intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

404
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là bán đảo tại trung tâm Địa Trung Hải (nước Ý ngày nay). -Bờ biển thẳng, ít bị chia cắt bởi các vịnh, phong cảnh trữ tình. → dễ dàng giao lưu thông thương → dễ thống nhất đất nước → hùng mạnh. -Phía Bắc là đồng bằng, miền Trung đất đai trù phú, miền Nam nhiều núi, cằn cỗi. -Khi mở rộng tối đa: Nam Âu, bán đảo Tây – Bồ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 4

  1. Bài 4 : KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: -Là bán đảo tại trung tâm Địa Trung Hải (nước Ý ngày nay). -Bờ biển thẳng, ít bị chia cắt bởi các vịnh, phong cảnh trữ tình. → dễ dàng giao lưu thông thương → dễ thống nhất đất nước → hùng mạnh. -Phía Bắc là đồng bằng, miền Trung đất đai trù phú, miền Nam nhiều núi, cằn cỗi. -Khi mở rộng tối đa: Nam Âu, bán đảo Tây – Bồ, một phần nước Anh, Scandinavia, một phần Pháp và Đức, Tây Á, Bắc Phi. 2. Khí hậu: -Phía Bắc là khí hậu ôn đới kiểu Châu Âu, miền Trung ấm áp, miền Nam nóng nực, nói chung là khí hậu ôn đới ĐTH. 3. VLXD: -Có nhiều mỏ kim loại. -Nhiều đá thiên nhiên dễ khai thác gia công như : cẩm thạch, đá vôi. -Nhiều đất sét làm gạch sống và gạch nung (khác HL) → LM xây gạch, ốp đá bên ngoài → số lượng và quy mô công trình tăng nhiều so với HL.
  2. -Dùng puzolan trong tro núi lửa trộn cát để làm bê tông puzolan → đúc được những mái vòm cao rộng. 4. Tôn giáo: -Ban đầu cũng là đa thần giáo như HL (thâu nhập VH Hy Lạp). -Về sau xuất hiện Thiên Chúa giáo như một sự giải thoát tinh thần của nô lệ chống lại sự nô dịch của LM. → bách hại đạo (Neron). Dần dần Thiên Chúa giáo được Lã Mã chấp nhận và thành quốc đạo thời Hoàng đế Constantine. 5. Xã hội-Lịch sử: Chia thành 3 giai cấp chính: quý tộc LM, bình dân, nô lệ. Lịch sử: -Thời kỳ Etruria: Roma do Romulus thành lập (giai thoại về sói thần). Chính quyền chuyên chế có vua (được đề cử). Vua nắm quyền cai trị nhưng không cần đặc quyền mà chỉ vì quyền lợi chung. -Thời kỳ Cộng hòa chiếm hữu nô lệ: do sự đấu tranh của bình dân, cũng nhờ áp dụng thành tựu HL, chế độ cộng hòa được thành lập, quyền hành trong tay Viện Nguyên lão. VNL đề cử hai Chấp chính quan (Consul) lãnh đạo đất nước. -Thời kỳ đế quốc La Mã: +Năm 47 TCN, Julius Ceasar (consul) đánh bại Pompei (consul), thủ tiêu nền công hòa và thành lập nền độc tài do Hoàng đế nắm quyền. Củng cố phát triển đế quốc LM.
  3. +Đế quốc LM đạt độ cực thịnh, mở rộng lãnh thổ, giao thương với Ấn Độ, TQ… Roma và các đô thị của đế chế được xd xa hoa lộng lẫy. Các thành phố của đế chế LM thường có khải hoàn môn, đấu trường, cung điện, cầu dẫn nước… +Sau khi Thiên Chúa giáo được Roma chấp nhận, các hoàng đế cải đạo Thiên Chúa, tới tk 4 SCN phân chia thành Đông La Mã (Byzantium) và Tây La Mã (đóng tại Roma). +Tk 5 SCN, Tây La Mã suy tàn, Roma bị rợ Goth từ miền Bắc tràn xuống cướp phá hủy diệt (rợ German bị người Hung nô xua đuổi). Đông La Mã (Constantinopolis) phát triển rực rỡ (theo Chính thống giáo) ảnh hưởng tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau này. Tới tk 13 Đông LM bị hủy diệt. 6. Các giai đoạn kiến trúc: a. Thời kỳ Văn ming Etruria (tk 8-5 TCN): +Quy hoạch theo hình học, đường xá ngay thẳng, có HT thoát nước. +XD nhiều lăng mộ đá hoặc đục trong núi. +Đền thờ có MB gần vuông, có 3 gian bằng gỗ và gạch đất nung. Phần hiên trước chiếm hơn ½. Tường hậu và tường hông xây đặc. +Xuất hiện thức cột Toscan. b. Thời kỳ Cộng hòa La Mã (Tk 5 TCN-30 SCN):
  4. +Tới giữa tk 2 TCN đã chinh phục xong Hy Lạp → áp dụng thành tựu văn hóa HL. Đổi dần VLXD từ gạch mộc, đá thô sang bê tông, đá cẩm thạch, hoa cương. +XD các công trình quốc phòng, cầu cống kho tàng, đường xá. +Thành phố có hạt nhân là quảng trường (forum), xung quanh là các công trình hành chính, văn hóa (basilica). c. Thời kỳ Đế quốc La Mã (30 SCN-476 SCN): +Nghệ thuật đạt đỉnh cao rồi suy yếu dần. +Quy mô to lớn, phô trương, xa hoa lộng lẫy, nhiều trang trí, mang tính hiếu sát, tỷ lệ kém thanh nhã hơn HL. Xây dựng các công trình vĩ đại như nhà tắm Caracalla, đền Pantheon, đấu trường Colosseum. +Sử dụng điêu luyện bêtông núi lửa làm vòm cuốn kết hợp vì kèo gỗ. Dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Toscan. 7. Đặc điểm kiến trúc chung: +Chịu ảnh hưởng của Hy lạp (qua 2 đường: chinh phục HL, bắt thợ sang LM xây dựng; qua kiến trúc Etruria sẵn chịu ảnh hưởng HL) nhưng có điều chỉnh sửa đổi cho hợp sở thích LM. +Phát triển kỹ thuật xây bằng BT, đúc vòm cuốn kết hợp vì kèo gỗ, xây gạch ốp đá. Đạt sự hài hòa cao giữa kết cấu và hình thể. (phát triển so với HL vẫn còn dấu vết gỗ trong kết cấu đá)
  5. +Do dùng BT puzolan nên công trình có số lượng nhiều, quy mô to lớn, vĩ đại, phô trương uy quyền, tạo không khí hiếu sát, ca ngợi chiến tranh chinh phục. Nhiều chủng loại đa dạng, tỷ lệ thô hơn HL. + Dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Toscan, Composite. Chương II : CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU: 1. Đền thờ: a. Ảnh hưởng Hy Lạp: +Mặt tiền có cột và froton, vị trí cột, số cột và tên gọi giống Hy Lạp. +Xây dựng trên nền cao. b. Khác Hy Lạp: Hy Lạp La Mã Mặt bằng Nền cao, có tam cấp lên theo 4 Nền cao nhưng chỉ có tam cấp từ hướng. phía trước, tường hậu và tường hông xây đặc. Vị trí Xây ở ngoại ô, mặt tiền quay Xây trong thành phố nên hướng hướng đông. không quan trọng mà phải nằm trên trục của forum.
  6. Mặt Froton có điêu khắc. Froton thường không có điêu đứng khắc. Hình Hình dáng phong phú hơn Hy dáng Lạp, có nhiều đền dạng Tholos (tròn) c. Công trình tiêu biểu: +Đền Pantheon: là đền thờ nhiều vị thần, xd khoảng 118 TCN thời Hoàng đế Hadrian tại Roma. -MB tròn gắn với sảnh hình chữ nhật. Mái vòm bán cầu, d=41,2m bằng BT puzolan. Vòm đặt trên tường có mb hình trụ tròn. Trên đỉnh vòm có lỗ chiếu sáng d=9m. Càng lên cao vòm càng mỏng. -Trần vòm chia thành những ô carô, càng lên cao càng nhỏ. Phần tường đỡ vòm chia thành hai tầng: tầng dưới ốp cột corinthien caảom, tầng trên cao 8,7m tạo thành các hốc tường lõm để giảm cảm giác nặng nề. -Tiền sảnh xây đá hoa cương có 8 cột. Froton kg có điêu khắc. +Đền Maison Carreé: xd năm 16 TCN tại Nimes. Là đền La Mã được bảo tồn tốt nhất, rất điển hình: MB HCN với 1 thềm lên phía mặt tiền, froton không có điêu khắc. Tường hông và tường hậu xây đặc, có bổ trụ. +Đền Ultor - Roma: Nằm trong quần thể forum Agustus-Roma. Tường hậu hình cung bán nguyệt.
  7. +Đền Venus và Roma - Roma: (123-135 SCN). XD thời Hoàng đế Hadrian. Nền kích thước 11mx18m, bao bọc bới hành lang trang trí gần 200 cột đá hoa cương. Đền có hai gian thờ đấu lưng vào nhau (thờ Venus và Roma). Ngoài ra có đền Antonius và Faustina – Roma (141 TCN), đền Saturn (roma), đền Jupiter – Baalbek, Syria… 2. Trường đấu: Được xây dựng tại rải rác nhiều nơi trên lãnh thổ La Mã. Là nơi biểu diễn, giải trí, tổ chức đấu giữa người với thú vật, giữa người với người để mua vui. *Công trình tiêu biểu: +Đấu trường Colosseum - Roma: xây 72-80 SCN, tới tk 3 SCN được trùng tu. Tiêu biểu cho Roma. CT có 45.000 chỗ ngồi và 5.000 chỗ đứng xem. -MB hình bầu dục 156mx186m, cao 49m. Gồm : Khán đài bao quanh, sân khấu 64mx58m. Khán đài tổ chức giao thông hoàn chỉnh với các lối đi ngang dọc, các cửa chui và lối lên xuống. Có 76 lối vào khán giả. Có 2 lối vào cho đ6áu sĩ và thú vật. Có 1 lối vào riêng cho Hoàng đế với đường ngầm dẫn từ hoàng cung. -MĐ phân vị làm 4 tầng: tầng 1 dùng cột Doric, tầng 2 Ionic, tầng 3 Corinthien xây xen các cuốn, tầng 4 là tường đặc và cột Corinthien. Đỉnh tường có cột căng dây để phủ mái bạt che cho khán giả.
  8. -Sân đấu (arena) có trải cát, có hầm nhốt thú, nơi tập luyện, nơ chờ đấu, có hệ thống dẫn nước vào để tổ chức thủy chiến. -Khán đài bố trí như nhà hát nhưng bậc cao hơn. -VLXD: khung nhà bằng gạch, các cuốn xây bằng bêtông puzolan, ngoài ốp đá cẩm thạch. Về sau thời Roman, đá bị lột đi để xây CT khác. 3. Basilica (Pháp đình hay Tòa án): Đầu tiên xuất hiện tại HL, làm toà án xét xử, hội họp công cộng, buôn bán. Là tiền thân của một số loại hình kiến trúc sau này, trong đó có nhà thờ Thiên Chúa giáo. -Xây dựng tại forum. -MB điển hình có hình chữ nhật, chiều dài gần gấp đôi chiều rộng, có tường bán nguyệt ở một hay hai đầu để tòa ngồi. Bên trong CT thường có 2-4 hàng cột chạy chung quanh. Lối vào từ giữa cạnh dài hay từ 1 đầu. -MC: phần giữa cao hơn, lấy as. Đôi khi hai bên có gác lửng. Mái dùng vì kèo gỗ, vượt được nhịp lớn. *Công trình tiêu biểu: +Basilica Trajan - Roma: xây 98-112 SCN, tại forum Trajan. Có hai bán nguyệt, trong có hai hàng cột Corinthien. Lối vào ở giữa, đi qua một tiền sảnh. Đối diện lối vào là 2 thư viện và 1 sân trống đặt cột Trajan. +Basilica Constantine - Roma: xây 310-313 SCN, tại forum Romanum. Có một bán nguyệt, bên trong đặc biệt dùng cuốn vòm đỡ trên
  9. hàng 4 cột. Đây là tiền thân của kiến trúc nhà thờ Saint Sophia của Byzantium và của kiến trúc nhà thờ Trung cổ. 4. Cột chiến thắng : Xây dựng để kỷ niệm những chiến thắng lớn của La Mã. Tiêu biểu là cột Trajan cao 39,2m. Cột chạm phù điêu mô tả lại diễn biến chiến thắng của hoàng đế Trajan tại Dacia-Romania, cho thấy các chiến đoàn La Mã đổ bộ, dựng trại và giao tranh, gồm 23 vòng nhỏ dần. Phần phù điêu cao nhất là 1,25m, nhỏ nhất là 0,84m. Thân cột tròn, chân có đế vuông, bên trong lõi có cầu thang xoắn. 5. Nhà tắm công cộng (balneae và thermae): Là nơi nghỉ ngơi, giải trí, tắm và gặp gỡ giao tiếp công cộng. Thể loại này được xây rất nhiều trên khắp đế quốc. Công trình có quy mô MB đồ sộ nhưng dây chuyền công năng chă6t chẽ: thay quần áo → khởi động → tắm hơi → tắm nước lạnh → hồ nước ấm → xoa bóp → tắm nước nóng → đi dạo → tập TDTT, đọc sách, tiệc tùng, xem biểu diễn, … Gồm các bộ phận : phòng thay quần áo, phòng tắm nước nóng, phòng tắm nước ấm, hồ tắm nước lạnh, lò nấu nước nóng, phòng tắm hơi, phòng xoa dầu, phòng tập thể dục, phòng chơi thể thao, vườn cây đi dạo, thư viện, cửa hàng v.v. và đặc biệt là có hệ thống cấp thoát nước được thiết kế và xây dựng với kỹ thuật rất cao. *Công trình tiêu biểu: +Nhà tắm Caracalla - Roma: xây 211-217 SCN, MB có kích thước 230mx113m, có 1600 chỗ. Bên trong có cả bể dự trữ nước và một sân vận động.
  10. +Nhà tắm Diocletien - Roma: xây 302 SCN, MB có 3000 chỗ, bể bơi 150 chỗ. Bên trong có cả kịch viện. 6. Trường đua ngựa (Circus): Có nguồn gốc từ Hippodrome của Hy Lạp và hình dáng cũng tương tự. 7. Nhà hát kịch (theatre): Có nhiều đặc điểm và thánh phần tương tự nhà hát kịch Hy Lạp. Nhà hát Hy Lạp Nhà hát La Mã Mặt Khán đài hình rẻ quạt có độ mở Khán đài ½ vòng tròn (bán nguyệt). bằng lớn hơn ½ vòng tròn. Không thiết Có thiết kế kết cấu phản xạ âm kế kết cấu phản xạ âm. (abatson). Lưng khán đài có hệ thống cột căng dây để lợp bạt che khán giả. Vị Xây ở ngoại ô, Tận dụng sườn Xây trong thành phố, nền dốc cao, trí núi dốc để làm khán đài. gác trên sườn là tường xây gạch đá, dầm kèo gỗ. Sân Nhỏ, diễn viên có thể xuất hiện từ Kích thước sân khấu lớn hơn, tường khấu phía khán giả. Không thiết kế SK cao hơn, diễn viên chủ yếu diễn phản xạ âm. trên sân khấu. Phần chính của SK như 1 công trình có nhiều tầng với các cột và tượng. Có mái phản xạ
  11. âm. *Công trình tiêu biểu: +Nhà hát kịch Marcellus - Roma: xây 238 SCN, Sức chứa khoảng 12.000 người. Tầng dưới dùng cột doric, tầng trên dùng cột ionic. +Nhà hát kịch Orange - Pháp: xây 50 SCN. 8. Khải hoàn môn-cổng đô thị (Triumphal Arches-Town gates): XD để kỷ niệm chiến thắng của các hoàng đế và tướng lĩnh. Phân loại theo số cửa: loại 1 cửa và loại 3 cửa (cửa giữa để xe chạy, hai cửa bên để đi bộ). *Công trình tiêu biểu:
  12. +Khải hoàn môn Titus - Roma: xây 82 SCN, kỷ niệm chiến thắng xâm chiếm Jerusalem, thuộc loại 1 cửa, dùng thức cột composite, rộng 14,5m, cao 16m. +Khải hoàn môn Septimus - Roma: xây 203 SCN, kỷ niệm chiến thắng tại Parthia, thuộc loại 3 cửa, bằng cẩm thạch trắng, dùng thức cột composite, rộng 25m, cao 29m. Có tượng đồng hình ba cha con hoàng đế Septimus trên xe 6 ngựa và lính tráng. +Khải hoàn môn Constantinus - Roma: xây 312 SCN, kỷ niệm chiến thắng của hoàng đế Constantinus trước Maxentius, thuộc loại 3 cửa, dùng 8 cột corinthien, rộng 27m, cao 28.5m. 9. Nhà ở : Nhờ khai quật Pompei (do núi lửa Vesuvius phun năm 79 SCN) -Nhà La Mã gồm: sân trong, phòng ăn, bể hứng nước mưa, phòng nhỏ nhìn ra sân, cửa nối ra phố, phòng tiếp tân, hành lang nối các sân, sân trong có hiên, phòng ngủ, vườn hoa, cửa hiệu, cửa cho nô lệ phục vụ, nơi thờ thần… Có cả loại nhà nhiều tầng, có phòng vệ sinh, hệ thống sưởi, mái ngói, vì kèo gỗ. Thường có 3 loại chính: Domus (nhà ở đô thị), Villa (nhà biệt thự ngoại ô, thôn quê), Insulae (nhà ở chung cư) a. Domus: Phát triển từ đơn giản tới phức tạp (nhiều sân trong, nhiều bộ phận chức năng, quy mô lớn hơn) *Công trình tiêu biểu:
  13. -Nhà ở Pansa (Pompei): kích thước 38x98m. Gồm nhiều phòng ở độc lập và các cửa tiệm. Thành phần ở gồm: 6 phòng ở cho khách, có nơi thờ thần và thờ tổ tiên, nhiều phòng khách lớn nhỏ, phòng ăn, phòng ngủ bố trí quanh sân trong (phòng ngủ quan trọng có phòng trước cho lính gác), sân trong (có bể nước làm mát), hành lang, vườn cây ăn quả, vườn hoa, phòng cho người làm vườn, phòng cho gia nô, bếp… b. Villa: Phát triển từ đơn giản tới phức tạp (nhiều sân trong, nhiều bộ phận chức năng, quy mô lớn hơn) gồm hai loại: +Villa urbana: Nhà nghỉ nông thôn của dân thành thị, quý tộc: cũng có các loại phòng như Domus, nhưng cửa sổ mở rộng hơn và nhìn ra vườn. Nghệ thuật vườn cảnh rất phát triển. Ngoài ra còn có thư viện, phòng sưu tập nghệ thuật như tranh tượng, phòng làm việc, phòng tập thể dục thể thao, hồ bơi, chuồng ngựa, đường đua ngựa, có chia phòng ăn mùa đông kín trong nhà, phòng ăn mùa hè nửa trong nửa ngoài nhà, phòng nghỉ ban ngày, phòng nghỉ ban đêm, có hệ thống phòng tắm đa chức năng rất sang trọng … rộng rãi, lộng lẫy sang trọng, tiện nghi tối đa. Tiêu biểu là Villa của Hoàng đế Hadrian tại Tivoli. +Villa rustica: Nhà ở nông dân theo kiểu trang trại. Cạnh nhà có chuồng súc vật, kho dụng cụ nông nghiệp, kho nông sản. Tiêu biểu là một số villa tìm thấy tại ngoại ô Pompei. c. Insulae (chng cư): Kiểu nhà gồm nhiều căn hộ tập thể, thường xây trên lô đất vuông vức, giới hạn bởi 4 mặt đường, mỗi cạnh 400-500m.
  14. -Nhà 3-6 tầng tập trung quanh sân trong, có ban công, loggia, bồn hoa với dàn dây leo. -Có cửa sổ nhìn ra đường và nhìn vào sân. -Tầng trệt cao hơn tầng lầu để bố trí gác lửng. -Cầu thang lên lều thông trực tiếp ra mặt phố. -Tường gạch dày, mái lợp ngói, bên trong nhà ốp gạch nung hay khảm mosaic. -Tại Roma chung cư sử dụng vòi nước công cộng ngoài đường, không có hệ thống thoát nước bẩn, dùng lò sưởi cá nhân. Tại Ostia, chung cư có hệ thống cấp nước lên lầu, có HT thoát nước thải. 10. Nghĩa địa : Ban đầu chôn người chết dọc hai bên đường dẫn ra ngoại ô để tránh ô nhiễm. Về sau Roma sử dụng những hầm mỏ khai thác đá bỏ hoang làm hầm mộ. Những nhân vật kiệt xuất được chôn trong lăng mộ (mausoleum), tiêu biểu là lăng Hadrian. 11. Cầu dẫn nước (Aquaeductus): Người La Mã sử dụng 11 cầu dẫn nước cung cấp cho Roma. Cầu dẫn nước xây thành nhiều tầng đặt trên những cuốn vòm đá. Do người La Mã cho rằng dẫn nước đi quá dài sẽ không chảy thoát nữa nên phải xây hình ziczac kéo dài khối lượng công việc.
  15. *Công trình tiêu biểu: +Cầu dẫn Agua Claudia, Roma: xây năm 38 SCN, dẫn nước từ Suniaco dài khoảng 70 km. Có chỗ cung đá cao tới 30m. +Cầu dẫn Pont du Gard, Nimes: xây năm 14 SCN, dẫn nước từ Nimes về Ures, dài khoảng 60km. Đoạn cầu vượt sông Gard cao tới 50m, có 3 tầng cung xây chồng lên nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2