intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

69
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung vào các phạm trù Nho giáo xuất hiện nổi bật trong mảng văn vần dân gian, công trình xác định nội hàm Nho giáo của từng phạm trù, chỉ ra đâu là tiếp, đâu là biến qua đó xác định cụ thể giá trị tích cực và tiêu cực mà tư tưởng Nho giáo tác động vào đời sống văn hóa ngƣời Việt, đồng thời làm rõ thái độ của người Việt đối với tư tưởng Nho giáo nói riêng, văn hóa ngoại lai nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- Nguyễn Thị Kim Phƣợng SỰ TIẾP BIẾN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƢỜI VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- Nguyễn Thị Kim Phƣợng SỰ TIẾP BIẾN NHO GIÁO Ở VIỆT NAM QUA TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƢỜI VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Giang Phản biện độc lập: 1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn 2. PGS. TS. Nguyễn Thành Thi Phản biện 1: PGS. TS. Đoàn Thị Thu Vân Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Công Lý Phản biện 3: TS. Hồ Quốc Hùng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự trùng lắp, sao chép của bất cứ đề tài luận án hay công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Kim Phƣợng
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được công trình khoa học này, ngoài sự nỗ lực của bản thân chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ, những góp ý khoa học, những lời chia sẻ, động viên chân thành của quý vị Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn hữu… Chúng tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến: - PGS. TS. Lê Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt sáu năm qua. - Quý vị GS, PGS, TS trong tiểu ban chấm chuyên đề, Hội đồng chấm luận án cấp Đơn vị chuyên môn, cán bộ phản biện độc lập và Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Cơ sở đào tạo, Quý vị đã có những góp ý khoa học thẳng thắn và đầy trách nhiệm, giúp chúng tôi nhận diện nhiều vấn đề, đưa công trình đạt đến kết quả khoa học nhất định. - Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp Khoa Việt Nam học, trường ĐHKHXH & NV TPHCM, những người đã tạo mọi điều kiện, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ, động viên chúng tôi khi chúng tôi gặp khó khăn. - Ban giám đốc, anh chị em nhân viên thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, thư viện trường ĐHKHXH & NV TPHCM, những người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc tra cứu, tìm kiếm tài liệu để hoàn thành công trình này.
  5. MỤC LỤC ------ Trang DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………..…………………...……….1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ…………………………………..…………………………...3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………….12 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………14 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………………………15 6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN…………………………………………………..15 NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG…………………………………………18 1.1. Vấn đề tiếp biến văn hóa………………………………………….………18 1.2. Nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của Nho giáo vào đời sống văn hóa tầng lớp bình dân Việt……………………………………………………..25 1.2.1. Tổ chức nhà nước………………………………………………………….27 1.2.2. Luật pháp………………………………………………………………….31 1.2.3. Giáo dục……………………………………………………………….…39 1.2.4. Văn học – Nghệ thuật……………………………………………………46 1.3. Nho giáo và tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt……………………….51 Chƣơng 2: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ ĐẠO VÀ THIÊN MỆNH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƢỜI VIỆT……………..64 2.1. Phạm trù Đạo…………………………………………………………….…64 2.1.1. Đạo trong kinh điển……………………………………………………….64 2.1.2. Đạo Nho giáo…………………………………………………………..…66 2.1.3. Đạo trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt…………………………68 2.2. Phạm trù Thiên mệnh…………………………………………….……….79 2.2.1. Thiên mệnh trong kinh điển………………………………………………79 2.2.2. Thiên mệnh trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt…………………86
  6. Chƣơng 3: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TRUNG – HIẾU, NHÂN – NGHĨA TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƢỜI VIỆT………….100 3.1. Cặp phạm trù Trung – Hiếu…………………………………………..….100 3.1.1. Trung………………………………………………………………..……100 3.1.2. Hiếu……………………………………………………………………….109 3.1.3. Sự kết hợp Trung Hiếu (Hiếu Trung)…………………………………… 130 3.1.4. Trung, Hiếu đối sánh với Tình……………………………………….….134 3.2. Cặp phạm trù Nhân – Nghĩa (Nghĩa – Nhân) ………………….………137 3.2.1. Nhân………………………………………………………………………137 3.2.2. Nghĩa………………………………………………………………….…145 3.2.3. Sự kết hợp Nhân Nghĩa (Nghĩa Nhân) …………………………………163 Chƣơng 4: SỰ TIẾP BIẾN CÁC PHẠM TRÙ TIẾT TRINH, TAM TÒNG TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƢỜI VIỆT…………….…...…167 4.1. Phạm trù Tiết trinh …………………………………………………….…167 4.2. Phạm trù Tam tòng………………………………………………………..182 KẾT LUẬN……………………………………………………………………..196 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….….201 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC
  7. 1 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhìn vào diện mạo văn hóa ngƣời Việt, chúng ta thấy có sự khác biệt rất lớn so với các dân tộc khác trong khu vực. Những khác biệt đó một phần do ngƣời Việt trải qua nhiều thế kỷ chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng Nho giáo. Tuy nhiên, để thừa nhận thực tế đó, cũng nhƣ đánh giá đúng mức vai trò của Nho giáo đối với đời sống tinh thần, tâm thức ngƣời Việt rất phức tạp và không phải bao giờ cũng chỉ có ý kiến thuận chiều. Trƣớc đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét về đức tin: “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật; tín đồ Gia Tô tin ở đức Chúa Trời; cũng nhƣ chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tôn nên chúng ta tin tƣởng” [104, tr. 175]. Câu nhận xét của Ngƣời không chỉ khẳng định sự tiếp nhận Nho giáo mà còn cho thấy sự trân trọng, tôn sùng một phần tƣ tƣởng Nho giáo – “đạo Khổng” của ngƣời Việt. Theo cách dùng từ của Ngƣời, chúng ta hiểu ngƣời dân Việt chỉ tôn sùng những giá trị nhân văn vì ngƣời, vì một lý tƣởng sống nhƣ Khổng Tử đã tâm niệm: “Ngƣời già thì đƣợc yên vui; bạn bè tin yêu; lớp trẻ thì đƣợc bảo ban, đùm bọc” [29, tr. 80]. Đó cũng chính là mục tiêu xã hội lớn nhất mà bao thế hệ ngƣời Việt hƣớng đến. Điều đó gợi mở cho chúng tôi những trăn trở: phải chăng ngƣời Việt đã tiếp nhận “loại” Nho giáo mà tính nhân văn và dân chủ là nền tảng, nhằm xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, trong đó mọi ngƣời lấy Nhân mà đối đãi nhau? Tuy nhiên, với Hồ Chủ tịch, Ngƣời có thể định danh đó là “đạo Khổng”; còn đối với ngƣời dân lao động, tất nhiên họ không thể khái quát các nội dung Nho giáo mà họ tiếp nhận trong nội hàm một từ, một tên gọi, nên “đạo Khổng” của họ phải thể hiện cụ thể ở một số dạng thức nào đó. Hình thức nào, nội dung gì là những vấn đề không đơn giản nhƣng cần phải làm rõ để có những đánh giá đúng về vai trò của đạo đức Nho giáo nói chung, Khổng giáo nói riêng đối với đời sống tinh thần và tâm thức của ngƣời dân Việt. Thiết nghĩ văn học dân gian là một trong những nguồn tƣ liệu có thể giúp chúng tôi tìm hiểu vấn đề một cách khách quan và cũng là nơi có các trả lời thấu đáo cho
  8. 2 những câu hỏi trên, vì vốn dĩ đó là một trong những nguồn tƣ liệu phản ánh đầy đủ, rõ nét đời sống tình cảm, tƣ tƣởng của tầng lớp bình dân Việt Nam. Bƣớc đầu chúng tôi khảo sát nguồn tƣ liệu văn vần, tục ngữ và ca dao – dân ca ngƣời Việt. Mặt khác, qua nguồn tƣ liệu này cũng cho thấy tinh thần học hỏi, tiếp thu và thái độ ứng xử của cha ông ta trƣớc những hiện tƣợng tích cực, tiêu cực do các luồng tƣ tƣởng bên ngoài mang đến. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân phong phú và trƣờng tồn của di sản văn hóa tinh thần mà các thế hệ trƣớc để lại, trong đó có những giá trị làm ngƣời tiếp biến từ Nho giáo. Điều mà trong một khoảng thời gian khá dài chúng ta đã có những định kiến, hành xử thiên lệch nhƣ lời của nguyên Thứ trƣởng Bộ Văn hóa Hà Huy Giáp nhận xét về tình hình sƣu tập, lƣu giữ văn học dân gian trong những năm đầu sau khi giành đƣợc độc lập. Vì vậy, sau những lời phê phán, ông đã yêu cầu: “Chúng ta tôn trọng cả vốn cổ điển của các nhà nho lẫn vốn cổ dân gian, không coi thƣờng mặt nào, nhƣng cũng không nên mù quáng nhắm mắt theo cái cổ mà phải kiên quyết chống chủ nghĩa phục cổ” [145, tr. 58]. Theo quan điểm duy vật biện chứng và lịch sử, với cƣơng vị là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ, Hà Huy Giáp vừa lên tiếng cảnh báo vừa đặt ra yêu cầu chỉnh đốn từ trong nhận thức của xã hội đối với những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có đạo đức Nho giáo. Thế nhƣng, trên thực tế do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, những giá trị đó đã bị dòng xoáy tẩy trừ tệ nạn lạc hậu, tàn dƣ của chế độ phong kiến vùi lấp, chỉ còn đâu đó lác đác một vài cá nhân, số ít gia đình vốn đã “tiêm nhiễm” những giá trị đạo đức, lễ nghi “cổ hủ” cố gắng bảo lƣu, nhƣng không chắc họ có thể giữ đƣợc bao lâu nữa trong sự ồ ạt lan tràn những luồng văn hóa hiện đại nặng về vật chất, hối hả vì ganh đua nhƣng lại đƣợc sự ủng hộ của số đông. Những luồng văn hóa đó có sức lôi cuốn mãnh liệt đang dần thay đổi những chuẩn mực đạo đức cơ bản truyền thống của ngƣời Việt. Chúng tôi, với trách nhiệm của một công dân tự nhận thức rằng: bản thân cần phải có những hành động đóng góp vào việc bảo lƣu vốn cổ của dân tộc.
  9. 3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tìm hiểu về Nho giáo trong mảng văn vần dân gian từ trƣớc đến nay đã có một số công trình đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong nội dung nghiên cứu chung về tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt, đặc biệt là những công trình sƣu tầm tục ngữ, ca dao – dân ca sau năm 1945. Theo xu hƣớng vừa sƣu tập vừa tiến hành khảo lƣợc lịch sử, nguồn gốc, nội dung… của tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt, các tác giả chia công trình thành hai phần: tiểu luận và sƣu tập. Phần tiểu luận luôn có những kiến giải, nhận định liên quan đến Nho giáo, chúng tôi xin giới thiệu một số công trình tiêu biểu. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Vƣơng Duy Trinh trong bài tựa của tập sách Thanh Hóa quan phong có lời: “Hoặc có khi ngƣời ta tiếp xúc với cảnh vật mà sinh tình có khi nhân sự việc xảy ra mà ngƣời ta cảm hứng; hoặc ngƣời ta truy niệm luân thƣờng mà nảy sinh lòng hiếu hữu; ngƣời ta khen ngợi Thần Phật quá đáng mà tấu thành chƣơng” [152, tr. 9]. Lời này cho chúng ta một định nghĩa về ca dao – dân ca, đồng thời cho thấy mục đích sáng tác cũng nhƣ đã giới thiệu khái quát nội dung phản ánh của ca dao – dân ca. Trong đó hé mở một vấn đề: cùng với mục đích phục vụ cho tín ngƣỡng Phật giáo, dân ca còn là tâm tình của những trắc ẩn về thế sự, về cách hành xử ở đời mà triết lý Nho giáo đƣợc lấy làm chuẩn mực. Bƣớc đầu công trình đã xác định sự tiếp biến đạo đức Nho giáo trong ca dao – dân ca. Năm 1914, Nguyễn Văn Mại với Việt Nam phong sử đã sƣu tập và lý giải ca dao theo tinh thần: “Lấy phong dao làm gƣơng sáng mà chiếu tinh thần quốc sử” và “lấy quốc sử làm căn bản” [100, tr.115 ]. Ông đã phân tích, lý giải một số sự kiện lịch sử thông qua ca dao. Nói cách khác, theo ông, ca dao – dân ca đã phản ánh, ghi lại nhiều sự kiện lịch sử. Tuy trong quá trình lý giải, ông đã chủ quan suy diễn một số bài ca dao không liên quan gì đến lịch sử gắn với sự kiện lịch sử, nhƣng việc làm của ông đã cho thấy ca dao – dân ca là văn bản phản ánh lịch sử. Lịch sử nƣớc nhà, xét về lĩnh vực tƣ tƣởng, hẳn không thể không có dấu ấn Nho giáo. Năm 1941, Dƣơng Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu, khi chia tục ngữ ra làm bốn loại, ông đã dùng cụm từ “Những câu tục ngữ thuộc về luân lý” đặt
  10. 4 tên cho nhóm một. Trong nhóm đó, ông lại tiếp tục chia thành hai tiểu mục a và b, tiểu mục a là những câu tục ngữ “dạy đạo làm ngƣời” đƣợc hình thành từ triết lý sống của Nho giáo. Không đi sâu phân tích ví dụ đƣợc dẫn nhƣng qua cách nêu vấn đề của Dƣơng Quảng Hàm, chúng ta thấy ông đã thừa nhận ngƣời dân Việt từng tiếp nhận nội dung đạo đức Nho giáo, biến chúng thành phƣơng châm sống và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dƣới hình thức những câu từ cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc. Còn về ca dao, ông cũng tiến hành phân nhóm tƣơng tự, trong đó có những bài đề cập đến luân lý truyền thống. Tuy nhiên, do giới hạn dung lƣợng nên vấn đề chỉ mang tính điểm lƣợc. Năm 1956, Vũ Ngọc Phan cho ra đời công trình Tục ngữ và dân ca Việt Nam, sau đó đƣợc tái bản nhiều lần, đến lần thứ bảy (năm 1971) đổi tên thành Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Ở phần tiểu luận của công trình, ông đã xác định: tục ngữ, ca dao, dân ca là sản phẩm tinh thần của tầng lớp bình dân nhƣng có sự can thiệp của tầng lớp trí thức nho sĩ. Họ là những ngƣời tuy không thuộc tầng lớp bình dân nhƣng có cuộc sống, tâm tƣ gần gũi với ngƣời dân lao động nên những sáng tác của họ phần lớn đƣợc ngƣời dân trân trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, các yếu tố tiêu cực cũng len lỏi vào đời sống ngƣời dân, chúng bị xem là những tàn dƣ của tƣ tƣởng phong kiến hủ bại và ông đã có lời phê phán gay gắt. Thái độ khen, chê một cách khách quan của ông không chỉ cho thấy tính khoa học của công trình mà còn bƣớc đầu xác định tính đa dạng, nhiều mặt của các yếu tố Nho giáo trong văn bản tục ngữ, ca dao – dân ca, qua đó phản ánh tình hình tiếp nhận tƣ tƣởng Nho giáo của tầng lớp bình dân khá phức tạp. Năm 1962, tập thể tác giả công trình Dân ca quan họ Bắc Ninh đã có hƣớng tiếp cận nhiều mặt. Trƣớc khi giới thiệu phần sƣu tập, các tác giả đã phân tích một cách tỉ mỉ, toàn diện về những vấn đề có liên quan đến quá trình hình thành cũng nhƣ phát triển của dân ca quan họ Bắc Ninh, đi từ việc tìm hiểu cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý đến những phong tục tập quán, lề lối hát quan họ, giọng hát đến nội dung, quá trình hình thành và phát triển của dân ca quan họ… Trong quá trình tìm hiểu, phân tích những yếu tố có liên quan, nhóm tác giả đã đƣa ra nhận định về hình thức cho
  11. 5 thấy sự ảnh hƣởng của phép tắc, lễ nghi Nho giáo qua các hành vi giao tế của ngƣời dân quan họ. Các tác giả công trình viết: “Trong xã giao của những quan họ bạn, ta thấy nổi bật khía cạnh quý mến kính trọng nhau, nhƣng cũng không sao tránh khỏi ảnh hƣởng lối phép tắc xã giao của luân lý đạo đức phong kiến” [159, tr. 26]. Thông qua nhận định mang tính cục bộ của nhóm tác giả, chúng ta thấy đạo đức, lễ nghi Nho giáo không những ảnh hƣởng trên bình diện chung về chuẩn mực hành vi xã hội mà còn chi phối đến cả loại hình ca hát dân gian, một sinh hoạt mang tính văn hóa bản địa của riêng tầng lớp lao động. Sự ảnh hƣởng đó không dừng ở hình thức ứng xử mà đi vào cả tâm hồn ngƣời nghệ sĩ, thể hiện qua nội dung lời hát của các liền anh, liền chị. Tuy nhiên, theo nhóm tác giả, những ảnh hƣởng này mang tính tiêu cực, do đó là sản phẩm của giai cấp phong kiến thống trị. Họ đƣa ra nhận định: “Nhƣ ở trên đã trình bày, cũng nhƣ mọi hình thức văn học nghệ thuật dân gian khác, ngoài những phần tiến bộ, còn có những mặt hạn chế của nó, tức là những ảnh hƣởng về luân lý, đạo đức, luật lệ phong kiến…” [159, tr. 109]. Trên quan điểm giai cấp, nhóm tác giả đã chỉ ra những khía cạnh tiêu cực do sự ảnh hƣởng từ đạo đức luân lý Nho giáo, cả về hình thức ứng xử lẫn quan niệm sống của ngƣời dân quan họ, thể hiện qua loại hình dân ca quan họ. Đây là hiện tƣợng tƣơng tác giữa các biểu tƣợng văn hóa (interculturality) xảy ra trong một cộng đồng có sự tồn tại đa dạng văn hóa (cultural diversity) vì thế, vấn đề không thể nhận xét theo một khía cạnh. Nguyễn Đăng Thục, trong bộ sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam (xuất bản lần đầu từ những năm 1967 đến 1973), tập 1 (1967), đã vận dụng ca dao – dân ca để chứng minh cho hệ tƣ tƣởng dân gian Việt Nam. Ông ghi nhận lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam có sự tiếp thu hệ thống tƣ tƣởng Nho, Phật, Đạo, điều đó đƣợc phản ánh trong ca dao – dân ca. Ông trích ca dao để chứng minh: “Tam tùng tích hãy còn ghi/ Bé nƣơng cha mẹ, già thì theo con” [134, tr. 450] và ông kết luận: “Trên đây là tƣ tƣởng Nho giáo đã phổ cập xuống bình dân một cách đầy đủ…” [134, tr. 451]. Tuy nhiên, với mục đích nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng, căn cứ vào ca dao – dân ca để tìm hiểu nội dung tƣ tƣởng của tầng lớp bình dân Việt Nam nên ca dao – dân ca chỉ là tài liệu dùng làm dẫn chứng, minh họa, không phải là đối tƣợng nghiên cứu.
  12. 6 Nguyễn Thị Huế (1986), khi tiến hành tìm hiểu vai trò của ngƣời phụ nữ trong ca dao – dân ca cũng ghi nhận: “Những chữ, những câu, những điển tích, những ý nghĩa của kinh truyện, những lời giáo huấn của thánh hiền, sau này lúc đi ví đi hát đã đƣợc cô vận dụng vào câu ví, câu hát của mình khá tài tình” [60, tr. 129]. Thông qua sự khẳng định tài năng của cô Nhẫn cũng nhƣ những cô gái khác, tác giả đã gián tiếp chứng minh tính bác học mà các yếu tố văn hóa phi bình dân, trong đó có các điển, các biểu tƣợng văn học có nguồn gốc từ Nho giáo, đƣợc đƣa vào ca dao – dân ca. Bài viết đã phản ánh phần nào tình hình tiếp nhận Nho giáo của tầng lớp bình dân, đặc biệt là phụ nữ – những ngƣời không đƣợc trực tiếp tiếp xúc với kinh sách thánh hiền. Năm 1987, Nguyễn Đức Dân, trong bài viết “Đạo lý trong tục ngữ” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, theo hƣớng tiếp cận cấu trúc câu để đi vào nội dung đạo lý của các câu tục ngữ. Cùng với khái niệm “biểu trƣng”, hƣớng tiếp cận này nhằm đƣa ra một cách nắm bắt ý nghĩa thâm sâu của các câu tục ngữ, giới hạn trong bài viết là triết lý đối nhân xử thế giữa ngƣời với ngƣời, giữa ngƣời với các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Qua quá trình phân tích và kiến giải tác giả đã gợi mở hƣớng tiếp cận nội dung tục ngữ theo phạm trù. Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên trong tổng tập lịch sử văn học Việt Nam, tập 1, phần giới thiệu Văn học dân gian (1991) đã đi sâu hơn trong việc tìm hiểu từng bƣớc quá trình hình thành và phát triển cũng nhƣ tình hình nghiên cứu văn học dân gian. Khi khẳng định vai trò của tầng lớp nho sĩ, đặc biệt là nho sĩ bình dân, trong sáng tác văn học dân gian, hai ông đã kết luận: “Nếu nhƣ những ngƣời này (nho sĩ bình dân) có đem vào nội dung và hình thức của tác phẩm dân gian ảnh hƣởng của Hán học thì đó là lẽ tự nhiên” [66, tr. 293]. Hai tác giả đã khách quan khẳng định sự có mặt của các yếu tố Hán học, văn hóa bác học trong ca dao – dân ca là điều tất yếu, bởi vì một phần các sáng tác dân gian nói chung là tác phẩm của các bậc túc nho. Riêng đối với ca dao – dân ca, nếu không sáng tác trực tiếp thì họ cũng can thiệp bằng hình thức mớm lời trong các cuộc hát đối đáp. Dƣới cái nhìn khách quan và cởi mở, hai nhà nghiên cứu đã khẳng định một số nội dung Nho giáo
  13. 7 có mặt trong văn học dân gian: “... Họ đã đem vào nội dung của văn học dân gian những quan niệm trung, hiếu, tiết, nghĩa... ”; còn về hình thức thì: “... Họ đã đem vào hình thức văn học dân gian, đặc biệt là vào các loại dân ca, những từ ngữ và điển cố, Nho học, Phật học...” [66, tr. 293]. Sau đó, hai tác giả đã dẫn chứng, phân tích một số tƣ liệu về sự tham gia sinh hoạt, sáng tác ca dao – dân ca của các bậc túc nho để cho thấy sự xuất hiện tất yếu của các yếu tố phi bình dân trong ca dao – dân ca. Nhƣ vậy, hai tác giả một lần nữa khẳng định nguồn gốc của các yếu tố Nho giáo trong ca dao – dân ca và xem ca dao – dân ca nhƣ là một phƣơng tiện phổ biến Nho giáo đến ngƣời dân. Năm 1996, Ninh Viết Giao trong phần tiểu luận của bộ sách Kho tàng ca dao xứ Nghệ và phần tiểu luận của tập sách Hát phường vải – dân ca Nghệ Tĩnh xuất bản năm 2001, cũng với mục đích tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của ca dao – dân ca, tác giả đã nhấn mạnh thành phần sáng tác ca dao – dân ca có tầng lớp nho sĩ hoặc những ngƣời chịu ảnh hƣởng nền học vấn Nho gia. Ninh Viết Giao đã đƣa ra những dẫn chứng cụ thể về việc tham gia sáng tác ca dao – dân ca của các học trò cửa Khổng sân Trình. Thành phần nghệ nhân này rất đa dạng: ngƣời còn đang tại vị, ngƣời đang hoạt động vì dân vì nƣớc hoặc ngƣời đã vãng thời và có cả những ngƣời học lóm chữ Nho… Ông đã cất công đi tìm, sƣu tập những bài ca dao – dân ca còn tên tác giả để chứng minh cho sự can thiệp sâu sắc của các nhà nho vào sự “thay đổi chất” của hát phƣờng vải. Ông kết luận: “Nhìn chung, loại nghệ nhân dân gian có bƣớc qua “cửa Khổng sân Trình” ở Nghệ Tĩnh đã từng tham gia sinh họat hát phƣờng vải với nhân dân có thể đƣợc xem là cái cầu sống nối liền giữa văn học dân gian và văn học bác học” [49, tr.132]. Tuy kết luận giới hạn trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết nhƣng trong quá trình phân tích về nội dung, cách thức trau dồi kiến thức để đi hát của các nghệ nhân, ông đã gián tiếp cho biết sự ảnh hƣởng của văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam qua việc xuất hiện của các điển cố, điển tích từ văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam trong Hát phường vải – dân ca Nghệ Tĩnh và cả những bài ca dao ngƣời Việt trong Kho tàng ca dao xứ Nghệ. Ông cũng đã tập trung phân tích những dẫn chứng để chứng minh
  14. 8 nền tảng kiến thức phục vụ cho việc sáng tác câu hát của các nghệ nhân xứ Nghệ là từ sách vở Nho gia. Qua phân tích, tác giả đã xác lập con đƣờng cơ bản và trực tiếp đƣa các yếu tố Nho giáo vào ca dao – dân ca. Đó cũng chính là một trong số những phƣơng tiện hữu hiệu mang đạo đức, luân lý Nho giáo vào đời sống ngƣời dân lao động. Những phƣơng tiện khác sẽ đƣợc chúng tôi giới thiệu trong phần nội dung của luận án. Năm 1998, Huỳnh Ngọc Trảng trong Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh, phần tiểu luận, sau những kiến giải, phân tích, chứng minh quá trình hình thành và biến đổi về hình thức của các câu hò, câu hát Nam bộ, ông dùng kết cấu nghịch nhân quả để khẳng định tính cố hữu của những nội dung có liên quan đến đạo đức Nho giáo. Ông viết: “Tuy nhiên, mặc dù những biến đổi có phần mới mẻ nhƣ vậy, song nội dung của câu hò, lời hát huê tình ấy vẫn còn đặt cơ sở trên căn bản đạo lý truyền thống Khổng Mạnh” [151, tr. 13]. Cách lập luận của tác giả cho thấy nội dung mang tính chi phối câu hò, câu hát của ngƣời dân Nam bộ là đạo lý Nho giáo, mà ở đây tác giả cho là Nho giáo Khổng Mạnh. Chính cách xác định “loại” Nho giáo của tác giả đã thể hiện sự chủ động chọn lọc, tiếp nhận Nho giáo của ngƣời dân Nam bộ. Tuy nhiên, vấn đề chỉ đƣợc gợi mở trong một nhận định tổng quan, còn nhiều khía cạnh khá phức tạp cần làm rõ để nhận định này mang tính thuyết phục hơn. Nguyễn Nghĩa Dân trong công trình Đạo làm người trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, xuất bản năm 2000, theo phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử đã tìm thấy sự ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng Nho, Phật, Đạo trong tiến trình phát triển của ca dao – dân ca. Nguyễn Nghĩa Dân cho rằng: “Những nhân tố tích cực tiến bộ của tƣ tƣởng Nho giáo, Phật giáo có thể do từng tầng lớp nho sĩ, sƣ tăng gián tiếp tác động hoặc trực tiếp tiếp nhận, đƣợc phản ánh khá nhiều với số lƣợng lớn trong tục ngữ, ca dao Việt Nam về đạo làm ngƣời” [37, tr. 10]. Điều đặc biệt là tác giả đã khách quan nhìn nhận những ảnh hƣởng tích cực của các hệ tƣ tƣởng trên đối với những chuẩn mực đạo đức của ngƣời dân thông qua tục ngữ, ca dao. Nói cách khác, các tƣ tƣởng này đã ảnh hƣởng lớn đến nội dung về “đạo làm ngƣời” trong tục ngữ, ca dao. Những quan niệm về đạo đức của các hệ tƣ tƣởng trên đã hòa vào những chuẩn mực đạo
  15. 9 đức dân gian và trở thành những nội dung riêng có của ngƣời dân Việt Nam. Tác giả cũng có những ý kiến đánh giá cao sự tiếp thu linh hoạt, chủ động, khả năng sáng tạo của ngƣời dân. Ngƣợc lại, hầu nhƣ bỏ qua những giá trị nhân bản mà tự thân các tƣ tƣởng trên hàm chứa, nên cũng không thể thấy đƣợc những đóng góp thực sự của các tƣ tƣởng trên trong nội dung “đạo làm ngƣời” của tục ngữ, ca dao cũng nhƣ hệ thống đạo đức tốt đẹp của ngƣời Việt. Lê Huy Thực đã khẳng định tinh thần trọng Đạo của ngƣời dân Việt thông qua bài viết “Đạo đức – một giá trị đƣợc tôn vinh trong kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học chính trị, số 6, năm 2003. Tác giả đi vào một khía cạnh nội dung của tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt bằng cách xoáy sâu vào quan niệm đạo đức của ông cha ta qua các tình huống biểu đạt. Điểm nổi bật của bài viết là tác giả đã cho thấy mối quan hệ giữa đạo đức và lợi ích vật chất. Theo tác giả, đây là một trong những lý do tại sao đạo đức đƣợc “tôn vinh” trong tục ngữ và thơ ca dân gian. Qua bài viết chúng tôi nhận thấy một sự tâm huyết, say mê đeo đuổi mục đích khẳng định giá trị cổ điển thuộc về nhân cách mà ông cha ta đã để lại cho chúng ta qua kho tàng tục ngữ, ca dao của tác giả. Chính sự nhiệt huyết và say mê ấy đã thúc đẩy tác giả tiến thêm một bƣớc trong việc tìm hiểu về quan niệm đạo đức của ông cha ta qua bài viết với tiêu đề rất hiện đại: “Tiêu chí kiểm định đạo đức con ngƣời qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam” đăng trên Tạp chí Triết học, số 09, năm 2005. Theo tác giả, ông cha ta xƣa đã dựa vào một số tiêu chí cụ thể để đánh giá đạo đức của một cá nhân nhƣ “hiện thực khác quan”, “cảm nhận trực quan”. Tuy nhiên, tác giả cũng phải thừa nhận trong nhiều trƣờng hợp không thể đo lƣờng đƣợc phẩm chất, đạo đức của một ngƣời khi sự thể hiện quá khôn khéo, vƣợt khỏi khả năng đoán định của mọi ngƣời. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến Nho giáo, “đạo làm ngƣời” nhƣng trong quá trình phân tích, dẫn chứng nhiều lần tác giả căn cứ vào những biểu tƣợng đạo đức Nho giáo nhƣ Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa… để luận giải vấn đề và đƣa ra quan điểm của mình. Vì vậy, có thể nói bài viết đã gián tiếp xác định tính chuẩn mực của các phạm trù đạo đức Nho
  16. 10 giáo và sự đóng góp mang tính “cơ sở lý thuyết” của chúng trong quy chuẩn đạo đức của ngƣời dân Việt. Trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 04 năm 2006 có đăng một bài viết ngắn của tác giả Phan Hoa Lý đề cập đến “Quan hệ thầy – trò qua tục ngữ ngƣời Việt”. Tìm hiểu về mối quan hệ thầy trò nghĩa là tác giả đã chạm tới một đề tài quan trọng mà ngƣời dân Việt đã tiếp nhận từ học thuyết Nho giáo. Tác giả đã tiến hành một cách công phu khi khảo sát 16.098 câu tục ngữ trong Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính chủ biên để rút ra con số 0,12% là tỉ lệ có mặt của những câu tục ngữ đề cập đến mối quan hệ thầy – trò. Qua con số tác giả đã đặt vấn đề: có sự mâu thuẫn giữa một dân tộc vốn coi trọng đạo lý nhƣng lại rất ít quan tâm đến giáo dục thông qua sự thể hiện “quá kiệm lời”. Đặt ra một vấn đề thâm sâu nhƣng ở phần cuối tác giả đã kết luận một cách suy diễn, thiếu cơ sở khoa học khi cho rằng: “Dƣới thời phong kiến, số ngƣời đƣợc đi học rất ít. Việc học hành là mối quan tâm của thiểu số, bởi vậy, tục ngữ ít đề cập đến đề tài này” [98, tr. 67]. Với kết luận nhƣ vậy, cho thấy tác giả chƣa thật sự tìm hiểu thấu đáo ngọn ngành vấn đề. Trong phần xác định những nguyên nhân dẫn đến sự thâm nhập của Nho giáo vào đời sống văn hóa ngƣời dân, chúng tôi sẽ giới thiệu những con số cụ thể về tình hình học tập thi cử của nƣớc ta trong thời kỳ phong kiến làm cơ sở để đối chiếu với nhận định của tác giả. Gần đây, hai tham luận của Nguyễn Xuân Diện và Nguyễn Duy Hinh tại hội thảo quốc tế do Viện nghiên cứu Hán - Nôm Việt Nam và Viện Harvard – Yenching Hoa Kỳ tổ chức năm 2007 cũng đã đặt ra một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ của Nho giáo và văn hóa dân gian. Cả hai một lần nữa khẳng định sự can thiệp của tầng lớp trí thức nho sĩ Việt Nam vào quá trình hình thành nên những công trình sƣu tầm tục ngữ, ca dao. Tham luận của Nguyễn Xuân Diện với nhan đề “Trí thức Nho giáo với việc Nho giáo hóa xã hội (làng xã: từ góc nhìn tƣ liệu học - foklore)” cho thấy những hoạt động cụ thể của nho sĩ trong việc truyền bá Nho giáo, trong đó có hoạt động sƣu tập, lƣu giữ và sáng tác văn học dân gian cũng nhƣ nghệ thuật sân khấu dân gian. Còn Nguyễn Duy Hinh trong tham luận “Nho giáo với văn hóa dân
  17. 11 gian, đôi điều suy nghĩ”, theo cách giới thiệu và tái khẳng định sự có mặt của Tam giáo trong tục ngữ, đã điểm lƣợc một số câu mang nội dung Tam giáo, cũng nhƣ điển tích Bắc sử… đƣợc các thầy đồ dẫn dụng vào tục ngữ, trong đó có một số câu “thể hiện tƣ tƣởng Khổng giáo” [161, tr. 723]. Năm 2007, với đề tài luận văn thạc sĩ: Ảnh hưởng của văn hóa bác học trong ca dao dân ca người Việt, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê sơ bộ về sự có mặt của các yếu tố Nho giáo trong ca dao – dân ca ngƣời Việt cùng với các yếu tố khác: Phật, Đạo, văn học viết… Ở góc nhìn văn hóa, xem sự ảnh hƣởng của Nho giáo vào ca dao – dân ca vào hệ thống giá trị đạo đức ngƣời Việt là kết quả của sự tiếp xúc, giao lƣu văn hóa, chúng tôi đã chỉ ra những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo vào đời sống tinh thần ngƣời dân Việt thông qua ca dao – dân ca. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những phân tích, kiến giải về Nho giáo trong luận văn chƣa đủ độ sâu vì phải chia sẻ dung lƣợng với những nội dung khác để đáp ứng yêu cầu của đề tài. Hơn nữa, khảo sát chỉ giới hạn trong thể loại ca dao, chƣa bao hàm cả tục ngữ, nên vấn đề còn nhiều khía cạnh cần bổ sung. Quan trọng hơn là trong quá trình phân tích, chúng tôi chƣa tiến hành truy nguyên nguồn gốc của các biểu tƣợng đạo đức Nho giáo trong ca dao – dân ca ngƣời Việt, nhằm đối chiếu, làm rõ những giá trị đạo đức cốt lõi mà Nho giáo đóng góp vào tâm thức, vào truyền thống dân tộc Việt, cũng nhƣ phân tích nguyên nhân dẫn đến những ảnh hƣởng tiêu cực của Nho giáo đối với hệ tƣ tƣởng bình dân. Kết quả của sự so sánh, đối chiếu còn có thể làm nổi bật tinh thần chủ động, sự tinh nhạy, khả năng sáng tạo tuyệt vời của bao thế hệ ngƣời Việt xƣa trong quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa ngoại sinh, làm nên bản sắc ngƣời Việt hôm nay nhƣng chúng tôi chƣa có đủ điều kiện để tiến hành. Giải quyết những gì còn tồn tại ở luận văn thạc sĩ là mục tiêu mà luận án tiến sĩ chúng tôi đặt ra. Nhƣ vậy, dấu ấn của Nho giáo trong tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt đã đƣợc nhận diện từ rất lâu. Tuy nhiên, vấn đề chỉ đƣợc điểm qua để nội dung nghiên cứu có tính khái quát và toàn vẹn hay nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu khác. Trong khi tìm hiểu sự ra đời của tục ngữ, ca dao – dân ca, các nhà nghiên cứu đã
  18. 12 khẳng định sự tham gia sáng tác của các bậc túc nho, tầng lớp sĩ dân hoặc những ngƣời đƣợc tiếp nhận hệ thống giáo dục Nho giáo. Các nhà nghiên cứu đi trƣớc có xu hƣớng xem đó là nguyên nhân, là cái gốc để lý giải sự xuất hiện của các yếu tố có liên quan đến Nho giáo nên hầu hết các công trình chỉ dừng lại ở việc chỉ ra sự có mặt và nguyên nhân xuất hiện của Nho giáo trong tục ngữ, ca dao – dân ca. Thậm chí nếu đƣợc khẳng định là nội dung tƣ tƣởng nền tảng của tục ngữ, ca dao – dân ca thì đạo đức Nho giáo, các yếu tố liên quan đến Nho giáo cũng chỉ là một phần trong nghiên cứu chung về những ảnh hƣởng của văn hóa bác học trong tục ngữ, ca dao – dân ca. Đồng thời, theo quan điểm giai cấp, các nhà nghiên cứu thƣờng cho rằng Nho giáo mang đến cho đời sống tinh thần ngƣời Việt những quan niệm đạo đức phong kiến hủ bại. Một số công trình thể hiện sự khách quan trong những đánh giá tích cực về hệ thống giá trị đạo đức Nho giáo thì lại nghiêng về sự tiếp biến chủ động và sáng tạo của chủ thể văn hóa bình dân, không quan tâm đến giá trị cốt lõi mang tính nhân văn của Nho giáo, mà chính yếu tố này là một trong những nguyên nhân quan trọng để Nho giáo đƣợc chào đón trong ngôi nhà văn hóa chung của ngƣời Việt. Nhiệm vụ chúng tôi đặt ra cho công trình này là giải quyết thấu đáo những vấn đề trên. Đối chiếu với tƣ tƣởng bản địa, chúng tôi muốn phác họa một bức tranh tổng thể về thực tế biến đổi diện mạo văn hoá của dân tộc Việt do những đƣờng nét tiếp biến Nho giáo khắc họa trên nền tƣ liệu tục ngữ, ca dao – dân ca. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong công trình này chúng tôi tập trung vào các phạm trù Nho giáo, những biểu tƣợng văn học có nguồn gốc Nho giáo trong tục ngữ, ca dao – dân ca và tiến hành khảo sát, nhận dạng chúng để làm rõ đâu là yếu tố bản địa, đâu là yếu tố tiếp nhận và biến đổi từ Nho giáo trong nội dung “đạo làm ngƣời” của tục ngữ, ca dao – dân ca. Đồng thời qua đó xác định vị trí của đạo đức Nho giáo trong quan niệm truyền thống của ngƣời dân Việt, chứng minh tính hiện đại của đạo đức Nho giáo đối với xã hội hiện nay.
  19. 13 Hiện nay có rất nhiều công trình sƣu tập tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt, bên cạnh những phần tinh tuyển tục ngữ, ca dao – dân ca trong các bộ tổng tập văn học, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập, tổng hợp tục ngữ, ca dao – dân ca đầy đủ, bao quát hơn trong những bộ sách riêng, trong đó nổi bật nhất là hai bộ sƣu tập ca dao và tục ngữ riêng biệt của nhóm tác giả, do Nguyễn Xuân Kính chủ biên. Bộ ca dao có tên Kho tàng ca dao người Việt, gồm hai tập với 12.487 câu, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2001 và bộ Kho tàng tục ngữ người Việt, nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành năm 2002. Trong bộ Kho tàng tục ngữ người Việt có một số câu đã đƣợc đƣa vào Kho tàng ca dao người Việt, vì vậy, khi chọn hai bộ sách làm tài liệu khảo cứu cơ bản, chúng tôi phải kiểm đếm lại, loại bỏ những câu trùng lặp (có hình thức là một bài ca dao, một câu 6 và một câu 8), xác định con số thực tế, để có những kết quả thống kê chính xác. Có thể nói cho đến nay, đây là hai công trình có số lƣợng sƣu tập về tục ngữ, ca dao lớn nhất, dựa vào nguồn tƣ liệu đa dạng và bao quát nhất so với một công trình khác là Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Viện Văn học. Tập IV của công trình này đƣợc chia làm hai quyển: quyển 1 về tục ngữ, ca dao; quyển 2 về dân ca. Vì đặc tính tuyển chọn nên số lƣợng tục ngữ, ca dao trong công trình này hạn chế hơn so với công trình của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính. Trong lời nói đầu, nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính đã cho thấy một khối lƣợng tài liệu đƣợc tập hợp rất lớn, gồm 40 cuốn (với 49 tập) đã đƣợc biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Công trình đƣợc chỉnh lý bổ sung liên tục trong suốt 25 năm (từ 1974 đến 1999), cuối cùng nhóm tác giả đã cho ra đời một tổng tập ca dao đồ sộ với mục đích “đem đến cho bạn đọc một công cụ giúp cho việc tìm hiểu, thƣởng thức ca dao, dân ca ở nhiều góc độ, với nhiều yêu cầu khác nhau” [74, tr. 49]. Cũng với tinh thần, phƣơng pháp và mục đích nhƣ vậy, nhóm cũng đã hoàn chỉnh bộ tổng tập về tục ngữ, đƣợc Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian xếp loại xuất sắc. Công trình đã lập nhiều kỷ lục: Lần đầu tiên có một công trình giới thiệu với số câu tục ngữ nhiều nhất (16. 098 câu, số liệu tác giả đƣa ra. Sau khi chúng tôi loại bỏ một số câu
  20. 14 đã đƣợc giới thiệu trong Kho tàng ca dao người Việt, con số còn lại phục vụ cho việc thống kê của chúng tôi là 15.331). Lần đầu tiên có một công trình chú giải đƣợc nhiều câu tục ngữ nhất. Lần đầu tiên có một công trình giới thiệu tục ngữ theo nhiều hệ thống [76, tr. 7]. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn hai công trình này làm tài liệu khảo sát chính, kết hợp đối chiếu bổ sung với một số tài liệu khác có liên quan. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phƣơng pháp liên ngành là phƣơng pháp nổi bật trong công trình này vì đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tƣ liệu từ nhiều lĩnh vực: triết học, lịch sử, văn hóa, văn học, văn hóa dân gian, pháp luật… Phƣơng pháp này giúp chúng tôi tiếp cận đối tƣợng ở nhiều góc độ, để có vái nhìn toàn diện và khách quan, đồng thời có đủ cơ sở để cọ sát, đối chiếu và cả tổng hợp kiến thức nền nhằm phục vụ cho việc phân tích, chứng minh, kiến giải đƣa đến kết luận trong công trình. - Phân tích là phƣơng pháp đƣợc ƣu tiên để phục vụ cho việc tìm và lý giải các phạm trù Nho giáo trong tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt, xác định đâu là Nho giáo trong nội dung tƣ tƣởng chung của mảng văn vần. Phƣơng pháp này cũng nhằm mục đích chỉ ra những giá trị về nội dung mà Nho giáo mang đến cho tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt. Trong quá trình phân tích, chúng tôi phải vận dụng phƣơng pháp so sánh. - So sánh đối chiếu là phƣơng pháp quan trọng trong công trình của chúng tôi, đƣợc thực hiện để xem xét, đối chiếu nghĩa gốc các phạm trù Nho giáo và sự xuất hiện của chúng trong văn bản tục ngữ, ca dao – dân ca ngƣời Việt. Từ cơ sở này sẽ làm rõ đâu là yếu tố tiếp nhận, đâu là thành quả của sự tiếp nhận, đồng thời có thể chứng minh sự vận dụng biến chuyển linh hoạt và đầy sáng tạo của các tác giả dân gian khi khai thác những yếu tố phi dân gian. - Để minh chứng xác thực cho những nhận định, chúng tôi tiến hành thống kê đối tƣợng, đƣa ra những con số cụ thể, chính xác, tiến tới quy nạp, cho thấy mức độ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2