Khoá luận tốt nghiệp: Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội" nhằm mục đích bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hoá truyền thống làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI VĂN HÓA LÀNG NGHỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Lê Thị Thu Phƣợng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hồng Ngọc Mã sinh viên: 2005VTTA032 Lớp: Văn hóa truyền thông 20A Khóa: 2020 - 2024 Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả, các cuộc phỏng vấn nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Em xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2024 Sinh viên Ngọc Nguyễn Hồng Ngọc
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô trong và ngoài khoa Quản lý xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia. Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô! Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Thu Phượng, người đã dìu dắt và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc! Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2024 Sinh viên Ngọc Nguyễn Hồng Ngọc
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................... 9 7. Kết cấu của đề tài:...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ. ............................................................................................................ 10 1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 10 1.1.1 Khái niệm văn hóa .............................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm làng nghề .......................................................................... 11 1.1.3. Khái niệm văn hóa làng nghề ............................................................ 13 1.1.4. Bảo tồn văn hóa làng nghề ................................................................ 14 1.1.5. Phát huy giá trị văn hóa làng nghề .................................................... 14 1.2. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề. .................. 15 1.3. Các yếu tố tác động tới bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề 17 1.3.1. Yếu tố tác động bên ngoài ................................................................. 17 1.3.2. Yếu tố tác động bên trong ................................................................. 19 1.4. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề của một số địa phương, bài học tham chiếu cho làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .............................................................................. 20
- 1.4.1. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Bánh đa Kế, thành phố Bắc Giang ............................................................................. 20 1.4.2. Kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề nón Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội .............. 21 1.4.3. Bài học tham chiếu cho Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. .................................................................................................. 23 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA LÀNG NGHỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ....................... 25 2.1. Khái quát về làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ... 25 2.1.1. Lịch sử hình thành ............................................................................. 25 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý .......................................................... 26 2.1.3. Điều kiện xã hội ................................................................................. 27 2.1.4. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng ........................................................ 28 2.2. Thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Động, thành phố Hà Nội. .................................................................................................. 29 2.2.1. Một số nghề truyền thống tại làng nghề Vạn Phúc ........................... 29 2.2.2. Các giá trị văn hóa của làng nghề Vạn Phúc ..................................... 35 2.3. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. .................................................... 40 2.4. Đánh giá chung ..................................................................................... 42 2.4.1. Kết quả ............................................................................................... 42 2.4.2. Những hạn chế ................................................................................... 43 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 44 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 48
- CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG NGHỀ LÀNG LỤA VẠN PHÚC, QUẬN HÀ ĐỘNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. ........................................................... 49 3.1. Quan điểm định hướng phát triển làng nghề truyền thống ................... 49 3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ................................ 50 3.2.1 Xây dựng cơ chế chính sách về bảo tồn giá trị truyền thống văn hoá làng nghề ...................................................................................................... 51 3.2.2 Giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống ............................................ 51 3.2.3 Phát triển văn hoá gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội ................... 52 3.2.4 Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh ......................................... 54 3.2.5 Xây dựng kênh truyền thông và mạng xã hội..................................... 55 3.2.6 Tăng cường sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý tại địa phương và cộng đồng XH ................................................................................................................ 57 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 58 KẾT LUẬN .................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 61 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 63
- DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Đọc đủ câu CNH Công nghiệp hoá BVMT Bảo vệ môi trường DN Doanh nghiệp DT Doanh thu HĐH Hiện đại hoá MT Môi trường VH Văn hoá PTNN Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban Nhân dân KH Khoa học TP Thành phố
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng nghề là một khái niệm mang tính lịch sử và văn hóa sâu sắc, đó là nơi mà một cộng đồng người dân tập trung vào việc sản xuất một loại hàng hoặc dịch vụ cụ thể, thường là dựa trên truyền thống và kỹ năng chuyền đời từ hậu duệ sang hậu duệ. Đây không chỉ là nơi sản xuất mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, truyền thống, và văn hóa địa phương. Việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá truyền thống của làng nghề Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Việc này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nông thôn mới. Làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, nổi tiếng với ngành sản xuất lụa truyền thống, là một điểm sáng trong văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng lụa Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, nằm khoảng 10km về phía Tây Nam của trung tâm Hà Nội. Làng lụa Vạn Phúc ra đời từ thế kỷ 11, trong thời kỳ Lý – Trần. Theo truyền thuyết, vào thời Lý, làng Vạn Phúc đã nổi tiếng với nghề dệt lụa. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của làng lụa lại ở thời kỳ Lê và Nguyễn, trở thành nơi nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam. Làng nghề Làng lụa Vạn Phúc không chỉ đại diện cho một truyền thống nghề nghiệp mà còn là đại diện của sự sáng tạo và bền vững trong sản xuất. Trước hết nó mở ra cánh cửa để khám phá sâu hơn về di sản văn hoá dân tộc. Qua việc nghiên cứu về quá trình sản xuất lụa truyền thống, từ việc nuôi tằm, chế biến tơ lụa, đến dệt và in hoa văn trên lụa, ta có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của nghề lụa trong văn hoá dân tộc và vai trò quan trọng của nó trong 1
- đời sống hàng ngày của cộng đồng. Sự tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất và ứng dụng công nghệ mới đã giúp làng nghề Vạn Phúc không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện đại, tạo ra những sản phẩm lụa chất lượng và đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Từ những nội dung trên, em quyết định chọn đề tài: “Văn hoá làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu sâu về văn hoá làng nghề làng lụa Vạn Phúc cũng như mang lại cơ hội để giới thiệu và quảng bá di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới. Việc phát triển du lịch văn hoá dựa trên nền tảng của làng nghề này không chỉ giúp cộng đồng địa phương tăng thu nhập mà còn tạo ra cơ hội cho du khách trong nước và ngoài nước khám phá và trải nghiệm văn hoá đặc sắc của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về làng nghề Làng lụa Vạn Phúc Nguyễn Thị Minh Châu "Văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc - Di sản và phát triển bền vững", Luận án tiến sĩ, Đại học Văn hóa Hà Nội. Luận án tập trung vào việc phân tích sâu về văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, từ quá trình hình thành, phát triển cho đến tầm vóc và vai trò của làng nghề trong việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội địa phương. [3] Trần Văn Tuấn "Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển của làng lụa Vạn Phúc" Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án này tập trung vào việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn và phát triển của làng lụa Vạn Phúc, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết hiệu quả. [10] Những công trình nghiên cứu trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc và đề xuất các giải pháp để bảo tồn 2
- và phát triển bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn một số khía cạnh cần được khám phá và nghiên cứu sâu hơn. Dựa trên những công trình trên, có một số khoảng trống mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu: Tác động của đô thị hóa và quy hoạch đô thị: Nghiên cứu về cách mà quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa, kinh tế và xã hội của làng nghề làng lụa Vạn Phúc, đặc biệt là trong bối cảnh của Hà Đông. Điều này có thể bao gồm cả việc đánh giá tác động của việc phát triển đô thị và quy hoạch đô thị đối với di sản văn hóa và cách cộng đồng địa phương tương tác và thích nghi với những thay đổi này. Tương tác giữa công nghệ và truyền thống trong sản xuất lụa: Nghiên cứu về cách mà sự phát triển của công nghệ mới ảnh hưởng đến các phương pháp sản xuất truyền thống và nghệ thuật dệt lụa tại làng nghề Vạn Phúc, đặc biệt là trong môi trường đô thị hiện đại của Hà Đông. Cần xem xét cách các nhà sản xuất lụa tận dụng công nghệ mới để tăng cường chất lượng sản phẩm mà vẫn giữ được bản sắc truyền thống. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu văn hoá làng nghề “Văn hoá làng nghề bánh đa kế: Di sản và phát triển bền vững”, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung vào văn hoá của làng nghề bánh đa kế, đồng thời khám phá vai trò của di sản văn hóa trong quá trình phát triển bền vững của làng nghề này. Đồng thời, nghiên cứu cũng xem xét những thách thức và cơ hội mà làng nghề bánh đa kế đối mặt trong quá trình phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển bền vững của làng nghề này. [4] Nguyễn Thị Hà “Văn hoá làng gốm Bát Tràng: Di sản phát triển bền vững” , Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. Luận án này tập trung vào việc nghiên cứu về văn hoá của làng gốm Bát Tràng và vai trò của di sản văn hóa trong quá trình phát triển bền vững của làng gốm này, đồng 3
- thời cũng phân tích các thách thức và cơ hội mà làng gốm Bát Tràng đối mặt trong quá trình phát triển, từ đó đề xuất các biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển bền vững của làng gốm này. [2] 2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá làng nghề Đề tài nghiên cứu “Văn hoá bảo tồn di sản làng nghề bánh đa kế: Thách thức và cơ hội” của Viện Nghiên cứu Văn hoá dân tộc. Đề tài tập trung vào việc khám phá các thách thức và cơ hội trong việc bảo tồn văn hoá và di sản của làng nghề bánh đa kế, đồng thời đề xuất các biện pháp để đảm bảo sự bền vững cho làng nghề này trong tương lai. [12] Đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của làng Đục Đồng” của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội nhấn mạnh vào việc bảo tồn và phát triển giá trị của văn hoá truyền thống trong làng Đục Đồng, đề xuất các biện pháp và chính sách để phát huy giá trị của di sản văn hoá của làng. [7] Những công trình nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vào việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển di sản văn hoá của các làng nghề khác nhau, đồng thời đưa ra các cơ hội và giải pháp cho những thách thức mà các làng nghề này đang phải đối mặt. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu này vẫn còn những khoảng trống vẫn cần được nghiên cứu cho đề tài “Văn hoá làng nghề làng lụa Vạn Phúc”: Nghiên cứu về các yếu tố văn hoá đặc trưng: Chưa có sự đi sâu vào nghiên cứu về các yếu tố văn hoá đặc trưng của làng lụa Vạn Phúc, bao gồm cả nghi lễ, truyền thống, và cách mạng văn hoá. Tác động của công nghệ mới: Thiếu sự phân tích về cách mà sự tiến bộ công nghệ có thể ảnh hưởng đến quy trình sản xuất và cách mà làng nghề phản ứng và thích nghi với công nghệ mới. 4
- Thách thức và cơ hội trong bảo tồn và phát triển: Chưa có sự phân tích cụ thể về các thách thức và cơ hội đặt ra trước làng nghề lụa Vạn Phúc trong quá trình bảo tồn và phát triển. Quản lý tài nguyên và môi trường: Thiếu sự tập trung vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong quá trình sản xuất lụa và cách mà nó ảnh hưởng đến sự bền vững của làng nghề. Tương tác với cộng đồng địa phương: Chưa có sự phân tích về tác động của sự phát triển công nghiệp lụa đối với cộng đồng địa phương và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và cộng đồng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích bảo tồn, giữ gìn, tái hiện và phát huy bản sắc các giá trị văn hoá truyền thống làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề - Phân tích, đánh giá thực trạng của văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội - Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà 5
- Nội Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Động, thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2018 – đầu năm 2024. Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu 3 nhóm vấn đề chính: (1) Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa làng nghề (2) Phân tích thực trạng văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (3) Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận Nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa làng nghề. Bằng cách kết hợp lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu phân tích vai trò, nguồn gốc và tầm quan trọng của văn hoá trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, việc áp dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá giúp đánh giá và đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề, tạo ra một môi trường sống văn minh, phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp là công cụ mạnh mẽ trong nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của làng nghề lụa Vạn Phúc. Phương pháp này được thực hiện như sau: - Tổng hợp dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như 6
- cuộc phỏng vấn, cuộc thăm dò ý kiến, tài liệu lịch sử và các nghiên cứu liên quan. - Xử lý dữ liệu: Tiến hành tiền xử lý dữ liệu bằng cách kiểm tra, lọc và chuẩn hóa để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất của dữ liệu. - Phân tích dữ liệu: Áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu như phân loại, phân tích nội dung và phân tích đa chiều để hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển của làng nghề. - Tổng hợp thông tin: Tổng hợp các kết quả phân tích để tạo ra cái nhìn tổng thể và đầy đủ về tình hình và tiềm năng của làng nghề lụa Vạn Phúc. - Rút ra nhận định: Dựa trên các kết quả tổng hợp, rút ra những nhận định quan trọng về các vấn đề, thách thức và cơ hội trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của làng nghề. Phương pháp này giúp cung cấp cái nhìn tổng thể và chính xác về tình hình của làng nghề lụa Vạn Phúc, từ đó hỗ trợ quyết định và đề xuất các biện pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề này. Phương pháp điều tra xã hội học: - Thiết kế nghiên cứu: Xác định mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp điều tra xã hội học phù hợp. - Thu thập dữ liệu: Tiến hành cuộc phỏng vấn và thăm dò ý kiến với cộng đồng địa phương, những người làm việc trong ngành nghề lụa và các chuyên gia về văn hóa. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng phương tiện quan sát trực tiếp để hiểu rõ hơn về các hoạt động và tương tác trong làng nghề. - Phân tích dữ liệu: Phân tích và tổng hợp dữ liệu thu thập được từ cuộc phỏng vấn và quan sát, tập trung vào việc hiểu sâu về các giá trị, thái độ, quan điểm và hành vi của cộng đồng địa phương đối với văn hóa và bảo tồn di sản. Rút ra nhận định: Dựa trên dữ liệu phân tích, rút ra những nhận định và 7
- kết luận về tình hình và tiềm năng phát triển của làng nghề lụa Vạn Phúc, cũng như các thách thức và cơ hội trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. - Phương pháp này giúp hiểu sâu hơn về cộng đồng và mối quan hệ xã hội trong làng nghề, từ đó đưa ra các khuyến nghị và chiến lược phát triển phù hợp và có tính ứng dụng cao. Phương pháp chuyên gia: - Phân tích thông tin: Phân tích và tổng hợp thông tin thu thập từ cuộc họp, hội thảo và phỏng vấn, tập trung vào các ý kiến và khuyến nghị của chuyên gia. - Rút ra nhận định: Dựa trên kết quả phân tích, rút ra những nhận định và kết luận về tình hình và tiềm năng phát triển của làng nghề lụa Vạn Phúc từ góc độ của các chuyên gia. - Phương pháp này giúp đảm bảo sự tham gia của những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực, từ đó đưa ra các khuyến nghị và chiến lược phát triển có tính ứng dụng cao và đáng tin cậy. Phƣơng pháp thống kê: - Thu thập dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như cuộc điều tra, cuộc phỏng vấn, và tài liệu tham khảo về lịch sử, văn hóa và kinh tế của làng nghề. - Xử lý dữ liệu: Tiến hành tiền xử lý dữ liệu bằng cách kiểm tra, lọc và chuẩn hóa để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất. - Mô tả dữ liệu: Sử dụng các phương tiện thống kê như biểu đồ, biểu đồ tần suất, và chỉ số mô tả để mô tả và tổng quan về dữ liệu thu thập được. - Phân tích dữ liệu: Áp dụng phương pháp thống kê phân tích tương quan để tìm hiểu mối quan hệ và đặc điểm của làng nghề. 8
- - Rút ra nhận định: Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, rút ra những nhận định và kết luận về tình hình và tiềm năng phát triển của làng nghề lụa Vạn Phúc, từ đó hỗ trợ quyết định và đề xuất chính sách phù hợp. Phương pháp thống kê giúp xác định các xu hướng, mối liên hệ, và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của làng nghề lụa Vạn Phúc. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa làng nghề - Qua phân tích từ thực tiễn văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Đề tài khóa luận đưa ra một giải pháp thích hợp, nếu được áp dụng sẽ góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa làng nghề làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài khóa luận có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu hoặc tham khảo cho những thầy cô nghiên cứu về văn hoá và sinh viên học ngành Văn hoá học. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận về văn hoá làng nghề Chương 2: Thực trạng văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội Chương 3: Những giải pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề Làng lụa Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội 9
- Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ. 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm văn hóa Văn hoá (Tiếng Latinh: Cultura) là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hoá bao gồm cả 2 khía cạnh: Khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, phương tiện, v.v Cả 2 khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hoá. Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hoá thường được hiểu là văn học, nghệ thuật, như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh… Các trung tâm văn hoá có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Văn hóa cũng là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận. Văn hoá là sản phẩm của loài người, văn hoá được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hoá lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hoá là trình độ phát triển của con người, của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức trong đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. [9] Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hoá là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. [14] 10
- Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. [9] UNESCO (2002) thì cũng có khái niệm về VH như sau: “Văn hóa là tổ hợp các đặc điểm tinh thần, vật chất, trí tuệ, tình cảm nổi bật của xã hội hay nhóm xã hội, bao hàm cả nghệ thuật, văn học, lối sống, cùng với đường đời, hệ giá trị, truyền thống và niềm tin”. Cũng trong một nghiên cứu khác thì UNESCO lại cho rằng “ VH là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần”. [21] Như vậy, văn hoá nói chung được nhiều tác giả, các nhà NCKH về VH đã đưa ra những khái niệm, quan niệm khác nhau về VH bởi VH là vô cùng quan trọng không chỉ đối với mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực dân cư, …Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ và chuẩn xác nhất về VH là chưa có. Chính vì vậy, trong khóa luận này của mình, em xin đưa ra một khái niệm về VH, khái niệm này chỉ với mục đích phục vụ cho nghiên cứu này mà không dành cho mục đích nào khác, theo đó: Văn hóa là tổng hợp của các giá trị vật chất và tinh thần đối trong việc khai thác, tìm kiếm trong quá trình phát triển lịch sử. 1.1.2. Khái niệm làng nghề Thuật ngữ “làng nghề”, theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2004) được hiểu như sau: “Làng nghề là một làng chuyên làm một nghề thủ công truyền thống”. [8] Như vậy, theo khái niệm trên thì làng nghề là một làng mà làng đó phải có hoạt động sản xuất một nghề thủ công truyền thống, theo đó, làng nghề 11
- được thành lập khá lâu đời bởi nghề thủ công truyền thống được làm, được sản xuất thủ công tại đó đã trải qua rất nhiều đời người. Dấu hiệu “làm” một nghề thủ công truyền thống cũng là đặc điểm để nhận diện, phân biệt với các “làng” khác. Trên khía cạnh pháp luật thì “Làng nghề” được giải nghĩa tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 52/2018/NĐ-CP (12/04/2018) như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn”. Trong đó, các ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 của Nghị định 52/2018/NĐ-CP, cụ thể: “Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm: 1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản. 2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. 3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn. 4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ. 5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh. 6. Sản xuất muối. 7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn” Ngoài ra, trên khía văn văn hoá, hành chính theo các nghiên cứu thì “làng nghề” còn được hiểu như sau: Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa, là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề là một khái niệm rất quan trọng trong việc hiểu về nền kinh tế và văn hoá của một khu vực cụ thể, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc 12
- bảo tồn và phát triển di sản văn hoá của mỗi cộng đồng. Làng nghề thường chuyên môn hoá tập trung sản xuất một loại hàng dịch vụ cụ thể trong một khu vực địa lý nhất định. Mỗi làng nghề thường có một loạt các nghệ nhân, các thợ thủ công hoặc doanh nghiệp nhỏ sản xuất các sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ đặc biệt. Những người này thường được truyền thụ kỹ năng từ thế hệ trước, sự chuyên nghiệp và sáng tạo của họ thường được tôn trọng và ưa chuộng. Những sản phẩm từ làng nghề thường mang đậm dấu ấn của địa phương và có thể được coi là biểu tượng của khu vực đó. Không chỉ là nơi sản xuất, làng nghề còn thường là trung tâm của các hoạt động kinh tế và xã hội địa phương. Họ có thể tạo ra cơ hội việc làm, thu hút du khách và góp phần vào sự phát triển kinh tế của một khu vực. Ngoài ra làng nghề còn là nơi duy trì và bảo tồn các nghệ thuật, kỹ thuật truyền thống giúp định hình và phát triển văn hoá địa phương. Làng nghề là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế xã hội nhất định, đồng thời thể hiện rất rõ yếu tố tự mở cửa của xã hội nông nghiệp. 1.1.3. Khái niệm văn hóa làng nghề Theo quan điểm của em, văn hoá làng nghề là một phần quan trọng của văn hoá dân gian, đại diện cho các giá trị, phong tục và kỹ năng truyền thống liên quan đến một ngành nghề cụ thể trong một khu vực địa lý nhất định. Nó thường bao gồm các hoạt động như sản xuất hàng hoá, nghệ thuật thủ công và các nghi lễ truyền thống liên quan đến ngành nghề đó. Văn hoá làng nghề không chỉ là việc sản xuất hàng hoá dịch vụ mà còn bao gồm các khía cạnh văn hoá, xã hội và kinh tế phát triển xung quanh một 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 529 | 183
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghiệp vụ pha chế quầy Bar tại nhà hàng Focus - Hải Phòng
89 p | 462 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong - Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa
91 p | 690 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội
105 p | 385 | 87
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa nhằm phát triển du lịch văn hóa ở huyện Duy Tiên - Tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay
80 p | 459 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 386 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành phố Huế
123 p | 264 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 304 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghiệp vụ phục vụ bàn tại khách sạn Sài Gòn Hạ Long
106 p | 285 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn
82 p | 246 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 378 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoàn thiện hệ thống tài liệu nghiệp vụ lễ tân theo ISO 9001:2000 tại khách sạn Việt Trung
62 p | 222 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam
81 p | 178 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
94 p | 184 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá kinh doanh tại khách sạn Sao Biển - Hải phòng
106 p | 154 | 29
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đặc điểm và giá trị văn hóa của dân tộc Tày tại Định Hóa -Thái Nguyên. Hiện trạng và giải pháp
70 p | 171 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng tuyến du lịch văn hoá dọc các sông quanh huyện Thuỷ Nguyên
95 p | 135 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghiên cứu mô hình các câu lạc bộ cung văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp gắn với văn hóa du lịch
85 p | 144 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn