Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 3
lượt xem 93
download
CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: -Nằm trên bờ ĐTH (giữa biển Adriatic và biển Aegea), gồm Hy Lạp, Nam bán đảo Balkan, Tiểu Á, một phần Italia, Pháp, TBN và Ai Cập. Trung tâm là Hy Lạp và đảo Crete. → tiếp thu VM Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 3
- Bài 3 : KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: -Nằm trên bờ ĐTH (giữa biển Adriatic và biển Aegea), gồm Hy Lạp, Nam bán đảo Balkan, Tiểu Á, một phần Italia, Pháp, TBN và Ai Cập. Trung tâm là Hy Lạp và đảo Crete. → tiếp thu VM Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư. Gồm tập hợp nhiều thành bang (do địa hình chia cắt), nổi bật là Athens và Sparta. -Bờ biển quanh co, xen lẫn những núi đá. → Chia Hy lạp ra nhiều thành bang. Phong cảnh tuyệt đẹp, ánh nắng rực rỡ. -Ít đất nông nghiệp, nhiều biển → phát triển thương mại đường biển → tiếp thu thành tựu văn minh. 2. Khí hậu: -Ôn đới và bán nhiệt đới ĐTH, ấm áp dễ chịu → con người gắn bó thiên nhiên, ưa sinh hoạt công cộng ngoài trời như thờ cúng, hội họp, diễn thuyết, diễn kịch, thi đấu thể thao … → xuất hiện thể loại nhà hát ngoài trời, hành lang trống portic, sân vận động ngoài trời v.v. 3. Xã hội: -XH chiếm hữu nô lệ: thành Athens là chế độ dân chủ chủ nô, thành Sparta là chế độ cộng hòa quý tộc. Không có vua và đặc quyền. Là nền tảng dân chủ cho xã hội thế giới hiện đại. 4. Tôn giáo:
- -Đa thần giáo: Zeus-Jupiter (thần tối cao), Hera-Junon (vợ Zeus), Apollo (thần pháp luật, nghệ thuật), Athena-Minerva (thần kiến thức), Poseidon-Neptune (thần biển), Dionisos-Bacchus (thần rượu), Artemis-Diana (thần săn bắn), Hermes- Mercury (thần đưa tin), Aphrodite-Venus (thần sắc đẹp), Hephaitos-Vulcano (thần thợ rèn), Ares-Mars (thần chiến tranh), … thần thoại HL phát triển đạt đỉnh cao về nghệ thuật. -Tăng lữ Hy Lạp không có đặc quyền. 5. Nghệ thuật: Ban đầu chịu ảnh hưởng nghệ thuật Ai Cập. Về sau phát triển rực rỡ với những đặc trưng riêng. Là nền tảng phát triển của nghệ thuật Châu Âu và thế giới. -Điêu khắc sáng tạo tự do dựa trên nghiên cứu tự nhiên. Nghệ sĩ nổi tiếng: Pythagoras, Miron (tượng người ném đĩa) và nhất là Phidias với việc trang trí đền Parthenon Athena. -Văn học: thần thoại, anh hùng ca, thơ ca như Iliad và Odyssey (Homer), Eschyle với Quân Ba Tư, Promete bị xiềng…, Euripide với Mede, Sophocle với Oeudipe làm vua … -Triết học: đặt nền móng cho triết học Duy vật và Duy tâm Châu Âu: Heraclite (Duy vật), Socrates (Duy tâm) 6. Lịch sử các giai đoạn kiến trúc: a. Thời kỳ Tiền Hy Lạp (thời kỳ Homer, tk Pre-Hellenic 3000 – 1100 TrCN.): Từ 3000 TrCN. phát triển tại đảo Crete, chiến tranh với Tiểu Á (thành Troy) tới 1600-1400 TrCN là tuyệt đỉnh. Gồm 3 giai đoạn Aegea, Creta và Mycenae. Sau đó bị xâm lược và suy thoái. b. Thời kỳ Hy Lạp Chính thống (650-30 TrCN):
- -Bành trướng quanh Tiểu Á. Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (trận Marathon, Salamis, Platea), Ba Tư thất trận. → xây nhiều công trình kỷ niệm. -Pericles trị vì Athens (444-429 TrCN), nghệ thuật đạt đỉnh cao với Phidias và đền Parthenon. -Chiến tranh Athens-Sparta (431-404 TrCN)→ đất nướv kiệt quệ → bị Alexander Đại đế xứ Macedonia thống nhất. -Macedonia suy tàn, Hy Lạp bị La Mã thôn tính. (301 TrCN). *Các giai đoạn của thời Hy Lạp Chính thống: giai đoạn Viễn cổ Archaic (tk 8-6 TrCN), giai đoạn Hy Lạp Cổ điển Hellenic (tk 5-4 TrCN), giai đoạn Hy Lạp hóa Hellenistic (tk 3-1 TrCN) bị Macedonia xâm lược. Chương II : THỜI KỲ TIỀN HY LẠP 1. Đặc điểm kiến trúc: +Giai đoạn Aegea: đến nay hầu như không còn dấu tích. +Giai đoạn Creta và Mycenea: hiện còn dấu tích cung điện với đđ : -Xây cất có chiều sâu, có lầu và cầu thang. -Mái bằng, các phòng liên kết dễ dàng với nhau qua những sân trong và giếng trời. -Có hệ thống kênh cấp thoát nước. -Nhiều trang trí bằng sơn, cửa cung điện đều 2 cánh → tráng lệ, sang trọng. -Cột-kèo gỗ, lanh tô gỗ hay đá lớn không gọt đẽo. Tường dày. 2. Công trình kiến trúc tiêu biểu: + Giai đoạn Creta:
- -Cung vua Minos ở Knossos (3000-1890 TrCN): kích thước khoảng 130mx130m, gồm nhiều ct xây liền nhau quanh sân trong. CT từ 1-2 tầng, có khu vệ sinh, nhà tắm, ống dẫn nước đất nung. -Cung Phaestos, nhỏ hơn cung Knossos. + Giai đoạn Mycenea: -Thành Tiryns (1300 TrCN): xây trên núi, tường dày 13m-19m. Có cung tiếp khách và nơi triều kiến, sân trong lớn, kho, khu tắm, vệ sinh, các terrace và nơi trú ngụ khi có giao tranh. -Cổng Sư tử (1325 TrCN): có lanh tô nhịp 3,5m, cao 1m, dày 2,5m, phía trên có một cuốn giả trang trí 2 con sư tử đá và một cột đá kiểu Mycenea. -Kho báu của Atreus hay Lăng của Agamenon ở Mycenea (1325 TrCN): gồm 1 vòm đá xây bằng 34 vòng đá rất đẹp. Chiều cao 16m, đường kính 14,5m. Chương III : THỜI KỲ HY LẠP CHÍNH THỐNG 1. Đặc điểm kiến trúc: + Xuất hiện các loại hình kiến trúc công cộng như quảng trường tôn giáo Acropolis (xây ở nơi cao nhất tp, vừa mang chức năng tôn giáo, vừa là nơi sinh hoạt CC), quảng trường thương mại Agora (là nơ trao đổi thương mại và sinh hoạt CC), đền thờ, nhà hát, kịch trường, phòng nghị sự, sân vận động … + Xử lý hình thức bên ngoài đạt trình độ nghệ thuật cao: -Phân vị đường nét, gờ chỉ hài hòa duyên dáng. -Vận dụng biện pháp hiệu chỉnh thị sai, sử dụng nhuần nhuyễn màu sắc, sáng tối. + Sử dụng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Cariathide
- -Thức Doric: thường bằng cẩm thạch vàng, dáng thấp, khỏe, vững chãi, không có đế cột. Tượng trưng cho vẻ đẹp đàn ông. -Thức Ionic: thường bằng cẩm thạch trắng, dáng thanh thoát, mảnh dẻ, nhiều chi tiết trang trí, đặt trên đế cột. Tượng trưng cho vẻ đẹp phụ nữ. -Thức Corinthien: mảnh mai như Ionic nhưng trang trí nhiều hơn bằng hình ảnh thực vật hoa lá cách điệu (lấy ý tưởng từ hình ảnh vòng hoa trên mộ người yêu). -Thức Cariatride: hình cô gái dâng hoa. +Kiến tạo: -Dùng hệ dầm, tường, cột với tường cột đá, vì kèo gỗ, ngói đá. (do có nhiều đá). Kết cấu này bắt nguồn từ kết cấu gỗ truyền thống. 2. Loại hình kiến trúc tiêu biểu: a.Đền thờ : quần thể Acropolis tại Athens với Đền Parthenon, Đền Nike, Đền Erechtheion, thức Doric có Đền thờ thần Zeus tại Olympia, Đền Theseion tại Athens, Đền Poseidon tại Paestum, Đền Aphdia tại Aegina, thức Ionic có Đền Artemis tại Ephesus, Đền Athena Polias ở Priene … Là nơi sinh hoạt công cộng ngoài chức năng thờ cúng. +Có tam cấp bao quanh. MĐ chính quay về hướng Đông → mặt trời chiếu sâu vào trong bàn thờ. +Thường xây ở Acropolis. +Gồm: pronaos (hiên), naos (chính điện), opisthodomos (kho chứa đồ thờ). +Chia ra 5 loại: loại có 2-4 cột giữa 2 vách, loại có hàng cột phía trước, loại có 1 hàng cột xung quanh, loại có 2 hàng cột xung quanh và loại có MB hình tròn.
- +Công trình tiêu biểu: Quần thể Acropolis tại Athens, gồm: -Đền Parthenon (447-432 TrCN) do điêu khắc gia Phidias thực hiện trang trí, MB 30,98x69,54m. Mặt tiền 8 cột, mặt bên 17 cột, dùng thức Doric. Bên trong có tượng thần Athena khảm vàng, ngà voi và đá quý. -Đền Nike: (427 TrCN) MB 5,5mx8,3m. Mặt tiền có 4 cột, dùng thức Ionic. Là đền thờ Thần Chiến thắng, bên trong có tượng nữ thần Chiến thắng rất đẹp. -Đền Erechtheion: (421-405 TrCN) MB tự do, có dùng cửa sổ, có khán đài hành lễ, dùng thức cột Cariathide. -Ngoài ra còn có Propylae (cổng vào), nhà hát Dionysos và Odelon (nhà hòa nhạc) b. Kịch trường (theatre): +Vừa là nơi giải trí vừ là nơi thực hiện nghi lễ tôi giáo. +Xây lộ thiên và dựa vào sườn núi đồi để giảm khối lượng xây dựng. +Thành phần: -Phần khán đài: gồm các dãy ngồi phía trên, đường đi ngang, các dãy ngồi phía dưới. -Phần biểu diễn: gồm phần phục vụ diễn và phần sân diễn. Sân diễn ngoài trời, hình tròn và không có mái che. Ịch sĩ dùng mặt nạ để biểu lộ cảm xúc. +Hình dáng: hình rẽ quạt, khán đài chiếm hơn ½ vòng tròn, diễn viên, khán giả và thiên nhiên hòa hợp với nhau. +Công trình tiêu biểu: -Kịch trường Epidaures, có đường kính nhà hát là 56m.
- c. Công trình hành chính-Nghị trường: gồm 3 loại +Ecclesiasterion: phòng họp rộng, là nơi diễn ra bầu cử. Là một phòng lớn có nhiều cột, MB hình chữ nhật. +Bouleuterion: nơi họp của những người trúng cử. +Pnyx: nơi họp cho công chúng và người trúng cử. Là những bậc cấp xây theo sườn đồi, sức chứa lên tới 18.000 người. Bán kính 120m, diễn đàn 10mx10m. d. Công trình thể dục thể thao: +Stadium (sân vận động): có đường chạy và khán đài (thi điền kinh như chạy, phóng lao, ném đĩa). Khán đài thường có hình móng ngựa dài. Tiêu biểu là Stadium Olimpia dài 180m. +Hippodrome: trường đua ngựa, dài hơn stadium. +Palestra: trường dạy võ. +Gymnasium: trường dạy thể dục thể thao. e. Nhà ở và cung điện: +Cung điện thời này ít được chú ý do thể chế dân chủ. Người Hy Lạp chủ yếu sinh hoạt tại nơi công cộng và các đền đài nên nhà ở không to lớn. +MB nhà ở theo kiểu các phòng tập trung quanh một sân trong, có thể có hai tầng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 1
6 p | 605 | 161
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 2
7 p | 447 | 106
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 5
2 p | 624 | 106
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 7
5 p | 454 | 100
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 4
15 p | 403 | 96
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 6
5 p | 351 | 91
-
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 8
11 p | 448 | 88
-
Mang phong cách Victoria vào ngôi nhà sành điệu
3 p | 140 | 18
-
Yêu hoa hồng
3 p | 72 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn