intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp

Chia sẻ: Qwedcxsaz Qwedcxsaz | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

183
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đừng rơi vào cái bẫy của việc bắt đầu một công việc kinh doanh đặc biệt chỉ bởi vì có ai đó nói với bạn rằng "Đây là một điều chắc ăn". Những khách hàng tiềm năng sẽ chỉ bỏ đồng tiền mà họ khó khăn lắm mới kiếm được khi bạn thuyết phục được họ rằng họ đang sử dụng đồng tiền xác đáng, đúng giá trị. Bởi vậy, bạn cần phải biết điều mà bạn đang làm, bất kể là nhiệm vụ nào. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp Lựa chọn hình thức kinh doanh mà bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp

  1. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp
  2. Đ ừng rơi vào cái bẫy của việc bắt đầu một công việc kinh doanh đặc biệt chỉ bởi vì có ai đó nói với bạn rằng "Đây là một điều chắc ăn". Những khách hàng tiềm năng sẽ chỉ bỏ đồng tiền mà họ khó khăn lắm mới kiếm được khi bạn thuyết phục được họ rằng họ đang sử dụng đồng tiền xác đáng, đúng giá trị. Bởi vậy, bạn cần phải biết điều mà bạn đang làm, bất kể là nhiệm vụ nào. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp Lựa chọn hình thức kinh doanh mà bạn biết Bắt đầu một doanh nghiệp mà trong đó bạn đã có kinh nghiệm sẽ có rất nhiều lợi thế. Bạn có thể sử dụng vốn kiến thức về lĩnh vực đó, bạn sẽ đào tạo kỹ năng cho nhân viên của m ình cũng như có những mối liên hệ, những người có thể giúp bạn tìm kiếm nguồn tài chính, nhà cung cấp và cả khách hàng nữa.
  3. Ví dụ: Steven đã làm việc 10 năm trong các công ty xây dựng khác nhau. Đầu tiên anh là người thợ mộc công trình, sau đó là một người quản lý dự án. Khi anh mong muốn bắt đầu sự nghiệp riêng của mình thì lựa chọn hoàn hảo chính là bắt đầu một công ty nhỏ hoàn thiện nhà cửa theo hợp đồng. Anh đã biết về lĩnh vực này, biết nơi tốt nhất để mua vật dụng, có thể tính giá dịch vụ hợp lý và có những kỹ năng cần thiết như ước lượng, đặt giá, cân đo đóng đếm những rủi ro. Những mối quan hệ mà anh đ ã từng có sẽ vui lòng nói với anh về cách vận hành một doanh nghiệp xây dựng nhỏ. Và nhiều khách hàng mà anh đã từng làm việc với sẽ rất sẵn lòng thuê tìm đến dịch vụ mà anh đang cung cấp. N ếu bạn đang muốn biến một công việc mà b ạn yêu thích và có kinh nghiệm trở thành hình thức kinh doanh, hãy trao đổi với "cấp trên", "đồng nghiệp" của mình. Họ sẽ giúp bạn học tất cả những điều như chi phí khởi nghiệp, chi phí quản lý, chi tiêu và doanh thu mà bạn có thể mong đợi. Và đây là lựa chọn tối ưu. Bắt đầu một công ty trong một lĩnh vực không quen thuộc: Đôi khi, sự cám dỗ của lợi nhuận đã đẩy nhiều người lao vào công việc kinh doanh mà họ hầu như không hiểu biết về nó. Và không may rằng đó là công thức chắn chắn của sự thất bại. Ví dụ: Leo mở nhà trẻ và dịch vụ vườn cao cấp cung cấp những cây cảnh những thiết bị sang trọng. Leo đã mở một công ty lớn với những trang thiết bị đầu tư "khó có thể bỏ qua". Tuy nhiên, công việc kinh doanh đã chưa bao giờ "cất cánh", thậm chí còn tiêu tốn của anh 2 năm cũng như 30.000 USD để
  4. nhận ra giá trị "vô nghĩa" của nó. Tại sao mọi việc để diễn ra một cách tồi tệ như vậy? Bởi vì anh muốn nhanh chóng có lợi nhuận, Leo đ ã coi nhẹ một vài yếu tố quan trọng. Leo không biết cách để nói với khách hàng về các loại cây cũng như những tính năng đặc biệt của nó, hay là cách để phòng tránh sâu bệnh… N ếu muốn kinh doanh ở lĩnh vực mà bạn chưa có kinh nghiệm nhưng có những yếu tố thuận lợi khác. Hãy trải nghiệm nó, nghiên cứu đánh giá ý tưởng kinh doanh, và chuẩn bị kế hoạch dành cho nó. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể để bạn xem lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang mong muốn có thực sự phù hợp. 1. Trải nghiệm Trước khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của chính bản thân mình, hãy học hỏi kinh nghiệm về nó - ngay cả khi bạn chấp nhận làm việc miễn phí. Học tất cả những điều bạn có thể về mọi khía cạnh của công việc kinh doanh đó. Chẳng hạn như bạn muốn mở một cửa hàng pasta nhưng lại mù tịt thông tin về nó. Hãy đi đ ến một cửa hàng pasta và học việc ở đó. Bạn đừng nghĩ rằng bạn bán một món đồ, bạn không cần phải biết làm nó mà người khác sẽ làm cho bạn. Mà ngược lại, chính bạn phải là "chuyên gia" trong việc chuẩn bị làm pasta, từ việc trộn trứng và bột cho đến tán đều, và cắt nhỏ ra từng miếng, ho ặc từng sợi, và thêm gia vị hoàn chỉnh. Vì có như thế, bạn mới kiểm soát được sản phẩm của mình cũng như kiểm soát được khả năng thành công của bạn.
  5. 2. Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những "đối thủ tương lai" Họ là những người cũng như bạn trước đây, nhưng đi trước bạn. Họ có những kinh nghiệm, có thể là "đối thủ tương lai" của bạn, nhưng hiện tại, bạn cần họ để học hỏi nếu như bạn không thể tìm được công việc và muốn rút ngắn thời gian chuẩn bị của mình. Để có được những câu trả lời xác đáng nhất, hãy tìm đến nhiều người và đ ặt ra cùng một câu hỏi đ ể lựa chọn câu trả lời chung nhất cho vấn đề mà bạn quan tâm. Cách tốt nhất là chính là tìm hiểu ngay những người sẽ cùng "trận chiến", ngay từ khi bạn mới chỉ dự định bắt đầu. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đối với những ông chủ nhỏ, họ sẽ bằng lòng chia sẻ kiến thức của mình khi họ chắc chắn rằng bạn sẽ không "cạnh tranh" với họ. Hãy lên kế hoạch và suy nghĩ trước về việc học hỏi này. 3. Bạn có thực sự say mê với công việc và có khả năng vượt trội về nó hay không? Hãy tự trả lời câu hỏi trên. N ếu câu trả lời là không, thì bạn nên lựa chọn một lĩnh vực khác. Rất khó khăn để đi đến thành công nếu bạn không yêu thích hay việc mình làm cũng như không thực sự "nổi bật" đối với nó. Kinh doanh sẽ thành công nếu bạn chọn ra được cá tính riêng và đầu tư cho cá tính đó. N ếu bạn yêu thích công việc, và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp cũng như học hỏi từ những điều cơ bản, hãy vững tin và bước tiếp. 4. Bạn sẽ dấn thân đến cùng? N ếu chưa muốn hoặc chưa làm việc hăng say bất kể thời gian hay không gian
  6. nào miễn liên quan đến sản phẩm của mình, thương lượng với khách hàng, cũng như những vấn đề giữ cho công việc trôi chảy, bạn nên nghĩ lại về việc bắt đầu lĩnh vực kinh doanh mà bạn lựa chọn. Hãy thử vẽ ra những khó khăn ở p hía trước, và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hết mình để đối phó. Kinh doanh không phải là một việc gì đó dễ dàng. Ngược lại, thương trường cũng chính là "chiến trường". Đừng để mình lãng phí thời gian với những lựa chọn chưa kỹ càng. 5. Bạn sẽ quyết định như thế nào khi nhận ra công việc kinh doanh "tương lai" có thể không mang lại lợi nhuận? Bản chất của tư bản là tạo ra lợi nhuận, và bản chất của công việc kinh doanh cũng là như vậy. Sau một vài tháng học việc, bạn nên tìm hiểu xem liệu công việc này có phải là một "cái máy kiếm tiền" tiềm năng hay không. Để chắc chắn điều này, nên phân tích kỹ thị trường và đưa ra những bản phân tích về khả năng "hòa vốn", những dự báo sơ bộ về tài chính. Những điều kể trên sẽ chỉ ra doanh thu mà bạn có thể đạt được, và cả vốn đầu tư. N ếu con số tính toán là "dương", bạn hoàn toàn có thể an tâm tiếp tục kế hoạch. 6. Đánh giá rủi ro của một vài lĩnh vực kinh doanh đặc biệt Ngay cả kế hoạch được tính toán kỹ nhất cũng có thể bị "lên men chua" và hỏng nếu bạn vô tình chọn một loại hình kinh doanh nguy hiểm và bất thường. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là một điều quan trọng, cũng giống như tìm ra người bạn đời của mình vậy. Có thể bạn sẽ thành công ngay từ đầu, cũng có
  7. thể sẽ thành công ở những lần sau đó. Tuy nhiên, hãy thật cẩn thận và xem xét kỹ càng để có những quyết định đúng đắn nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0