong chóng 54 Hình 2.15. Gợi ý sử dụng các MPHH trong chương trình THPT trong phần trình bày phần mềm Microsoft Powerpoint 2007 54 Hình 2.16. Sơ đồ nội dung hướng dẫn về phần mềm Macromedia Flash 8.0 56 Hình 2.17. Phim giới thiệu giao diện phần mềm Flash 8.0 57 Hình 2.18. Trang trình bày phần tổng quan về Flash 8.0 57 Hình 2.19. Mô phỏng lấy hóa chất dạng rắn 58 Hình 2.20. Trang hướng dẫn thực hiện thí nghiệm sắt khử hơi nước ở nhiệt độ cao 58
  8. Hình 2.21. Mô phỏng thí nghiệm pin điện hóa tham khảo được thiết kế bằng Flash 59 Hình 2.22. Gợi ý sử dụng các MPHH trong chương trình THPT trong phần trình bày phần mềm Macromedia Flash 8.0 60 Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích kết quả học tập của nhóm TN và ĐC 65 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả học tập của 2 nhóm TN và ĐC 66
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT), mạng lưới internet đã được phủ khắp thế giới phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của con người, đặc biệt là giáo dục cũng được phát triển lên một tầm cao mới. Học tập trực tuyến (Elearning) và học tập bằng sách điện tử (E-Book) đang dần khẳng định vị trí của mình trong nền giáo dục. Vì vậy trong những năm qua ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đã trở thành một bước chuyển hóa tiến bộ của ngành giáo dục ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. CNTT đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ. Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm. Thực hiện các thí nghiệm trong quá trình dạy học hóa học (DHHH) sẽ làm tăng tính hấp dẫn của môn học, giúp học sinh (HS) hiểu sâu thêm bài học và tăng tính nhạy bén trực quan của HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Vì thế việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học Hóa học là một trong những đặc trưng riêng của bộ môn. Tuy nhiên, khó khăn do tốn nhiều thời gian, cơ sở vật chất hạn chế, một số thí nghiệm quá độc hại hay những khái niệm trừu tượng như obitan nguyên tử, sự lai hóa, cơ chế phản ứng khó có thể quan sát trực tiếp… dẫn đến việc bỏ qua các thí nghiệm trong bài giảng Hóa học hoặc khó có thể chuyển tải kiến thức một cách trực quan, sinh động đến HS. Do đó, việc ứng dụng CNTT và thực hiện các mô phỏng hóa học (MPHH) để có những thí nghiệm an toàn, nhanh chóng và những mô hình trực quan trên máy tính, là giải pháp thiết thực có thể khắc phục đáng kể những yếu tố trên, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, và tạo sự hứng thú học tập cho HS trong từng bài học . Chính vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng cho giáo viên (GV) cũng như sinh viên (SV) sư phạm chuyên ngành Hóa trong việc sử dụng thuần thục các phần mềm để tạo nên những MPHH là rất quan trọng. Tuy nhiên những tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm đa phần là Tiếng Anh, nếu có Tiếng Việt thì cũng chỉ hướng dẫn đơn giản. Trong học phần ứng dụng CNTT trong DHHH, SV cũng đã được học về nội dung sử dụng các phần mềm để thiết kế các MPHH. Tuy nhiên, thời gian phân bổ ít, tài liệu hướng dẫn và bài tập còn ít nên cũng gây khó khăn cho SV trong việc rèn luyện kỹ năng.
  10. Đó chính là những lí do thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG E-BOOK HỖ TRỢ SINH VIÊN SƯ PHẠM SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ MÔ PHỎNG HÓA HỌC ”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế E-Book nhằm hỗ trợ cho việc hình thành và rèn luyện kỹ năng ứng dụng một số phần mềm tiện ích để thiết kế MPHH dùng trong DHHH ở trường phổ thông cho SV sư phạm thông qua học phần “ Ứng dụng CNTT trong DHHH ở trường phổ thông” ở khoa Hóa, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TP.HCM). 3. Nhiệm vụ của đề tài − Nghiên cứu tổng quan về ứng dụng CNTT trong giảng dạy . − Nghiên cứu tổng quan về MPHH − Nghiên cứu tổng quan về một trong số các phần mềm có thể thiết kế được MPHH trong và ngoài nước. − Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các phần mềm. − Thiết kế E-Book làm nguồn tài nguyên cho SV học tập. − Thực nghiệm và khảo sát ý kiến để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu − Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo SV sư phạm Hóa học ở các trường Cao đẳng – Đại học. − Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng E-Book hỗ trợ SV sư phạm sử dụng các phần mềm để thiết kế MPHH phục vụ cho việc DHHH ở trường phổ thông. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu − Thiết kế E-Book hỗ trợ SV sư phạm Hóa học sử dụng các phần mềm để thiết kế MPHH. Cụ thể: + Crocodile Chemistry 6.05 + Microsoft Powerpoint 2007 + Macromedia Flash 8.0 6. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được E-Book đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, thân thiện, trực quan …thì sẽ giúp SV sư phạm Hóa học hình thành và rèn luyện tốt kỹ năng thiết kế MPHH, từ đó nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Hóa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SV sư phạm Hóa học.
  11. 7. Phương pháp nghiên cứu − Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. − Phân tích, tổng hợp. − Sử dụng máy tính và các phần mềm tin học cần thiết để dàn dựng E-Book cho SV học tập. − Thực nghiệm sư phạm. − Tham khảo ý kiến của SV về hiệu quả E-Book thông qua phiếu hỏi. − Tổng hợp và xử lí kết quả điều tra, kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học.
  12. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu CNTT đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở hầu hết các ngành học, cấp học. Mặt khác, Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm đòi hỏi người dạy phải tổ chức bài giảng thật sinh động và trực quan. Cho nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung, vào nâng cao tính tích cực trong DHHH nói riêng là xu hướng tất yếu. Do tính đặc thù của bộ môn Hóa học là phải lồng ghép các thí nghiệm vào trong bài dạy để làm tăng thêm tính hấp dẫn của môn học, giúp HS hiểu sâu hơn bài học và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được những thí nghiệm thật ngay trên lớp được. Vả lại, không phải ai cũng có thể sử dụng thành thạo các phần mềm tiện ích để thiết kế được những MPHH thay thế cho những thí nghiệm thật phục vụ quá trình giảng dạy ở trường phổ thông được. Để sử dụng thành thạo, đòi hỏi người dạy không ngừng tìm kiếm, học tập và thực hành. Ngày nay, có khá nhiều lựa chọn cho những người có nhu cầu tìm kiếm tài liệu để học tập như sách, internet, trung tâm tin học… Nhưng hiếm có một cuốn sách nào tổng hợp các phần mềm cơ bản hướng dẫn thiết kế MPHH. Chính vì thế đôi khi GV bỏ qua những kiến thức quan trọng cần triển khai trong thí nghiệm đó cho HS. Dưới đây là một số đề tài có liên quan và đã gợi mở nhiều cho hướng phát triển đề tài nghiên cứu của chúng tôi: 1. Đinh Thị Xuân Thảo (2005), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash trong DHHH ở trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.  Công trình nghiên cứu góp phần bổ sung những tư liệu bổ ích, đồng thời giúp cho SV sư phạm chuyên ngành Hóa, GV giảng dạy bộ môn Hóa có cái nhìn khái quát hơn về những ứng dụng hữu ích của phần mềm. Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ở những gợi ý chung, khái quát chứ chưa cụ thể hóa cách sử dụng phần mềm Flash như thế nào để xây dựng được một thí nghiệm cụ thể. 2. Phan Thị Minh Thu (05/2009), Thiết kế một số thí nghiệm phổ thông bằng phần mềm Macromedia Flash MX 2004, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
  13.  Công trình nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu thí nghiệm nào có thể thiết kế được bằng phần mềm, chưa xây dựng được phần hướng dẫn chi tiết cách thực hiện một thí nghiệm cụ thể. 3. Lê Thành Vĩnh (2012), Thiết kế E-Book “các phần mềm tiện ích trong DHHH ở trường phổ thông”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.  Công trình nghiên cứu là những thông tin kiến thức rất hữu ích cho việc sử dụng các phần mềm tiện ích trong DHHH ở trường phổ thông. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn tác giả lại nghiên cứu nhiều phần mềm tiện ích cũng như các công cụ hỗ trợ cho DHHH nên dẫn đến khó có thể nghiên cứu sâu và chi tiết. 4. Văn Thị Trà My (2009), Thiết kế một số thí nghiệm hóa hữu cơ bằng phần mềm Powerpoint 2003 và Dreamweaver 8.0, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.  Công trình nghiên cứu là tài liệu bổ ích cho việc thiết kế các thí nghiệm hữu cơ ở các trường đại học. Bản hướng dẫn cách thiết kế MPHH hữu cơ bằng Powerpoint vẫn chưa được chi tiết, còn trừu tượng trong cách hướng dẫn phối hợp với phần mềm Dreamweaver 8.0. Trải qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã làm được và chưa làm được chúng tôi nhận thấy nhu cầu đặt ra là phải có một cuốn sách riêng nào đó hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm tiện ích cho SV sư phạm và GV giảng dạy bộ môn Hóa học để thiết kế các MPHH phục vụ cho quá trình giảng dạy ở trường phổ thông. Nhưng hiện tại, chúng tôi chỉ thấy có một công trình nghiên cứu là khóa luận tốt nghiệp của SV Lê Thành Vĩnh (2012), Thiết kế E-Book “các phần mềm tiện ích trong DHHH ở trường phổ thông” như đã nói ở trên. Tuy nhiên, do dàn trải, phần hướng dẫn các phần mềm cơ bản để thiết kế MPHH tác giả chỉ dừng lại ở những thao tác cơ bản và đa phần chưa nêu được cách thực hiện chi tiết. Điều này có thể gây khó khăn cho SV khi tham khảo E-Book. 1.2. Đổi mới PPDH 1.2.1. Khái niệm về PPDH [4] - PPDH là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc hay không phần lớn tùy thuộc vào PPDH của người dạy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục quan tâm.
  14. - PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự thống nhất hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và học trong quá trình dạy học. - PPDH theo nghĩa rộng bao gồm: phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, PPDH theo nghĩa hẹp. 1.2.2. Một số xu hướng đổi mới PPDH [8], [12], [13], [22] 1.2.2.1. Tinh thần đổi mới Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi ngành giáo dục cần có những đổi mới nhất định để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội đang phát triển. Điều 28 của Luật giáo dục đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Cụ thể các hướng đổi mới như sau: - Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học + Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS, chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá. + Các biện pháp thực hiện: tổ chức cho HS, SV tham gia nghiên cứu khoa học, các buổi thảo luận, đi tham quan thực tế… + Thực tế cho thấy nhiều nơi, nhiều trường đã thực hiện được điều này, tuy nhiên vẫn còn chưa phổ biến. Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng, từng địa phương và trình độ của HS mà áp dụng các biện pháp cụ thể phát huy tính tích cực của các em. - Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học + Bất cứ PPDH nào muốn đạt hiệu quả cũng phải chú ý đến đặc điểm của từng lớp học và môn học cụ thể. Đối với lớp nâng cao hay cơ bản, GV cần có PPDH phù hợp để HS trong lớp không phải than phiền vì bài dạy quá nhanh hoặc quá chậm. Tùy thuộc vào môn học mà PPDH cũng khác nhau, những môn xã hội không thể áp dụng PPDH giống với môn tự nhiên được. - Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm
  15. + Thời gian học trên lớp có hạn nên GV có thể hướng dẫn HS phương pháp tự học để các em có thể tự tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới mà GV chưa thể truyền đạt. Bên cạnh đó làm việc theo nhóm cũng là một kỹ năng cần thiết giúp HS có thể phát huy được khả năng vốn có của mình, cùng với các thành viên trong nhóm hoàn thành một vấn đề được giao. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn + Chuyển lối học nặng nề tiếp thu kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức. Đây chính là cách làm cho kiến thức được học gắn liền với thực tế cuộc sống để HS không cảm nhận những điều mình học là xa rời thực tế. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS + PPDH thích hợp sẽ tạo được niềm vui, hứng thú học tập đối với HS, điều này sẽ khiến các em yêu thích môn học hơn và dễ ghi nhớ bài học. Việc đổi mới PPDH đối với bộ môn Hóa học cũng theo 5 hướng đổi mới như trên, nhưng cần quán triệt tư tưởng chủ đạo là: - Sử dụng các yếu tố tích cực đã có ở các PPDH Hóa học như: phương pháp thực nghiệm, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, trực quan,… - Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, PPDH tích cực, hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy học tích cực, dạy học tương tác,… - Lựa chọn các phương pháp phát huy tính tích cực của HS đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng HS cụ thể, điều kiện của từng địa phương,… - Tận dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ để hỗ trợ dạy học, đặc biệt là sự trợ giúp của CNTT và truyền thông. 1.2.2.2. Nguyên nhân đổi mới PPDH - PPDH truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, PPDH này lấy hoạt động của người dạy làm trung tâm. - Thực hiện lối dạy này, GV là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức sống”, HS là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, GV là chủ thể, là tâm điểm, HS là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là làm cho HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ dạy trở nên đơn điệu hơn, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người
  16. học; do đó kỹ năng thực hành ành vận v dụng vào đời sống thực tế bị hạn ạn chế. ch Vì vậy, đổi mới PPDH trong trường phổ thông llà một yêu cầu khách quan, cấp thiết, ết, có cơ c sở pháp lý, lý luận, thực tiễn đối với mọi trườ ờng học, mọi GV. 1.2.2.3. Một vài ài PPDH theo xu hướng h đổi mới a. Dạy học nêu êu vấn v đề Bản chất của dạy học nêu vấn v đề Dạy học nêu vấn đề có 3 đặc trưng tr cơ bản: - GV đặt trước cho HS một ột loạt loạ những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn thu giữa cái biết và cái phải tìm. - HS tiếp nhận mâu thuẫn của ủa bbài toán như mâu thuẫn của chính bản ản thân mình m và đặt vào tình huống có vấn đề, tứcc trạng thái có nhu cầu c bên trong bức thiết ết mu muốn giải quyết bằng được bài toán đó. - Qua cách giải bài toán HS lĩnh ĩnh hội h một cách tự giác và tích cực cảả kiến kiế thức, cách giải và do đó có được niềm vui sướng ớng của c sự nhận thức sáng tạo. Các bước của quá trình dạy ạy học h nêu vấn đề Hình 1.1. Sơ đ các bước của quá trình dạy học nêu vấấn đề ơ đồ b. Dạy học hướng ớng vào người học (dạy học lấy HS làm àm trung tâm) Khái niệm - Quá trình dạy học lấy ấy người ng học làm trung tâm như một quá trình ình truyền truy thông mà nhân vật trung tâm, mục tiêu êu của c quá trình truyền thông này là người ời học. họ Mọi tác nhân có
  17. liên quan đến quá trình dạy ạy và v học đều hướng tới sự hoàn thiệnn cá nhân người ng học thông qua sự tiếp thu kiến thức, rèn èn luyện luy kỹ năng và hình thành nhân cách của ủa người ng học. Hình 1.2 .2. Sơ đồ dạy học hướng vào người học - Trong hình 1.2 chúng ta thấy th rằng người học ở trung tâm của ủa mọi m con đường kiến thức. Người học có thể tìm ìm kiếm ki sự hoàn thiện đó qua thầyy cô giáo, máy tính, mạng m máy tính, sách vở, hoạt động ng nghệ thu thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, i, gia đđình và các phương tiện nghe nhìn,… trong đóó ngư người dạy giữ vai trò quan trọng nhất, như ưng người học lại là trung tâm của hoạt động dạy vàà học h chứ không phải thầy cô giáo. Yêu cầu của PPDH hướng ng vào v người học - Để làm tốt việc thựcc hiện đổi mới PPDH theo hướng: “Giảng ng dạy llấy người học làm trung tâm”, công tác chỉ đạo quản quả lý dạy học của nhà trường đã thực ực hiện hiệ một số biện pháp cụ thể như sau: + Có sự phối hợp chặt ặt chẽ giữa Đảng ủy, Ban giám hiệu, u, Công đoàn đ trong thực hiện nhiệm vụ năm học, c, kế hoạch hoạt động chuyên môn đượcc triển triể khai ngay từ đầu năm học đến GV. + Căn cứ vào chương trình ình khung của c Bộ Giáo dục và Đào tạo, o, các khoa, tổ t xây dựng chương trình đào tạo ạo phù ph hợp với tình hình thực tế của trường. + GV lên lớp sử dụng ng giáo án điện tử, khai thác các phần mềm dạy d học qua đó phát huy tính tích cực của ủa HS. + “Học đi đôi với hành”, ành”, nhà trường tr tạo mọi điều kiệnn cho HS củng củ cố các kiến thức đã học qua các buổi ổi thực thự hành. + Hàng năm nhà trưởng ởng tổ chức các Hội thảo khoa học như:: “Nâng cao chất ch lượng dạy học”, “Phấn đấu đạt GV gi giỏi”, “Đổi mới PPDH trong nhà trường”,… ờng”,… + Mời các chuyên ên gia báo cáo các chuyên đề khoa học về các bộ môn giúp GV học tập, trao đổi, bổ sung kiến ki thức, nâng cao năng lực dạy học.
  18. + Hàng năm tổ chức hội thi sử dụng giáo án điện tử trong GV. + Tổ chức các câu lạc bộ: “Tiếng Anh”, “sáng tác văn thơ”,… nhằm tạo điều kiện cho HS phát huy khả năng trong học tập. + Thư viện tăng cường các loại sách tham khảo, phục vụ kịp thời cho việc dạy học, tổ chức giới thiệu sách trong các buổi sinh hoạt, trên các bảng thông tin của trường giúp GV – HS nắm bắt kịp thời các loại sách mới. c. Dạy học bằng hoạt động của người học Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học - Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng vào người học. HS chỉ có thể phát triển tốt các năng lực tư duy, khả năng giải quyết các vấn đề, thích ứng với cuộc sống…nếu như họ có cơ hội hoạt động. - Dạy học bằng hoạt động của người học là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV. - Dạy học bằng hoạt động của người học làm tăng hiệu quả dạy học. - Dạy học bằng hoạt động của người học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi rèn luyện các kỹ năng dạy học cho SV sư phạm vì kỹ năng có thể hình thành qua hành động. Những biện pháp để tăng cường hoạt động của người học - Thầy yêu cầu trò nêu câu hỏi về các vấn đề mà bản thân thấy không hiểu hay chưa rõ. - Ra bài tập hay yêu cầu HS hoàn thành một nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn HS làm việc với sách giáo khoa. - Tổ chức cho HS làm một vài thí nghiệm nhỏ. - Thảo luận nhóm. - Thuyết trình theo chủ đề. - Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia vào quá trình đánh giá lẫn nhau. - Câu lạc bộ Hóa học. d. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp Khái niệm - Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học để đạt hiệu quả dạy học cao. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp - Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của mỗi phương pháp dạy học.
  19. - Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp các em lâu mệt mỏi. - Tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy và cả lớp. - Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, như thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. - Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn. - Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học. 1.2.3. Đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT 1.2.3.1. Bối cảnh của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục [22] Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của CNTT. CNTT đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Nó xâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong xã hội và là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Trong giáo dục - đào tạo, việc đổi mới PPDH bằng cách sử dụng CNTT đang là xu thế của thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỉ XXI do ảnh hưởng của CNTT và truyền thông”. Ở nước ta vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước đã và đang rất coi trọng. Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục - đào tạo (1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị 29 của Bộ giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010,… Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới đã yêu cầu ngành giáo dục phải “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS”.
  20. Nghị quyết được cụ thể hóa bằng chỉ thị 58 - CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ là cần phải: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tào từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”. Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (ngày 30/07/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã quyết định chọn năm học 2008 - 2009 là “ Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo. Chỉ thị cũng nêu rõ “CNTT là một phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”. Từ năm học 2008 - 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức đưa ra chỉ tiêu thi đua về ứng dụng CNTT trở thành một tiêu chí để đánh giá và biểu dương các cơ sở giáo dục và cá nhân đã đóng góp tích cực về ứng dụng CNTT trong giáo dục. Hằng năm, Bộ Giáo Dục và các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị, cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT và đánh giá xếp hạng website của các cơ sở giáo dục. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho HS, SV, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu dạy học theo lối trước đây, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 1.2.3.2. Vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH [12], [29] Quan sát hoạt động dạy học trong nhà trường trong những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy vai trò của CNTT trong đổi mới PPDH được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau như sau: - Ở mức độ thường xuyên, phổ biến nhất là truy cập Internet để tìm thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy của GV. Sử dụng máy tính như là công cụ để soạn bài giảng, chuẩn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2