intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật bó bột

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật bó bột" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích và chỉ định bó bột. Thực hiện được kỹ thuật bó bột. Trình bày được năm tai biến và cách xử trí, phòng ngừa khi bó bột. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật bó bột

  1. KỸ THUẬT BÓ BỘT 1. MỤC TIÊU - Trình bày được mục đích và chỉ định bó bột. - Thực hiện được kỹ thuật bó bột. - Trình bày được năm tai biến và cách xử trí, phòng ngừa khi bó bột. 2. MỤC ĐÍCH - Giữ yên xương gãy. - Giúp xương gãy mau lành. - Giúp bệnh nhân giảm đau. 3. CHỈ ĐỊNH - Gãy xương (bao gồm cả gãy xương bệnh lý). - Bất động khớp. - Phẫu thuật tạo hình vạt da. 4. KHÁI NIỆM VỀ BỘT - Bột là loại calcium sulfate ngậm nước (CaSO4 + 1/2 H2O). Khi ngâm bột trong nước sẽ có hiện tượng tỏa nhiệt, nhiệt tỏa ra có khả năng gây bỏng cho bệnh nhân. Sự tỏa nhiệt này nhiều hay ít tùy theo loại bột và thời gian cứng nhanh hay chậm của bột. - Các loại bột: + Bột thủy tinh. + Bột tổng hợp. + Bột thạch cao: có hai loại: ▪ Bột nhanh cứng: bó bột nhỏ ở bàn tay, cổ tay hoặc nẹp bột. ▪ Bột lâu cứng: bó bột lớn ở ngực, bụng, đùi, cẳng chân vì thời gian quấn bột lâu. - Số lượng và kích cỡ tùy thuộc vào vị trí bó bột và chi cần bó. + Chi trên: chọn bột cỡ 7,5cm. + Chi dưới: chọn bột cỡ 10cm. 411
  2. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 + Ngực bụng: chọn bột cỡ 15cm. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ vô khuẩn Bộ thay băng (nếu có vết thương). 5.1.2. Dụng cụ sạch - Bột: kích cỡ và số lượng phù hợp. - Gòn không thấm nước. - Vớ thun. - Viết chì sáp. - Kéo. - Khăn nhỏ. - Băng treo tay (nếu bó bột chi trên). - Vải láng. - Găng sạch. - Thau nước ấm để ngâm bột. - Thau nước sạch. 5.1.3. Dụng cụ khác - Bàn chỉnh hình (nếu có). - Thùng đựng chất thải thông thường, thùng đựng chất thải lây nhiễm. 5.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Dung dịch săn sóc vết thương (nếu có vết thương). - Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 5.2. Tiến hành kỹ thuật 412
  3. Kỹ thuật bó bột BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA Điều dưỡng chào bệnh nhân, Văn hóa giao tiếp. 1 thân nhân. Giới thiệu tên điều Tôn trọng. dưỡng. Tạo sự thân thiện. Đảm bảo xác định đúng 2 Đối chiếu bệnh nhân và chỉ định bệnh nhân, đảm bảo đúng bó bột trên sổ khám bệnh. chỉ định. Đánh giá mức độ tổn thương 3 Xem phim X quang. xương khớp. Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích Báo và giải thích, trấn an bệnh nếu có thể. 4 nhân, thân nhân Để bệnh nhân và thân nhân biết việc điều dưỡng sắp làm giúp bệnh nhân, thân nhân bớt lo lắng. Phòng ngừa chuẩn. Điều dưỡng mang khẩu trang, Giảm sự lây lan của vi sinh 5 rửa tay . vật gây bệnh. Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, để Tổ chức sắp xếp hợp lý, trong tầm tay. khoa học, quản lý thời gian hiệu quả. Tháo bỏ nẹp bất động tạm. Giải thích, hỗ trợ thân nhân bệnh 6 nhân tháo nữ trang tại vị trí bó bột (nếu có). Phòng ngừa chuẩn. Điều dưỡng rửa tay, mang găng 7 Giảm sự lây lan của vi sinh sạch. vật gây bệnh. Giúp bệnh nhân có tư thế Lựa chọn tư thế thích hợp cho thoải mái và thuận tiện cho 8 bệnh nhân. thao tác của điều dưỡng. Trải vải láng. Ngăn ngừa bột không rơi vào quần áo bệnh nhân. Chăm sóc vết thương vùng da Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. 9 sắp bó bột (nếu có). Chăm sóc da vùng bó bột. Làm sạch vùng da còn lại với 10 Giúp vùng da bó bột sạch sẽ. nước ấm. Đo nẹp bột tùy theo chiều dài của Đảm bảo đúng kích cỡ, vừa 11 xương. vặn với chi cần bó bột. Xếp nẹp bột: lấy một cuộn bột xếp theo hình zích-zắc với độ dài 12 của nẹp đã được đo trước: Chuẩn bị làm nẹp bột. - Chi trên: 4 lớp. - Chi dưới: 6 - 8 lớp. 413
  4. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Ngăn ngừa bột dính trực tiếp Mang vớ thun, vớ phải ôm sát chi 13 trên da gây rát bỏng, dị ứng. và dài hơn bột. Dễ dàng vén mí sau bó bột. Dùng gòn không thấm nước quấn Tránh tai biến chèn ép cục đều vùng chi bó bột, lớp này vừa bộ hoặc lỏng bột nếu quấn 14 giáp mí lớp kia, chú ý hai đầu bột, quá dày. nơi tiếp giáp khớp, mỏm xương nhô ra, để lộ các ngón tay. Ngâm bột: - Cho lần lượt từng cuộn bột vào thau nước ấm theo chiều thẳng đứng. - Mực nước trong thau phải đủ Làm mềm bột. cao để thấm trọn cuộn bột. Bột thấm đều, tránh xoắn 15 - Để bột vừa sủi hết bọt lấy bột bột. ra, hai lòng bàn tay áp vào 2 đầu cuộn bột vắt nhẹ nhàng. Lưu ý: để tránh hiện tượng xoắn bột khi vắt, mỗi lần chỉ ngâm một đến hai cuộn bột trong thau. Quấn bột lớp tròn đầu tiên làm nền, quấn đều tay theo kiểu xoắn 16 Tạo khuôn, làm nền. ốc, từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên cho đến khi hết cuộn bột. Làm nẹp bột: - Nhúng nhanh nẹp bột ngập Làm mềm bột. trong nước. Đảm bảo đúng tư thế, tránh 17 - Vớt ra, bóp nhẹ cho ráo nước, di lệch sau bó bột. gỡ ra và vuốt cho phẳng. - Đặt nẹp bột tại vị trí bó bột, vuốt dọc nẹp bột cho phẳng. Tiếp tục quấn thêm bột cho đến lúc bột đủ cứng. Quấn đến đâu vuốt và xoa đến đấy. Độ kết dính sẽ tốt hơn. Lưu ý: Tránh điểm chèn ép do bột - Khi bó bột nên lăn đều tay, nhẹ 18 không đều. nhàng. Dễ gây lõm bột. - Không tỳ ngón tay vào một vị trí của bột quá lâu. - Trong quá trình bó bột điều dưỡng luôn quan sát sắc mặt, tổng trạng bệnh nhân. Làm láng bột, tránh các nếp gấp xù xì. 19 Tạo tính thẩm mỹ. Dùng kéo cắt xén chỗ gập góc sạch gọn. Dùng khăn thấm nước lau sạch Làm sạch da, hạn chế tiếp xúc 20 bột dính trên vùng da lân cận. trực tiếp bột với da bệnh nhân. 414
  5. Kỹ thuật bó bột Đặt chi vừa bó bột lên mặt phẳng Tránh di lệch chi vì bột chưa 21 cứng, thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng. khô. Tháo găng. Dùng bút chì sáp ghi lên bột các thông tin: Theo dõi thời gian bó bột. - Ngày giờ thực hiện. Dấu hiệu nhận biết có vết 22 - Tên điều dưỡng thực hiện. thương bên dưới lớp bột. Làm dấu cửa sổ vết thương (nếu có)  Chú ý: mở cửa sổ được thực hiện khi bột hoàn toàn khô. Báo với bệnh nhân và thân nhân Lấy bệnh nhân làm trung tâm, bệnh nhân việc bó bột đã hoàn tất. bệnh nhân và thân nhân phải 23 Giúp bệnh nhân về tư thế tiện được biết tiến độ công việc. nghi. Tạo sự thoải mái, an toàn. Dặn dò thân nhân bệnh nhân: - Trong 48 giờ đầu nếu thấy các đầu chi tê, sưng, tím, đau, các ngón không cử động được cần phải đưa bệnh nhân khám lại ngay. Phát hiện, xử trí sớm các - Giữ bột khô sạch, không lấy biến chứng. 24 gòn bên trong bột ra, không Tuân thủ điều trị. dùng que chọc vào bột, tập vận động tại nhà. - Tái khám, dùng thuốc theo chỉ định. - Thay băng tại địa phương (nếu có vết thương). - Chế độ dinh dưỡng. Cảm ơn bệnh nhân và thân nhân Tôn trọng bệnh nhân, tạo sự 25 bệnh nhân. thân thiện. 26 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Phòng ngừa chuẩn. 415
  6. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ NGUYÊN DẤU TAI PHÒNG STT NHÂN XỬ TRÍ HIỆU BIẾN NGỪA CÓ THỂ Đau Chèn Bó bột quá Báo bác sĩ nhức dữ ép cấp. chặt. thực hiện dội. (chèn Chi đang bị chỉ định. Đầu chi ép ga sưng nề sau Kê cao chi Rạch dọc sưng rô) chấn thương. 24 - 48 giờ hết các tím. đầu sau bó lớp bột. Cảm giác bột. Nới rộng 1 tê da. Tập vận hoặc tháo Sờ da động chủ bỏ bột. thấy động sớm Nẹp bột lạnh. sau khi bó lại hoặc Hạn bột. phương chế vận pháp động các khác. ngón. Chêm lót kỹ nơi có xương nhô ra. Mở cửa sổ Không chêm Báo bác đúng kỹ lót gòn đủ dày sĩ. thuật. những vùng có Chêm lót Không Bệnh xương nhô ra 2 thêm gòn dùng ngón nhân đau Chèn như cùi chỏ, những tay nâng buốt như ép tại mắt cá... vùng có đỡ bột, bỏng tại chỗ Dùng ngón tay xương phải dùng một vị trí (chèn nâng đỡ bột. nhô ra. lòng bàn hay toàn ép từ Băng bột bộ chi bó từ). Mở cửa tay nâng không đều tay bột. sổ nơi bị đỡ. tạo nếp gấp. chèn ép. Băng bột Nắn ép xương đều tay sau khi băng không tạo bột. nếp gấp. Không nắn ép xương sau khi bó bột. 416
  7. Kỹ thuật bó bột Hướng dẫn thân nhân bệnh nhân: - Giữ vệ sinh sạch sẽ Do bột rơi vào giường trong gây tì đè. Báo bác nằm, Do côn trùng: sĩ. vùng chi kiến, gián, rận, Tháo bỏ Ngứa, bó bột. rệp chui vào. bột. khó chịu Viêm - Không 3 Do Bệnh nhân Săn sóc vùng da da. dùng dùng que đưa vùng da bó bột. que đưa vào để gãi. trầy xước. vào bột Do nước tiểu Thay bột gãi khi làm ướt bột khác. ngứa. gây ngứa. - Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát dễ chịu. Theo dõi Đau tình trạng khi vận phù của chi động. Chi giảm phù Báo bác bó bột. Nghe lục nề. sĩ. Lỏng Bó bột cục khi Chêm lót nhiều Bó lại bột bột. đúng kỹ 4 cử động. gòn. mới theo chỉ định. thuật. Thấy Chêm lót lỏng hai gòn vừa đầu bột. đủ. Hướng dẫn tập vận động Đau khi chủ động vận động Báo bác thường sau tháo Teo cơ, sĩ. xuyên. Bất động chi Vận động bỏ bột cứng Tập vật lâu ngày. cả các Giảm khớp, lý trị liệu Thiếu luyện khớp chức loãng và hướng 5 tập. không bó năng xương. dẫn tập hoạt vận động. bột. động chi Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. 417
  8. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 BẢNG KIỂM THỰC HÀNH BƯỚC CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐẠT KHÔNG ĐẠT Điều dưỡng chào bệnh nhân, thân nhân. 1 Giới thiệu tên điều dưỡng. Đối chiếu bệnh nhân và chỉ định bó bột 2 trên sổ khám bệnh. 3 Xem phim X quang. Báo và giải thích trấn an cho bệnh nhân, 4 thân nhân. Điều dưỡng mang khẩu trang, rửa tay. 5 Chuẩn bị dụng cụ. Tháo bỏ nẹp bất động tạm. 6 Giải thích, hỗ trợ thân nhân bệnh nhân tháo nữ trang tại vị trí bó bột (nếu có). 7 Điều dưỡng rửa tay, mang găng sạch. Lựa chọn tư thế thích hợp cho bệnh nhân. 8 Trải vải láng. Chăm sóc vết thương vùng da sắp bó 9 bột (nếu có). 10 Làm sạch vùng da còn lại với nước ấm. 11 Đo nẹp bột tùy theo chiều dài của xương. Xếp nẹp bột: lấy một cuộn bột xếp theo hình zích-zắc với độ dài của nẹp đã 12 được đo trước: - Chi trên: 4 lớp. - Chi dưới: 6 - 8 lớp. Mang vớ thun, vớ phải ôm sát chi và dài 13 hơn bột. Dùng bông gòn không thấm nước quấn đều vùng chi bó bột, lớp này vừa giáp 14 mí lớp kia, chú ý hai đầu bột, nơi tiếp giáp khớp, mỏm xương nhô ra, để lộ các ngón tay. - Ngâm bột: + Cho lần lượt từng cuộn bột vào thau nước ấm theo chiều thẳng đứng. + Mực nước trong thau phải đủ cao để thấm trọn cuộn bột. 15 + Để bột vừa sủi hết bọt lấy bột ra, hai lòng bàn tay áp vào 2 đầu cuộn bột vắt nhẹ nhàng. - Lưu ý: để tránh hiện tượng xoắn bột khi vắt, mỗi lần chỉ ngâm một đến hai cuộn bột trong thau. 418
  9. Kỹ thuật bó bột Quấn bột lớp tròn đầu tiên làm nền, quấn đều tay theo kiểu xoắn ốc, từ trên xuống 16 dưới rồi từ dưới lên trên cho đến khi hết cuộn bột. Làm nẹp bột: - Nhúng nhanh nẹp bột ngập trong nước. - Vớt ra, bóp nhẹ cho ráo nước, gỡ ra 17 và vuốt cho phẳng. - Đặt nẹp bột tại vị trí bó bột, vuốt dọc nẹp bột cho phẳng. Tiếp tục quấn thêm bột cho đến lúc bột đủ cứng. Quấn đến đâu vuốt và xoa đến đấy. Lưu ý: 18 - Khi bó bột nên lăn đều tay, nhẹ nhàng. - Không tỳ ngón tay vào một vị trí của bột quá lâu. - Trong quá trình bó bột điều dưỡng luôn quan sát sắc mặt, tổng trạng bệnh nhân. Làm láng bột, tránh các nếp gấp xù xì. 19 Dùng kéo cắt xén chỗ gập góc sạch gọn. Dùng khăn sạch thấm nước lau sạch bột 20 dính trên vùng da lân cận. Đặt chi vừa bó bột lên mặt phẳng cứng, 21 thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng. Tháo găng. Dùng bút chì sáp ghi lên bột các thông tin: - Ngày giờ thực hiện. 22 - Tên điều dưỡng thực hiện. Làm dấu cửa sổ vết thương (nếu có). Chú ý: mở cửa sổ được thực hiện khi bột hoàn toàn khô. Báo với bệnh nhân và thân nhân bệnh 23 nhân việc bó bột đã hoàn tất. Dặn dò thân nhân bệnh nhân: - Trong 48 giờ đầu nếu thấy các đầu chi tê, sưng, tím, đau, các ngón không cử động được cần phải đưa bệnh nhân khám lại ngay. - Giữ bột khô sạch, không lấy gòn bên 24 trong bột ra, không dùng que chọc vào bột, tập vận động tại nhà. - Tái khám, dùng thuốc theo chỉ định. - Thay băng tại địa phương (nếu có vết thương). - Chế độ dinh dưỡng. Cảm ơn bệnh nhân và thân nhân bệnh 25 nhân. 26 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. 419
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2