Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án Tiến sĩ Kế toán "Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết về điều chỉnh lợi nhuận, cấu trúc sở hữu và ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận; Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận; Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------- --------------- NGÔ THỊ KHÁNH LINH ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN Hà Nội, năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------- --------------- NGÔ THỊ KHÁNH LINH ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG Hà Nội, năm 2023
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Ngô Thị Khánh Linh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ...........................................................................vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1. Lí do lựa chọn đề tài........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 1.6 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.7 Các đóng góp dự kiến của luận án..................................................................... 4 1.8 Kết cấu luận án .................................................................................................... 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN, CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN .................................................................................................................. 7 2.1 Cơ sở lý luận về điều chỉnh lợi nhuận ............................................................... 7 2.1.1 Định nghĩa điều chỉnh lợi nhuận ..................................................................... 7 2.1.2 Phân loại điều chỉnh lợi nhuận ...................................................................... 10 2.1.3 Đo lường điều chỉnh lợi nhuận ..................................................................... 19 2.2 Cơ sở lý luận về cấu trúc sở hữu ...................................................................... 24 2.2.1 Định nghĩa ..................................................................................................... 24 2.2.2 Phân loại và đo lường.................................................................................... 27 2.2.3 Mối liên hệ giữa các thành phần sở hữu thuộc cấu trúc sở hữu .................... 29 2.3 Khung lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận trong doanh nghiệp ................................................................................ 31 2.3.1 Lý thuyết người đại diện (Agency theory) .................................................... 31 2.3.2 Lý thuyết người quản gia (Stewardship theory) ........................................... 36
- iii 2.3.3 Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetry information theory) ............. 37 2.3.4 Lý thuyết chi phí chính trị (Political costs) ................................................... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 40 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN ................................................ 41 3.1 Tổng quan các hướng nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận .......................... 41 3.1.1 Các nghiên cứu về nhận diện và đo lường điều chỉnh lợi nhuận .................. 41 3.1.2 Các nghiên cứu về sự đánh đổi giữa các cách thức điều chỉnh lợi nhuận .... 43 3.1.3 Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến điều chỉnh lợi nhuận .................... 45 3.1.4 Các hướng nghiên cứu khác về điều chỉnh lợi nhuận ................................... 48 3.2 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự điều chỉnh lợi nhuận................................................................................................................... 49 3.2.1 Sở hữu nước ngoài và điều chỉnh lợi nhuận ................................................. 50 3.2.2 Sở hữu gia đình và điều chỉnh lợi nhuận ...................................................... 54 3.2.3 Sở hữu tổ chức và điều chỉnh lợi nhuận........................................................ 57 3.2.4 Sở hữu nhà quản lý và điều chỉnh lợi nhuận ................................................. 59 3.2.5 Sở hữu tập trung và điều chỉnh lợi nhuận ..................................................... 62 3.2.6 Sở hữu cổ đông lớn và và điều chỉnh lợi nhuận ............................................ 63 3.2.7 Sở hữu nhà nước và điều chỉnh lợi nhuận..................................................... 64 3.2.8 Sở hữu tư nhân và điều chỉnh lợi nhuận ....................................................... 66 3.3 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 69 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 70 4.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 70 4.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 71 4.2.1 Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến điều chỉnh lợi nhuận ...................... 71 4.2.2 Ảnh hưởng của sở hữu tổ chức đến điều chỉnh lợi nhuận ............................ 71 4.2.3 Ảnh hưởng của sở hữu nhà quản lí đến điều chỉnh lợi nhuận ...................... 72 4.2.4 Ảnh hưởng của sở hữu cổ đông lớn đến điều chỉnh lợi nhuận ..................... 73 4.2.5 Ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến điều chỉnh lợi nhuận ......................... 73 4.2.6 Động cơ điều chỉnh lợi nhuận ....................................................................... 74
- iv 4.2.7 Sự đánh đổi giữa AEM và REM ................................................................... 75 4.3 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 76 4.3.1 Mô hình tổng quát ......................................................................................... 76 4.3.2 Biến phụ thuộc .............................................................................................. 77 4.3.3 Biến độc lập................................................................................................... 81 4.3.4 Biến kiểm soát ............................................................................................... 82 4.3.5 Mô hình chi tiết ............................................................................................. 83 4.4 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 84 4.4.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................ 84 4.4.2 Lựa chọn mẫu ................................................................................................ 86 4.5 Các bước phân tích dữ liệu .............................................................................. 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................ 91 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ ............................................. 92 5.1 Đặc điểm về cấu trúc sở hữu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................. 92 5.1.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................ 92 5.1.2 Đặc điểm cấu trúc sở hữu của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam............................................................................... 95 5.2 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 103 5.3 Đo lường điều chỉnh lợi nhuận ....................................................................... 107 5.3.1 Đo lường điều chỉnh lợi nhuận trên cơ sở dồn tích (AEM) ........................ 108 5.3.2 Đo lường điều chỉnh lợi nhuận thực tế (REM) ........................................... 110 5.4 Thống kê mô tả biến ........................................................................................ 113 5.5. Kiểm định tự tương quan .............................................................................. 113 5.6 Mô hình hồi quy đa biến ................................................................................. 115 5.6.1 Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là dòng tiền bất thường từ hoạt động kinh doanh (AbnCFO) ................................................................................ 115 5.6.2 Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là chi phí tùy ý bất thường (AbnDEXP) .......................................................................................................... 119 5.6.3 Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là chi phí sản xuất bất thường (AbnPROD).......................................................................................................... 121 5.6.4 Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là REM kết hợp (COM_REM) ...... 124
- v 5.6.5 Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là khoản dồn tích bất thường (AbnDA) .............................................................................................................. 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 129 CHƯƠNG 6: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................................................... 130 6.1. Thảo luận kết quả và kết luận....................................................................... 130 6.2 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................... 139 6.3 Khuyến nghị chính sách.................................................................................. 140 6.3.1 Khuyến nghị về nâng cao nhận thức của các bên liên quan ....................... 140 6.3.2 Khuyến nghị về công bố thông tin .............................................................. 141 6.3.3 Khuyến nghị về lựa chọn cấu trúc sở hữu phù hợp .................................... 142 6.3.4 Biện pháp hạn chế điều chỉnh lợi nhuận ..................................................... 143 6.4 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................. 145 6.5 Định hướng cho nghiên cứu tương lai ........................................................... 147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 6 .......................................................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC VIẾT TẮT R&D Chi phí nghiên cứu và phát triển SG&A Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ĐCLN Điều chỉnh lợi nhuận CTSH Cấu trúc sở hữu AEM Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích REM Điều chỉnh lợi nhuận thực tế TSCĐ Tài sản cố định GAAP Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung EPS Thu nhập trên mỗi cổ phần CFO Dòng tiền từ hoạt động IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế SOX Đạo luật Sarbanes Oxley ban hành tại Hoa Kỳ năm 2002 IPO Chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng SH Sở hữu NN Nhà nước TTCK Thị trường chứng khoán HĐKD Hoạt động kinh doanh HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội BCTC Báo cáo tài chính NAICS Hệ thống Phân loại ngành Bắc Mỹ (North American Industry Classification System) DN Doanh nghiệp NQL Nhà quản lý HTK Hàng tồn kho QLDN Quản lí doanh nghiệp MH Mô hình MQH Mối quan hệ CĐ Cổ đông KQHQ Kết quả hồi quy BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCĐKT Bảng cân đối kế toán
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Phân loại sở hữu cổ đông lớn .......................................................................28 Sơ đồ 3.1: Tổng quan các hướng nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận .........................41 Sơ đồ 3.2: Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự điều chỉnh lợi nhuận ..............................................................................................................50 Sơ đồ 3.3: Tổng quan biến cấu trúc sở hữu ...................................................................50 Sơ đồ 4.1: Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................70 Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa gian lận và điều chỉnh lợi nhuận ......................................17 Bảng 2.2: Phân biệt REM và AEM ...............................................................................17 Bảng 2.3: Tổng quan một số mô hình đo lường REM ..................................................22 Bảng 2.4: Định nghĩa cấu trúc sở hữu ...........................................................................26 Bảng 2.5: Phân loại và đo lường cấu trúc sở hữu ..........................................................30 Bảng 2.6: Các loại vấn đề người đại diện......................................................................32 Bảng 3.1: Tổng quan một số nghiên cứu lựa chọn giữa REM và AEM .......................43 Bảng 4.1: Tổng hợp giả thuyết ......................................................................................76 Bảng 4.2: Nguồn số liệu đo lường AEM .......................................................................77 Bảng 4.3: Nguồn số liệu đo lường REM .......................................................................79 Bảng 4.4: Đo lường biến độc lập ...................................................................................81 Bảng 4.5: Đo lường biến kiểm soát ...............................................................................82 Bảng 4.6: Giải thích biến trong mô hình hồi quy ..........................................................84 Bảng 4.7: Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................85 Bảng 4.8. Các bước hồi quy đa biến xác định ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận ..............................................................................................................90 Bảng 5.1: Thống kê mã đã thực hiện niêm yết ..............................................................92 Bảng 5.2. Thống kê các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán theo ngành .............................................................................................................................94 Bảng 5.3: Đối sánh tỷ lệ sở hữu tổ chức với một số nghiên cứu...................................97 Bảng 5.4: Tổng số quan sát theo năm dữ liệu .............................................................104 Bảng 5.5: Lựa chọn mẫu..............................................................................................105 Bảng 5.6: Thống kê mô tả biến đại diện AEM ............................................................108 Bảng 5.7: Thống kê mô tả biến đại diện REM ............................................................111
- viii Bảng 5.8: Thống kê mô tả biến ...................................................................................113 Bảng 5.9: Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là dòng tiền bất thường từ hoạt động kinh doanh (AbnCFO) ........................................................................................118 Bảng 5.10: Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là chi phí tùy ý bất thường (AbnDEXP) .................................................................................................................120 Bảng 5.11: Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là chi phí sản xuất bất thường (AbnPROD) .................................................................................................................123 Bảng 5.12: Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là REM kết hợp (COM_REM) .. 126 Bảng 5.13: Kết quả hồi qui mô hình với biến phụ thuộc là khoản dồn tích bất thường (AbnDA) ......................................................................................................................128 Bảng 6.1: Tổng hợp kết quả ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc ...........136 Bảng 6.2: Kết quả giả thuyết .......................................................................................137
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lí do lựa chọn đề tài Trong thời gian qua, nhiều công ty lớn (ví dụ: Enron, WorldCom, Ad Philadelphia, Parmalat,...) đã phá sản vì bê bối kế toán và lợi nhuận trên báo cáo bị thao túng là nền tảng của những vụ bê bối này, chẳng hạn như sự sụp đổ của Enron – một công ty năng lượng hàng đầu nước Mỹ được coi là một trong những bê bối thất bại kiểm toán lớn nhất nước Mỹ. Những vụ bê bối này đã khiến điều chỉnh lợi nhuận trở thành vấn đề quan trọng đối với những người sử dụng thông tin kế toán khác nhau cũng như các học giả, nhà đầu tư và các học viên (Belal Ali và cộng sự 2018). Điều chỉnh lợi nhuận (earnings management) đã thu hút được sự chú ý trong nghiên cứu học thuật từ đầu những năm 1960 (Subhrendu Rath and Lan Sun, 2008). Tầm quan trọng của việc nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận được thúc đẩy bởi ảnh hưởng đáng kể của nó đến chất lượng báo cáo tài chính. Việc “điều chỉnh” thông tin lợi nhuận trên báo cáo tài chính có thể ảnh hưởng tới các quyết định của những người sử dụng khi mà các quyết định này được đưa ra dựa trên cơ sở chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo. Do đó một cách hiển nhiên, hiện tượng điều chỉnh lợi nhuận thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu hàn lâm, các đối tác trên thị trường tài chính, các nhà điều hành, các cổ đông, các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên tác giả nhận thấy, các tài liệu học thuật ghi nhận hai cách thức điều chỉnh lợi nhuận là điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (AEM – Accural earnings management) và điều chỉnh lợi nhuận thực tế (REM – Real earnings management). Nhưng các nghiên cứu trước đây trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu tập trung vào điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích, trong khi đó vấn đề điều chỉnh lợi nhuận thực tế phát triển trong các nghiên cứu gần đây như là một cách thức thao túng thu nhập thay thế thì phần lớn vẫn chưa được khám phá. Mặt khác, quyền sở hữu trong công ty cổ phần được nắm giữ bởi nhiều nhà đầu tư khác nhau tạo nên một cấu trúc sở hữu đa dạng - đặc trưng của loại hình công ty cổ phần. Sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông và nhà quản lý, sự khác nhau giữa các nhóm cổ đông về nguồn lực, động cơ cũng như khả năng giám sát hành động của nhà quản lý dự báo tác động của các nhóm cổ đông khác nhau đối với thao tác điều chỉnh lợi nhuận. Bởi vậy, trong nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng tới thực hành điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp thì tác giả đặc biệt quan tâm tới khía cạnh cấu trúc sở hữu trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cấu trúc sở hữu không chỉ là một nhân tố đặc trưng của các công ty cổ phần mà còn là một nhân tố
- 2 khá đặc thù của Việt Nam với nhiều nét khác biệt so với các thị trường khác nhờ vào nền kinh tế, chính trị độc đáo, và sự khác biệt về thể chế phân biệt nó với quốc gia khác. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển trải qua sự chuyển đổi nền kinh tế, thị trường chứng khoán đang trong quá trình hoàn thiện, quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục diễn ra. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang là một thị trường non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới với chỉ 22 năm tuổi kể từ thời điểm đi vào hoạt động năm 2000. Theo đó thì các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn khá khiêm tốn so với trên thế giới. Bối cảnh đặc trưng này đặt ra nhu cầu nghiên cứu để hoàn thiện nhận thức của các đối tượng sử dụng thông tin (các nhà đầu tư, các cổ đông, cơ quan quan lý,…) về các vấn đề liên quan đến điều chỉnh lợi nhuận trong đó có khía cạnh tác động của cấu trúc sở hữu làm cơ sở cho việc xây dựng cấu trúc sở hữu phù hợp với từng quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Trên đây cũng là lí do tác giả lựa chọn đề tài: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của mình với kì vọng mang lại nhiều giá trị có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu • Hệ thống hoá khung lý thuyết và cơ sở lý luận đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. • Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. • Đề xuất các khuyến nghị và hàm ý từ kết quả của nghiên cứu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu • Tồn tại hay không sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới điều chỉnh lợi nhuận của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? • Nhân tố nào thuộc cấu trúc sở hữu ảnh hưởng tới điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? • Các giải pháp đề xuất và hàm ý chính sách cho các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các đối tượng sử dụng thông tin như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới điều chỉnh lợi nhuận tại công ty phi tài chính - Phạm vi nghiên cứu
- 3 + Phạm vi không gian: Các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam không bao gồm các công ty tài chính được xem là là các đơn vị có quy tắc quản trị doanh nghiệp riêng và có thể tác động tới kết quả khi nghiên cứu điều chỉnh lợi nhuận như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, … + Phạm vi thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn 20 năm từ năm 2000 đến năm 2019. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Tác giả thực hiện 2 bước hồi qui gồm: * Hồi qui bước 1: Đo lường biến điều chỉnh lợi nhuận Hai mô hình kỳ vọng dựa trên hồi quy được chọn để ước tính mức độ điều chỉnh lợi nhuận gồm: + Một mô hình được sử dụng để tính toán các khoản tích lũy bất thường, phần dư của mô hình này đại diện cho mức độ lợi nhuận được điều chỉnh dựa trên cơ sở dồn tích (AEM) + Một mô hình được sử dụng để tính toán bất thường dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chi phí sản xuất bất thường và chi phí tùy ý bất thường. Phần dư thu được từ mô hình này đại diện cho mức độ lợi nhuận được điều chỉnh thực tế (REM) * Hồi qui bước 2: Hồi quy đa biến xác định ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận Các phương pháp ước lượng gồm ước lượng Pooled OLS, ước lượng tác động cố định FEM và ước lượng tác động ngẫu nhiên REM trên dữ liệu bảng được thực hiện và tìm ra mô hình tốt nhất để kiểm tra các mối quan hệ được đề xuất giữa các phần dư đại diện cho điều chỉnh lợi nhuận (nghĩa là các biến phụ thuộc) và cấu trúc sở hữu (nghĩa là các biến độc lập). 1.6 Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu của luận án trải qua các bước thực hiện được khái quát hoá như sau: Bước 1: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về điều chỉnh lợi nhuận Bước 2: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cấu trúc sở hữu Bước 3: Hệ thống hoá khung lý thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu tới điều chỉnh lợi nhuận Bước 4: Tổng quan các hướng nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận
- 4 Bước 5: Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận Bước 6: Xác định khoảng trống nghiên cứu trên cơ sở tổng quan nghiên cứu Bước 7: Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và khung lý thuyết Bước 8: Xây dựng mô hình nghiên cứu Bước 9: Thu thập dữ liệu và lựa chọn mẫu nghiên cứu Bước 10: Xử lý và phân tích dữ liệu Bước 11: Thảo luận kết quả nghiên cứu Bước 12: Các đề xuất và kết luận 1.7 Các đóng góp dự kiến của luận án Về mặt lí luận, luận án đã góp mình vào tổng quan các công trình nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận nói chung và tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận nói riêng. Luận án đã góp phần bổ sung bằng chứng quốc tế quan trọng về các nội dung liên quan tới điều chỉnh lợi nhuận tại Việt Nam – một quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á với nền kinh tế, chính trị, thể chế có nhiều sự khác biệt phân biệt nó với các quốc gia khác. Với bối cảnh nghiên cứu là các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án của tác giả góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam vốn còn khá khiêm tốn so với các nghiên cứu trên thế giới bởi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một thị trường non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 2000. Về mặt thực tiễn, luận án làm sáng tỏ một số nội dung liên quan tới điều chỉnh lợi nhuận, cung cấp các hàm ý về cả 2 khía cạnh cấu trúc sở hữu và điều chỉnh lợi nhuận góp phần tăng nhận thức của các đối tượng sử dụng thông tin lợi nhuận từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý, các cổ đông, nhà quản lý, các nhà nghiên cứu học thuật,…Từ đó các đối tượng sử dụng thông tin sẽ có căn cứ để ứng xử phù hợp trước các vấn đề liên quan. 1.8 Kết cấu luận án Luận án dự kiến có 6 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về điều chỉnh lợi nhuận, cấu trúc sở hữu và ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận.
- 5 Chương 3: Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận Chương 4: Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Phân tích dữ liệu và kết quả Chương 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận
- 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương mở đầu của luận án trình bày lí do lựa chọn đề tài và giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu bao gồm mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, các đóng góp dự kiến của luận án và kết cấu của luận án. Chương 1 giúp người đọc có những hình dung sơ bộ ban đầu về công trình nghiên cứu của tác giả. Các nội dung của chương 1 sẽ được làm rõ một cách cụ thể hoá và chi tiết trong các chương tiếp theo.
- 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN, CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN 2.1 Cơ sở lý luận về điều chỉnh lợi nhuận 2.1.1 Định nghĩa điều chỉnh lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính, lợi nhuận khả quan thể hiện sự gia tăng giá trị của công ty và là một tín hiệu giúp phân bổ nguồn lực trong thị trường vốn. Các nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng,… và các bên liên quan xây dựng niềm tin dựa trên các thông tin tài chính được công bố, các kỳ vọng trong tương lai phụ thuộc vào giá trị hiện tại của thu nhập, bởi vậy các chủ sở hữu, những người quản lý doanh nghiệp tất yếu quan tâm tới cách mà lợi nhuận được báo cáo, trong đó bao gồm sự điều chỉnh lợi nhuận. Sự hiểu biết về điều chỉnh lợi nhuận được hoàn thiện dần theo tiến trình thời gian thông qua các bằng chứng thực nghiệm trong các nghiên cứu, do đó, nhiều tác giả đã đưa ra cách hiểu về sự điều chỉnh lợi nhuận và có thể giữa các định nghĩa chưa hẳn có sự đồng thuận tuyệt đối. Sau đây tác giả trích dẫn một số định nghĩa phổ biến về điều chỉnh lợi nhuận: “Điều chỉnh lợi nhuận là quy trình thực hiện các bước có chủ ý trong các ràng buộc của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung để mang lại mức thu nhập được báo cáo mong muốn” (Davidson, Stickney và Weil, 1987, được trích dẫn trong Schipper, 1989, trang 92 và Beneish, 2001, trang 4) Trong những năm 1970 và đầu những năm 1980, các nghiên cứu về điều chỉnh lợi nhuận tập trung vào lựa chọn kế toán (accounting choice), kể từ giữa những năm 1980 tập trung vào khoản dồn tích (accurals) (Beneish, 2001). Định nghĩa của Davidson và cộng sự (1987) không đề cập đến điều chỉnh lợi nhuận bằng các hành động quản lý giúp đạt được mức lợi nhuận mong muốn thông qua các quyết định điều hành. “Điều chỉnh lợi nhuận là một sự can thiệp có mục đích trong quy trình báo cáo tài chính bên ngoài, với mục đích thu được một số lợi ích cá nhân (trái ngược với quan điểm cho rằng, chỉ đơn thuần là tạo điều kiện cho hoạt động trung lập của quy trình)”.... “Một phần mở rộng nhỏ của định nghĩa này sẽ bao gồm điều chỉnh lợi nhuận thực tế, được thực hiện bằng các quyết định đầu tư hoặc quyết định tài chính
- 8 đúng lúc để thay đổi báo cáo thu nhập hoặc một số tập hợp con của nó. " (Schipper, 1989, trang 92) So với định nghĩa của Davidson và cộng sự (1987) thì trong định nghĩa của mình, Schipper (1989) đã mở rộng thêm cách thức điều chỉnh lợi nhuận thực tế đạt được thông qua các quyết định điều hành về đầu tư hoặc tài chính. “Điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng phán đoán trong báo cáo tài chính và trong cấu trúc các giao dịch để thay đổi báo cáo tài chính nhằm đánh lạc hướng một số bên liên quan về hiệu quả kinh tế cơ bản của công ty hoặc ảnh hưởng đến kết quả của các hợp đồng mà phụ thuộc vào số liệu kế toán được báo cáo” (Healy và Wahlen, 1999, trang 368) Theo Healy và Wahlen (1999), có nhiều cách để nhà quản lý có thể thực hiện phán đoán trong báo cáo tài chính như ước tính các sự kiện kinh tế trong tương lai như giá trị còn lại của tài sản dài hạn, nghĩa vụ trợ cấp hưu trí, thuế hoãn lại, tổn thất từ nợ xấu và sự suy giảm tài sản; lựa chọn các phương pháp kế toán như phương pháp khấu hao đường thẳng hay khấu hao nhanh, phương pháp tính giá hàng tồn kho LIFO, FIFO hay bình quân; thực hiện các quyết định trong quản lý vốn lưu động như mức tồn kho, thời gian giao hàng hoặc mua hàng tồn kho, các chính sách thu tiền,… tác động tới sự phân bổ chi phí và doanh thu; ngoài ra, nhà quản lý phải lựa chọn giữa duy trì chi phí hay cắt giảm chi phí như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí quảng cáo hoặc bảo trì. Bên cạnh đó, nhà quản lý quyết định cấu trúc các giao dịch chẳng hạn như đầu tư vốn cổ phần được thiết lập sao cho để tránh hoặc yêu cầu hợp nhất. Như vậy, Healy và Wahlen (1999) đã đề cập đa dạng hơn về cách thức điều chỉnh lợi nhuận. Các định nghĩa nêu trên nhấn mạnh mục đích tiêu cực của điều chỉnh lợi nhuận, hành động của nhà quản lý được cho là có chủ ý vì lợi ích cá nhân và làm cho các bên liên quan hiểu sai lệch về thông tin được báo cáo. Tuy nhiên, một số tác giả khác (Beneish 2001, Fields và cộng sự 2001, Arya và cộng sự 2003) lại cho rằng điều chỉnh lợi nhuận cũng có mặt tích cực: Beneish (2001) cho rằng: “Có hai khía cạnh về điều chỉnh lợi nhuận: khía cạnh cơ hội, các nhà quản lý tìm cách đánh lừa nhà đầu tư và khía cạnh thông tin, theo đó, các nhà quản lý tiết lộ cho các nhà đầu tư những kỳ vọng cá nhân của họ về dòng tiền tương lai của công ty” (Beneish, 2001, trang 5). Beneish (2001) phân biệt giữa điều chỉnh lợi nhuận cơ hội (để đánh lừa nhà đầu tư) và điều chỉnh lợi nhuận thông tin (để mô tả một hình ảnh tốt cho các cổ đông về hiệu suất của công ty. Sự khác biệt như vậy có thể phản ánh rằng quản lý thu nhập không luôn luôn là một hành vi xấu. Fields và cộng sự (2001) áp dụng định nghĩa của Watt và Zimmerman (1990) cho rằng “Điều chỉnh lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý thực hiện ý muốn của họ
- 9 thông qua số liệu kế toán một cách có hoặc không có giới hạn. Ý muốn này có thể làm gia tăng giá trị doanh nghiệp hoặc hành vi cơ hội” (Fields và cộng sự, 2001, trang 260) Arya, A., Glover, J. C., và Sunder, S. (2003) cho rằng: “Nghiên cứu y học chỉ ra rằng cholesterol không chỉ là một nhân vật phản diện làm cứng động mạch; nó phục vụ một chức năng sinh lý phức tạp và thiết yếu trong cơ thể chúng ta. Tương tự như vậy, nghiên cứu kế toán cho thấy rằng điều chỉnh lợi nhuận không phải là một điều xấu không được thừa nhận; trong giới hạn, nó thúc đẩy các quyết định hiệu quả.” … “Điều chỉnh lợi nhuận làm giảm tính minh bạch là một ý nghĩ đơn giản. Một tính năng cơ bản của các tổ chức phi tập trung là phân tán thông tin giữa mọi người. Những người khác nhau biết những điều khác nhau và không ai biết tất cả mọi thứ. Trong một môi trường như vậy, luồng thu nhập được quản lý có thể truyền tải nhiều thông tin hơn luồng thu nhập không được quản lý…” (Arya, A., Glover, J. C., và Sunder, S, 2003, trang 111) Định nghĩa về điều chỉnh lợi nhuận không nhất quán trong các tài liệu học thuật, một số yếu tố trùng khớp và có thể tìm thấy trong phần lớn các định nghĩa, tuy nhiên, một số yếu tố trong đó là khác nhau. Định nghĩa gần đây hơn của Callao và cộng sự (2014) kết hợp nhiều yếu tố được đề cập bởi các nhà nghiên cứu trước đây, Callao và cộng sự (2014) nhấn mạnh các yếu tố phổ biến được tìm thấy trong nhiều định nghĩa gồm: + Hành động có mục đích của các nhà quản lý, chỉ ra hoạt động có chủ ý và có ý thức của các nhà quản lý (theo định nghĩa của Schipper, 1989); + Xử lý các khía cạnh bên ngoài của dữ liệu, luôn liên quan đến dữ liệu báo cáo của các công ty (Healy và Wahlen, 1999); + Thao túng dữ liệu tài chính của công ty (định nghĩa GAAP); + Theo đuổi mục đích đạt được mục tiêu cụ thể của người quản lý (Park và Shin, 2004); + Sử dụng tính linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp kế toán, tính chủ quan của người quản lý bằng cách chọn các chỉ tiêu hữu ích để đạt được kết quả theo kế hoạch và lựa chọn trong khả năng của các chuẩn mực (Fields và các cộng sự, 2001); + Bản chất sai lệch của thông tin, vì thông tin được trình bày có thể để che giấu hoặc thậm chí giả mạo một số thông tin (Roychowdhury, 2006). Từ các yếu tố phổ biến được tìm thấy trong nhiều định nghĩa trên, Callao và cộng sự (2014) đã đưa ra định nghĩa sau: “Điều chỉnh lợi nhuận là một can thiệp có mục đích trong báo cáo tài chính, được thiết kế để đạt được mục tiêu thu nhập bằng cách thay đổi thực hành kế toán.
- 10 Tuy nhiên, đó là một hành động diễn ra mà không nhất thiết vi phạm các quy định kế toán, và đó là tận dụng các khả năng của sự lựa chọn chính sách kế toán. Hành động này có thể đánh lừa các bên liên quan, khiến họ đưa ra quyết định trên cơ sở báo cáo tài chính mà họ đã không thể làm theo cách khác được” (Callao và cộng sự, 2014, trang 137) 2.1.2 Phân loại điều chỉnh lợi nhuận 2.1.2.1 Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích (AEM – Accural earnings management) Theo nguyên tắc của kế toán cơ sở tiền (cash basic), doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm thực thu hoặc thực chi tiền thanh toán, tuy có lợi thế đơn giản, dễ sử dụng và cho số liệu chính xác số tiền đang nắm giữ nhưng kế toán cơ sở tiền không hẳn hiệu quả vì nó đặt ra các vấn đề liên quan đến việc đo lường hiệu quả của các công ty khi các công ty hoạt động liên tục. Chuẩn mực kế toán qui định nguyên tắc ghi chép kế toán trên cơ sở dồn tích, theo đó, doanh thu và chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Trong quá trình áp dụng nguyên tắc, kế toán cơ sở dồn tích có thể tạo ra cơ hội cho các nhà quản lý khai thác để điều chỉnh lợi nhuận. Theo nguyên tắc thì doanh thu và chi phí được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, nếu thời điểm này được trì hoãn hay tịnh tiến có chủ ý thì có thể làm dịch chuyển thu nhập giữa các thời kỳ. Các nhà quản lý có thể thay đổi thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí, chẳng hạn các nhà quản lý dự kiến sẽ bị lỗ trong kì tới, họ có thể hoãn việc ghi nhận doanh thu trong giai đoạn có lãi hiện tại để tăng thu nhập trong giai đoạn thua lỗ hoặc ngược lại; hay trong giai đoạn thua lỗ, các nhà quản lý có thể đặt mức dự phòng thấp cho các khoản nợ nghi ngờ để chuyển khoản lỗ đó sang giai đoạn tiếp theo có thu nhập dự kiến cao hơn. Trên nguyên tắc cơ sở dồn tích, lợi nhuận kế toán được cấu thành không chỉ từ các khoản doanh thu đã thực thu và các khoản chi phí đã thực chi mà còn bao gồm phần doanh thu dự thu tức chưa thu được tiền (nghiệp vụ bán hàng cho khách hàng nợ,…) và phần chi phí dự chi (chi phí phải trả hay chi phí trích trước, dự phòng phải trả,…) hay chi phí không phát sinh bằng tiền tại thời điểm hạch toán chi phí (chi phí khấu hao, chi phí trả trước, trích lập dự phòng,…). Theo đó, lợi nhuận kế toán được phân tách thành lợi nhuận bằng tiền và lợi nhuận dồn tích, trong đó lợi nhuận bằng tiền tính bằng chênh lệch giữa doanh thu đã thực thu và chi phí đã thực chi bằng tiền, lợi nhuận dồn tích được tính bằng chênh lệch giữa phần doanh thu và chi phí chưa thực thu chi tiền còn lại. nhà quản lý khó có thể tác động tới phần lợi nhuận bằng tiền nhưng có thể vận dụng các phương pháp kế toán hay ước tính kế toán để điều chỉnh phần lợi nhuận dồn tích.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 40 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
264 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
327 p | 50 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
199 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
162 p | 47 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
216 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
244 p | 51 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
201 p | 48 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam
259 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội
249 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
215 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
219 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 15 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn