Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
lượt xem 1
download
Bài viết phân tích thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Trần Văn Thiện, Mai Ngọc Tân, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Triệu Văn Đông Tóm tắt Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã có những đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của các ngành chủ chốt ở Việt Nam. Đồng thời, với sự phát triển của nền kinh tế số, vấn đề chuyển đổi số cũng là nội dung được các địa phương chú trọng, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện. Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tỉnh Đắk Nông đã ban hành và triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Bài viết phân tích thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian tới. Từ khoá: doanh nghiệp; khởi nghiệp; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; Đắk Nông 1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của nền kinh tế số, việc doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số được xem là xu thế tất yếu, là động lực chính để doanh nghiệp thúc đẩy, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số tại địa phương, tỉnh Đắk Nông đã có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng để hệ sinh thái khởi nghiệp - sáng tạo - chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ tại Đắk Nông. 2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Thực hiện đề án 844 của Chính phủ hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025, sự chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Đắk Nông đã ban hành các văn bản về việc Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Đắk Nông như: - Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 25/9/2018 về Chương trình hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025; - Nghị quyết số 54/2019/NQ-HĐNDngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về chính sách sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thông qua chủ trương thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025; - Quyết định số 3018/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025; - Quyết định số 3019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Đắk Nông đến năm 2025”. Nội dung hỗ trợ chính gồm: Thứ nhất là hỗ trợ tư vấn về sở hữu trí tuệ; khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Cụ thể: 693
- - Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng không quá 05 triệu đồng/đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; - Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ, nhưng không quá 15 triệu/doanh nghiệp; - Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn và thiết kế, đăng ký bảo hỗ, khai thác và phát triển giá trị của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; nhưng không quá 40 triệu đồng/doanh nghiệp; - Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng. Thứ hai là hỗ trợ thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới. Cụ thể: - Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; - Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/tiêu chuẩn; - Hỗ trợ 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; Hỗ trợ 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; Hỗ trợ 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm; - Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tự tổ chức đo lường, nhưng tối đa không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp; - Hỗ trợ 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên một lần thử và không quá 01 lần trên năm. Thứ ba là hỗ trợ về ứng dụng, chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm. Thứ tư là hỗ trợ về đào tạo, thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa. Cụ thể: - Hỗ trợ 50% chi phí đào tạo chuyên sâu về các nội dung sau: xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm, gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Chi phí hỗ trợ không quá 20 triệu đồng trên một khóa học đào tạo và không quá 01 khóa đào tạo trên năm; - Miễn phí tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sáng chế, thông tin công nghệ, kết quả nghiên cứu; - Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước; - Miễn phí cung cấp thông tin, truyền thông về kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. 694
- Thứ năm là hỗ trợ sử dụng khu làm việc chung, trong đó hỗ trợ 100% chi phí sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng không quá 5 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Cùng với việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, tỉnh Đắk Nông cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp chuyển đổi số trên các mặt: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp gắn hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với chuyển đổi số. Một loạt chính sách, kế hoạch chuyển đổi số đã được ban hành như: - Nghị quyết số 09-NQ-TU ngày 01/11/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về chuyển đổi số tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tỉnh Đắk Nông năm 2022; - Quyết định số 760/QĐ-UBND ngày 25/4/2022 của UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng Chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Nông; - Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 16/02/2022 của UBND tỉnh về kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số. Bên cạnh các quy định, chính sách, đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Nghiên cứu đề xuất, triển khai các chính sách phát triển, Dự án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, mạng lưới cố vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ chuyển đổi số và tổ chức nhiều sự kiện, cuộc thi sáng tạo, ý tưởng khởi nghiệp đã từng bước được hình thành ở Đắk Nông. Mặt khác, để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác cùng nhau phát triển, Hội doanh nhân trẻ của tỉnh Đắk Nông đã thành lập câu lạc bộ Khởi nghiệp và cà phê khởi nghiệp để tạo sân chơi, kết nối, ươm mầm, định hướng cho các ý tưởng khởi nghiệp của tỉnh, đây cũng chính là tiền đề cho các hoạt động, những bước đi tiếp theo của tỉnh trong quá trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. 3. Thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Kết quả đạt được Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, tính đến tháng 11/2022 toàn tỉnh có 1.182 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới, vốn đăng ký là 10.305 tỷ đồng, số lao động là 8.540 người44. Trong giai đoạn 2019-2022, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đối mặt với không ít khó khăn, thử thách khi tìm kiếm thị trường bởi đại dịch COVID-19. "Cái khó ló cái khôn" các doanh nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng việc chuyển đổi số từ khâu quản trị, điều hành, xúc tiến thương mại, phát triển sản xuất phù hợp với thực tiễn. 44 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông (2022), Số liệu thống kê doanh nghiệp năm 2022 695
- Tỉnh đã hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thông qua tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Trong năm 2022, tỉnh tập trung hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số cho 1.000 doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh được sử dụng các tài liệu hướng dẫn, công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số. Các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai kết nối cáp quang đến 71/71 trung tâm cấp xã; Phủ sóng 4G đến 97% thôn, buôn, bon và phủ sóng được 6/10 vùng lõm sóng của tỉnh. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet và điện thoại thông minh lần lượt đạt trên 73% và 88% dân số. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GRDP tại Đắk Nông theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông là 6,39%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hoá đơn điện tử là 100%45. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông phối hợp với ngành Nông nghiệp và doanh nghiệp bưu chính viễn thông đã hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử cho 1.098 sản phẩm, trong đó, có 47/47 sản phẩm OCOP và 1.051 sản phẩm nông nghiệp khác, tổng số giao dịch 17.993 lượt. Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã được số hóa thông tin là 111.390 hộ, đạt 92,8%. Số hộ sản xuất kinh doanh được đào tạo về kỹ năng số là 120.037 hộ, đạt tỷ lệ 72%. Có khoảng 25% dân số tham gia mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và các ứng dụng di động46. Tỉnh đã thành lập 182 Tổ công nghệ số cộng đồng với 615 thành viên để triển khai các nền tảng số đến với cộng đồng dân cư47. Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ được nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất. Đến nay, tổng số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là 228 đơn, trong đó nhiều nhất là nhãn hiệu với 197 đơn, kế đến là kiểu dáng công nghiệp 18 đơn còn lại Sáng chế/GPHI là 13 đơn. Đây là những điều kiện thuận lợi để Đắk Nông hình thành một Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, nhiều dự án khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đã ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. Các mô hình kinh doanh mới được hình thành và phát triển. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, môi trường đầu tư, kinh doanh tỉnh Đắk Nông được cải thiện đáng kể. Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn có uy tín và tiềm lực tài chính ngày càng quan tâm đến thị trường trong tỉnh. Năm 2022, trên địa bàn tỉnh có hơn 380 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng 74.860 tỷ đồng (trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên 7.000 tỷ đồng)48. Một số ngành có các dự án đầu tư đã triển khai thực hiện có sức lan tỏa, tạo cơ hội và thu hút được nhiều doanh nghiệp thành lập mới như: điện mặt trời tăng 177,8%, du lịch tăng 450%, kinh doanh bất động sản tăng 160%49. 45 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2022), Báo cáo số 416/BC-UBND ngày 18/7/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông về kết quả triển khai chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 46 Thùy Linh (2022), Đắk Nông: Bứt phá trong chuyển đổi số, https://diendandoanhnghiep.vn/dak-nong- but-pha-trong-chuyen-doi-so-234156.html 47 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2022), Báo cáo số 416/BC-UBND ngày 18/7/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông về kết quả triển khai chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 48 Hồ Văn Mười (2022), Tỉnh Đắk Nông tăng cường thu hút, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thuc-tien-kinh-nghiem1/- /2018/825578/tinh-dak-nong-tang-cuong-thu-hut%2C-cai-thien-moi-truong-dau-tu%2C-kinh- doanh%2C-nang-cao-nang-luc-canh-tranh.aspx 49 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông (2022), Số liệu thống kê doanh nghiệp năm 2022 696
- Có thể nói, các chính sách phù hợp với thực tế của tỉnh đã tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Từ những chính sách của tỉnh, một số doanh nghiệp đã chủ động đề xuất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp lý, giải đáp thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn, kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Khó khăn, hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số của tỉnh Đắk Nông còn một số hạn chế như: Thứ nhất, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Nông có tăng về số lượng nhưng chưa mạnh. Hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số ở tỉnh Đắk Nông chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí là doanh nghiệp siêu nhỏ nên năng lực vốn của doanh nghiệp rất yếu và thiếu. Trong khi đó, chi phí đầu tư cần thiết cho đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đều rất cao. Đồng thời, hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn hạn chế, trong khi xu hướng công nghệ cập nhật, đổi mới liên tục gây tâm lý ngại đổi mới của doanh nghiệp. Hơn nữa, nguồn nhân lực của doanh nghiệp siêu nhỏ thường cũng hạn chế về năng lực, thiếu tiếp cận kiến thức, thông tin về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng như doanh nghiệp thiếu sự linh hoạt trong điều chỉnh văn hoá tổ chức, nhận thức về chuyển đổi số. Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp chưa có chiến lược kinh doanh, chủ yếu kinh doanh nhỏ (buôn bán lẻ), bắt chước, làm theo, thiếu sáng tạo; trình độ kỹ năng quản trị doanh nghiệp yếu; Hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp có sản phẩm, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có chuyển biến rõ nét để bắt kịp với xu hướng chung của cả nước. Thứ ba, việc triển khai thực hiện một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số đôi lúc còn mang tính hình thức. Một số hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chỉ mang tính thời điểm. Một số tổ chức hỗ trợ hoạt động với chất lượng chưa tương xứng, mạng lưới hỗ trợ đơn lẻ, rời rạc, chưa kết nối được dự án khởi nghiệp với các nhà đầu tư. Trong khi đó, khả năng tiếp cận thông tin và vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo còn thấp. Các nhà đầu tư thường có rất ít thông tin về doanh nghiệp, về triển vọng thị trường, sản phẩm, năng lực nhà sáng lập và các vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Việc thiếu thông tin dẫn tới rủi ro không lường trước trong quá trình đầu tư. Doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, từ gọi vốn cộng đồng, nhà đầu tư mạo hiểm hay cả tín dụng từ ngân hàng. Thứ tư, các chủ thể hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số vẫn đang hoạt động mang tính cục bộ, chưa có sự gắn kết, thiếu các cơ chế để huy động và phát triển các tiềm năng của hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số. Việc đào tạo, hỗ trợ nâng cao năng lực, kỹ năng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp còn rời rạc, chưa đáp ứng nhu cầu. Các chương trình đào tạo ngắn hạn chủ yếu dừng lại ở mức độ “tập huấn”, chưa bài bản, chuyên sâu, thường xuyên. Hoạt động tư vấn, hỗ trợ, ươm 697
- tạo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ phía tổ chức Đoàn, Hội thường khó đáp ứng, bởi mỗi doanh nghiệp lại có yêu cầu về một lĩnh vực khác nhau, trong khi kiến thức của cán bộ Đoàn, Hội không thể “phủ sóng” toàn bộ các doanh nghiệp cần hỗ trợ. Các đơn vị ươm tạo tư nhân lại thường chỉ quan tâm đến một vài lĩnh vực cụ thể, thậm chí thời gian gần đây có nhiều tổ chức đặt tên giống các quỹ Nhà nước để tiến hành tư vấn, ký hợp tác với các địa phương khiến thông tin về hỗ trợ khởi nghiệp trở nên thiếu chính xác. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất là do tư duy, nhận thức ngại thay đổi của doanh nghiệp. Đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp chính là nhận thức và tư duy ngại thay đổi. Bởi doanh nghiệp muốn thực hiện đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số thành công thì phải minh bạch và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức phù hợp. Điều này bước đầu sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và dẫn đến tâm lý e ngại. Thứ hai, ngay cả khi doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh thì một khó khăn nữa mà doanh nghiệp gặp phải chính là thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, nhất là chuyên ngành công nghệ thông tin để tham mưu, lựa chọn các giải pháp và các thức tổ chức thực hiện. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải có vốn để triển khai thực hiện. Và việc này đối với doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa không hề đơn giản50. Thứ ba, doanh nghiệp đôi lúc còn có tư tưởng dựa dẫm, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới sản xuất, kinh doanh gắn với chuyển đổi số, chưa mạnh dạn đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện công nghệ sản xuất để duy trì sự sáng tạo. Thứ tư, một số quy định chính sách hỗ trợ của tỉnh Đắk Nông còn chung chung khó thực thi, nhất là đối với một số lĩnh vực có tính đặc thù riêng. Chính sách liên quan đến công nghệ, vốn, thị trường, cơ sở hạ tầng và môi trường hoạt động chung của doanh nghiệp còn bất cập. Thứ năm, thủ tục hành chính cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp còn chưa thực sự nhịp nhàng khiến cho doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong tiếp nhận các gói hỗ trợ của tỉnh. 4. Giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian tới Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh qua các hình thức như báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, cẩm nang thương mại điện tử, các tờ rơi quảng bá về thương mại điện tử, sổ tay và các hình thức khác; vận động các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia Chương trình, sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số phổ biến của quốc gia tại địa chỉ http://smedx.vn và http://smedx.mic.gov.vn. Nhận thức đúng về vai trò, lợi ích, xu hướng cũng như khó khăn thách thức và những yêu cầu về nguồn lực của khởi nghiệp, đổi 50 Phan Tuấn (2022), Doanh nghiệp Đắk Nông chuyển đổi số để xúc tiến thương mại, https://laodong.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-dak-nong-chuyen-doi-so-de-xuc-tien-thuong-mai- 1043858.ldo 698
- mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý và hoạch định chính sách có kế hoạch, thiết lập sự ưu tiên trong hành động. Tỉnh cần thực hiện truyền thông về mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số thành công để làm bài học kinh nghiệm, lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp. Biểu dương, khen thưởng, vinh danh và công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông các doanh nghiệp khởi nghiệp điển hình về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Thứ hai, về hoàn thiện chính sách, tỉnh Đắk Nông cần tiếp tục duy trì, bổ sung một cách chi tiết các chính sách hỗ trợ cho hoạt động của từng nhóm doanh nghiệp bởi tính đặc trưng riêng biệt của từng nhóm doanh nghiệp. Cần chú trọng những chính sách về công nghệ, vốn, thị trường, cơ sở hạ tầng và môi trường hoạt động chung của doanh nghiệp. Thứ ba, cần nâng cao năng lực, kỹ năng hỗ trợ trong đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số cho doanh nghiệp thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo; tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp khởi nghiệp về chuyển đổi số; tư vấn, hỗ trợ; nâng cao kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử; đào tạo chuyên sâu theo quy mô, giai đoạn, lĩnh vực, nền tảng chuyển đổi số cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức các hội thảo, hội nghị về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành, lĩnh vực, địa phương. Tiếp tục tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai đổi mới, sáng tạo gắn với chuyển đổi số, trong đó đặc biệt chú ý các doanh nghiệp tiềm năng, ưu tiên lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, du lịch là những lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Thứ tư, tiếp tục hỗ trợ, khích lệ các nhỏ và vừa khởi nghiệp tiếp tục đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện công nghệ sản xuất để duy trì sự sáng tạo. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử điển hình, tham gia các sàn thương mại điện tử, website có chức năng thương mại điện tử, kết nối, liên kết với các sàn giao dịch kết nối cung - cầu theo từng ngành/lĩnh vực. Tăng cường cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp tục tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu với các doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số để triển khai thử nghiệm, tiến tới triển khai chính thức các giải pháp nền tảng. Thứ năm, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí đi lại, xử lý thủ tục hành chính; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số, kê khai bảo hiểm xã hội, khai báo thuế điện tử, hóa đơn điện tử; hỗ trợ cung cấp thông tin, kiến thức, tài liệu chuyển đổi số doanh nghiệp; quản lý thông tin, kết quả hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp, tuyên truyền các mô hình thành công điển hình, giới thiệu các kinh nghiệm thực tiễn, đăng ký hỗ trợ trực tuyến. Thứ sáu, tiếp tục triển khai các giải pháp về hỗ trợ nguồn lực để chuyển đổi số như: hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thuê, mua sử dụng các nền tảng số để chuyển đổi số theo cơ chế chính sách của tỉnh; tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển phù hợp nhu cầu của thị trường, chú trọng lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng để hỗ trợ chuyển đổi số và hỗ trợ tư vấn đánh giá các doanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi số. Tổ chức đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp khởi nghiệp và tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đề xuất tham gia đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Vận động doanh nghiệp 699
- khởi nghiệp tham gia sử dụng các nền tảng số chuyển đổi số doanh nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố. Tiếp tục duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức mạng lưới tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp Thứ bảy, bản thân doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cần nâng cao năng lực học hỏi và năng lực hấp thu để có thể tiến hành đổi mới sáng tạo bằng cách đầu tư vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và ứng dụng. Bản thân chủ doanh nghiệp cần nâng cao trình độ chuyên môn để có thể hấp thu những kiến thức từ môi trường bên ngoài để tăng cường năng lực nội tại của doanh nghiệp mình trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Doanh nghiệp cần tăng cường mở rộng các mối quan hệ mạng lưới để tiếp cận các nguồn lực tri thức từ bên ngoài trong việc chuyển giao công nghệ như: tham gia các Hiệp hội trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh; tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác; chủ động hợp tác với doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường. 5. Kết luận Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới cũng là cơ hội lớn, là thời cơ để doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ở tỉnh Đắk Nông bắt kịp, đi cùng và có thể vươn lên, đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt của đời sống, góp phần tạo cơ hội để địa phương bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Cơ hội khởi nghiệp trong nền kinh tế số rất lớn, nhưng nó cũng đòi hỏi doanh nghiệp khởi nghiệp phải sẵn sàng, phải luôn có ý tưởng mới, nhanh nhạy trong mọi tình huống. Để khởi nghiệp trong nền kinh tế số phải chuẩn bị thật nghiêm túc, khảo sát kỹ nhu cầu thị trường, có kế hoạch cụ thể, biết dựa vào các công nghệ lõi sẵn có để phát triển. Và đặc biệt, hoạt động chuyển đổi số cần mang lại các thay đổi cụ thể, thực chất, ưu tiên hướng đến người dùng và kinh doanh./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn Chung (2021), Đắk Nông đẩy mạnh hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, https://baoquocte.vn/dak-nong-day-manh-ho-tro-he-sinh-thai-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-138186.html 2. Thùy Linh (2022), Đắk Nông: Bứt phá trong chuyển đổi số, https://diendandoanhnghiep.vn/dak-nong- but-pha-trong-chuyen-doi-so-234156.html 3. Hồ Văn Mười (2022), Tỉnh Đắk Nông tăng cường thu hút, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thuc-tien-kinh-nghiem1/- /2018/825578/tinh-dak-nong-tang-cuong-thu-hut%2C-cai-thien-moi-truong-dau-tu%2C-kinh-doanh%2C-nang- cao-nang-luc-canh-tranh.aspx 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông (2022), Số liệu thống kê doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 5. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông (2019), Báo cáo đánh giá tác động của Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2025 6. Đức Thảo (2022), Đắk Nông đặt mục tiêu hỗ trợ 200 tỷ đồng hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, https://congthuong.vn/dak-nong-dat-muc-tieu-ho-tro-200-ty-dong-ho-tro-thanh-nien-khoi-nghiep-220792.html 7. Bá Thi (2022), Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp chuyển đổi số, https://www.baotravinh.vn/chuyen-doi-so/giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep-khoi-nghiep-chuyen-doi-so- 25023.html 8. Phan Tuấn (2022), Doanh nghiệp Đắk Nông chuyển đổi số để xúc tiến thương mại, https://laodong.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-dak-nong-chuyen-doi-so-de-xuc-tien-thuong-mai-1043858.ldo 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (2022), Báo cáo số 416/BC-UBND ngày 18/7/2022 của UBND tỉnh Đắk Nông về kết quả triển khai chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 10. Phạm Vinh (2022), Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo là nguồn lực quan trọng phát triển quốc gia, https://vneconomy.vn/khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-la-nguon-luc-quan-trong-phat-trien-quoc-gia.htm THÔNG TIN TÁC GIẢ Trần Văn Thiện, Mai Ngọc Tân, Triệu Văn Đông, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đắk Nông Nguyễn Thị Mỹ Dung, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 700
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đổi mới-sáng tạo không quyết định thành công của doanh nghiệp?
5 p | 207 | 43
-
Bài giảng Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp - Chương 1: Tổng quan về đổi mới, sáng tạo
13 p | 203 | 34
-
Bài giảng Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp - Chương 3: Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
56 p | 104 | 29
-
10 Cách quảng cáo sáng tạo và ít tốn chi phí nhất
6 p | 158 | 28
-
Bài giảng Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp - Chương 4: Mô hình khởi nghiệp sáng tạo
43 p | 56 | 25
-
Bài giảng Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp - Chương 2: Tổng quan về khởi nghiệp sáng tạo
46 p | 59 | 23
-
Bài giảng Đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp - Chương 5: Huy động vốn cho khởi nghiệp sáng tạo
6 p | 61 | 22
-
Khơi nguồn sáng tạo trong doanh nghiệp
5 p | 164 | 17
-
Bài giảng Khởi nghiệp: Khái niệm và quy trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
24 p | 25 | 12
-
Bí kíp khởi nghiệp trong môi trường công nghệ.
8 p | 96 | 10
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 6 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
78 p | 72 | 10
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 48/2020
19 p | 31 | 8
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 45/2020
20 p | 50 | 7
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 3/2021
19 p | 26 | 7
-
Tạp chí Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Số 40/2020
20 p | 28 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp
86 p | 26 | 4
-
CEO trên toàn cầu cần có tính sáng tạo
3 p | 75 | 4
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 6 - ThS. Phan Y Lan
73 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn