YOMEDIA
ADSENSE
Lễ hội đền Cửa Ông, đền kiếp bạc
255
lượt xem 25
download
lượt xem 25
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lễ hội đền Cửa Ông Ðền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Ðông Bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội đền Cửa Ông, đền kiếp bạc
- Lễ hội đền Cửa Ông Ðền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Ðông Bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi. Ðền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Ðông Bắc. Ðền Cửa Ông còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Hàng năm, hội đền Cửa Ông chính thức mở vào ngày mùng hai tháng giêng cho đến hết tháng 3 (âm lịch). Ðền Cửa Ông có tiếng linh thiêng từ khi mới chỉ là một thảo am dưới gốc cây cổ thụ bên bờ cửa Suốt. Vào mùa hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Trước kia nhân dân ở địa phương có tổ chức ngày hội chính vào ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Lễ hội đền Đô Ðền Ðô là một ngôi đền đẹp toạ lạc tại làng Ðình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km. Lễ hội hàng năm được tổ chức từ ngày 15/3 đến ngày 19/3 âm lịch để tưởng nhớ công lao của 8 vị vua nhà Lý.
- Chính hội là ngày 16/3, ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi, có lễ trình thánh, rước kiệu long trọng. Ðám rước với hàng vạn người tham gia từ chùa Kim Ðài đến đền Ðô (khoảng 3 km). Ði đầu đám rước gồm có một đoàn tướng võ, cởi trần, đóng khố, tay cầm truỳ đồng và hàng trăm quân sĩ đi theo. Tiếp đến là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ, mũ đen. Ði đầu là kiệu của Thánh Mẫu có 18 nữ tướng theo sau rồi đến kiệu Bát Ðế, mỗi kiệu một con ngựa và có 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước là các vị mặc sắc phục lễ hội, hương lão và dân làng dự hội, cờ lọng che rợp đồng nội, tiếng trống vang trời. Phần hội có các trò vui như chọi gà, thả chim bồ câu, thi đấu vật, hát Quan họ và nhiều trò vui khác. Du khách về dự hội đền Ðô, vừa được dâng hương tưởng niệm 8 vị vua nhà Lý, vừa được ghé thăm, vãn cảnh vùng đất Kinh Bắc. Ðám rước hội đền Ðô đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng của ngày hội, vừa tưởng nhớ các nhân vật lịch sử, vừa khơi dậy lòng tự hào về cội nguồn phục hưng và thăng hoa của đất nước từ thuở Ðại Việt Lễ hội đền Đồng Nhân Ðền Ðồng Nhân thuộc phường Ðồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, hàng năm thường mở lễ hội từ ngày 3 tới ngày 6 tháng 2 âm lịch. Ðền thờ Hai Bà Trưng là những vị nữ anh hùng đã có công đánh giặc Ðông Hán giành quyền tự chủ cho đất nước và làm rạng ngời trang sử vẻ vang của dân tộc. Ngày 5 là chính hội có lễ tắm tượng, mở cửa hậu cung, tế và múa đèn. Ðám rước thánh giá cử hành uy nghi từ đền ra sông Hồng để tắm tượng. Sau đó rước tượng Hai Bà trở về đền. Cuộc tế được tiến hành rất trang nghiêm. Phần lễ có nhiều tiết mục đặc sắc vui tươi, nhất là điệu múa đèn thờ. Ðiệu múa đèn gồm có từ 10-12 cô gái trẻ đẹp, ăn mặc sặc sỡ, mỗi cô gái cầm 2 ngọn đèn. Ðiệu múa uyển chuyển theo nhịp trống cơm bập bùng làm náo nức lòng người. Trong lễ hội còn có nhiều trò chơi. Ngày 6 rã đám, có tế lễ dâng hương.
- Hội đền hai bà Trưng Nằm cách đường Nguyễn Công Trứ chừng 500 mét, thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng là một ngôi đền kiến trúc theo lối xưa. Trước cửa đền là một cây đa lớn cành lá xum xuê tạo cho ngôi đền một vẻ linh tú, nghiêm trang. Đây chính là nơi thờ hai vị nữ vương duy nhất của Việt Nam là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Sau ba năm kiên cường chống quân xâm lược phương Bắc (40- 43), cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nhưng đã để lại cho dân tộc ta tấm gương trung trinh của nhị vị nữ anh hùng, làm rạng ngời ý chí và bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam. Tưởng nhớ sự nghiệp vẻ vang của Hai Bà cùng các tướng lĩnh, nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi. Nhưng nổi tiếng hơn cả, phải kể đến ba ngôi đền: đền Hát Môn (Hà Tây), đền Hạ Lôi (Vĩnh Phúc) và đền Đồng Nhân (Hà Nội). Đền Đồng Nhân được khởi dựng vào năm 1142 đời Lý Anh Tông, sau sự kiện huyền kỳ về pho tượng Hai Bà bằng đá trôi theo dòng sông Hồng dạt vào bờ và toả sáng bãi Đồng Nhân đêm 6 tháng 2. Từ đó thành lệ cứ vào dịp này hằng năm dân làng tổ chức lễ hội. Đến năm 1819, bãi sông lở, đền chuyển về Sở Võ (giảng võ đường thời Lê) tại thôn Hương Viên, nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Hội đền Đồng Nhân kéo dài trong bốn ngày từ 3 đến 6 tháng Hai. Lễ hội bắt đầu bằng lễ mở cửa đền ngày mồng 3. Sáng ngày mồng 4 dân làng đã bắt đầu tế (là lễ nhập tịch). Đến ngày mồng 5 là ngày chính hội. Trong ngày này có lễ tắm tượng, tế nữ quan và tổ chức múa đèn, ngày mồng 6 tế lễ chay. Theo tục cũ mọi việc dâng cúng trong hậu cung đều do các lão bà thực hiện. Sau tế lễ, đến múa đèn. Tốp múa đèn gồm từ 10 đến 12 cô gái độ tuổi thanh xuân đẹp đẽ và tầm vóc như nhau đã được tập luyện chu đáo. Tất cả các nữ vũ công này đều mặc áo dài đen, quần hồng, thắt lưng đỏ, đầu chít khăn lụa màu. Mỗi người cầm trên hai tay hai đèn làm bằng đài gỗ, dán giấy màu xung quanh và thắp nến
- cháy sáng ở giữa. Tốp múa này sắp thành hàng trước hương án và múa uyển chuyển, lúc lên lúc xuống, lúc đan xen, lúc tách hàng theo tiếng trống cơm bập bùng nhịp nhàng của hai cô gái đánh bồng (do nam giới cải trang) làm nhịp cho điệu múa. Ngày mồng 6 rã hội có lễ dâng hương và đóng cửa đền. mà ngỡ ngàng thấy trăng đó đến tự lỳc nào! Hội đền Kiếp Bạc Ðền Kiếp Bạc thuộc xã Hưng Ðạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nơi thờ Trần Quốc Tuấn- vị tướng trụ cột của nhà Trần đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông, có công cứu nước, giải phóng dân tộc được nhân dân tôn thành "Thánh". Từ Hà Nội theo quốc lộ 1A, đi ô tô tới Bắc Ninh (khoảng 30 km) rồi đi tiếp theo quốc lộ 18 (Bắc Ninh- Phả Lại) tới hội đền Kiếp Bạc. Lễ hội đền Kiếp Bạc kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch. Trảy hội Kiếp Bạc, tưởng nhớ Ðức Thánh Trần, từ nhiều thế kỷ qua, đã là tập quán của người Việt Nam. Ngày 20/8 âm lịch mới là chính hội nhưng một vài ngày trước đó khách thập phương đã nô nức kéo về, thuyền đậu chật bến sông. Lễ hội được tổ chức rất long trọng vào ngày 20/8 âm lịch. Sau lễ dâng hương là đại lễ với nghi thức tế uy nghiêm. Sau lễ tế là đến lễ rước. Bài vị Ðức Thánh Trần được rước trên Kiệu sơn son thiếp vàng, đi qua Tam Quan hướng tới bờ sông. Từ đây kiệu được rước lên thuyền rồng. Cuộc rước kéo dài khoảng 2 giờ, sau đó lại rước Ngài trở lại đền để làm lễ tạ- đồng thời kết thúc ngày hội lớn. Trước đây hội Kiếp Bạc còn nặng về cúng bái, lên đồng, nay không còn mang nặng màu sắc mê tín nhưng vẫn giữ vẻ sinh động đặc sắc riêng. Một trong những trò diễn hấp dẫn của lễ hội Kiếp Bạc là đua thuyền trên sông Lục Ðầu với hàng trăm chiếc thuyền lướt như tên bắn cùng trống thúc, chiêng dồn và tiếng hò reo dậy đất náo nức lòng người. Trảy hội Kiếp Bạc được sống lại không khí ra trận năm xưa của Hưng Ðạo Ðại
- Vương Trần Quốc Tuấn, mỗi người dân Việt Nam càng thấy tự hào hơn về lịch sử vẻ vang của dân tộc mình.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn