intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật truyền dịch

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật truyền dịch" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích của truyền dịch; trình bày được chỉ định, chống chỉ định của truyền dịch; liệt kê được đầy đủ dụng cụ khi truyền dịch; thực hiện được kỹ thuật truyền dịch; trình bày được 9 tai biến và cách xử trí khi truyền dịch. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật truyền dịch

  1. KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH 1. MỤC TIÊU - Trình bày được mục đích của truyền dịch. - Trình bày được chỉ định, chống chỉ định của truyền dịch. - Liệt kê được đầy đủ dụng cụ khi truyền dịch. - Thực hiện được kỹ thuật truyền dịch. - Trình bày được 9 tai biến và cách xử trí khi truyền dịch. 2. MỤC ĐÍCH - Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể. - Thay thế tạm thời lượng máu mất. - Nuôi dưỡng cơ thể. - Đưa thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu. - Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu. 3. CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân bị mất nước: tiêu chảy, bỏng, nôn ói nhiều, hẹp môn vị không ăn uống được. - Bệnh nhân bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hóa. - Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng. - Bệnh nhân bị ngộ độc. - Bệnh nhân cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể. - Nuôi ăn tĩnh mạch. - Rối loạn điện giải. 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Phù phổi cấp. - Bệnh tim nặng. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ vô khuẩn - Kim luồn an toàn. 117
  2. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 - Băng keo cá nhân. - Ống tiêm 3ml. - Kim pha 18G. - Hộp gòn tiêm. - Dây truyền dịch. - Dây nối. 5.1.2. Dụng cụ sạch - Mâm tiêm. - Băng keo urgocrep, băng keo lụa. - Găng sạch. - Dây ga rô. - Bồn hạt đậu. 5.1.3. Dụng cụ khác - Phiếu theo dõi dịch truyền. - Máy đo huyết áp, nhiệt kế, đồng hồ có kim giây. - Thùng đựng chất thải lây nhiễm, thùng đựng chất thải thông thường, thùng đựng vật sắc nhọn. - Máy truyền dịch tự động, trụ treo. 5.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Thuốc: + Dịch truyền theo chỉ định. + Natri clorid 0,9% 100ml. + Hộp chống sốc. - Dung dịch sát khuẩn: + Cồn 70o. + Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 5.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA A. Chuẩn bị bệnh nhân Văn hóa giao tiếp. Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới 1 Tôn trọng. thiệu tên điều dưỡng. Tạo sự thân thiện. 2 Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra thông Đảm bảo xác định đúng tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ bệnh nhân. sơ bệnh án. 118
  3. Kỹ thuật truyền dịch Dùng từ ngữ phù hợp theo độ tuổi của trẻ để giải thích nếu có thể. Báo và giải thích cho bệnh nhân, Để bệnh nhân và thân 3 thân nhân. nhân biết việc điều dưỡng sắp làm giúp bệnh nhân, thân nhân bớt lo lắng. Nếu có, không thực hiện và báo bác sĩ. Phản ứng 4 Hỏi tiền sử dị ứng của bệnh nhân. dị ứng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Đánh giá tình trạng bệnh 5 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. nhân trước khi truyền. Cho bệnh nhân tiêu tiểu trước truyền Tạo sự thoải mái cho 6 và dặn dò thân nhân cho bé nằm tại bệnh nhân. giường. Phòng ngừa chuẩn. Điều dưỡng về phòng mang khẩu 7 Giảm sự lây lan của vi trang, rửa tay thường quy. sinh vật gây bệnh. Tổ chức sắp xếp hợp lý, Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, để trong 8 khoa học, quản lý thời tầm tay. gian hiệu quả. B. Chuẩn bị chai dịch truyền Điều dưỡng kiểm tra chai dịch truyền: Tiêm an toàn. 1 tên thuốc, hạn dùng, sự nguyên vẹn Đảm bảo an toàn cho của chai dịch, cặn lắng, màu sắc bệnh nhân khi truyền dịch. Ghi tên, tuổi bệnh nhân, số phòng, số An toàn bệnh nhân. 2 giường, ngày giờ, tốc độ truyền lên Đảm bảo truyền dịch. nhãn dán lên chai dịch truyền. đúng tốc độ. 3 Mở nắp, sát khuẩn chai dịch truyền. Tiêm an toàn. Mở bao dây dịch truyền, lấy dây dịch Dịch không chảy ra ngoài 4 truyền ra và khóa lại. khi treo chai lên trụ. An toàn truyền thuốc. Kiểm tra chai dịch truyền. Để loại bỏ khí ra khỏi hệ Cắm dây vào chai, bóp nhẹ bầu đếm thống dây. Nếu khí đi vào giọt cho dịch chảy vào 1/2 - 2/3 bầu, 5 hệ thống dây, khí sẽ đi đuổi khí và khóa lại. vào cơ thể gây hậu quả Rút Natri clorid 0,9% vào bơm tiêm, có thể nguy hiểm đến gắn vào dây nối và đuổi khí. tính mạng. 119
  4. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Trường hợp bệnh nhân chưa đặt kim luồn Tránh nhầm lẫn bệnh nhân. Đối chiếu lại bệnh nhân. 1 Giúp bệnh nhân và thân Báo và giải thích lại lần nữa. nhân an tâm, hợp tác tốt. An toàn truyền thuốc. Kiểm tra chai dịch truyền. 2 Tạo áp lực khi truyền Treo chai dịch truyền lên trụ. dịch. Để giảm sự không thoải mái cho bệnh nhân trong 3 Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp. lúc thực hiện kỹ thuật và để tiếp cận vị trí tiêm thuận lợi hơn. Bộc lộ và chọn vị trí tiêm thích hợp Để đạt được sự thành (chọn tĩnh mạch to rõ, ít di động, tránh công của kỹ thuật. khớp nối, chọn tĩnh mạch từ thấp lên 4 Phòng ngừa chuẩn. cao). Giảm sự lây lan của vi Sát khuẩn tay nhanh. sinh vật gây bệnh. Mang găng sạch. Tăng áp lực lên tĩnh Buộc ga rô cách vị trí tiêm tùy vị trí 5 mạch cho phép nhìn rõ và lứa tuổi. hơn tĩnh mạch sẽ tiêm. Sát khuẩn vùng tiêm theo kiểu xoắn Làm sạch vi sinh vật trên 6 ốc từ trong ra ngoài, rộng ra 5cm, sát da nơi đâm kim. khuẩn da đến khi sạch. Để chất sát khuẩn có tác dụng. Nếu thổi hoặc 7 Chờ cồn khô tự nhiên ít nhất 30 giây. để khô dưới quạt sẽ làm nhiễm khuẩn và làm giảm hiệu quả khử khuẩn. Dùng ngón cái bàn tay không thuận Giúp ổn định tĩnh mạch, căng da phía dưới đoạn tĩnh mạch và cố gắng làm giảm sự giữ cố định. không thoải mái cho 8 Tay thuận cầm kim luồn để mặt vát bệnh nhân lúc tiêm. hướng lên trên, song song với tĩnh mạch. Cho phép kim đi vào lòng Đâm kim qua da vào tĩnh mạch một mạch mà không đâm 9 góc khoảng 450 khi thấy máu ra ở thủng vào thành sau tĩnh chuôi kim, hạ kim xuống. mạch. Ngăn ngừa sự vỡ tĩnh 10 Tháo dây ga rô. mạch khi kim được đưa vào trong lòng mạch. Luồn nhẹ nhàng nòng nhựa của kim vào tĩnh mạch cùng lúc rút bỏ nòng 11 Đặt kim vào tĩnh mạch. trong của kim cho vào thùng đựng vật sắc nhọn. 120
  5. Kỹ thuật truyền dịch Xác định chắc chắn kim Nối bơm tiêm hoặc dây nối vào kim nằm trong lòng mạch luồn, bơm khoảng 1ml Natri clorid Nếu kim đâm qua thành 12 0,9% vào trong tĩnh mạch thử kim. mạch, dịch sẽ vào mô xung quanh gây phù Quan sát vị trí đặt kim. tại chỗ hoặc hình thành máu tụ. Ngăn ngừa nhiễm khuẩn 13 Dán băng keo cá nhân. nơi tiêm. Gắn dây dịch truyền vào kim luồn. 14 Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ Phát hiện phù nơi tiêm. chậm), quan sát sắc mặt bệnh nhân. Đảm bảo kim được giữ chắc và an toàn Dịch truyền phải được truyền tốc độ chính xác Tháo găng tay, dán băng keo cố định vì một sai lệch nhỏ về tốc 15 Gắn dây truyền dịch vào máy, điều độ có thể gây nguy hiểm chỉnh tốc độ theo đúng chỉ định. cho trẻ, kiểm soát chính xác tốc độ dịch truyền đảm bảo bệnh nhân được truyền dịch đúng chỉ định. Ghi ngày giờ, tên điều dưỡng thực Xác định thời gian đặt 16 hiện lên băng keo vùng tiêm. kim. Báo thân nhân và bệnh nhân việc đã xong. Lấy bệnh nhân làm trung Giúp bệnh nhân tiện nghi. tâm, bệnh nhân và thân Dặn dò thân nhân một số điều cần nhân phải được biết tiến 17 thiết (không được tự ý chỉnh tốc độ độ công việc. dịch truyền, khi thấy dịch không chảy, Tạo sự thoải mái, an toàn sưng phù nơi tiêm, bệnh nhân bứt Phát hiện, xử trí kịp thời rứt, khó thở, tức ngực…. phải báo các tai biến. ngay cho nhân viên y tế). Cảm ơn bệnh nhân và thân nhân đã Tôn trọng bệnh nhân, tạo 18 hợp tác. sự thân thiện. 19 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Phòng ngừa chuẩn. Ghi hồ sơ - Ghi ngày giờ tiêm truyền. - Loại dung dịch, số lượng, tốc độ Yếu tố an toàn cho bệnh 20 truyền. nhân. - Phản ứng của bệnh nhân (nếu có). Yếu tố pháp lý. Phương tiện để theo dõi, - Tên bác sĩ cho chỉ định. đánh giá và bàn giao - Tên điều dưỡng thực hiện. giữa các nhân viên y tế. 121
  6. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Trường hợp bệnh nhân đang lưu kim luồn (chuẩn bị bệnh nhân và chuẩn bị chai dịch truyền giống như trên) Tránh nhầm lẫn bệnh Đối chiếu lại bệnh nhân. nhân. 1 Báo và giải thích lại lần nữa. Giúp bệnh nhân và thân nhân an tâm, hợp tác tốt. Kiểm tra chai dịch truyền. An toàn truyền thuốc. 2 Treo chai dịch truyền lên trụ. Tạo áp lực khi truyền dịch. Để giảm sự không thoải mái cho bệnh nhân trong 3 Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp. lúc thực hiện kỹ thuật và để tiếp cận vị trí tiêm thuận lợi hơn. Bộc lộ vùng tiêm, tháo gạc che kim, 4 quan sát vị trí lưu kim. Phòng ngừa chuẩn. Sát khuẩn tay nhanh. 5 Giảm sự lây lan của vi Mang găng sạch. sinh vật gây bệnh. Nhằm giảm thiểu nguy Kiểm tra tĩnh mạch: cơ nhiễm khuẩn. - Sát khuẩn chỗ nối giữa nút và dây Xác định chắc chắn kim nối ngắn, tháo nút đậy kim. nằm trong lòng mạch 6 - Dùng ống tiêm 3ml có chứa Natri Nếu kim đâm qua thành clorid 0,9% rút nhẹ thấy có máu, mạch, dịch sẽ vào mô bơm vào nhẹ tay không phù là xung quanh gây phù được. tại chỗ hoặc hình thành máu tụ. Gắn dây truyền dịch vào dây nối. 7 Phát hiện phù nơi tiêm. Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm). Dịch truyền phải được truyền tốc độ chính xác vì một sai lệch nhỏ về tốc Tháo găng tay. độ có thể gây nguy hiểm 8 Gắn dây truyền dịch vào máy, điều cho trẻ, kiểm soát chính chỉnh tốc độ theo đúng chỉ định. xác tốc độ dịch truyền đảm bảo bệnh nhân được truyền dịch đúng chỉ định. Báo thân nhân và bệnh nhân việc Lấy bệnh nhân làm trung đã xong. tâm, bệnh nhân và thân nhân phải được biết tiến độ công việc. 9 Giúp bệnh nhân tiện nghi. Tạo sự thoải mái, an toàn. Dặn dò thân nhân một số điều cần Phát hiện, xử trí kịp thời thiết. các tai biến. 122
  7. Kỹ thuật truyền dịch Cảm ơn bệnh nhân và thân nhân đã Tôn trọng bệnh nhân, tạo 10 hợp tác. sự thân thiện. 11 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Phòng ngừa chuẩn. Ghi hồ sơ - Ghi ngày giờ tiêm truyền. Yếu tố an toàn cho bệnh - Loại dung dịch, số lượng, tốc độ nhân. Yếu tố pháp lý. 12 truyền. Phương tiện để theo dõi, - Phản ứng của bệnh nhân (nếu có). đánh giá và bàn giao - Tên bác sĩ cho chỉ định. giữa các nhân viên y tế. - Tên điều dưỡng thực hiện. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Theo dõi sát bệnh nhân 15 phút đầu sau khi truyền và trong thời gian truyền. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trước khi truyền dịch. Điều chỉnh tốc độ theo đúng chỉ định. Tránh để bọt khí vào tĩnh mạch. Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn. Nếu bệnh nhân có các phản ứng như: lạnh, run, mạch nhanh, khó thở. Phải ngưng truyền ngay và báo với bác sĩ. CÔNG THỨC TÍNH THỜI GIAN TIÊM TRUYỀN Số lượng dung dịch (ml) x số giọt loại dây/ml Thời gian tiêm truyền (giờ) = Số giọt chỉ định /phút x 60 * Cách đổi chỉ định từ ml/giờ sang giọt/phút: số ml/giờ 1. Dây dịch truyền 1ml = 20 giọt → số giọt/phút = 3 2. Dây dịch truyền 1ml = 60 giọt → số giọt/phút = số ml/giờ số ml/giờ 3. Dây dịch truyền 1ml = 15 giọt → số giọt/phút = 4 123
  8. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ NGUYÊN TAI PHÒNG STT DẤU HIỆU NHÂN XỬ TRÍ BIẾN NGỪA CÓ THỂ Kiểm tra vị trí tiêm thường xuyên. Hạn chế cử động vùng chi Sưng, phù đang truyền. nề nơi tiêm. Không che đậy Khóa dịch Khó chịu, vùng chi đang Thoát Chệch kim truyền ngay. 1 đau nơi truyền. dịch. xuyên mạch. Tiêm lại vị trí tiêm. Hướng dẫn khác. Tốc độ dịch thân nhân chảy chậm. bệnh nhân theo dõi vùng truyền để báo mọi bất thường (sưng, nóng, đỏ, đau). Lưu kim quá Truyền tĩnh lâu trong lòng Ngưng truyền Đỏ, đau ở mạch lớn đối mạch. ngay. đầu mũi với các thuốc/ Kim/catheter Tháo kim. tiêm và dọc dịch gây kích Viêm gây tổn thương Chườm ấm dọc theo tĩnh thích. 2 tĩnh mạch máu. theo tĩnh mạch mạch. Cố định kim mạch. Tính chất hóa bị viêm. Hơi phù nhẹ chắc chắn. học của dịch Tiêm lại vị trí tĩnh mạch Hạn chế cử truyền. khác. được tiêm. động vùng chi Kỹ thuật không Báo bác sĩ. đang truyền. vô khuẩn. Dòng chảy Ngưng truyền Kiểm tra vị trí không lưu ngay. tiêm thường Dịch không Nghẹt 3 thông tạo cục Tháo kim. xuyên. chảy. kim. máu đông Tiêm lại vị trí Duy trì tốc độ trong lòng kim. khác. dòng chảy. Tím xung Kim xuyên qua Chọn tĩnh quanh vị trí mạch khi tiêm mạch phù Tháo kim. 4 đâm kim. Tụ máu. gây chảy máu hợp với loại Băng ép. Đau nơi vào tổ chức kim được sử tiêm. xung quanh. dụng. 124
  9. Kỹ thuật truyền dịch Da vùng truyền dọc theo tĩnh Truyền dịch/ mạch bị tái. máu lạnh. Đau dọc Đắp gạc ấm lên Co thắt Kích ứng tĩnh Làm ấm máu, theo tĩnh vùng truyền. 5 tĩnh mạch mạnh dịch truyền khi mạch. Truyền tốc độ mạch. do thuốc hoặc cần thiết. Tốc độ dòng chậm hơn. dịch. chảy chậm Tốc độ nhanh. ngay cả khi mở khóa hoàn toàn. Ngưng truyền ngay. Nâng cao đầu Số lượng lớn Khó chịu, giường. dịch chảy quá vật vã. Thở oxy nếu Truyền đúng nhanh làm tăng Ran ẩm ở Quá tải cần. tốc độ. đột ngột thể 6 phổi tuần Báo bác sĩ. Theo dõi tốc tích tuần hoàn. tĩnh mạch hoàn. Thực hiện thuốc độ dịch truyền Tính tốc độ cổ nổi to. nếu có chỉ định. thường xuyên. truyền sai. Suy hô hấp. Theo dõi dấu sinh hiệu và các tiến triển của sốc. Thực hiện nghiêm kỹ Kỹ thuật không Báo bác sĩ thuật vô khuẩn vô khuẩn hoặc những bất trong mọi thao chăm sóc vùng thường xảy ra tác. truyền kém. Nhiễm khi truyền dịch. Bảo vệ tất cả Sốt, lạnh Lưu catheter khuẩn Thực hiện thuốc đầu kết nối 7 run và khó quá lâu. toàn nếu có chỉ định. (catheter tĩnh chịu. Viêm tĩnh mạch thân. Nuôi cấy đầu mạch trung kéo dài tạo catheter. ương). cơ hội cho vi Theo dõi dấu Thay hệ thống khuẩn phát sinh hiệu. truyền (kim, triển. dây) theo đúng quy định. Ngưng truyền Đuổi khí tốt ngay. trước khi Đặt bệnh truyền. nhân ở tư thế Sử dụng thiết Hạ huyết Trendelenburg Thuyên Khí vào mạch bị báo động khi áp. và nghiêng trái tắc máu qua có khí trong hệ 8 Mạch yếu. để khí trong mạch do bộ dây tiêm thống hoặc lọc Mất ý thức. mạch đi vào tâm khí. truyền. khí trước khi Suy hô hấp. nhĩ phải và phân vào mạch. tán qua động Cố định các mạch phổi. đầu nối chắc Báo bác sĩ. chắn. Thở oxy. 125
  10. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Co thắt phế quản. Ngứa, mề đay. Mạch nhanh, vật vã, khó thở, tay chân lạnh. Ngưng truyền CẢNH BÁO ngay. Một phản Duy trì đường ứng phản vệ thở thông suốt. Khai thác tiền có thể xảy ra Thở oxy. sử dị ứng. trong vòng Sốc Do cơ thể nhạy Báo bác sĩ. Theo dõi sát 9 vài phút sau phản cảm với loại Thực hiện thuốc bệnh nhân khi tiếp xúc, vệ. dịch truyền. theo phác đồ trong suốt 15 bao gồm: đỏ chống sốc. phút đầu sau bừng mặt, Theo dõi dấu khi truyền. ớn lạnh, lo sinh hiệu và các lắng, kích tiến triển của động, ngứa sốc. toàn thân, đánh trống ngực, dị cảm, nhói trong tai, thở khò khè, ho, co giật và ngừng tim. BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT A. Chuẩn bị bệnh nhân Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên 1 điều dưỡng. Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới 2 tính, địa chỉ, kiểm tra thông tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. 3 Báo và giải thích cho bệnh nhân, thân nhân. 4 Hỏi tiền sử dị ứng của bệnh nhân. 5 Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn. Cho bệnh nhân tiêu tiểu trước truyền và dặn 6 dò thân nhân cho bé nằm tại giường. Điều dưỡng về phòng mang khẩu trang, rửa 7 tay thường quy. 126
  11. Kỹ thuật truyền dịch 8 Chuẩn bị dụng cụ. B. Chuẩn bị chai dịch truyền Điều dưỡng kiểm tra chai dịch truyền: tên 1 thuốc, hạn dùng, sự nguyên vẹn của chai dịch, cặn lắng, màu sắc. Ghi tên, tuổi bệnh nhân, số phòng, số giường, 2 ngày giờ, tốc độ truyền lên nhãn dán lên chai dịch truyền. 3 Mở nắp, sát khuẩn chai dịch truyền. Mở bao dây dịch truyền, lấy dây dịch truyền 4 ra và khóa lại. Kiểm tra chai dịch truyền. Cắm dây vào chai, bóp nhẹ bầu đếm giọt cho dịch chảy vào 1/2 - 2/3 bầu, đuổi khí và 5 khóa lại. Rút Natri clorid 0,9% vào bơm tiêm, gắn vào dây nối và đuổi khí. Trường hợp bệnh nhân chưa đặt kim luồn Đối chiếu lại bệnh nhân. 1 Báo và giải thích lại lần nữa. Kiểm tra chai dịch truyền. 2 Treo chai dịch truyền lên trụ. 3 Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp. Bộc lộ và chọn vị trí tiêm thích hợp (chọn tĩnh 4 mạch to rõ, ít di động, tránh khớp nối, chọn tĩnh mạch từ thấp lên cao). Sát khuẩn tay nhanh. 5 Mang găng sạch. 6 Buộc ga rô. Sát khuẩn vùng tiêm theo kiểu xoắn ốc từ 7 trong ra ngoài, rộng ra 5cm, sát khuẩn da đến khi sạch. 8 Chờ cồn khô tự nhiên ít nhất 30 giây. Dùng ngón cái bàn tay không thuận căng da phía dưới đoạn tĩnh mạch và giữ cố định. 9 Tay thuận cầm kim luồn để mặt vát hướng lên trên, song song với tĩnh mạch. Đâm kim qua da vào tĩnh mạch một góc 10 khoảng 450 khi thấy máu ra ở chuôi kim, hạ kim xuống. 127
  12. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 11 Tháo dây ga rô. Luồn nhẹ nhàng nòng nhựa của kim vào tĩnh 12 mạch cùng lúc rút bỏ nòng trong của kim cho vào thùng đựng vật sắc nhọn. Nối bơm tiêm hoặc dây nối vào kim luồn, bơm khoảng 1ml Natri clorid 0,9% vào trong tĩnh 13 mạch thử kim. Quan sát vị trí đặt kim. 14 Dán băng keo cá nhân. Gắn dây dịch truyền vào dây nối. 15 Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm), quan sát sắc mặt bệnh nhân. Tháo găng tay, dán băng keo cố định. 16 Gắn dây truyền dịch vào máy, điều chỉnh tốc độ theo đúng chỉ định. Ghi ngày giờ, tên điều dưỡng thực hiện lên 17 băng keo vùng tiêm. - Báo thân nhân và bệnh nhân việc đã xong. 18 - Giúp bệnh nhân tiện nghi. - Dặn dò thân nhân một số điều cần thiết. 19 Cảm ơn bệnh nhân và thân nhân đã hợp tác. 20 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ. Trường hợp bệnh nhân đang lưu kim luồn - Đối chiếu lại bệnh nhân. 1 - Báo và giải thích lại lần nữa. - Kiểm tra chai dịch truyền. 2 - Treo chai dịch truyền lên trụ. 3 Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp. Bộc lộ vùng tiêm, tháo gạc che kim, quan sát 4 vị trí lưu kim. Sát khuẩn tay nhanh. 5 Mang găng sạch. Kiểm tra tĩnh mạch: - Sát khuẩn chỗ nối giữa nút và dây nối ngắn, tháo nút đậy kim. 6 - Dùng ống tiêm 3ml có chứa Natri clorid 0,9% rút nhẹ thấy có máu, bơm vào nhẹ tay không phù là được. 128
  13. Kỹ thuật truyền dịch Gắn dây truyền dịch vào dây nối. 7 Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm). Tháo găng tay. 8 Gắn dây truyền dịch vào máy, điều chỉnh tốc độ theo đúng chỉ định. - Báo thân nhân và bệnh nhân việc đã xong. 9 - Giúp bệnh nhân tiện nghi. - Dặn dò thân nhân một số điều cần thiết. 10 Cảm ơn bệnh nhân và thân nhân đã hợp tác. 11 Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ. 129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2