intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật rửa dạ dày

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật rửa dạ dày" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định của rửa dạ dày. Thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày đúng quy trình. Nêu được các dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa tai biến xảy ra khi rửa dạ dày. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật rửa dạ dày

  1. KỸ THUẬT RỬA DẠ DÀY 1. MỤC TIÊU - Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định của rửa dạ dày. - Thực hiện kỹ thuật rửa dạ dày đúng quy trình. - Nêu được các dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa tai biến xảy ra khi rửa dạ dày. 2. MỤC ĐÍCH - Rửa dạ dày là một thủ thuật đưa ống thông vào trong dạ dày, bơm và hút một lượng dịch ra khỏi dạ dày nhằm mục đích loại bỏ những độc chất hiện diện trong dạ dày. 3. CHỈ ĐỊNH - Ngộ độc cấp tính qua đường tiêu hóa trước 6 giờ. 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân mất phản xạ đường thở (hôn mê, rối loạn tri giác...) mà chưa đặt nội khí quản. - Ngộ độc chất gây co giật: camphor, strychnine. - Ngộ độc các chất bay hơi như xăng, dầu hôi, tinh dầu. - Ngộ độc các chất ăn mòn: acid, chất kiềm. - Bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết hoặc thủng đường tiêu hóa do bệnh lý, phẫu thuật. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ vô khuẩn - Ống rửa dạ dày: ống thông dạ dày phù hợp/ống Faucher. - Bơm tiêm 50ml. - Gạc. 5.1.2. Dụng cụ sạch - Găng sạch. - Ống Mayor phù hợp lứa tuổi. - Băng keo. 302
  2. Kỹ thuật rửa dạ dày 5.1.3. Dụng cụ khác - Lọ chứa mẫu dịch dạ dày làm xét nghiệm (nếu cần). - Xô đựng nước: 1 cái (chứa dịch chảy ra). - Ca đựng nước có phân chia thể tích. - Máy monitor hoặc SpO2. - Máy đo huyết áp. - Nhiệt kế. - Miếng dán điện cực: 3 cái. - Áo choàng hoặc tạp dề. - Kính (nếu cần). - Khăn, vải láng. - Dây cố định bệnh nhân (nếu cần). - Mền, tấm trải giường (nếu cần). 5.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Thuốc: dung dịch rửa dạ dày + Natri clorid 0,9% hoặc Sunfat đồng. + Liều than hoạt theo chỉ định. - Dung dịch sát khuẩn. - Nước chín (pha than hoạt). 5.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA Văn hóa giao tiếp. Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới 1 Tôn trọng. thiệu tên điều dưỡng. Tạo sự thân thiện. Đảm bảo xác định đúng Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày bệnh nhân. sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra Dự liệu những tình huống có 2 thông tin bệnh nhân với vòng đeo thể xảy ra cho bệnh nhân, tay và hồ sơ bệnh án. chuẩn bị dụng cụ cho phù Nhận định tình trạng bệnh nhân. hợp. Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích Báo và giải thích cho bệnh nhân, (nếu có thể). thân nhân. Để bệnh nhân và thân nhân 3 Gắn Monitor hoặc SpO2 để theo biết việc điều dưỡng sắp dõi. làm giúp bệnh nhân và thân Lấy dấu hiệu sinh tồn. nhân bớt lo lắng và hợp tác. An toàn cho bệnh nhân trước khi rửa dạ dày. 303
  3. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Phòng ngừa chuẩn, giảm Điều dưỡng về phòng mang khẩu 4 sự lây lan của vi sinh vật trang, rửa tay thường quy. gây bệnh. Tổ chức sắp xếp hợp lý, khoa Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, để 5 học. trong tầm tay. Quản lý thời gian hiệu quả. Đối chiếu lại bệnh nhân. Tránh nhầm lẫn bệnh nhân. 6 Báo và giải thích lại cho bệnh Giúp bệnh nhân và thân nhân và thân nhân. nhân an tâm, hợp tác tốt. Giảm sự lây lan của vi sinh 7 Rửa tay nhanh. vật gây bệnh. Chuẩn bị bệnh nhân: Cố định tay chân nếu bệnh nhân Thao tác được dễ dàng, kích thích, không hợp tác. đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong khi thực hiện thủ thuật. 8 Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300. Tránh hít sặc khi đặt ống Trải vải láng, choàng khăn qua cổ, thông dạ dày. đặt bồn hạt đậu cạnh má. Hứng dịch chảy ra, hạn chế bệnh nhân tiếp xúc với dịch dạ dày. Đắp ấm cho bệnh nhân. Đảm bảo ổn định thân nhiệt. Điều dưỡng mang các dụng cụ phòng hộ cá nhân: An toàn cho điều dưỡng 9 - Mang găng sạch. trong khi rửa dạ dày. - Đeo kính (nếu cần). - Mặc áo choàng hoặc tạp dề. Tạo sự thuận tiện khi rửa 10 Đặt xô hứng dịch cạnh giường. dạ dày. Tiến hành đặt ống thông dạ dày Đặt ống thông vào dạ dày. tuân thủ quy trình kỹ thuật “Đặt Tránh nguy cơ tụt, sút ống ống thông dạ dày”. thông. Cố định ống thông dạ dày an toàn.  Lưu ý: - Kích cỡ ống thông để rửa dạ Ống thông lớn giúp lấy dịch 11 dày thường lớn hơn ống thông dạ dày ra dễ dàng, không để nuôi ăn. bị nghẹt. - Không nên cố gắng đẩy ống Hạn chế tai biến khi đưa thông vào dạ dày khi bệnh ống thông vào dạ dày vì dễ nhân ho/kháng cự. gây loét hoặc thủng đường - Luôn kiểm tra, đảm bảo ống tiêu hóa. thông đã chắc chắn vào dạ dày An toàn cho bệnh nhân. trước rửa dạ dày. Dùng bơm tiêm rút hết dịch ứ đọng trong dạ dày. Lấy chất tiết ra khỏi dạ dày. Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm Đánh giá tính chất dịch trong 12 Lưu ý: ghi nhận số lượng, màu dạ dày, báo bác sĩ để có sắc, tính chất, mùi của dịch hướng xử trí kịp thời. dạ dày. 304
  4. Kỹ thuật rửa dạ dày Cho bệnh nhân nằm đầu bằng Giúp dịch dễ dàng chảy ra 13 hoặc thấp 15 – 200, nghiêng trái. khi bơm rửa, tránh hít sặc. Gắn bơm tiêm đã loại bỏ pít-tông Cho dịch rửa vào dạ dày. với ống thông dạ dày. Nâng cao ống tiêm khoảng 50cm Chiều cao cần thiết để dịch so với bệnh nhân. rửa chảy từ từ và tự do vào Cho dịch rửa chảy từ từ vào dạ dạ dày. dày.  Lưu ý: Luôn quan sát tình trạng bệnh Phát hiện sớm tai biến có nhân khi bơm rửa dạ dày. thể xảy ra. Hầu hết các trường hợp sử dụng Lựa chọn dịch rửa dạ dày dịch rửa dạ dày là Natri clorid phù hợp. 14 0,9%. Trong trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột (photpho kẽm) cần rửa dạ dày bằng dung dịch sulfat đồng trước (0,5gr pha với 5 lít nước), sau đó rửa với Natri clorid 0,9%. Thể tích dịch cho vào dạ dày mỗi Đảm bảo lượng dịch bơm lần bơm rửa tùy thuộc theo độ vào dạ dày đúng quy định tuổi, được tính theo 10 – 15ml/kg. tránh nguy cơ đẩy chất độc xuống tá tràng. Đảm bảo lượng dịch chảy vào tự Ngăn cản khí vào dạ dày. do và liên tục. Hạ thấp bơm tiêm 50ml, cho dịch chảy từ từ vào xô chứa. 15 Lưu ý: lượng dịch chảy ra Dịch dễ dàng chảy ra. tương đương với lượng dịch đưa vào. Tiếp tục lặp lại cho đến khi nước Đảm bảo loại bỏ tối đa chất 16 trong và hết mùi độc chất. độc ra khỏi dạ dày. Sau khi rửa dạ dày, bơm than Ngăn cản hấp thu các chất 17 hoạt theo chỉ định bác sĩ (nếu có). độc còn sót lại trong dạ dày. Gập ống thông dạ dày, nhẹ nhàng Tránh dịch trong ống thông rút ống, quấn gọn trong tay. dạ dày rơi vào hầu họng 18  Lưu ý: một số trường hợp cần bệnh nhân, vương vãi ra giữ ống thông dạ dày theo chỉ ngoài. định bác sĩ. Giảm sự lây lan của vi sinh 19 Tháo bỏ găng. vật gây bệnh. Lấy bệnh nhân làm trung Báo thân nhân bệnh nhân việc tâm, bệnh nhân và thân đã xong. nhân phải được biết tiến độ Giúp bệnh nhân tiện nghi. công việc. 20 Dặn dò thân nhân bệnh nhân Tạo sự thoải mái và an toàn. những điều cần thiết Phát hiện, xử trí kịp thời các Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân đã tai biến. hợp tác. Tôn trọng bệnh nhân, tạo sự thân thiện. 305
  5. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Dọn dẹp dụng cụ. 21 Phòng ngừa chuẩn. Rửa tay. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thực hiện. Yếu tố an toàn cho bệnh - Kích thước và loại ống thông. nhân. - Loại và số lượng dung dịch rửa Yếu tố pháp lý. 22 dạ dày. Phương tiện để theo dõi, - Số lượng, màu sắc, mùi, tính chất của chất dịch chảy ra. đánh giá và bàn giao giữa - Phản ứng của bệnh nhân trong các nhân viên y tế. và sau rửa dạ dày. 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ DẤU TAI NGUYÊN STT XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA HIỆU BIẾN NHÂN CÓ THỂ Cho bệnh nhân nằm đúng tư thế khi đặt ống thông và bơm Ngưng Ho, rửa dạ dày. rửa dạ khò Viêm Đảm bảo thể tích dày. 1 khè, phổi Hít dịch dạ dày. mỗi lần bơm rửa Báo bác khó hít. dạ dày không sĩ. thở. vượt quá quy định. Chuẩn bị đầy đủ máy hút trước rửa dạ dày. Sặc, Ngưng Thao tác nhẹ Phản xạ co thắt tím tái, Co thắt đặt ống nhàng. do ống thông 2 có thể thanh thông. Tuân thủ quy làm kích thích ngưng quản. Báo bác trình kỹ thuật khi thanh quản. thở. sĩ. đặt ống thông. Rút ống Theo dõi bệnh Loạn thông Mệt, nhân liên tục. Phản xạ dây rửa dạ 3 hồi nhịp Mắc monitor thần kinh X. dày. hộp. tim. theo dõi nhịp tim Báo bác nếu được. sĩ. 306
  6. Kỹ thuật rửa dạ dày Đau Kỹ thuật đặt ngực, Thủng ống thông dạ nuốt thực dày chưa đúng. đau, Đặt ống thông Báo bác Tuân thủ quy 4 quản, dịch dạ dày đối với sĩ. trình kỹ thuật. dạ dạ bệnh nhân ngộ dày có dày. độc chất ăn máu. mòn. Báo bác Co sĩ. Lựa chọn dung giật, Rửa dịch rửa đúng hôn Hạ dạ dày quy trình. Rửa dạ dày với bằng 5 mê, Natri Quan sát, theo nước thường. dung rối máu. dõi sát bệnh dịch loạn tri nhân trong quá Natri giác. trình rửa dạ dày. clorid 0,9%. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên 1 điều dưỡng. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra thông tin bệnh nhân với 2 vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. Nhận định tình trạng bệnh nhân. Báo và giải thích cho bệnh nhân, thân nhân. 3 Gắn Monitor hoặc SpO2 để theo dõi. Lấy dấu hiệu sinh tồn. Điều dưỡng về phòng mang khẩu trang, rửa 4 tay thường quy. 5 Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, để trong tầm tay. Đối chiếu lại bệnh nhân. 6 Báo và giải thích lại cho bệnh nhân và thân nhân. 7 Rửa tay nhanh. Chuẩn bị bệnh nhân: Cố định tay chân nếu bệnh nhân kích thích, không hợp tác. 8 Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300. Trải vải láng, choàng khăn qua cổ, đặt bồn hạt đậu cạnh má. Đắp ấm cho bệnh nhân. 307
  7. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Điều dưỡng mang các dụng cụ phòng hộ cá nhân: 9 - Mang găng sạch. - Đeo kính (nếu cần). - Mặc áo choàng hoặc tạp dề. 10 Đặt xô hứng dịch cạnh giường. Tiến hành đặt ống thông dạ dày tuân thủ quy trình kỹ thuật “Đặt ống thông dạ dày”. Cố định ống thông dạ dày an toàn.  Lưu ý: - Kích cỡ ống thông để rửa dạ dày thường 11 lớn hơn ống thông để nuôi ăn. - Không nên cố gắng đẩy ống thông vào dạ dày khi bệnh nhân ho hoặc kháng cự. - Luôn kiểm tra, đảm bảo ống thông đã chắc chắn vào dạ dày trước rửa dạ dày. Dùng bơm tiêm rút hết dịch ứ đọng trong dạ dày. 12 Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm (nếu cần). Lưu ý: ghi nhận số lượng, màu sắc, tính chất, mùi... của dịch dạ dày. Cho bệnh nhân nằm đầu bằng hoặc thấp 13 15 - 200. Gắn bơm tiêm đã loại bỏ pít-tông với ống thông dạ dày. Nâng cao ống tiêm khoảng 50cm. Cho dịch rửa chảy từ từ vào dạ dày.  Lưu ý: - Luôn quan sát tình trạng bệnh nhân khi bơm rửa dạ dày. - Hầu hết các trường hợp sử dụng dịch rửa dạ dày là Natri clorid 0,9%. Trong trường 14 hợp ngộ độc thuốc diệt chuột (photpho kẽm) cần rửa dạ dày bằng dung dịch sulfat đồng trước (0,5g pha với 5 lít nước), sau đó rửa với Natri clorid 0,9%. - Thể tích dịch cho vào dạ dày mỗi lần bơm rửa tùy thuộc theo độ tuổi, được tính theo 10 - 15ml/kg. - Đảm bảo lượng dịch chảy vào tự do và liên tục. Hạ thấp bơm tiêm 50ml, cho dịch chảy từ từ vào xô chứa. 15 Lưu ý: lượng nước chảy ra tương đương với lượng dịch đưa vào. Tiếp tục lặp lại cho đến khi nước trong và hết 16 mùi độc chất. 308
  8. Kỹ thuật rửa dạ dày Sau khi rửa dạ dày, bơm than hoạt theo chỉ 17 định bác sĩ (nếu có). Gập ống thông dạ dày, nhẹ nhàng rút ống, quấn gọn trong tay. 18 Lưu ý: một số trường hợp cần giữ lại ống thông dạ dày theo chỉ định bác sĩ. 19 Tháo bỏ găng. Báo thân nhân bệnh nhân việc đã xong. Giúp bệnh nhân tiện nghi. 20 Dặn dò thân nhân bệnh nhân những điều cần thiết. Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân đã hợp tác. Dọn dẹp dụng cụ. 21 Rửa tay. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thực hiện. - Kích thước và loại ống thông. - Loại và số lượng dung dịch rửa dạ dày. 22 - Số lượng màu sắc, mùi, tính chất của chất dịch chảy ra. - Phản ứng của bệnh nhân trong và sau rửa dạ dày. 309
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2