Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975
lượt xem 2
download
Luận án "Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975" hướng đến làm rõ sự ý thức của các nhà văn về đối tượng mà họ lựa chọn thể hiện với toàn bộ tính phức tạp của nó, trong đó có việc khảo tả đời sống giới trí thức bằng phương tiện đặc thù của văn học và đề xuất cách nhìn nhận, ứng xử phù hợp đối với tầng lớp xã hội này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ THỊ PHƯƠNG MAI VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HỒ THỊ PHƯƠNG MAI VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ SAU 1975 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Huy Dũng. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như những kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học của tác giả khác. Tác giả Hồ Thị Phương Mai
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Phan Huy Dũng - người đã đưa ra những chỉ dẫn khoa học quan trọng cho tôi, đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu Trường Sư phạm, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, và các thầy cô giáo chuyên ngành Văn học Việt Nam thuộc trường Đại học Vinh; Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An; Ban Giám hiệu, tổ Ngữ văn Trường THPT Quỳnh Lưu 1 và Trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận án này. Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã đồng hành và chia sẻ cùng tôi trong một chặng đường dài học tập và hoàn thành luận án. Tác giả Hồ Thị Phương Mai
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát ....................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 5. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6 6. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 7 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu chung về trí thức................................................... 7 1.1.1.1. Trí thức như một mẫu hình nhân cách ......................................... 7 1.1.1.2. Trí thức với đời sống xã hội ....................................................... 10 1.1.1.3. Số phận của trí thức.................................................................... 13 1.1.2. Những nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 ........................................................................................ 16 1.1.2.1. Nghiên cứu sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn đối với đề tài người trí thức ........................................................................ 16 1.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm nhân vật trí thức được thể hiện trong tiểu thuyết ................................................................................. 18 1.1.2.3. Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện người trí thức trong tiểu thuyết .... 22 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ......................................................................... 26 1.2.1. Quan niệm về người trí thức ............................................................. 26 1.2.2. Sự tương hợp giữa đề tài người trí thức với bản chất thể loại của tiểu thuyết ......................................................................................... 37 1.2.3. Đề tài trí thức trong văn học Việt Nam ............................................. 39 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 43
- iv Chương 2. QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ..................................................................................... 45 2.1. Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 .......... 45 2.1.1. Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1945..... 45 2.1.2. Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến 1975 ............................................................................................ 52 2.1.3. Một số nhận định khái quát ............................................................... 56 2.2. Những tiền đề dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .............................................................. 57 2.2.1. Tiền đề chính trị - xã hội ................................................................... 57 2.2.2. Tiền đề văn hóa - văn học ................................................................. 59 2.2.2.1. Văn học dịch với những tiểu thuyết viết về người trí thức ........ 59 2.2.2.2. Bài học kinh nghiệm của những tiểu thuyết ở các thời kì văn học trước đây viết về người trí thức .......................................... 71 2.2.3. Sự tự vấn của các nhà văn - trí thức .................................................. 76 2.3. Những điểm mới trong cách nhìn về người trí thức ở tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 .................................................................................................. 80 2.3.1. Không đánh đồng trí thức là người có học ....................................... 80 2.3.2. Chú ý nhấn mạnh sự độc lập về tư tưởng của các nhân vật trí thức .............................................................................................. 85 2.3.3. Đề cao tinh thần dấn thân của người trí thức .................................... 90 Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 101 Chương 3. VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 .............................. 103 3.1. Đặc điểm quan niệm và tư tưởng của nhân vật trí thức ......................... 103 3.1.1. Giới thuyết về nhân vật và nhân vật tư tưởng trong tác phẩm văn học .. 103 3.1.2. Hoạt động tự nhận thức của các nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 ..................................................................... 105 3.1.3. Sự đồng điệu giữa tác giả và nhân vật trí thức................................ 114 3.2. Đặc điểm lối sống và thân phận của nhân vật trí thức ........................... 117 3.2.1. Sự vật lộn với những bi kịch đời sống ............................................ 117
- v 3.2.2. Lối sống lạc điệu và lối sống thích nghi ......................................... 121 3.2.3. Trạng thái dằn vặt thường trực ........................................................ 126 3.3. Đặc điểm hành động, ứng xử của nhân vật trí thức ............................... 135 3.3.1. Nhìn chung về hoạt động đặc thù của người trí thức ...................... 135 3.3.2. Việc bảo vệ những giá trị tinh thần cốt lõi khi thực hiện các lựa chọn... 139 3.3.3. Những nỗ lực chiến thắng bản thân ................................................ 143 Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 148 Chương 4. VẤN ĐỀ NGƯỜI TRÍ THỨC NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1975 .... 149 4.1. Việc nhấn mạnh những đối thoại tư tưởng ............................................ 149 4.1.1. Sự tương hợp giữa tính chất đối thoại của tiểu thuyết với đời sống tinh thần của người trí thức............................................................. 149 4.1.2. Nội dung của những cuộc đối thoại ................................................ 150 4.1.3. Sự đa dạng của các hình thức đối thoại........................................... 152 4.2. Sự quan tâm thể hiện quá trình phản tỉnh của nhân vật ......................... 158 4.2.1. Ý nghĩa của việc thể hiện vấn đề phản tỉnh .................................... 158 4.2.2. Cách thể hiện đa dạng hoạt động phản tỉnh của người trí thức ...... 160 4.3. Những nỗ lực khái quát tính hai mặt của hoàn cảnh sống ..................... 163 4.3.1. Cái nhìn biện chứng về hoàn cảnh sống ......................................... 163 4.3.2. Việc khám phá tác động của hoàn cảnh sống đến người trí thức ... 165 Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 170 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 171 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................. 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 173 PHỤ LỤC
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế hệ trí thức hiện đại đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Ngay từ thời điểm đó, người trí thức đã tích cực tham gia vào mọi mặt của đời sống, cả trong thời chiến lẫn thời bình. Trong nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, họ cũng can dự rất sâu vào đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa… Thành quả hoạt động của họ trở thành một trong những yếu tố cơ bản tạo nên cấu trúc đặc thù của nền kinh tế hiện nay. Trên thực tế, người trí thức đã được xã hội trao cho một sứ mệnh đặc biệt: tác động trực tiếp vào thượng tầng kiến trúc, thúc đẩy sự phát triển của đất nước bằng những tư tưởng mang tính chất dẫn đạo. Rõ ràng, người trí thức có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và sự tồn tại của tầng lớp này liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Vì lẽ đó, ở nhiều giai đoạn khác nhau, người trí thức đã trở thành đối tượng thẩm mỹ lớn của văn học nghệ thuật nói chung và của tiểu thuyết nói riêng. Tuy thế, không phải lúc nào người trí thức cũng được đề cao tương xứng với những cống hiến của họ. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 không chỉ giúp nhà nghiên cứu nhìn nhận rõ hơn nhiều vấn đề của văn học sử và lí thuyết văn học, mà còn có dịp hiểu sâu hơn không ít vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ở một số giai đoạn lịch sử nhất định. Dĩ nhiên, kết quả nghiên cứu theo hướng đã nêu cũng sẽ góp thêm tham số đáng tin cậy giúp vào việc xây dựng một cái nhìn đúng đắn về vị thế người trí thức cũng như đóng góp to lớn của họ vào sự nghiệp chấn hưng đất nước. 1.2. Với đặc trưng thể hiện cuộc sống, con người bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi, giàu tính đối thoại và từ góc độ đời tư, tiểu thuyết có thế mạnh nổi bật trong việc thể hiện hình tượng, đề tài và các vấn đề của người trí thức. Mặc dù trong văn học Việt Nam đã có nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau viết khá thành công về người trí thức, nhưng thành tựu của tiểu thuyết ở địa hạt này
- 2 luôn có một vị trí riêng và sức nặng đặc biệt. Thực tế cho thấy, tiểu thuyết có thể tích hợp được rất nhiều khám phá của các thể loại khác, thậm chí, của toàn bộ nhận thức xã hội ở một thời đại nhất định về người trí thức. Đây cũng là một trong những lý do cơ bản thúc đẩy tác giả luận án lựa chọn nghiên cứu vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, hy vọng qua đây có thể khám phá được những khía cạnh mới của vấn đề khi đặt nó trong nhiều mối tương quan đa dạng, phức tạp. 1.3. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, nhưng việc khảo sát có hệ thống và trên diện rộng về đối tượng này vẫn còn không ít hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đây là đề tài nhiều thử thách nhưng hết sức có ý nghĩa cần được tiếp tục tìm hiểu. Nghiên cứu về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 là nghiên cứu những tìm tòi, đóng góp của các nhà văn trong việc thể hiện những vấn đề của giới trí thức Việt Nam thời kì hậu chiến và thời kỳ đổi mới, nhằm nhận diện chính xác quan điểm, tầm nhìn, bản lĩnh của họ trước nhiều vấn đề của nghệ thuật, của con người và xã hội. Cũng qua khảo sát đối tượng này, người nghiên cứu có thêm căn cứ để nhận định chính xác về tầm vóc tư tưởng - thẩm mỹ của cả một nền văn học. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát 2.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận án là: Vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975. 2.2. Phạm vi tư liệu khảo sát Tư liệu khảo sát chính của luận án là các tiểu thuyết tiêu biểu viết về người trí thức trong văn học Việt Nam từ sau 1975. Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các tác phẩm của những tác giả sau đây: - Tác giả Nguyễn Khải: Gặp gỡ cuối năm - 1981, Thời gian của người - 1985, Thượng đế thì cười - 2003.
- 3 - Tác giả Nguyễn Xuân Khánh: Miền hoang tưởng - 1990, Hồ Quý Ly - 2000, Mẫu Thượng Ngàn - 2006, Đội gạo lên chùa - 2011, Chuyện ngõ nghèo - 2016. - Tác giả Ma Văn Kháng: Mưa mùa hạ - 1982, Mùa lá rụng trong vườn - 1985, Đám cưới không có giấy giá thú - 1989, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn -1993, Ngược dòng nước lũ - 1999, Một mình một ngựa - 2009, Bóng đêm - 2011, Bến bờ - 2011. - Tác giả Lê Lựu: Thời xa vắng - 1985, Sóng ở đáy sông - 1994. - Tác giả Nhật Tuấn: Đi về nơi hoang dã - 1998. - Tác giả Nguyễn Quang Thân: Một thời hoa mẫu đơn - 1988, Ngoài khơi miền đất hứa - 1990, Hội thề - 2009. - Tác giả Nguyễn Mộng Giác: Sông Côn mùa lũ - 1990. - Tác giả Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh - 1990. - Tác giả Chu Lai: Ba lần và một lần - 1999. - Tác giả Nguyễn Huy Thiệp: Tiểu long nữ - 1996, Tuổi hai mươi yêu dấu - 2005. - Tác giả Hồ Anh Thái: Người đàn bà trên đảo - 1985, Người và xe chạy dưới ánh trăng - 1987, Trong sương hồng hiện ra - 1990, Cõi người rung chuông tận thế - 2002, Mười lẻ một đêm - 2006, Đức Phật, nàng Savitri và tôi - 2007, SBC là săn bắt chuột - 2011, Dấu về gió xóa - 2012, Những đứa con rải rác trên đường - 2014, Năm lá quốc thư - 2019, Đức Phật - Nữ chúa và điệp viên - 2022. - Tác giả Nguyễn Việt Hà: Cơ hội của Chúa - 1999, Khải huyền muộn - 2005, Ba ngôi của người - 2014, Thị dân tiểu thuyết - 2019. - Tác giả Tạ Duy Anh: Đi tìm nhân vật - 2002, Thiên thần sám hối - 2004. - Tác giả Nguyễn Bình Phương: Những đứa trẻ chết già - 1994, Người đi vắng - 1999, Thoạt kỳ thủy - 2004, Một ví dụ xoàng - 2021. - Tác giả Nguyễn Thế Quang: Nguyễn Du - 2010, Thông reo ngàn Hống - 2015, Đường về Thăng Long - 2019.
- 4 - Tác giả Phạm Thị Hoài: Thiên sứ - 1988. - Tác giả Thuận: Chinatown - 2005, Thang máy Sài Gòn - 2013. - Tác giả Đoàn Minh Phượng: Và khi tro bụi - 2006. Ngoài ra, để có cơ sở đối sánh, chúng tôi khảo sát thêm một số tiểu thuyết Việt Nam ra đời trước 1975 như: Đoạn tuyệt - 1934 (Nhất Linh), Băn khoăn - 1943 (Khái Hưng), Sống mòn - 1944 (Nam Cao),… hay một số tiểu thuyết của các tác giả nước ngoài như: Buồn nôn (Jean Paul Sartre), Người xa lạ (Albert Camus), Thân phận con người (Andre Malraux), Bác sĩ Zhivago (Boris Pasternak), Nửa đời nhìn lại (Trifomop), Xông vào giông bão (Danin Granin), Thao thức (Aleksandr Kron), Lựa chọn (Yury Bondarev), Muối của đất (G. Markop),… 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng đến làm rõ sự ý thức của các nhà văn về đối tượng mà họ lựa chọn thể hiện với toàn bộ tính phức tạp của nó, trong đó có việc khảo tả đời sống giới trí thức bằng phương tiện đặc thù của văn học và đề xuất cách nhìn nhận, ứng xử phù hợp đối với tầng lớp xã hội này. Theo định hướng đó, mặc dù việc tìm hiểu đặc điểm nhân vật trí thức hay hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết được xác định là một nội dung quan trọng của luận án, nhưng đích hướng đến của công việc này lại là làm nổi bật những trăn trở của các nhà văn về con đường phát triển của toàn xã hội Việt Nam trong thời đại mới, xuất phát từ việc nghiền ngẫm về cuộc sống và thân phận của người trí thức. 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đánh giá những kết quả nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan đến đề tài và xây dựng cơ sở lý thuyết của luận án. - Phân tích sự chuyển đổi quan niệm về người trí thức trong đời sống xã hội và ảnh hưởng của nó đến những tiểu thuyết thể hiện đề tài này. - Phân tích, đánh giá những đặc điểm của con người trí thức được thể hiện qua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 hướng theo mục đích nghiên cứu đã xác định.
- 5 - Phân tích, đánh giá các phương thức thể hiện đặc thù đối với hình tượng người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 hướng theo mục đích nghiên cứu đã xác định. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để làm nổi bật tính chỉnh thể của vấn đề người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 và để đảm bảo cho công trình có được một bố cục - kết cấu hợp lí, nhiều tầng bậc. Với phương pháp này, chúng tôi lần lượt làm rõ các khía cạnh chủ chốt của vấn đề, từ sự thay đổi trong quan niệm về trí thức tới việc xác định nội dung và phương thức thể hiện hình tượng người trí thức trong sáng tác. - Phương pháp loại hình: Đây là phương pháp quan trọng giúp người nghiên cứu xác định rõ các phương diện cốt yếu của đối tượng nghiên cứu: người trí thức như một loại hình tượng đặc thù và tiểu thuyết như một thể loại có những ưu thế riêng trong việc trình bày, thể hiện quan điểm nhìn nhận, đánh giá của nhà văn về người trí thức. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp người nghiên cứu nhận diện, phân biệt được người trí thức với các đối tượng thẩm mỹ khác, đồng thời cũng nhận ra sự tương đồng và khác biệt của các ngòi bút cùng viết về người trí thức. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Phương pháp này giúp tác giả luận án thấy được sự phát triển của đề tài người trí thức trong văn học Việt Nam qua các giai đoạn khác nhau, cắt nghĩa được lý do người trí thức trở thành đề tài đặc biệt quan trọng trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Việc sử dụng thông tin từ các lĩnh vực như xã hội học, văn hóa học, lịch sử,… sẽ giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn, có kiến thức nền tảng để hiểu và lý giải rõ hơn các vấn đề liên quan đến đề tài.
- 6 - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này cho phép tác giả làm rõ được sự đa dạng của tiểu thuyết viết về người trí thức trong văn học Việt Nam từ sau 1975, khám phá được tính nghệ thuật của những sáng tác cụ thể, nêu được những điểm mới trong cách các nhà văn thể hiện những vấn đề về người trí thức. 5. Đóng góp của luận án Luận án khảo sát, phân tích tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 với cái nhìn hệ thống, đi sâu tìm hiểu những vấn đề vừa có tính muôn thuở vừa có tính thời sự của giới trí thức mà các nhà văn đặt ra trong đó - những vấn đề đòi hỏi người cầm bút phải có tài năng mới có thể phát hiện và thể hiện, phải có rất nhiều can đảm và ý thức trách nhiệm mới có thể lên tiếng. Về mặt lý luận, luận án cố gắng làm rõ vấn đề: nhận thức, tư duy của nhà văn về người trí thức đã chi phối như thế nào đến cách thể hiện đề tài người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975. Về mặt thực tiễn, luận án góp phần lí giải sự vận động theo hướng trí thức hoá của một bộ phận tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975, trong đó người trí thức xuất hiện vừa với tư cách vừa là đối tượng thẩm mỹ vừa với tư cách là chủ thể sáng tạo. Luận án giới thiệu được hệ thống dữ liệu phong phú mà những người nghiên cứu tiếp sau có thể khai thác theo các góc độ riêng nhằm làm rõ vị thế và sức mạnh tinh thần của tầng lớp trí thức trong cấu trúc của xã hội Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2: Quan niệm về người trí thức trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Chương 3: Vấn đề người trí thức nhìn từ đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975 Chương 4: Vấn đề người trí thức nhìn từ phương thức thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1975
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu chung về trí thức 1.1.1.1. Trí thức như một mẫu hình nhân cách Hiện nay, tuy các cuộc tranh luận (ở các quy mô và tính chất khác nhau) về vấn đề người trí thức chưa phải đã đi đến những kết luận ngã ngũ, nhưng nói chung càng ngày người trí thức càng được các bên tham gia tranh luận xem như một mẫu hình nhân cách đặc biệt trong xã hội. Ngạn ngữ Anh có câu: “Tri thức làm người ta khiêm tốn...”; Democritos từng chia sẻ: “Sự thông thái sinh ra ba năng lực: đưa các quyết định tuyệt vời, nói đúng và làm việc nên làm”. Người Việt từ xưa đã đặt sĩ đứng đầu trong “tứ dân” sĩ nông công thương cũng có lý do. Người trí thức luôn được xem là tấm gương trong việc thi hành những việc nhân nghĩa ở đời và cộng đồng thường lấy đó làm khuôn thước để noi theo. Thực ra, trước đây, khi nhắc đến người trí thức, người ta vẫn xem học vấn là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất. Giờ đây, khi trình độ học vấn trong xã hội đã được tăng lên, người ta không quá chú ý đến tiêu chí này nữa. Nói cách khác, ngoài học vấn, người trí thức có được thừa nhận hay không, có vị thế như thế nào phụ thuộc rất lớn vào việc anh có phẩm cách và thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình ra sao. Trên thế giới, nước Nga là nơi có những nghiên cứu sớm và sâu sắc về người trí thức. Cuốn Trí thức Nga của Nxb Tri thức, xuất bản năm 2009 đã tập hợp được một loạt bài viết liên quan đến những nghiên cứu về giới trí thức ở Nga trong không gian dài rộng của nước Nga suốt một thế kỷ (từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX). Đặc trưng của trí thức Nga được xác định là “tính chất quý phái, tức là sang trọng vượt lên sự tầm thường, kết quả của sự tu dưỡng nhiều
- 8 đời, có sự tham gia của kiến thức sách vở” [201]. Sự tu dưỡng của người trí thức trước hết phải thể hiện trên phương diện đạo đức, sao cho họ phải đạt đến độ “chuẩn mực”, đáp ứng “tiêu chuẩn” để được thừa nhận. Đặc trưng này có sự thay đổi khi chính quyền mới (Xô viết) có sự điều chỉnh cách nhìn nhận đối với tầng lớp trí thức. Lúc đó, “Nguyên tắc giai cấp, chiếu cố giai cấp, ưu tiên giai cấp, cho phép tình trạng phi chuẩn mực đối với những con người thuộc giai cấp công nông bộc lộ khá lộ liễu” [201] và “sự tầm thường hóa giáo dục đại học đạt đến đỉnh điểm. Lạm phát trí thức bùng nổ với nghĩa hàng chục trường đại học không đủ điều kiện đã được thành lập” [201]. Hiện tượng này đã khiến cho chất lượng của giới trí thức Nga ngày càng giảm, và người trí thức Nga cũng không đảm nhận được trách nhiệm đối với đời sống xã hội như người ta kỳ vọng. Trên cơ sở phản ánh thực tế nhiều biến động, nhiều bài viết trong Trí thức Nga đã củng cố một ý niệm, rằng “Tất cả những người có học đều có phẩm chất quý tộc ấy. Có quý tộc một đời lại có quý tộc kế thế, nhiều đời - bộ phận nhiều đời này mới thật là tinh hoa ổn định” [201]. Bởi vì, khi người trí thức “Có chân trong giới thượng lưu, người ta dễ dàng giữ được sự độc lập về tinh thần, dễ tự tin, tin vào giá trị thật của mình, và giữ được tính độc lập trước mọi hệ thống quyền lực” [201]. Từ đó, một kết luận được đưa ra: “Khi người trí thức không có cảm giác về thân phận cao quý của mình thì họ cho phép mình làm bậy” [201]. Trong bài viết Phẩm tính trí thức, Viện sĩ Dmitrii Likhachev khẳng định nền tảng đạo đức của người trí thức là điều cần đặc biệt coi trọng. Tác giả đã nhấn mạnh rằng: “Lương tri không chỉ là vị thần hộ mệnh của nhân phẩm, nó còn là người cầm lái của tự do. Lương tri sẽ trông coi để tự do không bị biến thành sự tuỳ tiện, mà trỏ cho con người đường đi nước bước đích xác của anh ta trong những tình thế hỗn tạp của cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại” [152]. Tự do ấy là tự do trong trí tuệ, là không trở thành nô lệ về tư tưởng, là “không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng” [152]. Bởi vì, theo Dmitrii Likhachev, “Nguyên tắc cơ bản của
- 9 phẩm tính trí thức là tự do trí tuệ - tự do trong tư cách một phạm trù đạo đức. Con người trí thức chỉ không tự do với lương tâm và với tư duy của mình” [152]. Bài viết Trí thức, bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội của Dmitrii Likhachev đưa ra quan niệm, người ta không được coi là trí thức khi vì lệ thuộc vào một quyền lực nào đó mà làm mất đi sự tự do trí tuệ hoặc không tôn trọng sự tự do trí tuệ của người khác và rằng yếu tố đạo đức rất quan trọng đối với người trí thức bởi “người đã phụ thuộc vào lương tâm thì anh không còn bị phụ thuộc vào gì nữa hết”, “phụ thuộc lương tâm thì anh ta có thể chỉ là người tự do tuyệt đối” [153]. Nhà văn Alecksandr Isayevich Solzhenitsyn trong tiểu luận Tầng lớp kỹ giả đã cho rằng, người trí thức tuy phải đối mặt với những thách thức của số phận nhưng họ vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh, bằng sự nỗ lực tham gia vào đời sống, bằng cách thích ứng với hoàn cảnh. Theo Alecksandr Isayevich Solzhenitsyn: “Chính nhờ sự hăng say đó mà nhiều trí thức đã thoát chết, hơn nữa, không bị đè bẹp về mặt tinh thần vì họ đã hoàn toàn chân thành, toàn toàn tự nguyện cống hiến cho niềm tin mới” [261]. Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số bài viết cho thấy rõ dấu ấn của quan niệm xem người trí thức là một mẫu hình nhân cách trong xã hội. Phạm Quỳnh đã nhắc đến ý thức về danh dự như một tiêu chuẩn không thể thiếu ở người trí thức. Bởi vì, “danh dự tức là lòng tự tôn tự trọng của người ta, không phải tôn mình mà miệt người thành ra thói kiêu căng, nhưng tôn mình mà nghiêm với mình, trọng cái phẩm giá làm người, đặt nhân cách vào một địa vị rất cao mà tự căng tự lệ [tức nỗ lực rèn luyện] cho tới được; phàm tư tưởng hành vi nhất thiết muốn cho xứng đáng với nhân cách ấy mới là bằng lòng” [256; 451]. Theo Phạm Quỳnh, “biết tự tôn tự trọng mình cũng chưa đủ, lại phải làm thế nào cho mình xứng đáng sự tôn trọng ấy, cho nên người ta có lòng danh dự bao giờ cũng có chí muốn đặc biệt với kẻ khác, nghĩa là cố trau dồi nhân cách cho mỗi ngày một hay hơn người; có thế lòng danh dự mới thật bổ ích cho sự tinh tiến của người ta” [256; 451].
- 10 Bàn về người trí thức, các bài viết như Phẩm cách quan trọng của người trí thức (Nguyễn Huệ Chi), Bằng cấp không phải là thước đo người trí thức (Chu Hảo), Những trí thức từ Pháp về (Nam Nguyên),… cũng đã chia sẻ các quan niệm được tóm lược ở trên. Theo Nguyễn Huệ Chi, “Người trí thức bao giờ cũng có mấy phẩm cách sau: Thứ nhất, phải có sự tự do trong tư tưởng - đó là một phẩm cách hàng đầu. Bởi vì, nếu anh để tư tưởng bị khuất phục bởi một thứ giáo điều nào đấy, thì không bao giờ anh có sự sáng tạo được, và cách nghĩ của anh sẽ méo mó, thiên lệch, thậm chí là thấp hèn. Thứ hai, là sự độc lập đối với quyền lực. Quyền lực đương nhiên là chúng ta phải tôn trọng, vì quyền lực là đại diện cho chỗ đứng cao nhất của một bộ phận đang điều khiển đất nước. Nhưng phải luôn luôn có một sự độc lập để tỉnh táo nhận biết đâu là chỗ đúng, chỗ sai”[33]. Như thế, người trí thức có những yêu cầu rất đặc thù về phẩm chất, khác với nhiều thành phần khác trong xã hội. Các bài viết vừa điểm đều thể hiện mong muốn người trí thức là người “sống hết mình và không có kẻ nào luồn cúi cầu vinh, cầu lợi. Họ xứng đáng cho các thế hệ sau noi theo” [33]. Có thể nói, dù còn có nhiều quan niệm khác nhau về người trí thức, nhưng các học giả, các nhà nghiên cứu vẫn thống nhất rằng nhận thức và cống hiến của người trí thức phải được đặt trên nền tảng của đạo đức. Nhân cách của người trí thức luôn được xác định như một thứ chuẩn mực có tác dụng định hướng các giá trị và phẩm chất cho con người nói chung. 1.1.1.2. Trí thức với đời sống xã hội Không có tầng lớp nào tình cờ xuất hiện trong xã hội. Sự xuất hiện của trí thức cũng không phải ngoại lệ. Người ta có xu hướng cho rằng, trí thức là người có kiến thức sâu rộng về một hay nhiều lĩnh vực, hơn hẳn mặt bằng hiểu biết chung của xã hội ở một thời kỳ nhất định. Trí thức thường được gắn với học hành chữ nghĩa. Nhưng ngay cả khi điều đó là có thật thì họ vẫn luôn gắn liền với thực tiễn đời sống. Từ sự va chạm với thực tiễn, người trí thức ý thức được vai trò của mình đối với đời sống xã hội. Trong mối quan hệ này, người trí thức có khả năng tác động lên đời sống xã hội hoặc chịu tác động trở lại.
- 11 Trong bài viết Thế nào là người trí thức?, Paul Alexandre Baran (nhà kinh tế học người Mỹ theo chủ nghĩa Marx) cho rằng: “Người trí thức tự bản chất là kẻ phê phán xã hội, người mà ưu tư là nhận diện, phân tích sự vật, và bằng cách đó, góp phần vượt qua mọi trở ngại ngăn cản sự vươn tới một trật tự tốt đẹp, nhân đạo và hợp lý hơn. Do đó anh ta trở thành lương tri của xã hội và là phát ngôn nhân của những lực lượng tiến bộ mà trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào xã hội cũng có” [14]. Khi lý giải giải thích nghĩa của từ “ruồi trâu” (gadfly) trong tiểu thuyết Ruồi trâu của Ethel Lilian Voynich – một cuốn tiểu thuyết có hình tượng trung tâm là người trí thức – tác giả A. Svetkov đã chỉ ra một phẩm tính hay chức năng rất quan trọng của người trí thức, đó là “một người phê bình phiền phức và không khoan nhượng, người tố cáo những khiếm khuyết và tệ nạn - cả có thực lẫn tưởng tượng” [272]. Qua sự xác quyết này có thể thấy phần nào quan niệm về người trí thức ở châu Âu: người trí thức là người có vai trò phản biện xã hội và khi thực hiện vai trò đó, họ mới thể hiện đầy đủ phẩm tính riêng của mình. Để thực hiện được sứ mệnh phản biện xã hội, người trí thức có khi phải hy sinh nhiều thứ, từ tình thân, tình yêu đến cả sinh mạng của mình. Đây chính là biểu hiện cao độ của thái độ tận hiến vì sự phát triển của xã hội loài người. Từ đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu đã có những ý kiến đáng chú ý về mối quan hệ giữa người trí thức với đời sống xã hội. Trong đó, “trí” gắn liền với “quyền”, “dân quyền” phải dựa vào “dân trí”, “dân quyền gắn liền với “dân trí” [132]. Đối với Phan Bội Châu, dân quyền có ý nghĩa vô cùng lớn đối với một đất nước: “Dân quyền mà được đề cao thì nhân dân được tôn trọng, mà nước cũng mạnh. Dân quyền bị xem nhẹ, thì dân bị coi khinh, mà nước yếu. Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất, mà nước cũng mất” [29; 286]. Theo Phan Bội Châu, “Dân quyền được tôn trọng là do dân trí đã lên cao” [29; 391]. Nói cách khác, “dân quyền được tôn trọng thì nước mạnh”, điều đó có nghĩa là, “dân trí cao thì nước mạnh, dân trí thấp thì nước yếu” [132]. Rõ ràng, trong mọi thời kỳ, sự tác động của tri thức, của trí thức có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, đối với đất nước:
- 12 “Sau khi duy tân rồi, thì dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt; vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ” [29; 255]. Về sau, Hồ Chí Minh cũng có quan điểm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [132]… Tất nhiên, “dân trí” không đồng nghĩa với trí thức. Nhưng chữ “trí” ở đây được hiểu như là nền tảng không thể thiếu của người trí thức. Có thể nói, khi đã coi trọng “dân trí” thì chắc chắn người ta phải coi trọng trí thức; đã nhấn mạnh vai trò của “dân trí” thì không thể không khẳng định vai trò của người trí thức trong đời sống xã hội. Bàn về người trí thức và vai trò của người trí thức đối với đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trí thức là hiểu biết (…), muốn thành một người trí thức toàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế” [174; 156]. Như thế, hiểu biết có thể chỉ là lý thuyết suông, là vô nghĩa; đã là người trí thức thì cần phải có những hành động cụ thể để cống hiến cho xã hội. Quan điểm này về sau chúng ta có thể gặp ở rất nhiều bài viết nghiên cứu về mối quan hệ của người trí thức và đời sống xã hội. Chu Hảo trong bài Chỉ có thể cất cánh với những trí thức tầm vóc đã từng nói: “Dân tộc nào cũng cần có những đội ngũ tinh hoa mang nhiệm vụ mở lối, dẫn đường. Nếu tầng lớp này bị hạn chế bởi năng lực trí tuệ thì cả dân tộc sẽ chìm trong bóng tối. Nhưng ở đây, đổ tại cho thời đại hay thể chế cũng chỉ là một lẽ, lẽ còn lại nằm ở sự nỗ lực của bản thân tầng lớp này nữa. Nhìn vào những dân tộc khác, chúng ta sẽ thấy có những dân tộc cũng bị bóng tối của thời đại và thể chế bao phủ, nhưng tầng lớp tinh hoa của họ vẫn vươn lên, vượt khỏi cái khuôn của thời đại và thể chế” [68]; Sự ảnh hưởng và những tác động của người trí thức mạnh mẽ đến mức, dù họ có tham gia trực tiếp hay chỉ là gián tiếp, thậm chí ngay cả khi họ ở ẩn, đi tu thì cũng không có nghĩa là “xong hết sự đời, không làm gì, không còn đóng góp, ảnh hưởng gì cho đời nữa” [68]; và “ngay cả khi người trí thức chọn cách tu tập cô đơn ở một ngọn núi hẻo lánh, xa xôi nào đó thì nguồn năng lượng tinh thần của họ vẫn cứ lan toả ra xung quanh. Và nguồn năng lượng tinh thần ấy, cái dưỡng chất được khuếch tán trong không gian, trời
- 13 đất ấy vẫn rất có ích cho sự phát triển”[68]; Trong bối cảnh hiện nay, “trí thức Việt Nam phải hướng đến việc kiến tạo không phải một kiểu văn hoá thích nghi, mà phải là văn hoá sáng tạo” [20]. Muốn vậy, người tài phải được trọng dụng thực sự chứ không phải chỉ được “trọng dụng một cách hình thức” [20]. Bài viết Trí thức và phát triển: Ám ảnh quá khứ và hy vọng tương lai của Nguyễn Quang Dy cho thấy rõ hơn mối quan hệ giữa người trí thức và đời sống xã hội. Theo tác giả, người ta có cả hai cách, hoặc chứng minh bằng những ví dụ cụ thể hoặc không gì cả cũng có thể hình dung được mối quan hệ đó. Nhưng vấn đề không chỉ là ở chỗ trông thấy được mà phải làm gì để người trí thức được can dự vào sự phát triển của cuộc sống. Bằng cách đó họ mới có thể trả được cái gọi là những món nợ đời, để thực hiện được sứ mệnh mà mình đã được trao cho [47]. Bằng những cách lý giải khác nhau, nhiều bài viết đã chứng minh thuyết phục vai trò của người trí thức với đời sống xã hội, trong đó sự phản biện xã hội được xem là một biểu hiện đặc thù. Dường như, thời kỳ nào, người trí thức cũng không dễ dàng thỏa mãn với những gì hiện có, họ vẫn không ngừng phản ứng và thậm chí là phản kháng. Điều ấy khiến có người hoài nghi về mối quan hệ giữa người trí thức và đời sống, từ đó chối bỏ vai trò của người trí thức. Có lẽ, cần phải thấy, người trí thức luôn hướng đến sự hoàn thiện, luôn nỗ lực để xã hội không ngừng phát triển. Điều này cũng thể hiện quy luật vận động trong đời sống xã hội, là biểu hiện quy luật phủ định của phủ định. Đây không phải là đi ngược lại các giá trị trong thực tại mà là sự phấn đấu cho một cuộc sống có ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Đó cũng là động lực cho sự phát triển. Như thế, người trí thức có vai trò đáng kể trong sự thúc đẩy sự vận động, thay đổi của đời sống xã hội theo chiều hướng ngày càng tiến bộ, tích cực. 1.1.1.3. Số phận của trí thức Người trí thức luôn cố gắng để có thể làm chủ số phận của mình. Tuy nhiên, câu chuyện về số phận của người trí thức không dễ đề cập như số phận của nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Ở nhiều tác phẩm văn học, người nông dân được nhắc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 425 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 378 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 281 | 48
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 199 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 142 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phạm trù nội động/ngoại động trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)
186 p | 145 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 98 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 138 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 116 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 111 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 137 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 100 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 113 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 46 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
55 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn