intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích của kỹ thuật tắm bỏng. Thực hiện thành thạo kỹ thuật tắm bỏng. Trình bày được triệu chứng, nguyên nhân, tai biến, cách xử trí và phòng ngừa khi tắm bỏng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng

  1. KỸ THUẬT TẮM - thay băng BỎNG 1. MỤC TIÊU - Nêu được mục đích của kỹ thuật tắm bỏng. - Thực hiện thành thạo kỹ thuật tắm bỏng. - Trình bày được triệu chứng, nguyên nhân, tai biến, cách xử trí và phòng ngừa khi tắm bỏng. 2. MỤC ĐÍCH - Làm sạch vết bỏng, loại bỏ cơ chế gây bỏng. - Loại bỏ mủ, mô hoại tử và vi khuẩn. - Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết bỏng, nhiễm khuẩn bệnh viện. - Đảm bảo môi trường chăm sóc bệnh nhân bỏng với các điều kiện vệ sinh vô khuẩn nghiêm ngặt. 3. CHỈ ĐỊNH - Theo chỉ định của bác sĩ. - Vết bỏng có nhiều dịch tiết, thấm ướt băng. - Trước khi phẫu thuật cắt bỏ mô hoại tử và ghép da cho bệnh nhân bỏng sâu. 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân nặng đang trong tình trạng nguy kịch. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ vô khuẩn - Gạc lớn, gạc nhỏ. - Khăn tắm. - Bộ thay băng bỏng (1 kềm, 1 nhíp, 1 kéo). - Găng vô khuẩn. - Áo choàng vô khuẩn. - Khăn trải giường đã hấp vô khuẩn. Phòng tắm bỏng 426
  2. Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng 5.1.2. Dụng cụ sạch - Mâm. - 1 kéo cắt băng. - Băng thun. - Găng sạch. - Túi đựng đồ dơ. Hệ thống dây nâng đỡ - Tạp dề. bệnh nhân - Thau đựng dung dịch khử khuẩn dụng cụ. - Thau đựng dung dịch khử khuẩn bề mặt. 5.1.3. Dụng cụ khác - Bồn tắm và hệ thống dây nâng đỡ bệnh nhân. - Hệ thống lọc nước, máy nước nóng lạnh. - Thùng đựng chất thải lây nhiễm. - Thùng đựng chất thải thông thường. 5.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Thuốc bôi lên vết bỏng: kem Biafine, kem Silvirin (sulfadiazine bạc)... - Dung dịch sát khuẩn: + Dung dịch Chlohexidine 2%. + Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. - Dung dịch khử khuẩn: Hexanios, Presept 2,5g. 5.1.5. Phương tiện cấp cứu: oxy, thuốc cấp cứu, thuốc giảm đau. 5.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA Văn hóa giao tiếp. Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới 1 Tôn trọng. thiệu tên điều dưỡng. Tạo sự thân thiện. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra Đảm bảo xác định đúng bệnh 2 thông tin bệnh nhân với vòng đeo nhân. tay và hồ sơ bệnh án. 427
  3. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích nếu có thể. Báo và giải thích cho bệnh nhân, 3 Để thân nhân bệnh nhân biết thân nhân. được công việc điều dưỡng sắp làm, có thể giúp họ bớt lo lắng và hợp tác. Sử dụng thuốc giảm đau cho Giúp giảm đau cho bệnh 4 bệnh nhân trước khi tắm bỏng 20 nhân. phút (theo chỉ định của bác sĩ). Điều dưỡng mang khẩu trang, rửa tay thường quy chuẩn bị dụng cụ tắm bỏng, để trong tầm tay. Bộ thay băng vết bỏng: - Mở bộ thay băng vô khuẩn. - Dùng kiềm tiếp liệu gắp gạc lớn, gạc nhỏ cho vào mâm vô khuẩn. - Sắp xếp dụng cụ tránh choàng mâm. Phòng ngừa chuẩn. - Đậy mâm vô khuẩn lại. Làm giảm sự lây lan của vi - Chuẩn bị bồn tắm bỏng. sinh vật gây bệnh. - Thau đựng dung dịch khử Tổ chức sắp xếp hợp lý, khuẩn bề mặt Presept (1 viên khoa học, quản lý thời gian 5 2,5g/23 lít nước). hiệu quả. - Thau đựng dung dịch khử khuẩn dụng cụ Hexanios (5ml Cẩn trọng: tránh choàng Hexanios pha với 25 lít nước). qua mâm vô khuẩn. - Bồn tắm bỏng: điều dưỡng mang găng sạch lau vòi sen tắm bỏng, van khóa nước, hệ thống dây nâng đỡ bệnh nhân, mặt trong bồn tắm bằng dung dịch khử khuẩn bề mặt. Rửa lại bằng nước qua hệ thống lọc. Tháo găng dơ, rửa tay thường quy. - Chuẩn bị nhiệt độ nước tắm thích hợp 370C – 37,50C. Đưa bệnh nhân vào phòng tắm bỏng, tháo bỏ băng dơ, nhận định tình trạng vết bỏng: Dự liệu những tình huống có - Vị trí vết bỏng. thể xảy ra cho bệnh nhân, 6 - Kích thước, độ sâu, màu sắc đánh giá sự tiến triển của của vết bỏng. vết bỏng. - Mô hoại tử của vết bỏng (nếu có). - Số lượng, màu sắc, mùi của dịch vết bỏng. 428
  4. Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng Đưa bệnh nhân lên hệ thống dây đỡ bên trong bồn tắm. Lưu ý: - Khi tắm bỏng cần đảm bảo an Chuẩn bị bệnh nhân trước 7 toàn và tránh té ngã cho bệnh khi thực hiện kỹ thuật tắm nhân. bỏng. - Sự có mặt của thân nhân trong quá trình tắm bỏng giúp bệnh nhi an tâm. Điều dưỡng đeo tạp dề, mặc áo 8 choàng vô khuẩn, mang găng vô Phòng ngừa chuẩn. khuẩn. Trình tự tắm bỏng: - Làm ướt băng bằng nước đã qua hệ thống lọc nước. - Tắm vùng da lành đến vùng da bị bỏng bằng dung dịch Chlorhexidine 2% và tắm lại Loại bỏ mủ, mô hoại tử và vi bằng nước qua hệ thống lọc. khuẩn. - Cắt lọc mô hoại tử (nếu có). - Tắm lại với dung dịch Chlorhexidine 2% và nước qua hệ thống lọc (nếu có cắt lọc). 9 - Lau khô da bệnh nhân bằng khăn vô khuẩn.  Lưu ý: - Tắm bỏng từ vùng sạch đến vùng dơ, từ đầu đến chân. Tắm bỏng với dung dịch - Thao tác tắm bỏng nhẹ nhàng Chlorhexidine 2% tránh gây đau đớn cho bệnh nhân. - Trong quá trình tắm bỏng luôn theo dõi thân nhiệt, nhịp thở SpO2, theo dõi mạch, huyết áp. Đưa bệnh nhân về giường đã Đảm bảo vô khuẩn cho vùng 10 trải tấm trải giường hấp, cố định bỏng. bệnh nhân. Tránh té ngã cho bệnh nhân. Bôi thuốc hoặc đắp Urgotul SSD, Betaplas silver, Betaplas N lên vết bỏng. Che chở vết bỏng, đảm bảo 11 Đắp gạc che phủ vết bỏng và vô khuẩn tuyệt đối. quấn băng thun cố định. Tháo bỏ găng, rửa tay. Cho bệnh nhân về tư thế tiện nghi, ủ ấm cho bệnh nhân. Giải thích việc làm đã xong, dặn dò thân nhân bệnh nhân những điều Tạo sự thoải mái và an toàn. cần thiết: Phát hiện, xử trí kịp thời các - Tình trạng thấm dịch của băng tai biến. 12 vết bỏng. Tôn trọng bệnh nhân, tạo sự - Tình trạng đau tại vết bỏng. thân thiện. - Tránh cho bé dùng tay tháo băng vết bỏng. Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân vì sự hợp tác. 429
  5. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Dọn dẹp và xử lý dụng cụ: - Khóa nước, tắt hệ thống nước nóng lạnh. - Lau vòi sen tắm bỏng, van khóa nước, hệ thống dây nâng đỡ bệnh nhân, mặt trong bồn tắm bằng dung dịch khử khuẩn. Rửa lại bằng nước qua hệ thống lọc. Phòng ngừa chuẩn. 13 - Lau chùi bên ngoài bồn tắm Đảm bảo nghiêm ngặt quy → Xe để dụng cụ → sàn nhà trình kiểm soát nhiễm khuẩn. theo 3 bước (xà phòng → nước sạch → dung dịch khử khuẩn bề mặt). - Ngâm rửa bộ thay băng bỏng bằng dung dịch Hexanios trong 15 phút → Gửi về khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn. Rửa tay thường quy. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ tắm bỏng. - Tình trạng vết bỏng: + Vị trí vết bỏng. + Kích thước, độ sâu, màu sắc của vết bỏng. + Mô hoại tử của vết bỏng (nếu có). Yếu tố an toàn cho bệnh + Số lượng màu sắc của dịch nhân. vết bỏng. Yếu tố pháp lý. 14 + Tình trạng nhiễm trùng của Phương tiện để theo dõi, vết thương (sưng, nóng, đánh giá và bàn giao giữa đỏ, đau). các nhân viên y tế. Nhiệt độ nước tắm bỏng. Tên thuốc bôi hoặc băng gạc che phủ vết bỏng. Phản ứng bệnh nhân trong quá trình tắm bỏng. Dấu sinh hiệu của bệnh nhân sau khi tắm bỏng. Tên người thực hiện. 430
  6. Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ NGUYÊN DẤU TAI STT NHÂN XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA HIỆU BIẾN CÓ THỂ Kiểm tra nhiệt Nhiệt độ độ nước trước nước Ủ ấm. khi tắm cho không Báo bác bệnh nhân. Hạ thân đúng quy sĩ, xử trí Không tắm quá 1 Lạnh run. nhiệt. định. theo chỉ lâu. Thời gian định. Kiểm tra thân tắm quá nhiệt của bệnh lâu. nhân trước khi tắm. Ngưng Bệnh tắm ngay. nhân than Báo bác sĩ. đau, mệt. Cho bệnh Thở nhân thở Cho bệnh nhân nhanh. oxy. sử dụng thuốc Da niêm Thao tác Lấy dấu giảm đau 20 nhợt nhạt. Sốc do tắm quá sinh hiệu. phút trước khi 2 Mạch đau. mạnh tay Đặt đường tắm. nhanh, truyền. Thao tác tắm yếu. Xử trí theo bỏng nhẹ Huyết chỉ định nhàng. áp tụt, của bác sĩ. kẹp hoặc Ủ ấm không đo cho bệnh được. nhân. Ngưng tắm bỏng ngay. Thao Báo bác tác tắm sĩ, cầm bỏng quá máu theo Chảy mạnh Thao tác tắm Máu chảy chỉ định. máu vết tay. bỏng và cắt lọc 3 nhiều từ Theo dõi bỏng. Cắt lọc mô hoại tử phải vết bỏng. dấu hiệu bỏng nhẹ nhàng. sinh tồn chạm của bệnh mạch nhân. máu. Ủ ấm cho bệnh nhân. 431
  7. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Bệnh nhân sốt. Vết bỏng không tiến triển tốt: - Rìa vết Tuân thủ đúng bỏng bị quy trình tắm sưng bỏng. đỏ. Nước, dụng cụ - Có mủ tắm bỏng phải hoặc đảm bảo vô có màu Không khuẩn trước khi Báo bác nâu Nhiễm bảo đảm sử dụng cho sĩ và thực ở vết trùng vô khuẩn bệnh nhân. 4 hiện đúng bỏng. vết trong Khăn trải theo chỉ - Có đốm bỏng. quá trình giường phải định. hoại tử tắm. được hấp vô ở vết khuẩn. bỏng. Tuân thủ đúng - Có mùi quy trình khử hôi bất khuẩn bồn tắm, thường dụng cụ tắm của bỏng. dịch tiết. Tổng trạng không khả quan. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên 1 điều dưỡng. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới 2 tính, địa chỉ, kiểm tra thông tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. 3 Báo và giải thích cho bệnh nhân, thân nhân. Sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân 4 trước khi tắm bỏng 20 phút (theo chỉ định của bác sĩ). Điều dưỡng mang khẩu trang, rửa tay thường quy chuẩn bị dụng cụ tắm bỏng: - Bộ thay băng vết bỏng. 5 - Chuẩn bị bồn tắm bỏng. - Chuẩn bị nhiệt độ nước tắm thích hợp 370C - 37,50C. 432
  8. Kỹ thuật tắm - thay băng bỏng Đưa bệnh nhân vào phòng tắm bỏng, tháo bỏ 6 băng dơ, nhận định tình trạng vết bỏng. Đưa bệnh nhân lên hệ thống dây đỡ bên 7 trong bồn tắm. Điều dưỡng đeo tạp dề, mặc áo choàng vô 8 khuẩn, mang găng vô khuẩn. Trình tự tắm bỏng: - Làm ướt băng bằng nước đã qua hệ thống lọc nước. - Tắm vùng da lành đến vùng da bị bỏng bằng dung dịch Chlorhexidine 2% → tắm 9 lại bằng nước qua hệ thống lọc. - Cắt lọc mô hoại tử (nếu có). - Tắm lại với dung dịch Chlorhexidine 2% và nước qua hệ thống lọc (nếu có cắt lọc). - Lau khô da bệnh nhân bằng khăn vô khuẩn. Đưa bệnh nhân về giường đã trải drap hấp, 10 cố định bệnh nhân. Bôi thuốc hoặc đắp Urgotul SSD, Betaplas silver, Betaplas N lên vết bỏng. 11 Đắp gạc che phủ vết bỏng và quấn băng thun cố định. Tháo bỏ găng, rửa tay. Cho bệnh nhân về tư thế tiện nghi, ủ ấm cho bệnh nhân. Giải thích việc làm đã xong, dặn 12 dò thân nhân bệnh nhân những điều cần thiết. Cảm ơn bệnh nhân, thân nhân. Dọn dẹp và xử lý dụng cụ. 13 Rửa tay thường quy. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ tắm bỏng. - Tình trạng vết bỏng. - Nhiệt độ nước tắm bỏng. 14 - Tên thuốc bôi hoặc băng gạc che phủ vết bỏng. - Phản ứng bệnh nhân trong quá trình tắm bỏng. - Dấu sinh hiệu của bệnh nhân sau khi tắm bỏng. - Tên người thực hiện. 433
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2