KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM<br />
VỀ HÀM SỐ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
PHẠM XUÂN THẾ<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu hai dạng kiến thức quy<br />
trình và kiến thức khái niệm về hàm số của học sinh trung học phổ thông,<br />
qua đó làm rõ mối quan hệ và đề xuất một phương pháp đo hai dạng kiến<br />
thức này. Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng 113 học sinh lớp 12 trên<br />
địa bàn tỉnh Quảng Trị. Phương pháp mô hình phương trình cấu trúc (SEM)<br />
được sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giả thiết nghiên cứu. Kết quả<br />
cho thấy kiến thức quy trình là điều kiện cần để phát triển kiến thức khái<br />
niệm của học sinh, hơn nữa, kiến thức khái niệm cũng ảnh hưởng đến khả<br />
năng áp dụng hàm số vào giải quyết các bài toán của học sinh.<br />
Từ khóa: Kiến thức quy trình, kiến thức khái niệm, hàm số, mô hình<br />
phương trình cấu trúc.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Theo một nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Đánh giá Tiến triển Giáo dục, Hoa Kỳ<br />
(National Assessment of Educational Progress: NAEP), chín trong số mười học sinh<br />
đồng ý với câu phát biểu “luôn luôn có một quy tắc để làm theo trong việc giải quyết<br />
các bài toán”. Lý do cho suy nghĩ này có thể là do học sinh được tiếp xúc với cách giải<br />
các bài toán theo thuật toán hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học.<br />
Trong các kì thi, hầu như các bài toán về hàm số thường tập trung vào các kỹ năng, nên<br />
có thể che dấu sự vắng mặt của kiến thức khái niệm. Thông thường, nếu học sinh nắm<br />
vững các phương pháp thì có thể tìm đúng đáp án. Điều này vô tình tạo ra một lý do để<br />
giáo viên tin rằng học sinh hiểu được khái niệm toán học, nhưng có lẽ điều này không<br />
đúng. Vậy nếu có một sự quan tâm nhiều hơn cho việc giảng dạy kiến thức khái niệm<br />
(KTKN) trong trường học, thì liệu rằng kiến thức quy trình (KTQT) có bị bỏ qua, hay là<br />
ít được quan tâm hơn? Điều này có thể không xảy ra, nhiều lập luận chỉ ra rằng, KTQT<br />
là một điều kiện cần thiết cho KTKN. Hơn nữa, việc đo hai loại kiến thức này như thế<br />
nào cũng rất quan trọng để giải thích bằng chứng về mối liên hệ giữa chúng.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: Thứ nhất,<br />
chúng ta sẽ đo KTKN và KTQT của học sinh về hàm số ở bậc học THPT như thế nào?<br />
Thứ hai, các kiến thức có tính quy trình và kiến thức có tính khái niệm về hàm số của<br />
học sinh ở bậc học THPT có quan hệ với nhau như thế nào? Thứ ba, khả năng để giáo<br />
viên có thể vận dụng kiến thức khái niệm trong việc định hướng cho học sinh giải quyết<br />
các bài toán về hàm số như thế nào?<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 15-21<br />
<br />
16<br />
<br />
PHẠM XUÂN THẾ<br />
<br />
2. KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KHÁI NIỆM<br />
Thuật ngữ quy trình và khái niệm của toán học xuất hiện và trở nên phổ biến giữa<br />
những năm 1980, đặc biệt sau khi Hiebert (1986, [6]) biên tập cuốn sách “Kiến thức<br />
khái niệm và quy trình: Trường hợp của toán học”, các thuật ngữ này được phổ biến và<br />
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà giáo dục toán. Sự phân biệt giữa kiến thức<br />
quy trình và khái niệm đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định những kiến thức<br />
mà học sinh thu nhận được. Piaget (1978, [5]) phân biệt giữa sự hiểu biết về khái niệm<br />
và hoạt động thành công; Schefller (1965, [5]) phân biệt giữa "biết tại sao" và "biết làm<br />
thế nào"; Tulving (1983, [5]) phân biệt giữa bộ nhớ ngữ nghĩa và bộ nhớ phân đoạn;<br />
Anderson (1983, [5]) phân biệt giữa kiến thức mô tả và quy trình; Nesher (1986, [5])<br />
phân biệt giữa học thuật toán và học để hiểu; Hiebert (1986, [6]) nhấn mạnh rằng,<br />
KTQT có hầu hết trong các thuật toán, nhưng còn thiếu các mối quan hệ, trong khi<br />
KTKN rất giàu các mối quan hệ nhưng còn thiếu trong các thuật toán; Sfard (1994,<br />
[10]) phân biệt giữa “tư duy hoạt động” và “tư duy cấu trúc”. Haapasalo và Kadijevich<br />
(2000, [4]) đã đưa ra những đặc trưng cho hai loại kiến thức:<br />
- Kiến thức quy trình biểu thị cách thức thực hiện các thuật toán, quy trình cụ thể.<br />
Điều này thường đòi hỏi không chỉ kiến thức của các đối tượng toán học được sử<br />
dụng, mà còn kiến thức về định dạng và cú pháp cần thiết để biểu diễn chúng.<br />
- Kiến thức khái niệm biểu thị kiến thức về khả năng kết nối và vận dụng khéo léo<br />
các yếu tố trong các mạng lưới riêng biệt, các yếu tố trong mạng này có thể là các<br />
khái niệm, quy tắc (thuật toán, quy trình…), và thậm chí cả các vấn đề được đưa<br />
ra với những hình thức biểu diễn khác nhau.<br />
Mối quan hệ giữa KTQT và KTKN hiện nay vẫn còn khá nhiều ý kiến khác nhau, xoay<br />
quanh bốn quan điểm. Quan điểm kế thừa cho rằng KTQT là điều kiện cần nhưng chưa<br />
đủ cho KTKN (Kline (1980, [9]), Kitcher (1983, [9]),Vergnaud (1990, [9]), Gray & Tall<br />
(1993, [9]) và Sfard (1994, [10])). Quan điểm tương tác động cho rằng KTKN là điều<br />
kiện cần nhưng chưa đủ cho KTQT (Byrnes & Wasik (1991, [9])). Quan điểm đồng<br />
hoạt hóa ủng hộ việc xem KTQT là điều kiện cần và đủ cho KTKN (Byrnes & Wasik<br />
(1991, [9]) và Haapasalo (1993, [9])). Quan điểm bất hoạt hóa lại cho rằng KTQT và<br />
KTKN không liên quan (Nesher (1986, [9]) và Resnick & Omanson (1987, [9])).<br />
Hiebert và Lefevre (1986, [6]) kết luận rằng, trong mối quan hệ giữa kiến thức quy trình<br />
và khái niệm thì quy trình "giữ chìa khóa" để cải thiện sự hiểu biết toán học:<br />
“... mặc dù có thể xem xét các quy trình mà không có các khái niệm, tuy nhiên không<br />
phải là dễ dàng như vậy để hình dung kiến thức khái niệm mà không được liên kết với<br />
một số quy trình. Điều này một phần là do thực tế rằng các quy trình biến kiến thức khái<br />
niệm thành một cái gì đó quan sát được. Nếu không có các quy trình để tiếp cận và tác<br />
động lên những kiến thức khái niệm, chúng ta sẽ không biết nó đã có”.<br />
Caroline Long (2005, [2]) cho thấy rằng, không phải luôn luôn phân biệt được các khái<br />
niệm từ các quy trình bởi vì việc hiểu và thực hiện được kết nối theo những cách phức<br />
tạp. Nghiên cứu của Isleyen và Işik (2003, [7]) chỉ ra sự khác biệt rất lớn về điểm số của<br />
<br />
KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM...<br />
<br />
17<br />
<br />
học sinh trong các bài kiểm tra về kiến thức quy trình và khái niệm. Tuy nhiên, nghiên<br />
cứu này cũng như một số khác của Rittle-Johnson và cộng sự (2012, [1]), Tseng (2012,<br />
[3]) đã không đề cập đến một mô hình đo lường cụ thể và có độ tin cậy cao về hai loại<br />
kiến thức này. Lauritzen (2012, [9]) đã khám phá cách đo kiến thức quy trình và khái<br />
niệm, mối quan hệ giữa chúng là gì và khả năng áp dụng hàm số trong phạm vi các bài<br />
toán kinh tế.<br />
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đồ thị (QT1)<br />
<br />
Đại số (QT2)<br />
<br />
Quy trình<br />
<br />
Giải tích (QT3)<br />
<br />
Mối liên hệ<br />
…(*) (KN1)<br />
Giải thích đồ thị<br />
(KN2)<br />
<br />
Bài toán thực<br />
tế (AD1)<br />
Khái niệm<br />
<br />
Áp dụng<br />
<br />
Giải thích đại số<br />
(KN3)<br />
<br />
Đạo hàm<br />
(AD2)<br />
Đồ thị đạo hàm<br />
(AD3)<br />
<br />
Giải thích giải<br />
tích (KN4)<br />
(*): Mối liên hệ giữa đồ thị và biểu thức đại số<br />
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất<br />
<br />
Đối tượng thực nghiệm: nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng là 113 học sinh<br />
lớp 12 ở trường THPT Thị xã Quảng Trị, THPT Vĩnh Định và THPT Bùi Dục Tài, tỉnh<br />
Quảng Trị. Phân tích tiên nghiệm được thực hiện vào tháng 1và bài kiểm tra chính được<br />
thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2015, sau khi học sinh đã học xong các phần về<br />
hàm số. Các lớp được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, bao gồm cả ban Cơ bản và Nâng<br />
cao.<br />
Bài kiểm tra chính: bao gồm tổng cộng 24 nhiệm vụ, các nhiệm vụ được đánh giá theo<br />
thang điểm 10, đo lường ba biến tiềm ẩn là KTQT, KTKN và khả năng áp dụng hàm số,<br />
số lượng nhiệm vụ để đo các biến được thể hiện trên bảng 1. Bài kiểm tra chính được<br />
chia nhỏ vì lý do nhiều câu hỏi. Học sinh làm bài trong giờ học rãnh, hoặc ở lại làm tại<br />
<br />
18<br />
<br />
PHẠM XUÂN THẾ<br />
<br />
lớp sau giờ học với sự giúp đỡ của giáo viên đứng lớp. Các bài kiểm tra được thu thập<br />
sau đó loại bỏ các bài không đạt yêu cầu.<br />
Phân tích kết quả: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá độ<br />
tin cậy của thang đo. Các biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.<br />
Nếu Cronbach’s Alpha tổng lớn hơn hoặc bằng 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được<br />
về mặt tin cậy (Nunnally, J. và Berstein, I.H., 1994, [8]). Mô hình phương trình cấu trúc<br />
(Tiếng Anh: SEM) cho phép tích hợp các yếu tố phân tích và phân tích hồi quy thành<br />
một mô hình thống kê để nghiên cứu các mối quan hệ đề xuất trong mô hình. Phần mềm<br />
SPSS 21 và AMOS 22 được sử dụng trong nghiên cứu này như một công cụ cho việc xử<br />
lý và phân tích số liệu.<br />
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Có tất cả 24 nhiệm vụ được sử dụng trong nghiên cứu để đo các mục KTQT, KTKN và<br />
khả năng áp dụng hàm số. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các mục đo thể hiện<br />
qua bảng sau:<br />
Bảng 1. Kết quả cho các nhiệm vụ đo<br />
Thành<br />
phần<br />
Số<br />
nhiệm<br />
vụ<br />
Trung<br />
bình<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
QT1<br />
<br />
QT2<br />
<br />
QT3<br />
<br />
KN1<br />
<br />
KN2<br />
<br />
KN3<br />
<br />
KN4<br />
<br />
AD1<br />
<br />
AD2<br />
<br />
AD3<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
8.07<br />
<br />
7.12<br />
<br />
7.98<br />
<br />
6.82<br />
<br />
6.74<br />
<br />
6.47<br />
<br />
4.91<br />
<br />
5.90<br />
<br />
6.10<br />
<br />
5.49<br />
<br />
1.89<br />
<br />
1.88<br />
<br />
1.89<br />
<br />
1.80<br />
<br />
2.22<br />
<br />
2.59<br />
<br />
2.58<br />
<br />
1.72<br />
<br />
3.67<br />
<br />
2.11<br />
<br />
Đánh giá thang đo bằng hệ<br />
số tin cậy Cronbach’s<br />
Alpha: kết quả kiểm định<br />
độ tin cậy thang đo với hệ<br />
số Cronbach’s Alpha, các<br />
thành phần của thang đo<br />
kiến thức quy trình, khái<br />
niệm và khả năng áp dụng<br />
hàm số đều đạt yêu cầu<br />
(lớn hơn mức yêu cầu 0.6),<br />
các hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu lớn<br />
hơn 0.3.<br />
Hình 2. Biểu đồ phân tán tổng điểm khái niệm và quy trình<br />
<br />
KIẾN THỨC QUY TRÌNH VÀ KIẾN THỨC KHÁI NIỆM...<br />
<br />
19<br />
<br />
Kết quả phân tích mô hình SEM: Kết quả ước lượng của mô hình đề xuất được thể hiện<br />
trên hình 3. Giá trị Chi-square/df = 1.571 và p=0.024 có ý nghĩa thống kê (nhỏ hơn<br />
0.05); các chỉ tiêu CFI=0.951, GFI=0.932 đều đạt yêu cầu (lớn hơn 0.9) cho thấy mô<br />
hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Dựa vào kết quả trọng số hồi quy giữa<br />
các nhân tố ta thấy KTQT có tác động mạnh, cùng chiều đến KTQT về hàm số của học<br />
sinh với trọng số 0.92, đồng thời KTKN cũng tác động mạnh đến khả năng áp dụng hàm<br />
số với trọng số 0.78. Tuy nhiên, trọng số hồi quy giữa KTQT và khả năng áp dụng hàm<br />
số chỉ 0.06, như vậy KTQT không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng áp dụng hàm số<br />
của học sinh mà tác động gián tiếp thông qua KTKN.<br />
5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN<br />
<br />
Hình 3. Kết quả mô hình SEM đề xuất ban đầu<br />
<br />
Nghiên cứu này được tiến hành để xem xét ba câu hỏi nghiên cứu đề ra ban đầu. Liên<br />
quan đến câu hỏi đầu tiên, chúng tôi có thể nói rằng, kiến thức quy trình và khái niệm<br />
về hàm số trong nhóm đối tượng học sinh thực nghiệm có thể được đo bởi mô hình<br />
nghiên cứu đề xuất. Các thành phần của thang đo đều đạt được giá trị hội tụ với trọng số<br />
hồi quy từ 0.56-0.72, các tham số ước lượng đều có ý nghĩa thống kê (p