Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế, Đền Chữ Đồng Tử
lượt xem 14
download
Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh. Anh Linh Tự do công chúa Túc Trinh bỏ tiền bạc ra xây dựng, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, dạy dân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế, Đền Chữ Đồng Tử
- Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế Thôn Viên, xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá trình chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xã Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh. Anh Linh Tự do công chúa Túc Trinh bỏ tiền bạc ra xây dựng, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, dạy dân cày cấy, lập làng Kẻ Noi (nay là xã Cổ Nhuế). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân xã Cổ Nhuế thờ Bà làm Hậu phật tại chùa Anh Linh và Thiên Phúc. Các đền, miếu trong thôn thờ Bà, lấy tên là Tối Linh Từ và tôn Bà làm Thần Chủ. Tương truyền, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (năm Mậu Ngọ 1258), để phát triển sản xuất làm cho dân ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đã xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn đất hoang, mở rộng vùng ven kinh thành Thăng Long. Theo chiếu chỉ, công chúa Túc Trinh, con gái Vua Trần Thánh Tông (1240 -1290), đã rời cung điện ra vùng phía tây bắc kinh thành Thăng Long. Công chúa bỏ tiền bạc phát chẩn, cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, vỡ đất cấy trồng làm ăn sinh sống, thành làng, thành xóm. Sau khi lập làng Cổ Nhuế Viên, công chúa Túc Trinh đến làng An Nội, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm để làm tiếp việc ân đức. Sau này, ngày giỗ công chúa Túc Trinh được tổ chức ở cả hai làng An Hội và Cổ Nhuế. Đêm 30/7 âm lịch hàng năm, làm lễ mở cửa đền. Vào giờ Tý ngày mồng 1/8 âm lịch hàng năm, làm lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục do một vị bô lão trong làng đảm nhiệm, trang phục chỉnh tề, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Vị bô lão thay mặt cho cả dân làng làm việc ân đức với Chúa nên hết sức tuân thủ các điều kiêng kỵ: ăn chay một tháng, không ngủ chung với phụ nữ... Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Người nấu nước ngũ vị là đàn bà và cũng phải tuân thủ các điều kiêng cữ như vị bô lão. Trước khi làm lễ, vị bô lão
- rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế. Sau khi mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới. Y phục cũ của Chúa Bà được người ta tranh nhau lấy phần đem về để ở bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa: có phép mầu nhiệm của Chúa Bà, gia đình sẽ làm ăn hưng thịnh, tránh mọi điều xấu hoặc se thành sợi buộc vào cổ tay, chân hay đeo ở cổ cho trẻ con đi đêm không sợ ma quỷ, đêm ngủ không giật mình. Các bà già cũng lấy một miếng vải áo của Chúa Bà khâu ở vạt áo hoặc buộc vào tràng hạt để cầu mong sau này chết được Chúa Bà giúp sức chầu về cảnh tây phương cực lạc. Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an. Sáng ngày mùng 1/8 âm lịch, cúng phật tại chùa Anh Linh, sau đó về đền Chúa làm lễ khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc. Trong ngày giỗ Chúa, dân hai làng Cổ Nhuế và An Nội phải tuân thủ theo lệ: Không rước tượng Chúa đi viễn du, không đốt pháo từ ngày 25/7 - 2/8 âm lịch. Ngày giỗ Chúa toàn dân làm cỗ chay, ăn chay. Những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Ngoài ra, các gia đình, ngõ xóm nằm trên trục đường xã Cổ Nhuế - Chèm đều sắm hoa quả, vàng, hương, đèn nến, oản, phẩm, đặt lên một chiếc bàn con kê ngoài rìa đường, dâng lên đức Chúa Bà, cầu xin Chúa ban phúc cho gia đình, làng xóm khỏe mạnh, làm ăn hưng thịnh, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Đêm ngày giỗ Chúa, tại đền có tổ chức hát chèo, diễn tuồng, múa lân, múa rồng, đọc và bình thơ rất sôi nổi. Lễ hội đền Chử Đồng Tử
- Lễ hội Chử Ðồng Tử hàng năm diễn ra trong 3 ngày từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 3 âm lịch tại đền thờ Chử Ðồng Tử thuộc làng Ða Hoà, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội hơn 20 km. Ðức Thánh Chử Ðồng Tử là một trong "Tứ bất tử" của người Việt- một anh hùng văn hoá và anh hùng khai phá (chinh phục đầm lầy, mở mang nghề nông, phát triển buôn bán...). Sau lễ khai mạc ôn lại truyền thuyết về cuộc đời và những hoạt động của đức thánh Chử Ðồng Tử và nhị vị phu nhân là lễ rước nước. Ði đầu đám rước là 2 con rồng vàng lộng lẫy do 10 người điều khiển uốn lượn theo nhịp trống phách. Ðoàn rước kiệu là đội tế nữ với xiêm y đẹp, đủ màu sắc. Ðám rước có ban nhạc lễ, kiệu thánh, bát bửu, kíp chấp, ché đựng nước. Ðoàn rước ngồi trên hàng chục chiếc thuyền ra đến giữa sông múc nước đổ vào ché rồi quay về đền để làm lễ tắm tượng. Sau lễ dâng hương là các trò vật võ, đánh gậy cờ người, múa sư tử, hát chèo... Lễ hội Cổ Loa Ðịa điểm: Xã Cổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội. Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Ðây là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay - là thủ đô thời các vua Hùng). Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương. Tuy phải làm chứng cho một câu chuyện buồn về sự mất cảnh giác để nước rơi vào tay giặc, song trải qua thời gian, thành Cổ Loa vẫn luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm. Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, nhân dân Cổ Loa và khách du lịch trên khắp mọi miền Tổ quốc lại về dâng hương tưởng niệm vua An
- Dương Vương và tổ chức trọng thể lễ hội đền Cổ Loa với các cuộc thi và trò chơi dân gian. Làng Cổ Loa gồm 12 xóm nhưng hội Cổ Loa là của chung một cụm tám làng (ngày trước gọi là Bát Xã) gồm: Ðài Bi, Sàn Dã, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán nên đều tham gia tổ chức hội. Hội bắt đầu từ sáng sớm ngày 6 tháng Giêng âm lịch. Ngay từ sáng sớm hôm đó, các chức sắc của 8 làng đến nhà ông tiên chỉ của làng Văn Thượng, là làng có đặc quyền soạn thảo văn tế, để rước văn tế. Tại đây có một cái giá văn dán sẵn bài tế. Tiên chỉ và các chức sắc áo mũ nghiêm chỉnh đến trước giá văn làm lễ rồi đám rước văn gồm có phường bát âm đi đầu, đến các chức sắc và 8 ông tiên chỉ 8 làng cùng các dân đinh khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương tức đền Thượng. Sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần. Ngoài cửa đền, có ngựa hồng, ngựa bạch (bằng gỗ) đứng chầu. Hai bên đường đi vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt và lộ bộ bát bửu (các đồ thờ cúng làm theo kiểu dáng tám loại vũ khí). Kiệu của tám xã xếp theo thứ tự qui định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ. Trước hương án lớn là một hương án nhỏ hơn trên bày những khí giới của vua Thục như cung, kiếm, tên, nỏ. Tiếp đó trải một hàng chiếu cạp điều để làm chỗ tế thần. Khi đám rước tới, long đình được đặt trước hai hương án. Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Tiên chỉ làng Văn Thượng là chủ tế. Sau cuộc tế, đến lượt dân làng vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó chuyển sang cuộc rước thần. Ði đầu cũng là cờ quạt rồi đến long đình cùng các lộ bộ bát bửu. Tiếp theo là phường bát âm và các quan viên đội mũ tế áo thụng, đai hia, tay bưng các vũ khí của nhà vua. Liền sau đó là chức sắc và trai đinh xóm Chùa thuộc làng Cổ Loa khiêng long đình trên có bài vị của nhà vua. Rồi đến chức sắc và dân của các làng khác, mỗi làng rước kiệu của mình, với cờ quạt, phường bát âm riêng. Toàn bộ đám rước rất dài, lại đi rất chậm, đàn sáo tưng bừng. Ðường đi bắt đầu từ đền Thượng vòng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đình Ngự Triều. Ði sau mỗi kiệu có 4 trai đinh mỗi người cầm một cây cờ đại, vừa đi vừa múa. Tới ngã tư ở cửa điếm làng Cổ Loa kiệu làng nào quay về làng ấy. Riêng kiệu của làng Cổ Loa thì quay vào đình Ngự Triều, được
- đặt trước sân đình và dân Cổ Loa lại làm lễ thần lần nữa. Ðến lúc này là tối mịt, hết ngày lễ hội chính nhưng đó chỉ mới là phần lễ. Còn phần hội thì kéo dài tới rằm tháng giêng bằng nhiều trò vui. Tối ở đình làng có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đình lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt... Trong những ngày hội Cổ Loa, nhân dân quanh vùng cùng khách thập phương đến xem thật đông, coi đây là dịp vui xuân có ý nghĩa. Hội Đền Cổ Loa Nguyễn Nhân Thống Ðền thờ Cổ Loa còn gọi là đền Chủ hay đền vua An Dương Vương, tọa lạc tại xã Cổ Loa, huyện đông Anh, ngoại thành Hà Nộị Muốn trẩy hội Cổ Loa, các bạn nên đi tàu hỏa từ ga Hà Nội đến đông Anh, xuống ga đông Kiều thì đến nơị Nếu đi bằng xe hơi thì phải qua Gia Lâm, ca6`u đuống rẽ sang tay trái đến 15km, sau đó rẽ sang tay phải đi vào một km nữa thì đến Cổ Loạ Ở đây còn đi tích cái thành cổ gọi là Loa thành đắp từ thời An Dương Vương (207-208 trước Công Nguyên. Thành đắp theo hình trôn óc nên mới gọi là thành Ốc hay Loa thành. Thành Cổ Loa có ba lớp, xây bằng đất. Vòng trong cùng hình chữ nhật dài 500m, rộng 350m, ở đây có hình Cổ Loa, chùa và đền cùng mộ Mỵ Châụ Vòng thứ ba hình trái xoan, chu vi 10 km, là tuyến phòng ngự chính của Loa thành. Trước khi vào thành Cổ phải đi qua cây cầu gạch bắc qua con suối nhỏ. Tục truyền nơi đây thuở xa xưa, thần Kim Quy (Rùa Vàng) hiện ra và dâng lên nhà vua cái móng chân rùa để dùng làm cái lẩy của nỏ thần. Sau hai vòng ngoài, mỗi thành cách nhau chừng 200m, mới đến cổng than`h tro cùng dẫn vào dinh Cổ Loạ Bên trái đình là mộ và đền Mỵ Châu nấp dưới cây đa cổ thụ đình Cổ Loa cất theo lối cổ trong đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trong hậu cung có bài vị vua An Dương Vương làm bằng gỗ bạch đàn. Trước bài vị có tượng An Dương Vương bằng đồng cao gần bằng người thật, đội mũ bình thiên. Còn đền Mỵ
- Châu cũng có hậu cung và tượng Mỵ Châu bằng đá, tục truyền, đó là thân thể nàng sau khi chết đã biến dạng trông giống như thiếu phụ đã cụt mất đầu Hàng năm, hội đền Cổ Loa được mở vào sáng mồng 6 tháng giêng âm lịch. đám rước có phường bát âm đi đầu, theo sau là 12 thôn và các trai làng, khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ quạt ra đến đền thờ. Sân đền thật rộng rãi có treo cờ xí trang nghiêm để chuẩn bị cuộc tế thần long trọng Ngoài cửa đền, hai bên là ngựa hồng, ngựa bạch, yên cương thêu thuà sặc sỡ. Hai bên đường dẫn vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt, các kiệu của 12 thôn nối tiếp nhaụ Trước đền có đặt bàn hương án lớn trên có để các đồ ngũ sự và đôi hoa vàng. Trước hương án lớn là hương bán nhỏ hơn, bày những khí giới của vua Thục An Dương Vương như cung, kiếm và mũi tên đồng. Tiếp đó là hàng chiếu Cạp điều trải dài để cho hội đồng kỳ mục 12 thôn làm lễ tế thần. Lễ tế được tiến hành trong tiếng nhạc của phường bát âm, trước là các chức sắc, sau đó là dân làng thay phiên nhau cầu nguyện nhà vui phò hộ cho bà con làm ăn được thịnh phượng, an hưởng cảnh thái bình. Buổi lễ tế thần kéo dài đến giờ ngọ thì xong. Sau đó, dân làng tổ chức đám rước có đủ 12 thôn tham dự đông đảọ đi đầu là cờ quạt rồi đến long đình, các tự khí, lộ bộ, bát bửu, phường bát âm. Sau cùng là các chức sắt các thôn ăn mặc quần áo thụng, đi hia, đội mũ hẳn hoi, bưng theo tự khí của nhà vua gồm cung, kiếm, nỏ ... Đám rước đi rất chậm qua giếng Trọng Thủy và tiến về cổng làng thì giải tán. Sau đám rước là các trò vui chơi được tổ chức, kéo dài cho đến rằm tháng giêng mới mãn. Nhiều trò chơi như đánh vật, đánh đu, hát chèo, đánh cờ người, kéo co, chọi gà, leo dây trong khi các cụ ông, cụ bà thì đi lễ chùa niệm Phật Ngoài đền thờ vua Thục An Dương Vương ở Cổ Loa, còn có đền thờ Vua Thục ở chân núi Mộ Dạ, thuộc xã Hương Aí, huyện đông Thành, tỉnh Nghệ An, tục gọi là đềng Cuông và ở xã đông Cao, huyện Nghĩa
- Hưng, tỉnh Nam định, cũng có đền thờ Mỵ Châụ Những ngày hội đền Cổ Loa lịch sử là những ngày để nhân dân trong vùng họp mặt ôn lại những truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lễ hội mùa xuân và hội hát Quan họ
2 p | 283 | 52
-
Bảy cái nhất của chùa Hà Nội
1 p | 175 | 34
-
Lễ hội Bà Đen - Tỉnh Tây Ninh
6 p | 256 | 32
-
Lễ hội chùa Thầy
3 p | 252 | 31
-
Lễ hội chém Lợn ở Bác Ninh
3 p | 186 | 27
-
Lễ hội miền Bắc 11
7 p | 127 | 24
-
Lễ hội Chùa Muống ở Hải Dương
2 p | 207 | 22
-
Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế, Từ Liêm - Hà Nội
2 p | 204 | 20
-
Phong Chúa, rước Vua: Lễ hội độc đáo đất Hà Thành
2 p | 128 | 19
-
Lễ hội đền Chúa xã Cổ Nhuế
2 p | 141 | 14
-
Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ
3 p | 201 | 13
-
Hội Sáo đền: Một lễ hội thả diều độc đáo
2 p | 164 | 13
-
Lễ hội Chùa Trông Hải Hưng
17 p | 132 | 11
-
Lễ hội miền Bắc 10
8 p | 111 | 10
-
Những nghi lễ ngày xuân-lễ động thỗ
6 p | 127 | 10
-
Chiếc ấn cổ đời Trần ngủ quên ở ngôi đền ngàn tuổi
11 p | 98 | 5
-
Chùa Pháp Vân Chốn Tâm Linh Nông Nghiệp Xưa
11 p | 86 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn