intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

33
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư liệu, luận án đã hệ thống các văn bản, các nhóm truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX. Đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước

  1. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………………................1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………..1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………………..2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………....8 4. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………….............8 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………..8 6. Đóng góp của luận án……………………………………………………………….10 7. Kết cấu của luận án…………………………………………………………………11 CHƯƠNG 1: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại và từ đặc điểm tư liệu, hệ thống truyện………………………………………………………………….12 1.1. Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại………………………………………………...12 1.1.1. Thể loại truyền thuyết…………………………………………………………..12 1.1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………..12 1.1.1.2. Phân loại truyền thuyết………………………………………………………..18 1.1.2. Thể loại giai thoại……………………………………………………………….19 1.1.2.1. Việc nghiên cứu về giai thoại…………………………………………………19 1.1.2.2. Về thuật ngữ giai thoại ……………………………………………………….21 1.1.2.3. Giai thoại là một thể loại văn học dân gian.......................................................21 1.1.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử..27 1.1.3.1. Những điểm tương đồng……………………………………………………...27 1.1.3.2. Những điểm khác biệt………………………………………………………...28 1.2. Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ đặc điểm tư liệu. hệ thống truyện…………………………………31 1.2.1. Khái niệm Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước………………………………...............................31 1.2.2. Tình hình tư liệu………………………………………………………………...33 1.2.2.1. Nhóm tư liệu sử biên niên, địa chí thời kỳ nhà Nguyễn thế kỷ XVIII, XIX….34 1.2.2.2. Nhóm tư liệu biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa… thời kỳ trước 1975 đến nay.36 1.2.2.3. Nhóm tư liệu sưu tập truyện dân gian thời kỳ trước 1975 đến nay...................37 1.2.2.4. Những tư liệu không thuộc phạm vi đề tài........................................................39 1.2.3. Hệ thống truyện………………………………………………………………....41 1.2.3.1. Xác định nguồn tư liệu và tiêu chí sưu tầm, biên soạn……………………….41 1.2.3.2. Hệ thống hóa truyện kể…………………………………………………….....42 CHƯƠNG 2: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử là những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước………………………………..45 2.1. Khái quát hệ thống truyện………………………………………………………...45 2.2. Đặc điểm cấu tạo.....................................................................................................47 2.2.1. Mô hình cốt truyện...............................................................................................47 2.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện.........................................................48 2.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện……………………….......49 2.2.3.1. Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chiến đấu chống động vật gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh.............................................................................49
  2. 2.2.3.2. Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng......63 2.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện……………………………………...............66 2.3.1. Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với những nhân vật người anh hùng khai phá………………………………………………...............66 2.3.2. Ý nghĩa phản ánh đặc điểm của văn hóa mở đất..................................................68 CHƯƠNG 3: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước….............................72 3.1. Khái quát hệ thống truyện………………………………………………………...72 3.2. Đặc điểm cấu tạo.....................................................................................................74 3.2.1. Mô hình cốt truyện...............................................................................................74 3.2.2. Những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện.......................................................75 3.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của các nhóm truyện...........................................77 3.2.3.1 Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước....................................................77 3.2.3.2. Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX........82 3.2.4. Nhận xét kết quả miêu tả....................................................................................111 3.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện……………………….................................112 3.3.1. Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm………………………..................................112 3.3.2. Một hiện tượng văn học dân gian độc đáo gắn với lịch sử................................114 CHƯƠNG 4: Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh.......………………………….116 4.1. Khái quát hệ thống truyện……………………………………………………….116 4.2. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................................117 4.2.1. Mô hình cốt truyện.............................................................................................117 4.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện.......................................................118 4.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện..........................................119 4.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện……………………….................................133 4.3.1. Sự thể hiện thái độ tình cảm của người dân Nam Bộ đối với Nguyễn Ánh…...133 4.3.2. Ý nghĩa văn hóa……………………………………………………………….136 4.3.3. Về vấn đề “Gia Long phục quốc” (khôi phục cơ đồ)………………………….137 CHƯƠNG 5: Giai thoại về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước............................................................................................................140 5.1. Khái quát hệ thống truyện……………………………………………………….140 5.2. Đặc điểm cấu tạo...................................................................................................142 5.2.1. Mô hình cốt truyện.............................................................................................142 5.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện………….......................................143 5.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện...........................................144 5.3. Giá trị nội dung của hệ thống truyện……………………….................................163 5.3.1. Sự ngợi ca những con người “dệt gấm thêu hoa”, xây dựng nên những biểu tượng văn hoá Nam Bộ……........................................................................163 5.3.2. Ý nghĩa sự đối kháng văn hoá............................................................................165 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………..167 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………........171 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….181
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc. Tuy mới chỉ được khai phá hơn ba thế kỷ, chưa có bề dầy thời gian như các vùng đất trung du Bắc Bộ hay vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, nhưng với đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử..., Nam Bộ có truyền thống lịch sử, văn hóa riêng trên nền thống nhất của lịch sử, văn hóa dân tộc. Những cái tên như Gia Định, Đồng Nai, Rạch Gầm, Xoài Mút, Nhật Tảo, “Hào khí Đồng Nai”, “Nam Kỳ lục tỉnh”, v.v... đâu chỉ là địa danh, tên gọi bình thường, đó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của cha ông ta trong hành trình “mang gươm đi mở cõi”, tiến về phương Nam khai khẩn, mở đất và giữ đất, viết tiếp những trang sử rạng ngời của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” (chữ dùng của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Theo đó, trên tiến trình lịch sử Nam Bộ từ buổi đầu hình thành đến cuối thế kỷ XIX đã nổi lên tên tuổi các nhân vật là những người có những đóng góp lớn lao đối với cộng đồng xã hội. Để lưu danh họ, bên cạnh những bộ sử biên niên, còn có một dòng chảy lịch sử khác của nhận thức và tình cảm nhân dân, đó là những truyện kể dân gian được sáng tác và lưu truyền qua bao thế hệ. Đây là hiện tượng văn học dân gian, văn hóa dân gian có giá trị, ý nghĩa to lớn, phản ánh sự nhận thức, tình cảm về lịch sử bằng cảm quan nghệ thuật dân gian của người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung đối với con người và vùng đất thiêng liêng này. Đã có những công trình sưu tầm, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước. Tuy nhiên, Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước còn chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ, do đó cần được sưu tầm, hệ thống hóa và đào sâu nghiên cứu thêm. 2. Tiếp cận với Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ tiếp tục tìm hiểu đặc trưng của truyền thuyết và đặc trưng của giai thoại và mối quan hệ, chuyển hóa lẫn nhau của hai đối tượng này trong thời kỳ cận đại và tại vùng đất Nam Bộ. Đây là thời kỳ tại Nam Bộ diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước, dân tộc. Bên cạnh những truyền thống chung của cả nước, người dân Nam Bộ với những đặc điểm xã hội - văn hóa, tính cách riêng, trong hoàn cảnh lịch sử riêng, có cách tiếp cận riêng đối với những sự kiện, nhân vật lịch sử trên mảnh đất của mình. Và do đó, nghiên cứu đề tài này cũng góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất thể loại của truyền thuyết và giai thoại, đồng thời tô đậm thêm đặc điểm địa phương của văn hóa dân gian Nam Bộ trên nền tảng thống nhất, đa dạng của văn hóa dân gian cả nước. Đề tài cũng cung cấp thêm minh chứng gián tiếp trả lời các câu hỏi: vì sao ở Việt Nam, thể loại truyền thuyết rất
  4. 2 phát triển, vì sao trong các thể loại văn học dân gian, truyền thuyết mang đậm tính địa phương hơn cả. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về thể loại Thể loại truyền thuyết và giai thoại đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ở những phương diện, mức độ khác nhau. Thuật ngữ truyền thuyết xuất hiện đầu tiên trong bài viết của Đào Duy Anh: “Những truyền thuyết đời thượng cổ nước ta” (Tạp chí Tri Tân số 30 ra ngày 7/1/1942). Việc nghiên cứu truyền thuyết thể hiện rõ nét hơn với những bước tiến mới từ những năm 1960 về sau, trong đó, nhiều công trình đặc biệt là các giáo trình đại học đã đi theo hướng tiếp cận truyền thuyết như là thể loại. Các tác giả của bộ Lịch sử văn học Việt Nam (xuất bản năm 1963) đã công nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là một thể loại. Tuy nhiên, trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam - Văn học dân gian (1973), tác giả Đinh Gia Khánh không thừa nhận truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian mà xếp vào sử học. Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu (1999), Văn học dân gian Việt Nam của Lê Chí Quế (1999)..., cũng nghiên cứu truyền thuyết đặt trong hệ thống các thể loại. Chuyên khảo Truyền thuyết anh hùng trong loại hình tự sự dân gian (1971), trong đó có chuyên khảo Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của Kiều Thu Hoạch được coi như là cái mốc chuyên khảo dày dặn đầu tiên cho việc nghiên cứu truyền thuyết như một thể loại văn học dân gian. Cũng phải kể tới công trình của Đỗ Bình Trị, Lê Trường Phát về thi pháp thể loại bao gồm truyền thuyết: Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (1999), Thi pháp văn học dân gian (2000); hay Nguyễn Tấn Đắc, Truyện kể dân gian đọc bằng Type và Motif (2001), Hồ Quốc Hùng (biên soạn), Truyền thuyết Việt Nam & vấn đề thể loại (2003)… Ngoài ra có các bài viết tiêu biểu, như: Bùi Quang Thanh, Về một thể loại văn học dân gian, Tạp chí Văn học, số 4/1979, Tìm hiểu kết cấu dạng truyền thuyết anh hùng, Tạp chí Văn học, số 3/1981, Bùi Mạnh Nhị, Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian, Tạp chí Văn học, số 3/1985; Trần Thị An: “Nghiên cứu truyền thuyết - những vấn đề đặt ra” Tạp chí Văn học, số 3/1994, “Suy nghĩ mới về bản chất thể loại truyền thuyết” Thông báo văn hóa dân gian, 2000… Tất cả các công trình trên, ở những mức độ khác nhau, đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu thể loại truyền thuyết. Nhìn chung, từ những quan niệm ban đầu chưa có sự nhất trí xem truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, đến nay giới nghiên cứu đã có những bước phát triển sâu rộng, khẳng định sự tồn
  5. 3 tại của thể loại truyền thuyết với những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật, hình thức tồn tại. Các nghiên cứu về truyền thuyết ở những khía cạnh cụ thể khác nhau tiếp tục xuất hiện với hình thức bài báo hoặc luận án. Có thể kể đến các bài viết: Bước đầu tìm hiểu nguồn truyện kể địa danh Việt Nam, Nguyễn Bích Hà, Tạp chí Văn học, số 2/1986; hay Truyện kể địa danh từ góc nhìn thể loại, Trần Thị An, Tạp chí Văn học, số 3/1999, đưa ra những nhận xét mới trong việc nghiên cứu truyện kể địa danh ở cách tiếp cận thể loại… Hay các luận án tiến sĩ như: Những đặc trưng cơ bản của truyện dân gian vùng Thuận Hóa (1999), Hồ Quốc Hùng, Đặc trưng thể loại truyền thuyết và quá trình văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam (2002), Trần Thị An, Khảo sát truyện kể dân gian Khme Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích), Phạm Tiết Khánh (2007), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918), Võ Phúc Châu (2009), Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đỗ Thị Hồng Hạnh (2013)... Khác với thể loại truyền thuyết, do không thuộc vị trí của khung phân loại truyền thống nên việc nghiên cứu giai thoại đến nay chưa đầy đủ. Trong bài tiểu luận đầu sách Kho tàng giai thoại Việt Nam (1994), Vũ Ngọc Khánh nhận định: “Tuy vẫn luôn luôn được nhắc đến, kể đến với nhiều trân trọng, nhưng phải nói rằng giai thoại chưa được nghiên cứu bao nhiêu, và thật ra thì cũng chưa xác định vị trí cho rõ rệt lắm”. Đây cũng là tập tư liệu mở đầu, cùng với một số chuyên khảo khác đã đặt nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu thể loại giai thoại ở góc độ thể loại. Tiếp theo, cần kể tới các công trình, như: Khảo luận về giai thoại (trong Tổng tập Văn học dân gian người Việt, Kiều Thu Hoạch (2004), được bổ sung trong Văn học dân gian người Việt - góc nhìn thể loại (2006)) hay Giai thoại xứ Nghệ (trong Về văn học dân gian xứ Nghệ, Ninh Viết Giao (2004). Bên cạnh đó, có các bài viết như: Bước đầu phân biệt truyền thuyết và giai thoại, Võ Phúc Châu (2005), Giai thoại - một thể loại văn học dân gian, Nguyễn Bích Hà (2010). Ngoài ra có thể kể đến các bộ tự điển với những định nghĩa, giới thuyết chung về thể loại truyền thuyết và giai thoại như: Từ điển văn học (1984), (Nhiều tác giả), Từ điển văn học (Bộ mới) (2004), Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học (2013), Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), hay chuyên khảo về type truyện dân gian bao gồm truyền thuyết và giai thoại: Từ điển Type truyện dân gian Việt Nam (2012), Nguyễn Thị Huế (chủ biên). Về tư liệu nước ngoài, về các khái niệm, thuật ngữ, đặc trưng thể loại, chúng tôi tham khảo một số công trình nghiên cứu có tính tổng hợp, dịch thuật và giới thiệu, như:
  6. 4 Phônclo và thực tại của V.Ia.Propp, Chu Xuân Diên dịch; Mỹ học folklore, Hoàng Ngọc Hiến dịch (1998); “Chất dân gian của những người không phải dân chúng và chất phi dân gian của dân chúng” của Charles Seeger, trong Folklore thế giới - một số công trình nghiên cứu cơ bản, “Truyền thuyết” của Linda Dégh, trong Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (Đồng chủ biên) (2005); định nghĩa về giai thoại của từ điển Larousse trong Nguồn gốc văn minh nhân loại, M.Rohl (2008), Lê Thành biên dịch... cung cấp nhiều luận điểm có giá trị về lý thuyết thể loại; hay Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), với những khái niệm, tri thức văn hóa về biểu tượng mang ý nghĩa là ngữ liệu cho đề tài... Còn có những quan niệm, nhận định của một số nhà nghiên cứu folklore thể giới về thể loại được ghi nhận từ các bài nghiên cứu hay giới thiệu sách sưu tầm, biên soạn, như: định nghĩa về truyền thuyết của nhà ngữ học Linda Dégh & A.Vizonyi trong bài viết “Nhận diện truyền thuyết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của Trần Thị An, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6 / 2006; nhận định liên quan đến giai thoại của P.Roland Barth: “Dẫn luận phân tích các cơ cấu truyện kể”, Tạp chí Communications (Giao Lưu, Paris) trong Giai thoại kẻ sĩ, Thái Doãn Hiểu (1996)... 2.2. Các công trình biên khảo, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân gian Nam Bộ Nhóm tư liệu về lịch sử, văn hóa dân gian Nam Bộ có thể phân theo hai thời kỳ: Thời kỳ nhà Nguyễn Tiêu biểu có sách địa chí, lịch sử, như: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, công trình nghiên cứu sâu rộng về vùng đất Gia Định xưa; Đại Nam nhất thống chí (phần Lục tỉnh Nam kỳ), Đại Nam thực lục (Quốc triều sử toát yếu là hình thức lược biên, rút gọn), Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn... Các công trình đã ghi nhận một số mẩu truyện kể về các nhân vật lịch sử Nam Bộ. Từ đầu thế kỷ XX đến nay Giai đoạn trước năm 1975 có các công trình như: Nam Kỳ danh nhân, Đào Văn Hội (1943), nói đến thành phần võ tướng và văn nhân; Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1970), Đất Long Xuyên và công trình khai phá miền Hậu Giang, Đất Gia Định xưa, Bến Nghé xưa, Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa (1985)... của Sơn Nam, biên khảo về lịch sử khẩn hoang và phát triển vùng đất; hay Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển (1960), công trình khảo luận về lịch sử Sài Gòn… Rải rác trong các công trình, có một số mẩu truyện tương truyền về các nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó, có một số bài nghiên cứu liên quan các nhân vật lịch sử Nam Bộ trong Tập san Sử Địa, gồm: Nén hương hoài cổ Trương Định, Trương Bá Phát, Vài giai thoại có dính líu tới cụ Lãnh binh Trương Định, Lê Thọ Xuân, số 3, 1966; Phan
  7. 5 Thanh Giản dưới mắt người Pháp qua vài tài liệu, Nguyễn Thế Anh, số 7, 1967; hay chuyên khảo Kỷ niệm 100 Nguyễn Trung Trực số 12, 1968… Sau năm 1975, về lịch sử, văn hóa, có các công trình nghiên cứu về đặc điểm vùng đất, con người, tiêu biểu như: Đình miếu và lễ hội dân gian, Sơn Nam (1994), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX Huỳnh Lứa, (2000), Nam Bộ đất và người Hội khoa học lịch sử TP. HCM (2005), Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn Tạp chí Xưa & Nay (2009), Khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Phan Quang, Lê Hữu Phước (2001), Nguyễn Hữu Cảnh chân dung người mở cõi, Thanh Ba (2007)..; hay những công trình dưới hình thức hỏi đáp lịch sử như: Lịch sử Gia Định - Sài Gòn trước 1802, Cao Tự Thanh (2007), Hỏi đáp về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Võ Duy Dương, Tủ sách lịch sử Việt Nam (2008); Bên cạnh đó, các tư liệu lịch sử địa phương như Nguyễn Trung Trực - thân thế và sự nghiệp, Bảo tàng Kiên Giang (1989), Những trang ghi chép về lịch sử – văn hóa Tiền Giang, Nguyễn Phúc Nghiệp (1998)... cũng có một số mẩu truyện kể về các nhân vật lịch sử. Về lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, có các công trình tiêu biểu như: Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ (1992), Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh, nghiên cứu các thiết chế văn hóa dân gian ở Nam Bộ; Tự vị tiếng Việt miền Nam (1993), Vương Hồng Sển, giải thích địa danh theo phương pháp giải thích địa lý, ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống dân gian; Sổ tay hành hương đất phương Nam, Huỳnh Ngọc Trảng (chủ biên) (2003), ghi nhận hệ thống di tích văn hóa - tín ngưỡng vùng đất phương Nam; Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nguyễn Đăng Duy (1997), phác họa một mặt thiết yếu của đời sống người Nam Bộ, trong đó có mối quan hệ giữa truyền thuyết với tín ngưỡng; hay An Giang đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa, Nguyễn Hữu Hiệp (2007); Văn hóa dân gian đảo Phú Quốc, Trương Thanh Hùng (2008); Nghiên cứu Hà Tiên, Trương Minh Đạt, (2008), nói đến lịch sử, văn hóa của vùng đất, đã ghi nhận một số mẩu truyện kể (như về Nguyễn Ánh, Mạc Tử Sanh, Nguyễn Trung Trực, Huỳnh Mẫn Đạt…)... Nằm trong loại sách danh nhân Nam Bộ, có những tư liệu viết theo hình thức nhân vật chí, nghiên cứu, giới thiệu về con người, sự nghiệp, tác phẩm thơ văn, như: Theo dấu Bùi Hữu Nghĩa, Thái Văn Kiểm (1961), Những danh sĩ miền Nam, Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp (1990), Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm, Nguyễn Khắc Thuần (1986), Bùi Hữu Nghĩa con người và tác phẩm, Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Bảo Định Giang (2001)… Các công trình viết về cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hoá miền Nam từ lúc hình thành vùng đất Đàng Trong thế kỷ XVII đến khi thực dân Pháp đặt ách thống trị.
  8. 6 2.3. Các công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, truyền thuyết và giai thoại dân gian Nam Bộ Từ đầu thế kỷ XX đến trước 1975 đã có những công trình sưu tập, nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ. Bộ phận truyện dân gian Nam Bộ nói chung được nghiên cứu không nhiều, chủ yếu là sưu tầm, rải rác có một vài bài viết hoặc giới thiệu sơ lược. Từ sau 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, việc giới thiệu, nghiên cứu văn học dân gian ở Nam Bộ nói riêng đã có những bước phát triển mới. Nhóm tư liệu sưu tầm, ghi chép Đến nay, công tác sưu tầm văn học dân gian Nam Bộ nói chung đã đạt được những thành tựu khả quan. Tư liệu sưu tầm, ghi chép nguồn truyện dân gian về nhân vật lịch sử Nam Bộ nói riêng khá phong phú, bao gồm các nhóm: thư tịch sách Quốc sử quán triều Nguyễn, sách biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Nam Bộ, địa phương chí và sách sưu tầm, biên soạn văn học dân gian Nam Bộ. Nhóm tư liệu nghiên cứu Về nghiên cứu lý luận, có các bài viết tiêu biểu như: Tiếp cận văn học dân gian địa phương từ đặc trưng của văn học dân gian, Bùi Mạnh Nhị, Tạp chí Văn học, số 3/1985: nêu những định hướng trong nghiên cứu văn học dân gian địa phương, nhấn mạnh sự phát triển mạnh của thể loại truyền thuyết ở giai đoạn cận đại gắn với những nét đặc thù của tiến trình lịch sử Nam Bộ; hay Đặc trưng truyện dân gian người Việt ở Nam Bộ trong Văn hóa dân gian Nam Bộ những phác thảo, Nguyễn Phương Thảo (1997), đề cập nét đặc trưng của truyện dân gian Nam Bộ, bao gồm truyện về các nhân vật lịch sử và văn hóa. Bên cạnh đó, trong lời dẫn ở một số sách sưu tập, có phần giới thiệu hoặc tiểu luận tổng quan về truyện dân gian bao gồm truyền thuyết và giai thoại Nam Bộ, như: Truyện dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ (1994), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Ngọc Trảng (1998)... Ngoài ra, có nhóm bài viết Kỷ yếu hội thảo về nhân vật lịch sử Nam Bộ, như Kỷ yếu Hội thảo khoa học về nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị (1985), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Nhà thơ - Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1987), Kỷ yếu Hội thảo Thân thế và sự nghiệp của Chưởng cơ - Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1993), Kỷ yếu Hội thảo Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (2008)... Về nghiên cứu chuyên sâu, có hai luận án đi trước có liên hệ về phạm vi đề tài. Ở Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918) của Võ Phúc Châu (2009), tác giả đã hệ thống hóa truyền thuyết dân gian về
  9. 7 những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ; khảo sát các nhóm truyền thuyết; những motif, nhóm motif phổ biến; nêu những chứng tích văn hóa liên quan tới các truyện kể... Công trình dày dặn này đã thống kê, miêu tả khá hệ thống các tình tiết, môtíp, là cơ sở để chúng tôi tham khảo, tiếp tục hệ thóng hóa và miêu tả các tình tiết, môtíp của nhóm truyền thuyết về người anh hùng chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, bên cạnh đó, ghi nhận phần phụ lục truyện kể của công trình như một tư liệu sưu tầm, biên soạn. Ở Đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đỗ Thị Hồng Hạnh (2013), tác giả đã xác lập cơ sở hình thành đặc trưng và một số tiêu chí để nhận diện, phân loại thể loại truyện kể; khảo sát đặc điểm tư liệu, trình bày đặc trưng cấu tạo truyền thuyết địa danh; đặc trưng cấu tạo truyền thuyết về một số nhân vật. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu luận án của chúng tôi có phần khác và rộng hơn so với hai luận án đã kể trên, cách tiếp cận và nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi cũng có những điểm khác (sẽ trình bày ở các chương sau). Liên quan tới lịch sử vấn đề, tới các mảng tư liệu dùng để so sánh, có thể kể đến các bài viết như: Về mấy khuynh hướng sai lầm ở các đô thị miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 về nghiên cứu văn học dân gian, Nguyễn Quang Vinh, Tạp chí Văn học, số 4 / 1977, Các hình thức tương tác cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết, Trần Đức Ngôn, Tạp chí Văn học, 2004, Các mảng truyện kể dân gian về cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám lưu truyền trên đất Yên Thế, Nguyễn Đình Bưu, Tạp chí Văn học số 1 / 1975, Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới, Hồ Quốc Hùng, Tạp chí Văn học, số 4 / 1998, hay sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, Nguyễn Liên Phong (1909)... Điểm qua các tư liệu, có thể thấy các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lịch sử, văn hóa Nam Bộ và cung cấp những tư liệu sưu tầm về văn học dân gian. Với các công trình có liên hệ về phạm vi đề tài đã nêu, đây là những thành quả đáng trân trọng, giúp ích cho việc đào sâu, phát triển thêm vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, trong việc tập hợp, hệ thống mảng truyền thuyết Nam Bộ nói chung, chúng tôi sẽ chú trọng nhiều hơn việc phân biệt văn bản ghi chép lịch sử và truyện kể dân gian, đồng thời bổ sung thêm nguồn tư liệu truyện kể. Luận án của chúng tôi cũng sẽ tập trung vào những vấn đề cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu, như mối quan hệ giữa truyền thuyết và giai thoại hay việc xác lập giai thoại với tư cách là một thể loại văn học dân gian, diện mạo, những nét đặc thù của truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ, yếu tố truyền thống và sáng tạo, xu hướng xâm nhập lẫn nhau giữa truyền thuyết và giai thoại thời kỳ cận đại.
  10. 8 Đây cũng là yêu cầu đặt ra cho đề tài, nhằm góp phần khẳng định những sắc thái độc đáo của loại hình tự sự dân gian Nam Bộ. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Truyền thuyết và giai thoại về nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Các phương diện lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân Nam Bộ trong mối quan hệ với thể loại truyền thuyết và giai thoại cũng được xem là đối tượng nghiên cứu hữu quan. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu văn bản trong các công trình sưu tập, biên soạn truyện dân gian và mở rộng ở các công trình lịch sử, địa chí triều Nguyễn, công trình biên khảo, nghiên cứu lịch sử, văn hóa Nam Bộ... có ghi chép truyện kể đã được hệ thống hóa. Các truyện kể cùng nội dung, chủ đề trong truyện kể dân gian các vùng miền khác, tùy theo mục đích từng phần của nội dung luận án, được dùng để so sánh, liên hệ, để làm nổi bật đối tượng nghiên cứu. 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Luận án hướng tới những mục tiêu chính như sau: Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư liệu, luận án đã hệ thống các văn bản, các nhóm truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX. Đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thực hiện mục tiêu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống: Phương pháp này tạo cơ sở cho việc đánh giá, xác lập tiêu chí chọn lọc văn bản và hệ thống nguồn tư liệu, nguồn truyện, giúp tìm hiểu quy luật vận động của các thể loại. Phương pháp thống kê, miêu tả: Thống kê các nhóm truyện, miêu tả kết cấu, nội dung, các môtíp trong các nhóm truyện làm cơ sở khái quát các luận điểm theo thể loại và các tiểu loại, phân tích các giá trị dựa trên những tiêu chí, số liệu cụ thể. Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích truyện kể theo chủ đề, nội dung, các môtíp theo đặc trưng thể loại. So sánh, đối chiếu văn bản truyện, phân loại các nhóm tư liệu, so sánh liên hệ với các nhóm truyện ở các vùng miền. Phương pháp liên ngành: Luận án sử dụng phương pháp này để tìm hiểu một số phương diện văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo... làm cơ sở để phân tích các nhóm
  11. 9 truyện, mối quan hệ của truyền thuyết và giai thoại lịch sử với lịch sử vùng đất và với văn hóa, văn học dân gian Nam Bộ. Những khái niệm công cụ Chúng tôi xin giới thuyết một số khái niệm công cụ được sử dụng trong luận án, bao gồm: đề tài, cốt truyện, đề tài - cốt truyện, tình tiết, môtíp (motif) và típ (type). Đề tài là phạm vi hiện thực của đời sống khách quan mà tác phẩm đề cập. Cốt truyện theo Từ điển thuật ngữ văn học là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thái động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [52,99]. Khái niệm đề tài - cốt truyện dùng chỉ đề tài gắn liền với cốt truyện, tức một phạm vi giới hạn của đời sống khách quan được hướng đến, được xây dựng trong một hình thức tổ chức hệ thống sự kiện nhất định. Tùy theo sự đa dạng, phong phú của tác phẩm, quy mô nhóm đề tài - cốt truyện sẽ mở rộng. Sự hiện thực hoá đề tài, cốt truyện được biểu hiện ở hệ thống tình tiết, môtíp, đóng vai trò kiến tạo cốt truyện. Tình tiết của truyền thuyết được rút ra, xây dựng từ những sự kiện thực tế, mang ý nghĩa thể hiện diễn tiến của cốt truyện. Sự xuất hiện lặp lại, có tính ổn định, tiêu biểu về mặt ý nghĩa nhất định của một hoặc một số tình tiết có thể tạo lập nên các môtíp. Đây là những đơn vị, thành tố nghệ thuật nhỏ nhất hàm chứa những quan niệm cụ thể về sự kiện hiện thực đã được “mã hóa”. S.Thompson đã định nghĩa: “Mô típ là yếu tố nhỏ nhất của truyện kể dân gian, có khả năng lưu truyền một cách bền vững. Để có được khả năng này mô típ phải là một cái gì đó khác thường và gây ấn tượng” [60,13]. Định nghĩa này giới thuyết về cấu tạo, sự vận động và dấu hiệu đặc trưng của môtíp với vai trò là một đơn vị cấu trúc của truyện dân gian. Nguyễn Tấn Đắc tóm lược và nhấn mạnh đặc trưng đơn vị môtíp của tác phẩm văn học dân gian: “Motif là những phần tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của tác phẩm văn học dân gian” [37,11]. Chu Xuân Diên nói đến vai trò cốt yếu cụ thể của môtíp: thuật ngữ môtíp dùng chỉ “những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật” [143,465]. Đối với các thể loại tự sự của văn học dân gian, thuật ngữ này đươc hiểu theo nghĩa là “hạt nhân của cốt truyện”, là “công thức truyền thống” từ đó cốt truyện được triển khai hoặc như “yếu tố hợp thành” của cốt truyện. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: mô típ là “những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và
  12. 10 được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” [52,197]. Nhóm tác giả Từ điển type truyện dân gian Việt Nam đã diễn giải về môtíp trong mối liên hệ với cấu trúc cốt truyện và típ (kiểu) truyện như sau: “Motif truyện kể thực chất là một khái niệm đơn giản, hay gặp trong truyện kể truyền thống, nó có thể là một đoạn kể ngắn, lặp đi lặp lại và có thể có tính chất khác thường, làm cho người ta nhớ hoặc nó có dấu hiệu đặc biệt... Sự lắp ghép của các motif một cách logíc sẽ tạo nên các cốt truyện, nhiều cốt truyện có những motif tương tự nhau sẽ tạo nên những type” [79,21]. Các định nghĩa, diễn giải nêu trên về môtíp là những cách hiểu mà chúng tôi thấy đúng và phù hợp. Chúng tôi thống nhất với quan niệm của tác giả Chu Xuân Diên về môtíp: là những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện, là hạt nhân của cốt truyện, là công thức truyền thống cho sự triển khai cốt truyện hoặc như yếu tố hợp thành của cốt truyện. Đồng thời, khi vận dụng khái niệm này, chúng tôi cũng chú ý những nội dung khác của khái niệm môtíp như: tính lặp lại, tính chất độc đáo của các chi tiết trong các văn bản tác phẩm hay sự hàm chứa một quan niệm về nhân sinh. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Luận án đã có những đóng góp sau: - Trên cơ sở tiếp cận cơ sở lý thuyết về thể loại, luận án đã khái quát những đặc điểm của truyền thuyết và giai thoại, tiếp tục so sánh truyền thuyết và giai thoại folklore, đồng thời chỉ ra sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các thể loại này. - Luận án trình bày tổng quan được bức tranh vừa khái quát, vừa cụ thể tình hình sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; tiếp cận những khía cạnh cụ thể của vấn đề văn bản hóa truyện dân gian, bổ sung một số tư liệu sưu tầm mới về văn bản và mối quan hệ của văn bản với các chứng tích văn hóa có liên quan. - Luận án đã tập hợp, sưu tầm, thống kê, phân loại, hệ thống hóa 220 truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, thời kỳ mà tại Nam Bộ diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước, dân tộc. - Theo hướng tiếp cận thể loại, luận án đã khảo sát, miêu tả và xác định đặc trưng nghệ thuật và đặc trưng giá trị của hệ thống truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chỉ ra đặc trưng mối quan hệ
  13. 11 của các yếu tố điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và sự hình thành, phát triển của hệ thống truyện dân gian Nam Bộ. - Kết quả nghiên cứu và nguồn truyện sưu tầm của luận án góp phần vào việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử địa phương, đồng thời, góp phần lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể của Nam Bộ. 7. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận án có 5 chương: Chương 1: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại và từ đặc điểm tư liệu, hệ thống truyện Chương 2: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước Chương 4: Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh Chương 5: Giai thoại về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước.
  14. 12 CHƯƠNG 1 TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI VÀ TỪ ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU, HỆ THỐNG TRUYỆN 1.1. TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI Nghiên cứu văn học dân gian trên bình diện thể loại là nhiệm vụ rất cần thiết, vì như nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị đã nhận xét, “Trên thực tế không có văn học dân gian như là một lĩnh vực đơn nhất mà chỉ có văn học dân gian tồn tại trong những thể loại, với những tác phẩm cụ thể” [136,120]. Việc nghiên cứu, miêu tả đặc trưng thể loại đóng vai trò thiết yếu cho việc tìm hiểu những sáng tác thuộc thể loại. 1.1.1. Thể loại truyền thuyết 1.1.1.1. Khái niệm Khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến. Do đó, chúng tôi chỉ khái quát, hệ thống lại những điểm cơ bản, làm cơ sở cho việc khảo sát đối tượng nghiên cứu của luận án. Theo lối định nghĩa duy danh, truyền thuyết được hiểu là những điều được truyền lại từ đời trước bằng miệng qua các thế hệ, vì vậy, những “lời truyền thuyết” này bao hàm ý nghĩa là những sự việc thực hư chưa rõ, chưa có chứng cứ tin cậy. Hay truyền thuyết là thuyết, giả thuyết được truyền, theo đó, truyền thuyết là những lời truyền tụng trong dân gian về sự việc, sự kiện nào đó nhưng chưa bảo đảm là thực. Ở Trung Quốc, danh từ truyền thuyết thường được dùng cùng “truyền văn” hay “truyền ngoa” (có cụm từ dĩ ngoa truyền ngoa), chỉ sự việc không phải là điều tai nghe, mắt thấy hay chuyện hoang đường, nó bao hàm ý nghĩa là điều không có thật, được lưu truyền lan rộng. Ở một số nước phương Tây như Anh, Mỹ hay Pháp, khái niệm truyền thuyết được thể hiện trong từ legend (hay la légende) (xuất hiện trong ngôn ngữ Anh năm 1340), có gốc từ từ La tinh lagère (đọc) để chỉ một đoạn tài liệu đọc, về sau có nghĩa liên quan thông tin không chính xác, hay một câu chuyện không chắc có thực. Các nhà nghiên cứu cũng nói đến cách hiểu về giới hạn cụ thể của thuật ngữ. Tiếng Nga có hai thuật ngữ chỉ thể loại truyền thuyết: predanhie để chỉ truyền thuyết về các sự kiện và nhân vật có thật; legenda thì chỉ nhóm truyền thuyết huyền thoại, trong đó bao hàm cả truyền thuyết hoặc được dùng chỉ một bộ phận huyền thoại, tức là những truyện có yếu tố hoang đường, quái đản. Ở một số nước châu Âu, có sự phân biệt giữa thuật ngữ
  15. 13 légende và tradition, đều có nghĩa là lời truyền tụng, lời tục truyền nhưng có sự phân biệt giữa nhân vật lịch sử linh thiêng (thuộc tôn giáo) và lịch sử trần thế. Ở góc độ thể loại, với ý nghĩa là một thuật ngữ khoa học, truyền thuyết có nội hàm rộng hơn. Giai đoạn thế kỷ XIX đến những thập niên đầu XX, trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu chuyên về truyền thuyết trên bình diện thể loại. Thuật ngữ khoa học truyền thuyết học được hình thành cho thấy tính chất quan trọng và rộng lớn của khoa học nghiên cứu truyền thuyết. Đây được coi là thể loại có tính đặc thù trong loại hình văn xuôi tự sự dân gian. Trong những quan niệm có tính bao quát về truyền thuyết, niềm tin vào những điều được kể, về tính có lý của nó là dấu hiệu quan trọng bản chất của thể loại truyền thuyết, khác với truyện cổ tích, nói theo Propp là “thế giới của những điều tưởng tượng, không thể xảy ra được” [158,36]. M.Rohl, nhà nghiên cứu khoa học xã hội Anh khi định nghĩa về truyền thuyết, đã chú trọng diễn giải vấn đề niềm tin: “Trong cốt lõi của nó có một niềm tin cơ bản ở phía người kể chuyện, cho rằng các sự việc được mô tả là điều có thật” [170,7]. L.Dégh, nhà folklore Hungary, cũng nói về niềm tin đặt vào truyền thuyết: “Cốt lõi của truyền thuyết thực tế là một đức tin” [26,322]. L.Dégh & A.Vizonyi thống nhất quan điểm về vấn đề niềm tin có tính cốt yếu trong truyền thuyết: “Niềm tin là một vấn đề có tính nguyên tắc của truyền thuyết (…). Những khía cạnh phong phú của niềm tin về những điều có thực hay tưởng tượng được trình bày trong truyền thuyết là chiếc chìa khóa để các nhà nghiên cứu hiểu được thể loại này” [4,54]. F.Ranke, nhà nghiên cứu folklore Đức, nhấn mạnh tinh thần của niềm tin được tạo lập trong truyền thuyết: “Truyền thuyết trong bản chất của nó đòi hỏi một niềm tin ở người kể cũng như người nghe, rằng nó liên quan tới sự thực, rằng nó đã từng xảy ra” [4,54]. Ở Việt Nam, nhiều nhà chính trị, văn hóa, nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm về truyền thuyết. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà chính trị, văn hóa lớn, đã nêu một ý kiến rất xác đáng về truyền thuyết: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gấm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích” (Nhân ngày Giỗ Tổ vua Hùng, báo Nhân dân, 29.4.1969). Kiều Thu Hoạch xác định: “Truyền thuyết là một thể loại chuyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian, nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện
  16. 14 tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kỳ…”[72,18]. Lê Chí Quế định nghĩa: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa hay nhân vật tôn giáo thông qua sự hư cấu thần kỳ” [163,49]. Cùng hướng đến chiều sâu ý nghĩa, giá trị tư tưởng của truyền thuyết, Bùi Quang Thanh kiến giải về những đặc trưng nghệ thuật thể loại: “Với sự tưởng tượng “thơ và mộng”, với “tâm tình thiết tha” của mình, nhân dân đã phủ lên những “cái lõi sự thật lịch sử” ấy những yếu tố hư ảo, thần kỳ, những nét khoa trương, phóng đại (…). Phải chăng có sử dụng những biệp pháp nghệ thuật như vậy, các tác giả dân gian mới thỏa mãn được lòng kính trong, được gửi gấm tình yêu thương mãnh liệt đối với quê hương đất nước, với những vị anh hùng của dân tộc?” [190,126]. Có thể thấy, quan niệm của M.Rohl, L.Dégh, F.Ranke... về truyền thuyết nhấn mạnh vấn đề niềm tin (về “những điều có thực hay tưởng tượng”), tức yếu tố thái độ tinh thần được đặt ở bình diện thứ nhất. Quan niệm của các nhà văn hoá, nhà nghiên cứu khác chú trọng đặc trưng “sự tưởng tượng”, “ thơ và mộng”, “sự hư cấu thần kỳ”..., là những yếu tố nghệ thuật xây dựng nên giá trị tư tưởng của thể loại, vấn đề niềm tin nằm trong “mạch ngầm” của tư tưởng, tình cảm. Tựu trung, có thể rút ra định nghĩa về truyền thuyết xác lập trên các phương diện loại hình, đặc điểm nội dung, nghệ thuật và thái độ nhận thức như sau: truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian, phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử, gắn với sự tưởng tượng và hư cấu thần kỳ, thể hiện cảm quan, sự đánh giá của nhân dân về lịch sử. Về đặc điểm thể loại, các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh cái cốt lõi trước hết và trung tâm nhất của truyền thuyết là tính lịch sử. Sự khác biệt có tính cốt lõi của truyền thuyết so với các thể loại thần thoại và truyện cổ tích đã được Chu Xuân Diên khái quát: “Đặc điểm chủ yếu phân biệt truyền thuyết với các thể loại thần thoại và truyện cổ tích là trong truyền thuyết bao giờ cũng giữ lại được những nét chính yếu của những sự kiện và con người có thực, làm thành cái lõi cốt hiện thực lịch sử - cụ thể cho trí tưởng tượng nghệ thuật của nhân dân” [143,78]. Đã là truyền thuyết thì phải mang yếu tố lịch sử. Trong sự sáng tạo của truyền thuyết, lịch sử là yếu tố làm nên đặc tính thể loại, từ cảm hứng nghệ thuật, xu hướng lịch sử hóa, nội dung thể hiện. Trên tổng thể, truyền thuyết dân gian là “một dòng tự sự lịch sử độc đáo” [190,131], đã trình bày một cách đầy đủ bức tranh sinh động về lịch sử dân tộc hay địa phương. Đây là một
  17. 15 dạng thức “nghìn năm bia miệng”, là hình thức nhận thức lịch sử của nhân dân qua các thời đại như một dòng chảy lịch sử không vơi cạn. Song, yếu tố lịch sử trong truyền thuyết không phải là lịch sử đơn thuần mà gắn với sự kỳ ảo hóa (đồng thời là xu hướng khẳng định là sự thật những điều kỳ ảo) và đây chính là con đường của sáng tạo nghệ thuật. Bùi Mạnh Nhị nhận định: “Cái lõi sự thật lịch sử trong các truyền thuyết chỉ là cái nền, cái “phông” cho các tác phẩm, vì đã được nhào nặn lại, được kỳ ảo hóa để khái quát, lý tưởng các sự kiện, nhân vật, nhằm tăng “chất thơ” cho các câu chuyện” [140] . Mối liên hệ đặc biệt giữa truyền thuyết và lịch sử cũng đã được đề cập ngay trong bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái thế kỷ XV, một trong những tập truyện đầu tiên được hình thành từ sự “góp nhặt và sàng lọc” các truyện kể dân gian của các học giả thời phong kiến: “Những truyện chép ở đây là sử ở trong truyện chăng?… Sử là thực và truyện là hư. Sử nằm trong truyện, truyện xen vào sử” [169,18]. Do tính chất gắn bó chặt chẽ với lịch sử của truyền thuyết, đã có ý kiến coi truyền thuyết là dã sử hay sử dân gian, tức là một bộ phận của lịch sử thời kỳ cổ sơ và là lịch sử truyền miệng (bên cạnh loại sử chính thống, tồn tại trên văn tự); vì vậy không coi truyền thuyết là một khái niệm thuộc phạm trù văn hóa dân gian. Quan niệm đồng nhất hay nhầm lẫn giữa truyền thuyết và lịch sử không chỉ do sự gắn bó với lịch sử của truyền thuyết mà còn do điều kiện khách quan là có khoảng thời gian dài, nhiều cộng đồng, dân tộc chưa có sử thành văn, nên những câu chuyện về lịch sử của truyền thuyết đã trở thành nguồn sử liệu chính cho đời sau. Đây cũng là hiện tượng phổ biến mọi nước, khi chưa có chữ viết, lịch sử dân tộc thường được kể mở đầu bằng truyền thuyết như một sự thay thế, bổ khuyết cho lịch sử. Sau này những truyền thuyết đó được ghi chép lại. Về quan hệ giữa lịch sử và văn học dân gian, có thể nhắc đến nhận xét của M.Gorki: “Từ thời viễn cổ, văn học dân gian luôn luôn là người đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch sử”. Sự “đặc thù” đó liên quan đến bản chất sáng tạo nghệ thuật của văn học dân gian, nói cách khác, tính chất sử được phản ánh một cách đặc thù trong văn học dân gian. Cách truyền thuyết và sử tiếp cận lịch sử khác nhau. Cách tiếp cận của sử chính là sự chính xác, khách quan về sự kiện, con người, còn truyền thuyết, tiếp cận theo đặc thù nghệ thuật. Khi phản ánh thực tại, truyền thuyết hướng về những vấn đề của lịch sử nhưng gắn với những sáng tạo nghệ thuật, theo hướng lý tưởng hóa. Propp đã nhận định về truyền thuyết: “Nhân dân đã tự do phát huy trí tưởng tượng lịch sử và hư cấu nghệ thuật” [157]. Theo đó, những sự kiện của đời sống thực được đưa vào tác phẩm
  18. 16 không phải là mục đích cuối cùng mà là chất liệu thực tế để tạo nên tư tưởng hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, từ đó nhằm nêu lên những vấn đề có ý nghĩa của đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng. Ví dụ, từ những mũi tên đồng tìm thấy ở di tích Cổ Loa đến hình tượng nỏ thần, có một khoảng cách vừa thực vừa rất mơ hồ của sự khái quát hoá, kỳ ảo hóa, để hướng đến sự thể hiện giá trị tinh thần lớn lao về sức mạnh, trí tuệ, trình độ sản xuất, sự vun bồi khí lực trong bài học giữ nước của dân tộc. Đây chính là lối kỳ ảo hóa lịch sử của truyền thuyết. Ở đây thực tại đã được thiêng hóa để gửi gấm vào đó những giá trị tư tưởng, thẩm mỹ và qua đó đã nâng tầm vóc của sự kiện, nhân vật lịch sử ở mức độ cao nhất. Do đó, trong nghiên cứu truyền thuyết, nếu chỉ đi tìm những chi tiết lịch sử có thực thì chưa bao quát đầy đủ đặc trưng thể loại. Trần Thị An nhận định: “Hướng nghiên cứu này đã làm nghèo nàn truyền thuyết dân gian, chỉ đơn giản tìm trong truyền thuyết dân gian những chi tiết chính xác của lịch sử” [3,66]. Ở một góc nhìn khác, như Hồ Quốc Hùng nhận xét, truyền thuyết là “ký ức cộng đồng về quá khứ” [83,10]. Truyền thuyết nói về quá khứ, lịch sử được phản ánh trong truyền thuyết không phải là lịch sử chính xác ở những thời điểm cụ thể mà thông qua sự cảm nhận, nhận thức về lịch sử (bởi tính cố định, cụ thể trong sự hư cấu lịch sử sẽ không đồng nghĩa với tính xác thực mà “chủ yếu ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử” [72,17]. Đó là lịch sử trong chiều sâu, cái tồn lưu trong ký ức như một “mạch ngầm” của tinh thần, tình cảm, gắn liền với cảm hứng ngợi ca, tôn vinh. Đây là nét đặc thù của thể loại. Chính cảm hứng ngợi ca, tự hào về lịch sử mà qua những truyền thuyết dân gian về thời Bắc thuộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng…, các nhân vật đã trở thành những biểu tượng của tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc như những ký ức lịch sử sâu đậm về quá khứ. Đây là dòng chảy lịch sử ở chiều sâu, thể hiện chất nhân văn của con người hướng về dân tộc, đất nước. Đỗ Bình Trị nhận định về ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết cổ xưa: “Những truyền thuyết thời cổ như những truyền thuyết về thời các vua Hùng, thường có nghịch lý: “lịch sử” trong đó thường lung linh, mờ ảo trong bao lớp sương mù của thời gian và nhiều điều huyễn hoặc của tư duy thần thoại, nhưng niềm tin vào “sự thật lịch sử” có lẽ còn mãnh liệt hơn so với những truyền thuyết đời sau” [209,88]. Mặt khác, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo những cách thức riêng, có sự chọn lựa và sáng tạo. Truyền thuyết có sự chọn lựa những yếu tố lịch sử, nhằm thể hiện trong chiều sâu cái cốt lõi tinh thần những giá trị liên quan các quá trình lịch sử. Cho nên không phải bất kỳ sự kiện, nhân vật nào cũng có truyện kể nhưng tinh thần, xu thế của từng thời kỳ lịch sử lại được thể hiện sâu sắc trong truyền thuyết dân gian: “Nhân
  19. 17 dân đã thể hiện trong đó thái độ của mình đối với các biến cố, các nhân vật lịch sử và các tình huống lịch sử, đã thể hiện trong đó ý thức lịch sử của mình” [157]. Tính chất chắt lọc tinh thần các thời đại lịch sử của truyền thuyết đưa đến đặc điểm có tính đặc thù về thể loại. Hồ Quốc Hùng nhận định:“mỗi truyền thuyết dường như trở thành biểu tượng cho một giai đoạn, thời đại lịch sử nhất định” [83,22]. Như một mạch nguồn tự nhiên, từ thời Hùng Vương buổi bình minh của công cuộc dựng và giữ nước đến thời kỳ chống Pháp đau thương mà hào hùng, lịch sử dân tộc như chưa bao giờ gián đoạn trong những ký ức của cộng đồng về quá khứ. Những sự kiện và tinh thần đó không chờ ghi chép từ những bộ sử biên niên mới có mà vốn đã sống trong ký ức nhân dân như những giá trị tinh thần quý báu không mất đi theo thời gian. Sự chọn lựa còn thể hiện ở cái cụ thể, là chiều sâu tâm lý, tình cảm, gắn với “chất tâm tình”. Những sự kiện, nhân vật đi vào truyền thuyết phải là những tâm điểm được đánh giá cao, tập trung sự chú ý của nhân dân. Nhân vật là những đối tượng gần gũi, trải nhiều thế hệ luôn được ghi nhớ trong niềm cảm phục, sự tri ân, lại được lưu dấu trên những chứng tích địa danh, văn hóa như những vết khắc không phai mờ qua năm tháng. Đặc điểm tiếp theo là tính kết chuỗi của các tác phẩm thành hệ thống truyện xoay quanh các nhân vật hay sự kiện. Đặc điểm này có nét đặc thù ở truyền thuyết. Không tác phẩm truyền thuyết nào tồn tại đơn lẻ. Tính kết chuỗi thể hiện trước hết ở hiện tượng các nhân vật gắn với những hệ thống truyện kể nhất định. Mức độ hệ thống ấy tồn tại ở một vùng miền, địa phương hoặc ở những phạm vi liên vùng. Trong đó, các truyện kể được phát sinh và lưu truyền ở nơi có dấu tích hoạt động của nhân vật hoặc lan xa theo tầm vóc sự kiện, tầm vóc công tích của nhân vật. Tính kết chuỗi ấy, xét về mặt tư tưởng, như các nhà nghiên cứu nhận định, thường “có chung những tính chất cụ thể lịch sử nhất định, tạo thành nếp cảm nghĩ truyền thống nhất định” [40,228] trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Những khảo sát thực tiễn cho thấy có khoảng 200 truyền thuyết (với các dị bản) xoay quanh các vua Hùng, được sản sinh và lưu truyền ở khắp các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ [231,14]; hệ thống truyền thuyết Hai Bà Trưng và các nữ tướng với số lượng không nhỏ phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội [198,129]; truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi “trải ra mênh mông suốt từ Hà Tĩnh đến Lạng Sơn” [129,360]; và gần đây, theo số liệu tập hợp được, có đến hơn 80 truyền thuyết về những anh hùng chống Pháp ở Nam Bộ... Một đặc điểm khác là mối quan hệ gắn bó của truyền thuyết với các di tích văn hóa, nghi lễ, tập tục. Các di tích, nghi lễ, phong tục liên quan là hình thức văn hóa vật thể, môi trường “diễn xướng” và lưu giũ đặc biệt của truyền thuyết. Bùi Mạnh Nhị
  20. 18 nhận xét: “Truyền thuyết thường gắn với các di tích lịch sử, văn hóa (đền thờ, miếu mạo, lễ hội), danh lam thắng cảnh và phong tục thờ cúng ở địa phương” [140]. Khắp nơi trên đất nước, các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa đi cùng nghi thức, tập tục thờ cúng đều gắn với truyền thuyết (có khi đã được thần tích hóa). Cơ sở lịch sử của câu chuyện đã đi vào đời sống tinh thần, tâm linh của nhân dân. Với cảm hứng tôn vinh lịch sử, những nơi tương truyền người anh hùng đặt chân đến hay lập nên công tích cần phải được lưu giữ, nhắc nhở muôn đời, nhân dân đã gửi vào truyền thuyết tâm niệm, ước vọng đó. Ký ức, tình cảm của nhân dân về quá khứ dân tộc có nhu cầu gắn kết với chứng tích văn hóa (hình thức di tích, lễ hội, tập tục thờ cúng…), lấy đó làm chỗ dựa bền chắc cho niềm tin và sự tôn vinh. Chính điều này đã tạo cho truyền thuyết ý nghĩa sâu sắc, bởi “hương khói” của sự thờ phụng chứa đựng giá trị thiêng, nó là “tiếng núi sông”, “hồn linh”, “tiếng rì rầm trong đất”, là niềm tin, niềm tự hào về truyền thống, sự trường tồn của dân tộc, bờ cõi đất nước. Những chứng tích địa danh, lịch sử, văn hóa trong truyền thuyết thường mang ý nghĩa là những biểu tượng thiêng, như núi Nghĩa Lĩnh, núi Sóc Sơn, sông Tô Lịch... (Truyền thuyết về Vua Hùng, Tản Viên đón vợ, Thánh Gióng, Sông Tô Lịch...); hoặc là những dấu tích thực tế dùng cho việc tưởng niệm như đền, miếu, lễ hội… gắn với nhu cầu về tâm linh. Những chứng tích được gắn kết vào câu chuyện nhằm khẳng định thêm niềm tin vào điều được kể. Đặc biệt, yếu tố địa danh của nhiều truyền thuyết thể hiện rất sâu xa ký ức về lịch sử, có thể đối chiếu với các nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra ý nghĩa bề sâu đó. Truyền thuyết ở những vùng đất có bề dầy lịch sử thể hiện rõ nét hơn đặc điểm này khi đặt trong mối liên hệ đối chiếu với giai thoại (bởi truyền thuyết ở những vùng đất mới chưa có sự bồi lắng nhiều lớp lịch sử, văn hóa, yếu tố nội dung liên quan với thực tại được thể hiện trực tiếp của nó dễ có khả năng đi gần với hình thức giai thoại). 1.1.1.2. Phân loại truyền thuyết Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách phân loại truyền thuyết. Kiều Thu Hoạch phân chia truyền thuyết thành truyền thuyết nhân vật (bao gồm các tiểu loại: truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết phản diện, truyền thuyết tôn giáo), truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phong vật. Lê Chí Quế chia thành truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. Đỗ Bình Trị phân thành truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết lịch sử... Tuy có những khác biệt về quan điểm phân loại nhưng nhìn chung truyền thuyết lịch sử đều được xem là bộ phận tiêu biểu nhất của thể loại, là “truyền thuyết lịch sử đích thực”; hay nói như Kiều Thu Hoạch về truyền thuyết nhân vật (có nội hàm tương ứng): “Nói tóm lại,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2