Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam
lượt xem 10
download
Luận án "Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam" nhằm hệ thống hóa và làm rõ thêm các lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LÊ THỊ YẾN OANH ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LÊ THỊ YẾN OANH ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS. NGUYỄN TRỌNG CƠ 2. TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ NỘI – 2022
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP.......................................................................................................... 23 1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm ........................................................... 23 1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm .......................................................... 27 1.1.3. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm ......................... 30 1.1.4. Mối quan hệ giữa cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản trị doanh nghiệp và kế toán trách nhiệm .......................................................................... 31 1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............. 36 1.2.1. Trung tâm trách nhiệm và phân loại trung tâm trách nhiệm ................ 36 1.2.2. Lập dự toán và thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin tại các trung tâm trách nhiệm ............................................................................................................... 42 1.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm............... 62 1.2.4. Hệ thống khen thưởng và kỷ luật ........................................................ 67 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............................................................................................ 74 1.3.1. Các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm .......................................................................................... 74 1.3.1.1. Lý thuyết quản lý của Henri Fayol ............................................. 74
- 1.3.1.2. Lý thuyết dự phòng.................................................................... 76 1.3.1.3. Lý thuyết ngẫu nhiên ................................................................. 77 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm và xây dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 78 1.3.2.1.Nhóm các nhân tố thuộc về phân cấp quản lý, phân quyền hạn và trách nhiệm trong doanh nghiệp ....................................................................... 79 1.3.2.2. Nhóm các nhân tố thuộc về quy mô doanh nghiệp ..................... 80 1.3.2.3. Nhóm các nhân tố thuộc về trình độ chuyên môn trong công việc ......................................................................................................................... 80 1.3.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc về mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ........................................................................................... 81 1.3.2.5. Nhóm các nhân tố thuộc về nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong doanh nghiệp .................................................................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 82 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT, NHẬP KHẨU VÀ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM ................................ 84 2.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất, nhập khẩu ............................................ 84 2.1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ................ 87 2.1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam thuộc mẫu nghiên cứu ........................................................................................................ 91 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM ............................................... 95
- 2.2.1. Thực trạng thiết lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ......................................................................................... 95 2.2.2 Thực trạng lập dự toán và thu nhận, xử lý, hệ thống hóa, cung cấp thông tin tại các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ......................................................................................................................... 99 2.2.3. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ............................................... 111 2.2.4. Thực trạng thiết lập hệ thống khen thưởng và kỷ luật trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam .............................................................................. 115 2.3. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM.............................................................. 118 2.3.1. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................... 118 2.3.2. Các biến độc lập. .............................................................................. 120 2.3.3. Biến phụ thuộc.................................................................................. 122 2.3.4. Phân tích hồi quy đa biến.................................................................. 124 2.3.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo. .......................................... 124 2.3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA). ......................................... 128 2.3.4.3. Đánh giá mức độ giải thích của mô hình .................................. 132 2.3.4.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .................................... 133 2.3.4.5. Đánh giá hệ số hồi quy ............................................................ 133 2.3.4.6. Bàn luận về kết quả phân tích .................................................. 134 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............................. 136
- 2.4.1. Kết quả đạt được............................................................................... 136 2.4.2. Hạn chế ............................................................................................ 138 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................... 141 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................... 142 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2030 ................................................................... 144 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ......................................................... 144 3.1.2. Định hướng phát triển. ...................................................................... 145 3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN .................................................................... 146 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.................................................................. 148 3.3.1. Tăng cường phân cấp, phân quyền hạn và trách nhiệm và thiết lập các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp ..................................................... 148 3.3.2. Hoàn thiện lập dự toán và phân tích dự toán theo các trung tâm trách nhiệm ............................................................................................................. 150 3.3.3. Hoàn thiện đánh giá hiệu quả hoạt động theo các trung tâm trách nhiệm ....................................................................................................................... 153 3.3.4. Hoàn thiện lập báo cáo kế toán trách nhiệm ...................................... 157 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống khen thưởng và kỷ luật trong doanh nghiệp ...... 160 3.3.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin gắn với kế toán trách nhiệm ....................................................................................................................... 161 3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..................................... 163
- 3.4.1. Đối với Nhà nước ............................................................................. 163 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam ....................... 164 3.4.3. Đối với các hiệp hội Kế toán - Kiểm toán ......................................... 166 3.4.4. Đối với các cơ sở đào tạo về kinh tế ................................................. 166 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................... 167 KẾT LUẬN ................................................................................................... 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 170 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Doanh nghiệp DN Công ty cổ phần CTCP Kế toán trách nhiệm KTTN Trung tâm trách nhiệm TTTN Trách nhiệm hữu hạn TNHH Một thành viên MTV Quản lý doanh nghiệp QLDN
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Trang Bảng 2.1: Quy mô doanh nghiệp 92 Bảng 2.2: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 92 Bảng 2.3: Mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị 93 Bảng 2.4: Chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng 94 Bảng 2.5: Phần mềm kế toán và sự phù hợp của phần mềm kế toán 94 Bảng 2.6: Thực trạng thiết lập các trung tâm trách nhiệm 96 Bảng 2.7: Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Liên hiệp xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội 98 Bảng 2.8: Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T 99 Bảng 2.9: Thực trạng xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm 100 Bảng 2.10: Bảng dự toán doanh thu bán hàng năm 2021 104 Bảng 2.11: Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu năm 2021 105 Bảng 2.12: Bảng dự toán nhập khẩu xe máy điện mã XM YASC năm 2021 106 Bảng 2.13: Dự toán giá vốn hàng bán hàng năm 2021 107 Bảng 2.14: Báo cáo trách nhiệm trung tâm chi phí năm 2021 108 Bảng 2.15: Bảng dự toán lợi nhuận năm 2021 109 Bảng 2.16: Báo cáo trách nhiệm trung tâm lợi nhuận tại công ty Cổ phần Liên hiệp XNK và đầu tư Hà Nội năm 2021 110 Bảng 2.17: Thu nhập hàng năm của dự án 111 Bảng 2.18: Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm 112 Bảng 2.19: Thực trạng thiết lập hệ thống khen thưởng và kỷ luật 116 Bảng 2.20: Các biến độc lập 120
- Bảng 2.21: Biến phụ thuộc 123 Bảng 2.22: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến quan sát về phân cấp quản lý, phân quyền và trách nhiệm 125 Bảng 2.23: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến quan sát về quy mô doanh nghiệp 125 Bảng 2.24: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến quan sát về trình độ chuyên môn 126 Bảng 2.25: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến quan sát về mức độ áp dụng công nghệ thông tin 126 Bảng 2.26: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến quan sát về nhu cầu thông tin của nhà quản trị 127 Bảng 2.27: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo với nhóm biến quan sát về mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm 127 Bảng 2.28: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 129 Bảng 2.29: Kết quả tổng phương sai trích 130 Bảng 2.30: Kết quả ma trận xoay 131 Bảng 2.31: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test 132 Bảng 2.32: Kết quả tổng phương sai trích 132 Bảng 2.33: Kết quả R2 hiệu chỉnh 133 Bảng 2.34: Kết quả phân tích phương sai ANOVA 133 Bảng 2.35: Kết quả hệ số hồi quy của mô hình 134 Bảng 3.1: Chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo các trung tâm trách nhiệm 151 Bảng 3.2: Báo cáo kế toán trách nhiệm của trung tâm chi phí 158 Bảng 3.3: Báo cáo tổng hợp các trung tâm chi phí trong doanh nghiệp 159 Bảng 3.4: Đánh giá mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao 160
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Các Hiệp định kinh tế theo hướng mở cửa hoàn toàn về thương mại, dịch vụ, đầu tư… được ký kết đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự hỗ trợ của các yếu tố công nghệ giúp cho nhiều công việc có thể được thực hiện dễ dàng, xuyên biên giới cũng đã và đang đặt ra các cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn khi thị trường kinh doanh trở nên rộng lớn ra các nước trên khu vực và thế giới, ít các rào cản biên giới. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nâng cao được năng lực cạnh tranh thì có khả năng sẽ chịu thua thiệt ngay tại thị trường trong nước. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế phải luôn có những cố gắng đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phương thức quản trị hiện đại, đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nhằm tạo bước phát triển nhanh và bền vững. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu, bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sẽ tạo thêm những cơ hội nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn, thách thức. Sự phát triển của ngành và của các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gắn liền với sự phát triển chung của đất nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Để phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam nói riêng đang có những đổi mới nhằm phù hợp với xu hướng chung toàn cầu, các nhà quản trị cần có những thông tin chính xác, 1
- tin cậy cho việc đưa ra các quyết định tối ưu trong quản lý. Đồng thời, các doanh nghiệp khi phát triển đến một quy mô nhất định cần phải thiết lập một hệ thống quản trị hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình, tránh tình trạng lộn xộn và bị động trước các tình huống có thể xảy ra trong kinh doanh. Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm là một trong các phương pháp quản trị phổ biến và hiệu quả đối với rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Hệ thống kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động thực tế và được lập kế hoạch, giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp. Từ đó, giúp các nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung. Hệ thống kế toán trách nhiệm cũng khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nhưng vẫn còn là nội dung tương đối mới đối với Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại các các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm và tác động của kế toán trách nhiệm đến hiệu quả của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu là vấn đề cần thiết hiện nay. Về mặt lý luận, trong những năm gần đây, các nội dung về kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Kế toán trách nhiệm được nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực tế tại các doanh nghiệp, đặc biệt là tại những nước đang phát triển, nơi mà có sự chênh lệch tương đối về trình độ phát triển của nền kinh tế và trình độ của quản trị doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và áp dụng kế toán quản trị, trong đó có kế toán trách nhiệm tại Việt Nam còn khá nhiều hạn chế do những nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực này còn chưa nhiều 2
- và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. Do đó, cần có những nghiên cứu mang tính chất hệ thống. Cụ thể, một số công trình nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại Việt Nam đã nghiên cứu thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại một số loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp dệt may (Lý Khắc Cường, 2018), doanh nghiệp xây dựng (Nguyễn Hữu Phú, 2014) hay các doanh nghiệp sản xuất xi măng (Trần Trung Tuấn, 2015). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đi sâu làm rõ về thực trạng áp dụng kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu và công tác quản trị trong doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thông qua công cụ kế toán, đặc biệt là kế toán trách nhiệm, tác giả lựa chọn đề tài “Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Đề tài vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn và không trùng lắp với đề tài nào đã nghiên cứu trước đây. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Những năm gần đây, có khá nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm. Mỗi nghiên cứu tiếp cận kế toán trách nhiệm ở các góc độ khác nhau, hoặc ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoặc ở các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Do đó, mỗi một nghiên cứu đưa ra được một góc nhìn khác nhau về kế toán quản trị. 2.1. Về các nội dung công việc cần thực hiện trong hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Tác giả Gordon (1963) cho rằng để thiết lập thành công một hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp thì cần phải: (i) thiết lập các trung tâm trách nhiệm chi phí và trung tâm trách nhiệm lợi nhuận; (ii) thiết lập các quy tắc dùng để xác định giá bán của hàng hóa, dịch vụ và các quy tắc dùng để phân bổ chi phí một cách hợp lý cho các trung tâm trách nhiệm; (iii) thiết lập các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp; và (iv) thiết lập hệ thống khen 3
- thưởng đối với kết quả công việc của nhà quản trị các cấp. Tương đồng với Gordon (1963), tác giả Sethi (1977) cũng cho rằng cần phải thiết lập các trung tâm trách nhiệm chi phí và trung tâm trách nhiệm lợi nhuận khi xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với Gordon (1963), Sethi (1977) lại cho rằng sau khi thiết lập các trung tâm trách nhiệm, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống thu thập thông tin phân bổ cho từng trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống dự toán theo các trung tâm trách nhiệm. Hiệu quả công việc của nhà quản trị sẽ được đánh giá dựa trên chênh lệch giữa số liệu thực tế thực hiện và số liệu dự toán. So với nghiên cứu của Gordon (1963), nghiên cứu này đã đưa ra cách đánh giá kết quả công việc của nhà quản trị các cấp và đề cao tính ứng dụng của dự toán. Cũng đề cao tính áp dụng của dự toán trong hệ thống kế toán trách nhiệm, tác giả Sollenberger (1990) cho rằng để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp cần thực hiện 06 bước: (i) xác định các trung tâm chi phí; (ii) xây dựng hệ thống tài khoản sử dụng để mã hóa dữ liệu kế toán; (iii) xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công việc nhà quản trị; (iv) quy định trách nhiệm quản lý; (v) thiết lập quy trình xây dựng dự toán liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; và (vi) xem xét các chênh lệch giữa số liệu thực tế thực hiện và số liệu dự toán để thực hiện sửa đổi kế hoạch phù hợp. Tiếp cận kế toán trách nhiệm dưới góc độ là một hệ thống chỉ định trách nhiệm, hai tác giả Corr và Parris (1976) cho rằng để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm cần: (i) chỉ định trách nhiệm cho các nhà quản lý các cấp; (ii) xây dựng hệ thống chi phí định mức cho các hoạt động; và (iii) xây dựng dự toán dựa trên sự kết hợp của hệ thống chi phí định mức và mức độ hoạt động. Tương tự, tác giả Harris (1977) đưa ra các nội dung công việc của hệ thống kế toán trách nhiệm gồm: (i) xác định trách nhiệm của nhà quản trị về từng khoản mục doanh thu và chi phí; (ii) mỗi nhà quản trị thực hiện xây dựng dự toán các khoản doanh thu và chi phí thuộc trách nhiệm của mình; và (iii) nhà quản trị cấp cao sẽ xem 4
- xét và sửa đổi dự toán. Tác giả Allen (1984) cũng cho rằng: các công việc cần thực hiện để xây dựng một hệ thống kế toán trách nhiệm hiệu quả gồm: (i) xác định quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản trị các cấp; (ii) xác định mối quan hệ giữa các trung tâm trách nhiệm; và (iii) xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm. Hai tác giả Kermit và Barbara (1996) tập trung vào khía cạnh hệ thống kế toán trách nhiệm là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả công việc của nhà quản trị, do đó đã đề xuất rằng việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm cần phải: (i) thiết lập các trung tâm trách nhiệm; (ii) thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc, (iii) thiết lập quy trình đánh giá hiệu quả công việc, và (iv) thiết lập hệ thống khen thưởng. Đồng quan điểm với Kermit và Barbara (1996), tác giả Hansen (2005) cũng cho rằng hệ thống kế toán trách nhiệm được xác định bởi bốn yếu tố quan trọng là: (i) tổ chức phân công trách nhiệm; (ii) tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn hiệu suất; (iii) tổ chức đánh giá hiệu suất; và (iv) tổ chức hệ thống khen thưởng. Nghiên cứu sâu về việc áp dụng các kỹ thuật kế toán trong hệ thống quản trị theo kế toán trách nhiệm, tác giả Gharayba (2011) đã phân chia các công việc trong hệ thống kế toán trách nhiệm thành: (i) phân chia doanh nghiệp thành các trung tâm trách nhiệm; (ii) giao quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho người quản trị đứng đầu mỗi trung tâm trách nhiệm; (iii) xây dựng quy tắc phân bổ chi phí và doanh thu cho các trung tâm chịu trách nhiệm, xác định giá chuyển đổi giữa các trung tâm trách nhiệm; (iv) xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm; (v) kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động bằng cách so sánh thực tế với dự toán; (vi) lập các báo cáo phân tích chênh lệch giữa thực tế với dự toán; và (vii) xây dựng hệ thống khen thưởng đối với hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm. Nghiên cứu kế toán trách nhiệm dưới góc độ vận dụng các phương pháp kế toán, tài chính để thực hiện các nội dung kế toán trách nhiệm, hai tác giả Nguyễn 5
- Thị Minh Phương (2013) và Nguyễn Hữu Phú (2014) đều đồng ý rằng để xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm thành công thì cần thiết phải: (i) xác định và nhận diện các trung tâm trách nhiệm; (ii) xây dựng các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm; và (iii) xây dựng hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm. Như vậy, với mỗi góc độ tiếp cận khác nhau thì nội dung công việc của hệ thống kế toán trách nhiệm cũng có sự khác nhau. Nhìn chung, nhiều nghiên cứu đều đề cập đến việc thiết lập các trung tâm trách nhiệm (Gordon, 1963; Sethi, 1977; Sollenberger, 1990; Kermit và Barbara, 1996; Hansen, 2005; Gharayba, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu Phú, 2014), việc trao quyền hạn và chỉ định trách nhiêm cho các nhà quản trị các cấp (Corr và Parris, 1976; Harris, 1977; Allen, 1984; Gordon, 1963; Sethi, 1977; Gharayba, 2011), việc xây dựng hệ thống dự toán cho các trung tâm trách nhiệm, hoặc cho phạm vi quản lý của các nhà quản trị (Sethi, 1977; Sollenberger, 1990; Corr và Parris, 1976; Harris, 1977; Allen, 1984; Gharayba, 2011), việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, hoặc nhà quản trị bộ phận (Kermit và Barbara, 1996; Hansen, 2005; Gordon, 1963; Sethi, 1977; Sollenberger; 1990; Gharayba, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu Phú, 2014), việc xây dựng hệ thống khen thưởng (Kermit và Barbara, 1996; Hansen, 2005; Gordon, 1963; Gharayba, 2011). Ngoài ra, tuỳ vào cách tiếp cận mà có nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các kỹ thuật hoặc phương pháp được sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc của các trung tâm trách nhiệm, có nghiên cứu trình bày chi tiết các kỹ thuật hoặc phương pháp xây dựng dự toán cho các trung tâm trách nhiệm, có nghiên cứu trình bày cách thức phân loại và phân bổ chi cho các trung tâm trách nhiệm, có nghiên cứu chú trọng đến hệ thống báo cáo được sử dụng trong kế toán trách nhiệm… 2.2. Về thiết lập và phân loại các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Thiết lập các trung tâm trách nhiệm là một nội dung quan trọng của kế toán 6
- trách nhiệm (Gordon, 1963; Sethi, 1977; Sollenberger, 1990; Kermit và Barbara, 1996; Hansen, 2005; Gharayba, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu Phú, 2014). Việc hình thành các trung tâm trách nhiệm chính là việc chia một doanh nghiệp thành các bộ phận/hoạt động và người đứng đầu các bộ phận/hoạt động này được trao một giới hạn quyền hạn nhất định trong việc ra quyết định (Freeman và cộng sự, 2004; Bob Scarlett, 2007). Trung tâm trách nhiệm có thể là một pháp nhân hoặc không phải là một pháp nhân. Theo Garrison và cộng sự (2010), khái niệm trung tâm trách nhiệm được sử dụng cho bất kỳ bộ phận nào trong doanh nghiệp mà người quản lý có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm về chi phí, lợi nhuận hoặc vốn đầu tư. Theo Gordon (1963) và Sethi (1977), có hai loại trung tâm trách nhiệm là trung tâm trách nhiệm chi phí và lợi nhuận. Tuy nhiên, theo Harris (1977), theo dõi và kiểm soát các khoản mục doanh thu và chi phí theo các trung tâm trách nhiệm là nhiệm vụ của các nhà quản trị, do đó, trung tâm trách nhiệm nên chia thành hai loại là trung tâm trách nhiệm doanh thu và trung tâm trách nhiệm chi phí. Tác giả Liao (1973) cũng đồng tình với Harris (1977) rằng kiểm soát các khoản mục chi phí và doanh thu theo từng trung tâm trách nhiệm là bản chất cơ bản của hệ thống kế toán trách nhiệm. Tuy nhiên, Liao (1973) cũng đề xuất rằng khi doanh nghiệp tăng trưởng, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, thì hệ thống các trung tâm lợi nhuận lại là một biện pháp góp phần giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình này. Các tác giả Sollenberger (1990), Melumad và cộng sự (1992), Garrison và cộng sự (2010) lại cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm bao gồm: trung tâm trách nhiệm chí phí, trung tâm trách nhiệm lợi nhuận và trung tâm trách nhiệm đầu tư. Các tác giả này cho rằng, trên thực tế, loại hình trung tâm trách nhiệm doanh thu hầu như rất hiếm gặp, do ngay cả bộ phận bán hàng cũng phải quản lý các chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra doanh thu, do đó, trên thực tế chỉ có trung tâm trách nhiệm lợi nhuận tồn tại. 7
- Trong khi đó, các tác giả Lê Đức Toàn (2002), Freeman và cộng sự (2004), Adam và cộng sự (2006), Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Nguyễn Ngọc Quang (2014) cho rằng có thể tổ chức thành bốn loại trung tâm trách nhiệm, gồm: trung tâm trách nhiệm chi phí, trung tâm trách nhiệm doanh thu, trung tâm trách nhiệm lợi nhuận và trung tâm trách nhiệm đầu tư. Trong nghiên cứu của mình, ngoài việc đề xuất thiết lập bốn loại trung tâm trách nhiệm, tác giả Lê Đức Toàn (2002) còn đề xuất chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá trung tâm trách nhiệm chi phí và trung tâm trách nhiệm đầu tư, tuy nhiên, chưa đề xuất các tiêu chí dùng để đánh giá trung tâm trách nhiệm doanh thu và trung tâm trách nhiệm lợi nhuận. Còn tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013) cho rằng số lượng các loại trung tâm trách nhiệm cần thiết lập sẽ phụ thuộc vào đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp, ví dụ, những doanh nghiệp có quy mô lớn nên xây dựng 4 loại trung tâm trách nhiệm, tuy nhiên, những doanh nghiệp quy mô nhỏ chỉ nên xây dựng 2 hoặc 3 loại trung tâm trách nhiệm. Không chỉ dừng ở số loại trung tâm trách nhiệm, nghiên cứu của Dowd (2001) chỉ tập trung về trung tâm trách nhiệm chi phí và thu được kết quả là khi công nghệ sản xuất càng đa dạng và các sản phẩm có tính không đồng nhất, mức độ phân tách quy trình sản xuất càng cao, thì các chi phí càng có thể được phân loại chi tiết hơn, dẫn tới càng có nhiều tài khoản chi phí hơn, do đó, số lượng trung tâm trách nhiệm chi phí cũng có thể nhiều hơn. Như vậy, có thể thấy, thiết lập các trung tâm trách nhiệm phải gắn liền với quyền lực và trách nhiệm của người quản lý mỗi trung tâm. Trong các nghiên cứu đã đề cập ở trên, có quan điểm cho rằng có hai loại trung tâm trách nhiệm, có quan điểm cho rằng có ba loại trung tâm trách nhiệm, lại có quan điểm cho rằng có bốn loại trung tâm trách nhiệm. Sự khác biệt này có thể đến từ mẫu nghiên cứu của từng tác giả, đặc điểm hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý tại thời kỳ mà các tác giả nghiên cứu. Do đó, luận án đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2013) rằng số loại trung tâm trách nhiệm cần thiết lập sẽ phụ 8
- thuộc vào đặc điểm riêng biệt của từng doanh nghiệp. Đồng thời, số lượng trung tâm trách nhiệm tại mỗi doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau phụ thuộc vào các đặc điểm về sản xuất, kinh doanh, hay quản lý của mỗi doanh nghiệp. 2.3. Về xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Việc xây dựng hệ thống dự toán cho các trung tâm trách nhiệm, hoặc cho phạm vi quản lý của các nhà quản trị là một nội dung quan trọng của kế toán trách nhiệm (Sethi, 1977; Sollenberger, 1990; Corr và Parris, 1976; Harris, 1977; Allen, 1984; Gharayba, 2011). Hệ thống dự toán không chỉ là một kế hoạch kinh doanh, mà còn là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm (Sethi, 1977; Sollenberger, 1990; Gharayba, 2011). Nhiều kết quả nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng hệ thống dự toán chính là điều kiện tiên quyết hỗ trợ hệ thống kế toán trách nhiệm đạt được hiệu quả (Okwo và cộng sự, 2005). Quá trình xây dựng dự toán cần có sự tham gia của các nhà quản lý của các trung tâm trách nhiệm và đề xuất của họ nên được thực hiện và kết hợp trong dự toán tổng thể (Nyakuwanika, 2012). Các trung tâm trách nhiệm cần thiết lập mục tiêu và thiết lập dự toán ngân sách của các trung tâm trách nhiệm theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên môn và khả năng tiềm tàng của họ (Eman Al Hanini, 2013). Tác giả Gharayba (2011) khi nghiên cứu về kế toán trách nhiệm, đã đề xuất việc áp dụng một số kỹ thuật kế toán để phân bổ chi phí và doanh thu cho các trung tâm chịu trách nhiệm, xác định giá chuyển đổi giữa các trung tâm trách nhiệm, từ đó, xây dựng dự toán theo các trung tâm trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2014) cho rằng: hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm, bao gồm các bảng dự toán riêng biệt, được lập chi tiết tới từng bộ phận, từng sản phẩm, dịch vụ, từng thời hạn để xây dựng nên dự toán tổng thể của doanh nghiệp. Nói cách khác, nhìn từ góc độ quản lý của kế toán trách nhiệm, hệ thống dự toán phải được lập chi tiết theo từng trung tâm trách nhiệm, từng sản phẩm, dịch vụ, từng thời hạn, từ đó xây dựng thành dự toán tổng 9
- thể. Al Hanini (2013) cũng đưa ra đề xuất rằng các trung tâm trách nhiệm cần lập mục tiêu và thiết lập dự toán ngân sách của họ theo từng mục tiêu chuyên biệt phù hợp với chuyên môn và khả năng tiềm tàng của họ. Như vậy, có thể thấy, xây dựng hệ thống dự toán là một nội dung quan trọng của kế toán trách nhiệm. Dự toán ở đây sẽ được xây dựng riêng biệt cho từng trung tâm trách nhiệm, và quá trình xây dựng dự toán cần có sự tham gia của các nhà quản lý của các trung tâm trách nhiệm. 2.4. Về đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, hoặc nhà quản trị bộ phận là một nội dung quan trọng của kế toán trách nhiệm (Kermit và Barbara, 1996; Hansen, 2005; Gordon, 1963; Sethi, 1977; Sollenberger; 1990; Gharayba, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2013; Nguyễn Hữu Phú, 2014). Các tác giả Sethi (1977), Sollenberger (1990), Gharayba (2011), Kaplan và cộng sự (2015) đều đưa ra quan điểm là hiệu quả hoạt động được đánh giá bằng cách so sánh số liệu thực tế thực hiện với số liệu dự toán. Theo các tác giả Holmstrom (1982), Antle và Demski (1988), Antle và Smith (1986), hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý cần được đánh giá dựa trên các yếu tố mà họ có thể kiểm soát được. Do đó, các yếu tố có thể kiểm soát được và đánh giá hiệu quả công việc của người quản lý là hai đặc điểm quan trọng cần được xem xét khi thiết kế hệ thống kế toán trách nhiệm. Ngoài ra, xác định ranh giới các yếu tố có thể kiểm soát được là cần thiết trong quá trình đánh giá hoạt động quản lý (Choudhury, 1986) Tác giả Trần Văn Tùng (2010) đề xuất một số điều kiện để thực hiện quy trình xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết như: xác định rõ động cơ, mục tiêu chung và xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp; có bộ máy phân cấp quản lý rõ ràng, từ đó hình thành những 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn