intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lan rộng “chiêu” biến lãi thành lỗ

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất gia công, đặc biệt là ngành may mặc, da giày, giá gia công đều phụ thuộc nước ngoài và thấp hơn chi phí. Một số doanh nghiệp giao lại cho doanh nghiệp trong nước gia công trên 80% qua các công ty thành lập tại VN mà chủ doanh nghiệp là thành viên góp vốn của các công ty này. Giá giao lại có khi cao hơn hoặc bằng giá gia công nhận của nước ngoài, còn công ty chịu lỗ khoản chi phí quản lý doanh nghiệp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lan rộng “chiêu” biến lãi thành lỗ

  1. Lan rộng “chiêu” biến lãi thành lỗ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sản xuất gia công, đặc biệt là ngành may mặc, da giày, giá gia công đều phụ thuộc nước ngoài và thấp hơn chi phí. Một số doanh nghiệp giao lại cho doanh nghiệp trong nước gia công trên 80% qua các công ty thành lập tại VN mà chủ doanh nghiệp là thành viên góp vốn của các công ty này. Giá giao lại có khi cao hơn hoặc bằng giá gia công nhận của nước ngoài, còn công ty chịu lỗ khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Có doanh nghiệp còn treo lại chi phí tiền lương đã trả cho công nhân số tiền hàng trăm tỷ, lớn hơn doanh thu đã kê khai. Trường hợp này cơ quan thuế đã chứng minh là vô lý, đồng thời bác doanh thu, chi phí mà doanh nghiệp đã kê khai. Thời gian qua ngành dệt may, da giày là “điểm nóng” chuyển giá vì ngành này có nhiều chủng loại khác nhau, nhiều hãng khác nhau, có doanh nghiệp chỉ gia công một phần của đôi giày, có doanh nghiệp làm toàn bộ. Nhiều doanh nghiệp sau khi nhận gia công lại chia cho các công ty “vệ tinh” nên cơ quan thuế phải truy từ các doanh nghiệp cùng ngành để từ đó tính ra tỷ suất lợi nhuận áp cho các doanh nghiệp này. Những ngành khác như kinh doanh khách sạn, cao ốc văn phòng... lợi dụng kẽ hở nào để kê khai lỗ? Một trong những ngành cũng kê khai lỗ triền miên là kinh doanh khách sạn nhà hàng, kinh doanh căn hộ, văn phòng. Thanh tra cho thấy tại những đơn vị này xuất hiện phí quản lý của phía nước ngoài, chi phí chuyên gia, lãi vay ngân hàng... Các chi phí quản lý được trả cho nước ngoài thường có xu hướng cao hơn mức quy định. Đơn vị quản lý cũng chính là đơn vị nằm trong cùng tập đoàn.
  2. Cục Thuế TP HCM còn phát hiện một số trường hợp thể hiện rõ việc chuyển thu nhập cho đối tác phía nước ngoài thông qua việc phát sinh nhiều chi phí, trong đó có chi phí quản lý hệ thống. Thực tế đây là loại chi phí vô hình như chi phí sử dụng chung phần mềm, chia sẻ thông tin... doanh nghiệp dù lỗ vẫn trả chi phí cho chuyên gia nước ngoài rất cao do tận dụng kẽ hở quy định không cấm việc trả lương người nước ngoài cao và không phụ thuộc kết quả kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh cao ốc văn phòng cho thuê, chủ đầu tư đều được thành lập ở các quốc gia không phải đánh thuế thu nhập hoặc thuế suất rất thấp. Các trường hợp trên đều không điều chỉnh được do không có quy định pháp lý nào để điều chỉnh. Một số doanh nghiệp quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ không rõ ràng cụ thể theo quan hệ mua bán bình thường, các bên có thể thay đổi nội dung tùy tiện cả khi sắp hết thời gian thực hiện của hợp đồng. Do đó có những chi phí phát sinh phải do nước ngoài chịu nhưng doanh nghiệp vẫn hạch toán vào chi phí cho phía Việt Nam chịu. Còn với các siêu thị xuất hiện khoản chi phí thương hiệu bản quyền trả cho nước ngoài theo sự thỏa thuận của các bên, cơ quan quản lý chưa quy định cụ thể mức trần chi phí, do đó khoản chi phí này phát sinh rất lớn. Ngoài ra còn có yếu tố gian lận trong việc khai báo hàng hóa xuất khẩu, khai thiếu tờ khai xuất khẩu... Từ các dấu hiệu trên của doanh nghiệp, qua thanh tra, Cục Thuế đã điều chỉnh lại để tính thuế. Các trường hợp chưa rõ ràng hoặc chưa đối chiếu thông tin, Cục Thuế tiếp tục xem xét và sẽ điều chỉnh khi có đủ thông tin. Tình hình kê khai lỗ của doanh nghiệp FDI có chuyển biến thế nào sau khi Cục Thuế TP HCM đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá? Bước đầu việc tập trung thanh tra doanh nghiệp kê khai lỗ đã có tác dụng, đánh động đến các doanh nghiệp thường xuyên khai lỗ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết. Nhiều trường hợp doanh nghiệp đã tự điều
  3. chỉnh lại giá bán, giá gia công của các niên độ khác sau khi thanh tra. Bên cạnh đó, cùng với kết quả thanh tra, qua công tác kiểm tra, giải quyết hoàn thuế cũng đã động viên, phân tích để doanh nghiệp có giao dịch liên kết tự kê khai điều chỉnh giảm lỗ hoặc đề xuất một tỉ lệ lãi trên vốn có thể chấp nhận được. Cơ quan thuế rất hoan nghênh một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đã phân chia một tỷ lệ lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Việt Nam. Hiện tượng giao dịch liên kết không chỉ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn phát sinh đối với các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu lợi dụng chính sách ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để giảm tối đa số thuế phải nộp cho Nhà nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2