intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân nặng

Chia sẻ: Nhậm Sơ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân nặng" nhằm giúp học viên trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định khi vận chuyển bệnh nhân nặng. Trình bày được các bước chuẩn bị trước khi chuyển bệnh nhân nặng. Nêu được các vấn đề cần theo dõi, cách xử trí trong quá trình vận chuyển bệnh nhân nặng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân nặng

  1. KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN BỆNH NHÂN NẶNG 1. MỤC TIÊU - Trình bày được mục đích, chỉ định, chống chỉ định khi vận chuyển bệnh nhân nặng. - Trình bày được các bước chuẩn bị trước khi chuyển bệnh nhân nặng. - Nêu được các vấn đề cần theo dõi, cách xử trí trong quá trình vận chuyển bệnh nhân nặng. 2. MỤC ĐÍCH - Vận chuyển bệnh nhân an toàn. 3. CHỈ ĐỊNH - Chuyển viện: + Chuyển viện khi vượt khả năng giải quyết của bệnh viện về chuyên môn. + Chuyển về tuyến dưới tiếp tục điều trị giảm nhẹ, phục hồi chức năng... - Chuyển khoa: bệnh nhân cần nằm điều trị đúng chuyên khoa. 4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Bệnh nhân có dấu hiệu sinh tồn chưa ổn định. - Bệnh nhân có chấn thương (gãy xương, gãy cột sống cổ...) mà chưa cố định, bất động hoặc chưa cầm máu. - Không đủ phương tiện đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trên đường vận chuyển. 5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 5.1. Dụng cụ 5.1.1. Dụng cụ hỗ trợ hô hấp - Bình oxy (thể tích oxy tối thiểu gấp đôi nhu cầu oxy sử dụng trong thời gian vận chuyển). - Ống thông oxy. - Máy thở/xe cấp cứu. - Máy hút đàm và các ống hút đàm đủ kích cỡ. - Bóng giúp thở, mặt nạ phù hợp tuổi. 329
  2. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 - Đèn soi thanh quản và ống nội khí quản các cỡ thích hợp, Mayo. 5.1.2. Dụng cụ hỗ trợ tuần hoàn - Máy đo SpO2. - Máy monitor. - Máy sốc tim/gel/miếng dán điện cực. - Máy bơm tiêm. - Máy truyền dịch. - Kim luồn các cỡ. - Dây truyền dịch. - Bơm tiêm các cỡ. - Dây ba chia, dây nối 140cm. - Dây ga rô. 5.1.3. Dụng cụ khác - Ống thông dạ dày đủ các kích cỡ. - Mền ủ ấm cho bệnh nhân. - Dụng cụ cố định gãy xương và cột sống. - Găng sạch, găng vô trùng. - Băng keo. - Gòn, gạc. - Hồ sơ bệnh án hoàn chỉnh. - Sổ chuyển bệnh/chuyển viện. - Phương tiện vận chuyển phù hợp: + Xe cấp cứu. + Băng ca có đai cố định bệnh nhân. + Xe đẩy. 5.1.4. Thuốc và dung dịch sát khuẩn - Thuốc: + Glucose 5%, Glucose 10% dùng cho sơ sinh, Glucose 30% dùng cho trẻ lớn. + Natri clorid 0,9%. + Thuốc vận mạch. + Hộp chống sốc. + Thuốc an thần, giảm đau. - Dung dịch sát khuẩn + Cồn 70o. + Dung dịch sát khuẩn tay nhanh. + Nước muối hút đàm. 330
  3. Kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân nặng 5.2. Tiến hành kỹ thuật BƯỚC CÁC BƯỚC KỸ THUẬT Ý NGHĨA A. TRƯỚC KHI VẬN CHUYỂN Chuẩn bị bệnh nhân: - An toàn cho bệnh nhân trước khi chuyển. - Chào bệnh nhân, thân nhân. - Văn hóa giao tiếp. Giới thiệu tên điều dưỡng. - Tôn trọng. - Tạo sự thân thiện. - Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày - Đảm bảo xác định đúng sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra bệnh nhân. thông tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. - Lấy dấu hiệu sinh tồn trước khi chuyển bệnh. Ghi nhận vào - Đánh giá lại bệnh nhân phiếu chăm sóc. trước chuyển, tốt nhất chuyển bệnh khi sinh hiệu - Hút sạch đàm nhớt. ổn định. - Kiểm tra, cố định lại ống nội khí - Phòng ngừa các tình quản, các ống thông, ống dẫn huống có thể xảy ra: nghẹt lưu... đàm, sút nội khí quản, tuột - Kiểm tra đảm bảo không tắc thông... 1 nghẽn và cố định an toàn, đường truyền tĩnh mạch, huyết áp động mạch xâm lấn (nếu có). - Tổng kết dịch truyền, thuốc vận mạch, thuốc an thần, kết quả xét - Dự trù thời gian kết thúc nghiệm X quang, CT, các biên dịch truyền, thuốc vận bản hội chẩn, phiếu đồng thuận mạch, an thần...→ Báo của thân nhân. bác sĩ. - Kiểm tra hồ sơ, biên lai tạm ứng, in bảng kê chi tiết viện phí. - Hoàn tất các thủ tục hành Thanh toán viện phí nếu chuyển chính. viện. - Báo và giải thích với bệnh nhân và thân nhân về lý do, thời gian - Để bệnh nhân và thân chuyển và tên của đơn vị mới sẽ nhân biết việc điều dưỡng tiếp nhận bệnh. sắp làm giúp bệnh nhân và thân nhân bớt lo lắng, hợp tác và chuẩn bị đồ dùng cá nhân. Yếu tố pháp lý. 2 Ghi sổ chuyển bệnh nhân. Phương tiện bàn giao giữa các nhân viên y tế. - Nhân sự y tế và trang thiết bị: người vận chuyển bệnh nhân nên là nhân viên có kinh An toàn cho bệnh nhân trong nghiệm, có sự phân công công quá trình chuyển bệnh, mỗi 3 việc rõ ràng thành viên phải biết rõ công - Máy móc trang thiết bị hoạt việc để phối hợp tốt khi cần. động tốt, dụng cụ cấp cứu và thuốc trên xe cấp cứu đầy đủ. 331
  4. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 Thông tin liên lạc: báo cho nơi tiếp nhận biết về tình trạng bệnh nhân. Để nơi tiếp nhận chuẩn bị  ý: trên xe phải có điện Lưu dụng cụ, thuốc, nhân sự đầy thoại di động và các địa chỉ đủ, sẵn sàng. 4 cần thiết tiện liên lạc. Nếu vận Nếu cần sự trợ giúp có thể chuyển bệnh nhân đường dài liên lạc ngay với cơ sở y tế cần có thêm địa chỉ các cơ sở y trên đường đi. tế trên đường chuyển. B. TRÊN ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN Nhân viên y tế chọn vị trí ngồi thích hợp: luôn quan sát được bệnh Để can thiệp kịp thời, nhanh nhân và máy móc. Tiếp tục đánh 5 chóng và chính xác khi cần giá bệnh nhân và theo dõi ghi nhận thiết. dấu hiệu sinh tồn trong suốt quá trình chuyển bệnh. Tránh dằn xóc tối đa khi di An toàn cho bệnh nhân. 6 chuyển. Đặt bệnh nhân tư thế thích hợp, cố định bệnh nhân. C. KHI ĐẾN NƠI Bàn giao bệnh nhân và các thông tin cần thiết: - Diễn tiến bệnh - Các can thiệp chăm sóc đã và chưa thực hiện, nguyên nhân chưa thực hiện. - Xét nghiệm chưa có kết quả, Bệnh nhân được điều trị, 7 phim X quang, CT scan... theo dõi và chăm sóc liên tục. - Dịch truyền, thuốc đang sử dụng, thuốc bàn giao. - Máu và các chế phẩm máu đã truyền hoặc đang đăng ký (nếu có). - Ký sổ bàn giao bệnh. - Giới thiệu thân nhân. D. SAU KHI CHUYỂN BỆNH Chuyển tên bệnh nhân đến khoa Đảm bảo bệnh nhân được điều trị mới trên phần mềm quản điều trị, chăm sóc liên tục. lý bệnh nhân nội trú. Báo với các đơn vị có liên quan: Khoa Dược, Khoa Xét nghiệm, 8 Khoa Dinh dưỡng, Khoa Vật lý trị liệu. Vệ sinh dọn dẹp dụng cụ, trang thiết Tránh lây nhiễm chéo. bị máy móc theo đúng quy định. Vệ sinh giường bệnh, phòng bệnh... 332
  5. Kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân nặng 6. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ TAI NGUYÊN NHÂN STT DẤU HIỆU XỬ TRÍ PHÒNG NGỪA BIẾN CÓ THỂ Cố định ống Mức cố định thông, ống dẫn Cố định chưa ống nội khí lưu chắc chắn. Tuột ống chắc chắn. Báo bác sĩ, quản, các Kiểm tra vị trí thông, Bệnh nhân quấy thực hiện chỉ 1 ống thông, ống thông trước ống dẫn Thiếu cẩn thận định ống dẫn lưu chuyển bệnh. lưu. khi di chuyển Băng ép. không đúng Chú ý nhẹ nhàng bệnh nhân. vị trí. khi di chuyển bệnh nhân. - Kiểm tra hệ Hút đàm trước thống dây - Bệnh nhân có khi chuyển. - Tím môi, oxy, máy nội khí quản bị Theo dõi sát hệ thở nhanh, Bệnh thở thường trượt, gập tắc thống oxy. khó thở, nhân xuyên. nghẽn. Dây Kiểm tra thể tích SpO2 thiếu - Gắn lại hệ oxy bị gập. bình oxy trước 2 giảm, tím oxy. thống dây - Sút dây oxy. khi chuyển da niêm Tràn khí oxy. - Hết oxy. bệnh. đầu chi. màng - Thay bình - Bệnh nhân tiết Đánh giá bệnh - Giảm nhịp phổi. oxy. đàm nhớt. nhân kỹ và dự tim. - Báo bác sĩ - Do bóp bóng đoán diễn tiến phối hợp hồi bệnh. sức. - Chăm sóc - Do cơn động - Lái xe an toàn chấn thương kinh - Di chuyển Có hoặc nếu có. - Bệnh nhân bệnh nhân nhẹ không - Khắc phục 3 Té ngã. không được cố nhàng có chấn các vấn đề định an toàn. - Cố định bệnh thương. xảy ra. Đặt - Xe chạy lắc nhân chắc lại nội khí mạnh. chắn. quản... BẢNG KIỂM THỰC HÀNH STT NỘI DUNG ĐẠT CHƯA ĐẠT Chuẩn bị bệnh nhân: - Chào bệnh nhân, thân nhân. Giới thiệu tên điều dưỡng. - Kiểm tra họ tên bệnh nhân, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, kiểm tra thông tin bệnh nhân với vòng đeo tay và hồ sơ bệnh án. - Lấy dấu hiệu sinh tồn trước khi chuyển bệnh. Ghi nhận vào phiếu theo dõi chức năng sống. - Hút sạch đàm nhớt. - Kiểm tra, cố định lại ống nội khí quản, các 1 ống thông, ống dẫn lưu... - Kiểm tra đường truyền tĩnh mạch, huyết áp động mạch xâm lấn (nếu có). - Tổng kết dịch truyền, thuốc vận mạch, thuốc an thần. - Kiểm tra hồ sơ, biên lai tạm ứng, in bảng kê chi tiết viện phí. Đóng viện phí nếu chuyển viện. - Báo và giải thích với bệnh nhân và thân nhân về lý do, thời gian chuyển và tên của đơn vị mới sẽ tiếp nhận bệnh nhân. 333
  6. KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG NHI KHOA 2020 2 Ghi sổ chuyển bệnh nhân. Nhân sự y tế và trang thiết bị: người vận chuyển bệnh nhân có phải đủ kinh nghiệm, có sự phân 3 công công việc rõ ràng; máy móc trang thiết bị hoạt động tốt, dụng cụ cấp cứu và thuốc trên xe cấp cứu đầy đủ. Thông tin liên lạc: báo cho nơi tiếp nhận bệnh biết về tình trạng bệnh nhân.  ý: trên xe phải có điện thoại di động và các Lưu 4 địa chỉ cần thiết để tiện liên lạc. Nếu vận chuyển bệnh nhân đường dài cần có thêm địa chỉ các bệnh viện trên đường chuyển. Nhân viên y tế chọn vị trí ngồi thích hợp: luôn quan sát được bệnh nhân và máy móc. Tiếp tục 5 theo dõi và ghi nhận dấu hiệu sinh tồn trong suốt quá trình chuyển bệnh. Tránh dằn xóc tối đa khi di chuyển. Đặt bệnh 6 nhân tư thế thích hợp, cố định bệnh nhân. Bàn giao bệnh nhân và các thông tin cần thiết: - Diễn tiến bệnh - Các can thiệp chăm sóc đã và chưa thực hiện, nguyên nhân chưa thực hiện. - Xét nghiệm chưa có kết quả, phim X quang, 7 CT scan... - Dịch truyền, thuốc đang sử dụng, thuốc bàn giao. - Máu và các chế phẩm máu đang sử dụng hoặc chưa lãnh (nếu có). - Ký sổ bàn giao bệnh nhân. - Chuyển tên bệnh nhân đến khoa điều trị mới trên phần mềm quản lý bệnh nhân nội trú. - Báo với các đơn vị có liên quan: Khoa Dược, Khoa Xét nghiệm, Khoa Dinh dưỡng, Khoa 8 Vật lý trị liệu. - Vệ sinh dọn dẹp dụng cụ, trang thiết bị máy móc theo đúng quy định. - Vệ sinh giường bệnh, phòng bệnh... 334
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2