Kỹ thuật nuôi cá Tra thâm canh trong ao
lượt xem 21
download
Diện tích ao nuôi cá tra phải tùy vào điều kiện của nông hộ, tuy nhiên tốt nhất là ao có diện tích từ 500m2 trở lên. Với những vùng thường bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn và phải thiết kế lưới bao quanh ao, độ sâu của ao từ 2 – 3m,ao phải có cống cấp và thoát nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi cá Tra thâm canh trong ao
- Kỹ thuật nuôi cá Tra thâm canh trong ao
- - Diện tích ao nuôi tùy vào điều kiện của nông hộ, tuy nhiên tốt nhất là ao có diện tích từ 500m2 trở lên. - Với những vùng thường bị ngập lũ, bờ ao phải được gia cố chắc chắn và phải thiết kế lưới bao quanh ao. - Độ sâu của ao từ 2 – 3m (28 TCN 213 : 2004). Ao phải có cống cấp và thoát nước. - Ao tốt nhất có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 2 – 3 lần chiều ngang. - Xung quanh ao phải thoáng, không có cây cối rậm rạp. Trường hợp ao nuôi nằm trong vườn, cần phải chặt bỏ các cây xung quanh ao để ao được thoáng. - Trong ao nuôi nên thiết kế 1 hay nhiều sàn cho cá ăn, sẽ giúp ích cho việc theo dõi cá ăn và điều chỉnh lượng thức ăn. - Sàn ăn có thể được làm bằng tre, tràm hay bằng các loại gỗ … 2. Chuẩn bị ao nuôi
- Trước khi thả cá, ao cần được chuẩn bị kỹ theo các bước sau: - Vét hết lớp bùn đáy ao, kiểm tra kỹ bờ ao, cống bộng, gia cố bờ ao, làm sàn ăn cho cá. - Bón vôi bột với liều lượng 7 – 10kg/100m2. - Nếu có điều kiện phơi ao 3 – 5 ngày, sau đó cấp nước vào với mức nước ban đầu là 1 – 1,2m. 3. Thời vụ thả giống Thời vụ thả nuôi thích hợp nhất từ tháng 6 – 7 hàng năm, vì đây là mùa sinh sản của cá tra nên chất lượng con giống sẽ tốt hơn so với các thời điểm khác trong năm. 4. Kích cỡ và mật độ thả nuôi Cá giống thả nuôi phải đều cỡ. Kích cỡ cá thả nuôi tốt nhất là 10 – 14cm, mật độ từ 15 – 20 con/m2 (TCN 28 TCN 213 : 2004). 5. Chọn cá giống - Cá không bị dị tật, màu sắc tươi sáng: lưng xanh đen, bụng màu trắng bạc, các sọc dọc theo thân phải rõ ràng.
- - Cá nhanh nhẹn, bơi lội khoẻ và chạy thành đàn. Cá không bị xây xát, các vi không bị rách. 6. Vận chuyển và thả giống - Có thể vận chuyển theo 2 cách: + Vận chuyển hở bằng các dụng cụ như xô nhựa, chậu hay thuyền thông thuỷ (ghe đục). + Vận chuyển kín bằng cách đóng trong bao có oxy. - Vận chuyển cá lúc trời mát, tốt nhất vào sáng sớm hay chiều tối. - Thả giống: Trước khi thả cá xuống ao cần tắm cá bằng nước muối 2 – 3% trong 5-6 phút để cá chóng lành các vết thương, loại bỏ được ký sinh trùng bám trên cơ thể cá. Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Nếu vận chuyển bằng bao nylon bơm oxy nên ngâm bao chứa cá giống trong nước ao 15-20 phút mới thả cá ra. Nếu vận chuyển bằng thuyền thông thủy (ghe đục) thì dùng lưới mắt nhỏ để kéo cá, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá xây xát. 7. Thức ăn cho cá - Thức ăn cho cá thay đổi tùy vào giai đoạn phát triển của cá. Thức ăn cho cá nuôi thịt có hàm lượng đạm (protein) thích hợp từ 20 – 30%. - Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, đây là một nguồn thức ăn tốt cho việc nuôi cá tra thâm canh trong ao. Chúng có những ưu điểm như hàm lượng các chất dinh dưỡng đầy đủ và ổn định, dễ kiểm soát do viên nổi nên dễ kiểm tra được lượng thức ăn dư thừa, ngoài ra còn dễ bảo quản và giảm chi phí nhân công. - Có thể phối chế bằng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương theo các công thức thức ăn trong bảng 2 và 3 (phụ lục). Tấm, cá tạp được nấu chín sau đó trộn đều với các thành phần thức ăn khác và ép thành viên. Kích thước của
- viên thức ăn tùy thuộc vào cỡ cá. Hạn chế sử dụng các loại nguyên liệu thực vật có nhiều sắc tố (carotenoid) như bột bắp vàng, rau muống vì các loại sắc tố này sẽ tích trữ lại trong thịt cá và làm cho thịt cá tra có màu vàng, bên cạnh đó cần bổ sung khoảng 2% các loại vitamin, premix khoáng vào thức ăn, 2 lần/tuần để giúp cá có sức đề kháng tốt với các loại bệnh. - Nếu không có điều kiện ép viên thức ăn, có thể trộn và vắt thức ăn thành từng viên bằng tay để cho cá ăn. Có thể sử dụng bột keo hoặc bột mì (không nên sử dụng bột gòn vì sẽ làm cho thịt cá có màu vàng) làm chất kết dính để hạn chế sự tan rã của thức ăn trong nước. 8. Cho cá ăn - Thức ăn chế biến sau khi ép thành viên nhỏ, rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn. Thức ăn viên công nghiệp cũng rải từ từ để cá sử dụng triệt để. - Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, sáng từ 6-10 giờ, chiều từ 16-18 giờ. Khẩu phần thức ăn tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của cá. Trong 2 – 3 tháng đầu nuôi, thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm 25 – 28%. Giai đoạn tiếp theo cho đến khi thu hoạch, hàm lượng đạm của thức ăn giảm xuống còn 18 – 22%. - Yêu cầu quản lý, sử dụng các loại thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn để nuôi theo đúng quy định của tiêu chuẩn Ngành 28TCN 176:2002. - Khi cho cá ăn cần chú ý các điểm sau: + Khi sử dụng thức ăn viên công nghiệp phải chú ý đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn không được nhiễm Salmonella, nấm mốc độc (A spergillus flavus), độc tố Aflatoxin. + Nguyên liệu chế biến thức ăn chế biến có nguồn gốc động vật như cá tạp phải tươi, không bị ươn thối, bột cá có mùi thơm đặc trưng, không pha lẫn tạp chất, cá tạp khô không bị sâu mọt, không bị nhiễm Salmonella.
- + Không cho cá ăn thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn kém chất lượng hoặc thức ăn đã bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc. - Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên hàng ngày nơi chế biến thức ăn và các thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn. - Nên tập cho cá ăn tập trung tại các sàn ăn. Rải thức ăn ít và chậm cho cá ăn hết thức ăn mới rải tiếp. Khi cá không còn tập trung lại sàn ăn là dấu hiệu cá đã no, thì ngừng cho ăn. 9. Quản lý ao nuôi - Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, điều này rất dễ quan sát vì cá tra ăn tập trung một chỗ khi đã no chúng sẽ tản ra xa do đó có thể tính toán được lượng thức ăn cần thiết cho cá. - Mặc dù cá tra có sức chịu đựng cao và thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường nuôi, nhưng trong mô hình nuôi thâm canh với mật độ rất cao việc tuần tra, theo dõi hoạt động của cá nuôi phải được thực hiện thường xuyên. - Những biểu hiện không tốt của cá trong ao nuôi như: cá nổi đầu, bơi lờ đờ, cá bỏ ăn hay cá có biểu hiện bệnh và chết phải được xử lý với những biện pháp thích hợp. Luôn giữ nguồn nước ao sạch và ổn định. - Cần hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong nuôi vì thuốc làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá và làm tăng giá thành sản phẩm, tăng chi phí đầu tư. 10. Thu hoạch Cá tra nuôi trong ao sau 6 – 8 tháng thì có thể thu hoạch. Trọng lượng cá tra nuôi có thể đạt từ 0,7 – 1,5kg/con. Phương thức thu hoạch tốt nhất là
- đánh bắt bằng lưới và thu hoạch một lần, sau đó tát cạn ao để chuẩn bị cho vụ nuôi sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xử lý nước trong ao nuôi cá tra
12 p | 478 | 157
-
Phương pháp sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
2 p | 439 | 107
-
Lưu ý khi nuôi thâm canh cá tra trong ao đất
3 p | 431 | 96
-
BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA
7 p | 415 | 91
-
Kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong thâm canh cá tra
2 p | 211 | 65
-
KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA VÀ CÁ BA SA (Phần I)
15 p | 205 | 29
-
Nhiều khuyến cáo cho người nuôi cá tra
4 p | 164 | 28
-
Nguyên tắc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản Trong những năm
6 p | 119 | 20
-
Các yếu tố ảnh hưởng thịt cá Tra
5 p | 128 | 17
-
Cách hạn chế bệnh gan thận mủ lây lan trên cá Tra
5 p | 119 | 17
-
Nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế
3 p | 104 | 15
-
Đề xuất quy trình kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong thâm canh cá tra
3 p | 109 | 12
-
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra
3 p | 88 | 12
-
Xác định tác nhân gây bệnh trương bóng hơi trên cá tra
20 p | 117 | 8
-
Kỹ thuật nuôi vỗ cá tra
10 p | 85 | 7
-
Trị bệnh cá bằng thuốc độc, môi trường bị hại
5 p | 93 | 5
-
Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị khi nuôi cá tra và cá basa trong bè
7 p | 127 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn