intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:193

55
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG THỊ LINH KHANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG THỊ LINH KHANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9.34.04.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH 2. GS.TS. NGUYỄN HỮU KHIỂN HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia trong quá trình tôi học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài của luận án. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Quốc Chính, GS.TS Nguyễn Hữu Khiển đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi chân thành cảm ơn Ban quản lý đào tạo sau đại học và một số cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cảm ơn gia đình, các bạn, đồng nghiệp và những người đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN ÁN
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................................... 9 1.1. Các nghiên cứu về giáo dục mầm non ........................................................ 9 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 9 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước................................................................. 10 1.2. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục ....... 12 1.2.1. Sách tham khảo ..................................................................................... 12 1.2.2. Luận án, luận văn .................................................................................. 14 1.2.3. Các bài báo, tạp chí, tham luận hội thảo ................................................ 18 1.3. Các nghiên cứu về quản lý giáo dục mầm non, quản lý nhà nước về giáo dục mầm non .................................................................................................... 19 1.3.1. Sách tham khảo ..................................................................................... 19 1.3.2. Luận án, luận văn .................................................................................. 19 1.4. Đánh giá các nghiên cứu đã tổng quan và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ........................................................................................................... 23 1.4.1. Những kết quả đạt được của các nghiên cứu đã có ................................ 23 1.4.2. Những nội dung đề tài cần tiếp tục làm rõ hơn ...................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 25 Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ........................ 26 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON ..................................................................... 26 2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ......................... 26 2.1.1. Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục.................................... 26
  6. 2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với giáo dục........................................ 33 2.1.3. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ......................................................................................................... 36 2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ........................... 41 2.2.1. Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ......................................................................................................... 41 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ............... 43 2.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ..................................................................................... 47 2.2.4. Huy động các nguồn lực nhằm phát triển giáo dục mầm non ................. 48 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ............................................................................... 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non51 2.3.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 51 2.3.2. Tính đồng bộ và khả thi của hệ thống chính sách, pháp luật .................. 53 2.3.3. Nhận thức và sự tham gia của xã hội trong lĩnh vực giáo dục mầm non . 55 2.3.4. Các điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non .................................................................................................. 56 2.3.5. Quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số .................................................. 57 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới ...................................... 58 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở một số địa phương trong nước .......................................................................................... 58 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở một số quốc gia trên thế giới ............................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 70 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................... 71 3.1. Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ........................................... 71 3.1.1. Những điều kiện thuận lợi ..................................................................... 71
  7. 3.1.2. Những khó khăn, thách thức .................................................................. 72 3.2. Khái quát về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội............ 75 3.2.1. Quy mô hệ thống giáo dục mầm non giai đoạn từ năm 2008 đến nay .......... 75 3.2.2. Chất lượng giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội .............. 79 3.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ................................................................. 82 3.3.1. Ban hành và triển khai các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non ....................................................................................... 8283 3.3.2. Tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ CBCC quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ........................................................................................... 90 3.3.3. Huy động và sử dụng nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ................................... Error! Bookmark not defined.94 3.3.4. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với giáo dục mầm non ............ 10694 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội .......................................................................... 10894 3.4.1. Những thành tựu và nguyên nhân .................................................... 10894 3.4.2. Các hạn chế và nguyên nhân ........................................................... 10994 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 11594 Chương 4 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................ 11694 4.1. Quan điểm và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................. 11694 4.1.1. Quan điểm ....................................................................................... 11694 4.1.2. Mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2030 ...................................................................................... 12094 4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................. 12394 4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ............................................................................... 12394 4.2.2. Kiện toàn bộ máy quản lý, tối ưu hóa phân cấp quản lý nhà nước dối với giáo dục mầm non ..................................................................................... 12594
  8. 4.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ..................................................................................... 12994 4.2.4. Tăng cường xã hội hóa gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non ................................................................................................... 13694 4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ................................................................ 13794 4.2.6. Nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ............................................. 14094 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................. 14694 KẾT LUẬN .................................................................................................... 14794 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................... 14994 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 15094 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 15694 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 15694 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 16194 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................... 16594 PHỤ LỤC 5 .................................................................................................... 18194
  9. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ GDMN Giáo dục mầm non GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân PCGD Phổ cập giáo dục QLNN Quản lý nhà nước THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTHC Thủ tục hành chính TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân XHH Xã hội hóa
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tiêu chí Trường mầm non và mẫu giáo ở Nhật Bản............................... 65 Bảng 3.1. Tổng số cơ sở GDMN và số trẻ tại các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm học 2008-2009 đến nay............................................ 75 Bảng 3.2. Thống kê trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non thành phố Hà Nội............................................. 10094 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượng trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm học 2008-2009 đến năm học 2018-2019......................................................... 76 Biểu đồ 3.2. Số lượng trẻ mầm non trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội từ năm học 2008-2009 đến năm học 2018-2019 ........................................ 77 Biểu đồ 3.3. Trình độ giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2016-2017 ............................................................ 80 Biểu đồ 3.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá tiêu chí về mức độ an toàn đối với học sinh mầm non tại các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội............................... 81 Biểu đồ 3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN đối với GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................. 9994
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta theo Luật Giáo dục 2019 ........... 30 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 91
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là một hoạt động có tính xã hội rộng lớn trong đó nó đóng vai trò không chỉ nâng cao dân trí mà còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới và trực tiếp cung cấp nguồn nhân lực có trình độ trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực tiễn phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục và xác định một cách đúng đắn mục đích và chính sách phát triển giáo dục, trong đó coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm năng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục ở tất cả các cấp học; từng bước phổ cập giáo dục. Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những nhân tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Cấp học này có một vị trí đặc biệt không chỉ vì nó là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục mà đối tượng của hoạt động giáo dục cũng đặc biệt. Đó là trẻ em với sự phát triển về trí tuệ và thể chất ở giai đoạn sơ khởi của quá trình phát triển. Nó đòi hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm và có cơ chế quản lý đặc thù nhằm tạo ra những đột phá hiệu quả, xây dựng một nền tảng vững chắc cho cả tiến trình phát triển thông qua giáo dục nhà trường. Như vậy, chính thực tiễn đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu lý thuyết để dẫn đường cho việc triển khai các khâu của hoạt động quản lý nhà nước trước thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều hoạt động cụ thể, được thực hiện bởi nhiều cơ quan với thẩm quyền khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tiễn của mỗi tỉnh, thành phố. Nhìn nhận hoạt động quản lý nhà nước ở phạm vi chính quyền địa phương, thành phố Hà Nội có một vị trí đặc biệt không chỉ vì đây là Thủ đô mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của cả nước. Với những ưu thế mà mình có được, chính quyền Thủ đô cần tạo ra mô hình quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 1
  13. hoạt động một cách hiệu quả và có khả năng trở thành một hình mẫu có những nội dung tham khảo có giá trị thực tiễn cao cho các địa phương khác trong cả nước. Với mục tiêu ấy, khi đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua cho thấy bên cạnh những mặt tích cực trong việc bước đầu xây dựng một hệ thống cơ sở giáo dục mầm non với quy mô rộng khắp và chất lượng giáo dục cũng được đặt ra đồng thời trong suốt quá trình quy hoạch giáo dục (mặc dù còn tương đối dè dặt), thì vẫn còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục, tháo gỡ và tạo đà cho một tiến trình thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả hơn, hướng đến việc tạo đà phát triển cho giáo dục mầm non, cởi trói về mặt cơ chế đối với các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; tạo tiền đề vững chắc để thực hiện cơ chế tự chủ trong giáo dục; xây dựng triết lý giáo dục phù hợp định hướng xây dựng con người Việt Nam và công dân Thủ đô; quy chuẩn hóa các chức danh trong ngành giáo dục gắn với định lượng chất lượng giáo dục mầm non… Những kỳ vọng đó so với thực tiễn quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở Thủ đô Hà Nội cho thấy vẫn còn một khoảng chênh lệch tương đối lớn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan nằm ngoài sự tác động một cách chủ động, trực tiếp của các cấp chính quyền Thủ đô và cả những nguyên nhân chủ quan do những hạn chế nội tại trong bộ máy quản lý. Đồng thời, đánh giá một cách khách quan, hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành chủ yếu chỉ dựa vào những quy định có tính pháp lý mà thiếu hẳn những giá trị tham chiếu khác, những kênh tham vấn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, thiếu các nghiên cứu khoa học dẫn đường trong đó bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết thuần túy lẫn nghiên cứu ứng dụng. Việc đánh giá, tổng kết hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hiện nay cũng chưa được thực hiện hiệu quả, thiếu tính khách quan cần thiết, đặc biệt là việc nhìn thẳng vào các hạn chế, các mặt tiêu cực để có những giải pháp phù hợp. Thực tiễn, vấn đề nghiên cứu quản lý nhà nước về giáo dục mầm non hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện ở cấp độ 2
  14. luận án tiễn sĩ quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội ở phương diện khoa học quản lý công. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ Quản lý công. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm cả giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của Luận án, khách thể nghiên cứu không bao gồm các nhóm trẻ gia đình và các cơ sở giáo dục mầm non có yếu tố nước ngoài. - Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Ngày 01/8/2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi quy mô quản lý về mặt không gian của chính quyền thành phố Hà Nội mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực của quản lý nhà nước trong đó có giáo dục mầm non. Do đó, đây cũng là dấu mốc thời gian quan trọng đánh dấu những thay đổi nhất định trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Về nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung sau đây: + Những căn cứ lý luận, khung lý thuyết để triển khai nghiên cứu QLNN đối với giáo dục mầm non. + Những căn cứ thực tiễn, cơ sở thực tế để đánh giá QLNN đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3
  15. + Tính logic lý thuyết và tính khả thi của các giải pháp tăng cường QLNN đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội. + Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với GDMN với 5 nội dung cơ bản: 1) Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 2) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 4) Huy động và sử dụng các nguồn lực quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 5) Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: - Tác giả tiến hành khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến giáo dục mầm non, QLNN về GDMN, phân tích và chỉ ra những kết quả mà luận án kế thừa, những nội dung còn chưa đề cập hoặc đã đề cập đến nhưng chưa nghiên cứu cụ thể, sâu sắc và xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Hệ thống lại và phân tích những nội dung về cơ sở khoa học của QLNN đối với GDMN. - Đánh giá thực trạng của hoạt động QLNN đối với GDMN của thành phố Hà Nội; chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4
  16. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận án được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, giáo dục mầm non, quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; các văn bản pháp luật của nhà nước về giáo dục, giáo dục mầm non, quản lý nhà nước về giáo dục mầm non. Tác giả tham khảo, kế thừa một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về giáo dục mầm non. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận án được thực hiện dựa trên một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp diễn dịch, quy nạp; Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh; Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học. Trong Chương 1 và Chương 2, Luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp và quy nạp để hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận về quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non. Chương 3 của Luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp phân tích, tổng hợp để khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Đồng thời, tác giả Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập các số liệu thực tiễn có liên quan và phục vụ trực tiếp nội dung nghiên cứu; tiến hành so sánh, phân tích, đánh giá để làm rõ những vấn đề thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, tổng số lượng phiếu là 500 phiếu dành cho 03 nhóm đối tượng khảo sát: phiếu khảo sát 1 gồm 100 phiếu đối với nhóm cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN đối với GDMD trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT của các quận, huyện; phiếu khảo sát 2 gồm 200 phiếu đối với nhóm viên chức bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và 5
  17. giáo viên các trường mầm non (gọi chung là viên chức giáo dục); phiếu khảo sát 3 gồm 200 phiếu đối với nhóm cha mẹ học sinh của các trường mầm non. Chương 4 Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, hệ thống hóa, quy nạp và phân tích nhằm làm rõ những nội dung cốt lõi nhất trong hệ thống các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới hệ thống giáo dục quốc dân, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non. Đồng thời, sử dụng phương pháp loại suy, quy nạp, phân tích để xây dựng và làm rõ các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ việc cố gắng lý giải các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể: - Các nghiên cứu hiện có liên quan đến đề tài được thực hiện ở mức độ nào? Những nội dung nghiên cứu nào cần được làm rõ hơn? - Cơ sở khoa học của QLNN đối với GDMN là gì? - Thực trạng QLNN đối với GDMN hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? Có những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế nào? - Để tăng cường QLNN đối với GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần dựa trên những quan điểm, giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Về giáo dục mầm non, QLNN về GDMN đã có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên nhìn chung các công trình chưa thực sự toàn diện, hệ thống, do vậy còn nhiều vấn đề về QLNN đối với GDMN từ khía cạnh lý luận và thực tiễn chưa được nghiên cứu. - Giả thuyết 2: Nghiên cứu QLNN về GDMN cần phải căn cứ vào cơ sở khoa học về QLNN đối với GDMN, đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm, vai trò và các yếu tố tác động đến QLNN về GDMN. - Giả thuyết 3: Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN đối với GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, bất cập. 6
  18. - Giả thuyết 4: Để tăng cường giáo dục pháp luật QLNN đối với GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải dựa trên cơ sở các quan điểm và các giải pháp đồng bộ và toàn diện. 6. Những đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 6.1. Đóng góp mới của đề tài về mặt lý luận Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về QLNN về GDMN ở phương diện lý luận, trong đó nghiên cứu sinh đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN về GDMN và các các yếu tố ảnh hưởng QLNN về GDMN. Luận án đánh giá một cách toàn diện về thực trạng QLNN về GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu sinh đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Đề xuất quan điểm và giải pháp mang tính đồng bộ và toàn diện nhằm tăng cường QLNN về GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn và triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu - Với kết quả nghiên cứu cụ thể, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu liên quan; - Các số liệu trong Luận án có thể được sử dụng trong các ví dụ minh họa cho hoạt động giảng dạy về quản lý công nói chung và các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục ở bậc học mầm non; - Những phân tích, đánh giá về thực trạng và đề xuất các giải pháp cụ thể trong Luận án có giá trị tham khảo trực tiếp đối với cơ quan quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu Luận án Luận án có bố cục như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, danh mục công trình, bài báo đã công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; Chương 2: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 7
  19. Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. 8
  20. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các nghiên cứu về giáo dục mầm non 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài [1] Trong tập 1 của cuốn sách Giáo dục học mẫu giáo , tác giả A.I. Xôrơkina đã phân tích, làm rõ 5 nội dung cơ bản và quan trọng trong hoạt động giáo dục đối với trẻ em mẫu giáo – vỡ lòng, thể dục, trí dục, đức dục, giáo dục lao động và mỹ dục. Trong đó, mỗi một nội dung đều làm rõ vai trò, ý nghĩa của nó đối với việc định hình và mục tiêu của sự phát triển toàn diện trong giáo dục mẫu giáo. Đặc biệt, tác giả dành một phần lớn dung lượng cuốn sách để đề cập đến nội dung đức dục, tức nội dung giáo dục về đạo đức đối với trẻ mầm non. Xôrơkina, A.I., Nguyễn Thế Trường, Phạm Minh Hạc dịch (1974), Giáo dục [2] học mẫu giáo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tập 2 : Hướng dẫn trò chơi, dạy trẻ trong giờ học, tổ chức ngày lễ và các trò vui, tổ chức quá trình giáo dục ở trường mẫu giáo. Trường mẫu giáo và gia đình, nhà trẻ và trường phổ thông. Đào tạo và yêu cầu cơ bản đối với cô mẫu giáo. Tổ chức và quản lý trường mẫu giáo. Lescarret, Odetle - Văn Thị Kim Cúc, Nguyễn Minh Đức dịch (2001), Trẻ em, văn hoá, giáo dục: Kỷ yếu hội thảo Việt - Pháp về tâm lý học Hà Nội từ 17-18 [33] tháng 4 năm 2000, Nxb Thế giới, Hà Nội : Lý luận dạy học và khoa học luận đánh giá từ khía cạnh tâm lý. Nhân cách văn hoá thông qua giáo dục tính người, tình người. Trẻ em và việc tiếp thu phát triển. Quyền trẻ em về học hành, phát triển trí tuệ, tri thức gia đình và vai trò của các thành viên trong gia đình đối với sự phát triển của trẻ em. Học tập, sức khoẻ, tâm lý, giáo dục, xã hội hoá và sự phát triển của trẻ em. Qua nghiên cứu các tác phẩm trên đây tác giả thấy rằng, các tác phẩm đã chỉ ra các nội dung cơ bản và quan trọng trong hoạt động GDMN xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở phạm vi rộng lớn mà các quốc gia có thể vận dụng. Tuy nhiên các tác phẩm chưa gắn các nội dung trên vào một quốc gia, một đơn vị hành chính cụ thể. Do vậy tác giả có thể tiếp thu, vận dụng những lý luận và thực tiễn trong các 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2