Luận án Tiến sĩ Văn học: Hình tượng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam sau năm 1985
lượt xem 5
download
Mục đích của luận án là nghiên cứu hình tượng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 nhằm làm nổi bật tư duy nghệ thuật của các tác giả hồi ký giai đoạn này. Thông qua đó để chỉ ra đặc điểm của tư duy, cái nhìn nghệ thuật, tài năng, phong cách và đóng góp của thể ký vào diễn trình của văn học thời kỳ đổi mới và đương đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Hình tượng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam sau năm 1985
- ;. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KIỀU THU HUYỀN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985 *** LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KIỀU THU HUYỀN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985 *** Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã ngành: 60 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lý Hoài Thu Chủ tịch hội đồng bảo vệ cấp ĐHQG: PGS. TS Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu khoa học của mình. Tác giả luận án
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Lý Hoài Thu - Ngƣời hƣớng dẫn khoa học tâm huyết đã tận tình chỉ bảo, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hƣớng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm cùng tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Văn học đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm ân tình tới cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình tôi - những ngƣời đã theo sát và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Đó chính là nguồn động viên, cổ vũ giúp tôi có thêm động lực và sự cố gắng để hoàn thành luận án này. Tác giả luận án
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 5 6. Đóng góp mới của luận án ......................................................................... 6 7. Cấu trúc luận án........................................................................................ 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 7 1.1. Những vấn đề lý luận chung về hình tƣợng tác giả và hồi ký ................ 8 1.1.1. Khái niệm tác giả và hình tƣợng tác giả. ................................................ 8 1.1.2. Khái niệm hồi ký và hồi ký văn học .................................................... 13 1.2. Những công trình, bài viết về hồi ký văn học Việt Nam sau 1985. ...... 20 1.2.1. Những công trình, bài báo nghiên cứu khái quát .................................. 20 1.2.2. Những công trình, bài báo nghiên cứu về từng tác giả, tác phẩm ......... 26 1.3. Hình tƣợng tác giả dƣới điểm nhìn chủ thể ......................................... 38 CHƢƠNG 2: SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ DIỆN MẠO HỒI KÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985 ........................................... 45 2.1. Các kiểu hình tƣợng tác giả trong văn học .......................................... 45 2.1.1. Một số loại hình tác giả ....................................................................... 45 2.1.2. Sự vận động của hình tƣợng tác giả ..................................................... 52 2.1.3. Sự giao thoa giữa hình tƣợng tác giả - ngƣời kể chuyện với ngƣời trần thuật trong hồi ký văn học ............................................................................ 52 2.2. Diện mạo của hồi ký văn học Việt Nam ............................................... 57 2.2.1. Hồi ký văn học trƣớc 1985 .................................................................. 57 2.2.2. Hồi ký văn học từ sau 1985 đến nay .................................................... 62 CHƢƠNG 3: HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ - NHỮNG CHỦ THỂ GIAO TIẾP .......... NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1985 ................. 70 3.1. Chủ thể qua những chân dung văn học .............................................. 70
- 3.1.1. Chân dung tự họa ................................................................................ 70 3.1.2. Chân dung bè bạn một thời .................................................................. 78 3.2. Hình tƣợng tác giả nhƣ là những chủ thể giàu trải nghiệm ................ 88 3.2.1. Cái nhìn hiện thực qua những bức tranh đời sống sinh động ................ 88 3.2.2. Những suy ngẫm về thân phận con ngƣời ............................................ 96 3.3. Hình tƣợng tác giả nhƣ là chủ thể đối thoại, kết nối với quá khứ và hiện tại ....................................................................................................... 103 3.3.1. Những câu chuyện của quá khứ mang đến lời giải đáp cho hiện tại ... 103 3.3.2. Tƣ tƣởng dân chủ và tinh thần đổi mới .............................................. 108 CHƢƠNG 4: HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG HỒI KÝ VĂN HỌC SAU 1985 NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT .................................................... 114 4.1. Không gian và thời gian nghệ thuật ................................................... 114 4.1.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 114 4.1.2. Thời gian nghệ thuật .......................................................................... 123 4.2. Các phƣơng thức trần thuật ............................................................... 129 4.2.1. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................... 130 4.2.2. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................... 134 4.2.2.1. Sự kết hợp giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc ........................................ 135 4.2.3. Giọng điệu trần thuật ......................................................................... 140 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 153
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Cb Chủ biên 2. ĐHSP Đại học Sƣ phạm 3. ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 4. KHXH Khoa học xã hội 5. KLTN Khóa luận tốt nghiệp 6. Nxb Nhà xuất bản 7. LATS Luận án Tiến sĩ 8. LVThS Luận văn Thạc sĩ 9. tr. Trang
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam từ 1975 đã có sự cách tân, phát triển ở nhiều bình diện. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự đa dạng hóa của đời sống văn học giai đoạn này là sự vận động, đổi mới về mặt thể loại. Ở những giai đoạn trƣớc, từ quan niệm của từng cộng đồng văn học, có những thể loại đƣợc xem là trụ cột, trung tâm (tiểu thuyết, thơ), cũng có những thể loại chỉ nằm ở ngoại vi/cận văn học (những thể tài phi hƣ cấu nhƣ: nhật ký, thƣ từ, tản văn, nhàn đàm,…). Từ sau đổi mới (tức sau Đại hội VI, năm 1986), trong sự chuyển đổi tƣ duy nghệ thuật, “cái nhìn thể loại” cũng có sự thay đổi. Tự thân sự vận động của từng thể loại, sự bình đẳng thể loại ngày càng đậm rõ trong quan niệm, trong tâm thế tiếp nhận của công chúng độc giả/cộng đồng văn học. Theo Bakhtin: “Không thể có tác phẩm nằm ngoài thể loại. Tác phẩm chỉ tồn tại trong một hình thức thể loại cụ thể”. Theo ông, “nhân vật chính yếu” của lịch sử văn học là thể loại; lịch sử văn học là lịch sử đấu tranh giữa các thể loại, chứ không phải là lịch sử trào lƣu và trƣờng phái” [8, tr.27- 28]. Cho nên, khi bàn về văn học, M. Bakhtin bao giờ cũng dành cho vấn đề thể loại một vị trí đặc biệt. Trong đời sống văn học, các thể loại luôn đƣợc đặt trong quan hệ đồng đẳng về giá trị, song mỗi thể loại là sự thể hiện “một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách cảm thụ, nhìn nhận, giải minh thế giới và con ngƣời” [8, tr.32- 33]. Hồi ký là một trong những dạng thức đặc biệt trong diễn trình văn học Việt Nam nói chung và giai đoạn sau đổi mới nói riêng. Đây là một tiểu thể loại nằm trong thể loại ký. Một tiểu thể loại “trẻ” nhƣng chủ thể sáng tạo lại “già”. Họ là những tác giả đã trải qua một hành trình sáng tác lâu dài, có tên tuổi và vị trí trên văn đàn. Họ thậm chí đã thành công ở các thể loại văn học khác, nay lại “bén duyên” với hồi ký. Sự thúc đẩy thể hồi ký phát triển và nhu cầu nhận thức lại quá khứ trở nên bức thiết; nhu cầu giãi bày của chủ thể sáng tạo; “cái tôi” cá nhân của tác giả trở thành đối tƣợng phản ánh... Và chính tinh thần dân chủ hóa của đời sống xã hội, sự 1
- giải thể chế độ bao cấp cũng nhƣ tƣ duy bao cấp mở đƣờng cho sự xuất bản một cách rộng rãi của hồi ký đã tạo điều kiện để các nhà văn bộc lộ, giải tỏa những ẩn ức, tái hiện những hiện thực bị bỏ quên hoặc khuất lấp. Nhu cầu tự thân của thể loại, cùng với sự đa dạng hóa cũng nhƣ sự dung hợp thể loại đã tạo nên diện mạo hồi ký phong phú, làm nên một mảng sinh động, mới mẻ trong đời sống văn học. Hơn 30 năm sau đổi mới, có hàng loạt hồi ký của nhiều tầng lớp ngƣời trong xã hội đƣợc xuất bản, trong số đó, hồi ký của các nhà văn chiếm một số lƣợng lớn. Nhiều tác phẩm hồi ký ra đời gây xôn xao dƣ luận và trở thành hiện tƣợng văn học. Mỗi thiên hồi ký là những bức tranh hiện thực của đất nƣớc trong mỗi giai đoạn. Nhiều số phận, nhiều cảnh ngộ, nhiều vấn đề phức tạp của quá khứ đƣợc nhìn nhận lại từ điểm nhìn hiện tại. Từ “cự ly gần”, chân dung tự họa của nhà văn (chủ thể hồi ký/ ngƣời kể chuyện) cũng nhƣ những chân dung đƣợc họa (nhân vật đƣợc khúc xạ qua cái nhìn thẩm mỹ của thể loại) hiện ra cụ thể, rõ nét. Trong lịch sử nghiên cứu về thể ký, đã có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu các tiểu loại nhƣ: tùy bút, bút ký, du ký, tạp văn, phóng sự văn học… thành công. Tuy vậy, hồi ký vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng với vai trò, vị trí của nó; chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện dƣới nhiều góc độ. Khoảng trống này, xuất phát từ hai nguyên nhân. Một là, trƣớc giai đoạn đổi mới, thành tựu thể hồi ký không nhiều; số lƣợng tác giả tham gia thể hồi ký còn thƣa thớt, chƣa có nhiều thành tựu về nội dung và hình thức thể loại. Hai là, quan niệm hồi ký là thể loại ngoại biên văn học/ cận văn học vẫn còn chi phối một hƣớng phê bình nghiên cứu. Chính lí do đó đã khiến hồi ký chƣa đƣợc các tác giả và nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Nhìn từ đặc trƣng thể loại, về mặt lý thuyết, hồi ký nhằm thông tin sự thật, đòi hỏi tính chân xác. Tuy vậy, tác phẩm hồi ký không chỉ chú ý đến việc chuyển tải thông tin mà còn đề cao đến chất lƣợng nội dung và nghệ thuật để hấp dẫn ngƣời đọc. Những tác phẩm hồi ký văn học từ sau 1985 ngoài việc cung cấp những lƣợng thông tin phong phú, đa chiều, còn đáp ứng đƣợc những khoái cảm thẩm mỹ trong tầm đón đợi của ngƣời đọc hiện đại. Sức hấp dẫn của những thiên hồi ký: Từ bến 2
- sông Thương (1985), Hồi ký Song đôi (1986), Cát bụi chân ai (1990), Một thời để mất (1994), Tiếng chim tu hú (1995), Chiều chiều (1997), Rừng xưa xanh lá (1999), Nhớ lại một thời (2000), Rễ bèo chân sóng (2000), Hồi ký Quách Tấn (2003) , Bên dòng chia cắt (2002), Tầm xuân (2005), Cô bé nhìn mưa (2008), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2009)… là ở mỹ cảm nghệ thuật, ở nội dung đa dạng, phong phú, hình thức thể hiện mới mẻ, và hơn hết là tấm lòng, trách nhiệm đối với cõi ngƣời, cõi nghề của nhà văn. Với những cách tân đáng ghi nhận trong nghệ thuật tự sự và thi pháp thể loại, hồi ký văn học sau 1985 là những văn bản đa thanh, với các kết cấu lỏng; sự luân chuyển điểm nhìn trần thuật… Mặt khác, sự xâm nhập, dung hợp các thể loại trong hồi ký tạo nên sự hấp dẫn và hứng khởi với cộng đồng tiếp nhận, khơi gợi những định hƣớng tiếp cận dƣới góc nhìn khách quan, khoa học. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Hình tƣợng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam sau năm 1985”, để thông qua chủ thể sáng tạo nhƣ là một kiểu nhân vật đặc trƣng của thể loại, từ đó nhận diện những bƣớc vận động, phát triển và khám phá tất cả những vấn đề liên quan thúc đẩy làm nên thành tựu của một giai đoạn văn học. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hồi ký sau 1985 có nhiều khởi sắc và làm nên sự khởi sắc đó, có sự đóng góp của chủ thể sáng tác chính là hình tƣợng tác giả. Sự kết tinh tài năng, phong cách của tác giả đƣợc biểu hiện thông qua hình tƣợng tác giả. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu của chúng tôi là những vấn đề liên quan đến hình tƣợng tác giả. Chúng tôi tập trung cụ thể hóa những đặc điểm và cách biểu hiện của hình tƣợng tác giả trong hồi ký văn học từ sau 1985 đến nay ở một số phƣơng diện: sự khác nhau về hình tƣợng tác giả ở các thể loại văn học nói chung và ở thể hồi ký nói riêng; sự vận động và di chuyển của hình tƣợng tác giả trong hồi ký văn học; những đặc điểm cơ bản về tƣ duy và cái nhìn nghệ thuật của chủ thể sáng tạo… 3
- 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những tác phẩm hồi ký văn học đƣợc xuất bản ở Việt Nam từ 1985. Do số lƣợng tác phẩm rất lớn nên chúng tôi chỉ tập trung vào một số tác giả (Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào, Anh Thơ, Tố Hữu…). Họ là những nhà văn, nhà thơ có ảnh hƣởng lớn đến đời sống văn học và tác phẩm của họ có giá trị văn chƣơng, thẩm mỹ cao. 3. Mục đích nghiên cứu a. Mục đích của luận án là nghiên cứu hình tƣợng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 nhằm làm nổi bật tƣ duy nghệ thuật của các tác giả hồi ký giai đoạn này. Thông qua đó để chỉ ra đặc điểm của tƣ duy, cái nhìn nghệ thuật, tài năng, phong cách và đóng góp của thể ký vào diễn trình của văn học thời kỳ đổi mới và đƣơng đại. b. Làm rõ sự phát triển của thể loại hồi ký, nhất là hồi ký sau 1985. Từ đó cho thấy vai trò của hình tƣợng tác giả trong hồi ký từ các phƣơng diện: quan niệm sáng tác, nhận thức về thể loại, các phƣơng thức biểu hiện. c. Nhận diện đặc điểm, quá trình vận động và đánh giá vị trí, đóng góp của thể loại hồi ký trong tiến trình phát triển của các thể loại trong văn học Việt Nam. d. Phác họa, dự đoán xu hƣớng phát triển của hồi ký trong văn học Việt Nam trong tƣơng lai, góp phần tƣ vấn cho việc định hƣớng sáng tác và tiếp nhận của độc giả trong đời sống văn học đƣơng đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Nhận diện một cách tổng thể một số vấn đề lý luận chung về hình tƣợng tác giả và hồi ký; những công trình, bài viết nghiên cứu về hồi ký văn học Việt Nam trƣớc và sau 1985. b. Xây dựng, hoàn thiện công cụ là “hình tƣợng tác giả” cho thể loại hồi ký để áp dụng vào nghiên cứu hồi ký văn học từ sau 1985 đến nay. Trình bày sơ lƣợc về diễn tiến của thể loại hồi ký văn học trong khoảng hơn một thế kỉ của thời kì hiện đại (tiến đến đƣơng đại) từ cái nhìn tổng thể và hệ thống trong mối liên hệ chặt 4
- chẽ với bối cảnh thời đại và lịch sử văn học, trong đó tập trung vào giai đoạn từ sau 1985 đến nay. c. Nghiên cứu các kiểu hình tƣợng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam sau 1985 đến nay qua các mã quan niệm chủ yếu mà cụ thể hơn là mã sự thật và mã nghệ thuật để từ đó tìm ra quan niệm về công việc viết hồi ký là phản ánh sự thật lịch sử, tính tƣơng đối của sự thật trong hồi ký, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng thời đại đến việc viết hồi ký. Đồng thời cho thấy phong cách sáng tác hồi ký của từng tác giả. d. Nghiên cứu các phƣơng thức nghệ thuật để nhận diện đƣợc phong cách của từng tác giả, đồng thời nhận diện sự dịch chuyển của hình tƣợng tác giả thông qua không gian, thời gian nghệ thuật và các phƣơng thức trần thuật. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây: -Phương pháp loại hình: Dùng phƣơng pháp loại hình để phân loại các thể loại văn học, trên cơ sở đó khẳng định sự tồn tại và những đặc trƣng cơ bản của hồi ký; để thấy hồi ký vừa tuân thủ quy luật phát triển nhƣ các thể loại khác dƣới tác động của thời đại, vừa có tính độc lập tƣơng đối, phát triển theo quy luật nội tại và mang những đặc trƣng riêng nhằm đƣa ra những đánh giá có tính khoa học về mặt lý luận, tìm ra những vai giao tiếp trong các tác phẩm hồi ký và các phƣơng thức biểu hiện để từ đó có cái nhìn riêng về hình tƣợng tác giả trong tiểu thể loại này. -Phương pháp tiểu sử: Với việc chú trọng vào tiểu sử của ngƣời viết chúng tôi có thể tìm ra cơ sở lí giải cho những quan điểm sáng tác, những hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt là hình tƣợng tác giả xuất hiện trong tác phẩm. -Phương pháp so sánh: Đây là con đƣờng để chúng tôi tìm hiểu diện mạo, đặc điểm, sự vận động và phát triển của hồi ký văn học ở các giai đoạn trƣớc so với giai đoạn sau 1985 trên cơ sở so sánh, đối chiếu với hồi ký các giai đoạn trƣớc và sau nó; hoặc so sánh với các thể loại khác, giữa các tác giả viết hồi ký văn học trong cùng một giai đoạn để làm nổi bật vấn đề hình tƣợng tác giả. 5
- -Phương pháp lịch sử - xã hội: Bằng cách sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi có thể tìm ra những tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam thời kì đổi mới dẫn đến những thay đổi trong quá trình phát triển tiểu thể loại hồi kí trong trục nghiên cứu tiến trình văn học, hệ hình phát triển của thể loại để có cái nhìn xuyên suốt về đặc điểm và đóng góp của hồi ký trong đời sống văn học và xã hội. Ngoài ra, dƣới ảnh hƣởng của lý thuyết tự sự học, thi pháp học chúng tôi còn vận dụng một số thao tác nhƣ: tổng hợp, thống kê, phân loại… 6. Đóng góp mới của luận án Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án mong muốn có đƣợc những đóng góp chủ yếu sau: Thứ nhất, từ việc hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của lý thuyết hình tƣợng tác giả và vận dụng nó vào việc nghiên cứu một thể loại văn học. Thứ hai, thông qua cái hình tƣợng tác giả, chúng tôi đề cập đến những vấn đề tạo nên dấu ấn, phong cách, tài năng của nhà văn. Thứ ba, thông qua những hình tƣợng tác giả trong thể hồi ký để chúng tôi khẳng định những cách tân trong việc làm mới lại khuôn khổ của thể loại cũ. Đặc biệt là hồi ký đã góp thêm những thành tựu riêng vào bức tranh chung của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chƣơng 2: Hình tượng tác giả và sự vận động của thể hồi ký trong văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay Chƣơng 3: Hình tượng tác giả - những chủ thể giao tiếp nghệ thuật trong hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay Chƣơng 4: Hình tượng tác giả trong hồi ký văn học Việt Nam từ sau 1985 đến nay nhìn từ phương thức nghệ thuật. 6
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hồi ký là tiểu thể loại chú trọng đến biến cố, sự kiện trong quá khứ mà ngƣời kể đóng vai trò nhân chứng, là ngƣời tham dự trực tiếp hoặc chứng kiến sự việc đã xảy ra. Cùng với tƣ tƣởng đổi mới trong nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị và xã hội, sau năm 1985 trở đi cũng là thời kì nhìn nhận, định vị lại nhiều giá trị văn chƣơng, văn hóa. Đặc biệt làn gió mới ấy đã phả vào đời sống văn chƣơng, cụ thể là sự trở lại của những cây bút có tên tuổi. Và theo quan sát của chúng tôi, thời kỳ đầu, phóng sự gần nhƣ ở vị trí thắng thế, ngƣời viết và ngƣời đọc quan tâm đến những mặt trái của xã hội, quan tâm đến tính thời sự, những vấn đề bức xúc. Đặc biệt, họ cần lời giải đáp cho những bức xúc thƣờng nhật. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, hồi ký thay thế vị trí của phóng sự, lúc này ngƣời ta cần sự chiêm nghiệm, định vị, đánh giá. Theo chúng tôi đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi từ phóng sự ở thời kỳ đầu đổi mới sang hồi ký vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Điều đó cho thấy văn chƣơng luôn đáp ứng mối quan tâm, mang đến lời đáp cho những câu hỏi lớn của cộng đồng tiếp nhận. Đó là lý do vì sao mà cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI hồi ký đƣợc quan tâm và thực sự thu hút ngƣời đọc. Cuối những thập niên 90 của thế kỉ XX, trên văn đàn xuất hiện nhiều tác phẩm hồi ký của văn nghệ sĩ mà trƣớc đó chỉ có rất ít. Nhiều số phận văn chƣơng, nhiều sự kiện văn học quá khứ đƣợc tái dựng theo một cách nhìn mới, có sự nghiền ngẫm, có sự chiêm nghiệm, thậm chí có sự đánh giá lại. Bên cạnh những cuốn hồi ký về đề tài chiến tranh của các tƣớng lĩnh quân đội, còn có một mảng rất lớn đó chính là hồi ký văn học do các nhà văn viết. Các tác phẩm này có tầm ảnh hƣởng tới đời sống xã hội nói chung và đời sống văn chƣơng đƣơng đại nói riêng. Có thể kể đến là: Hồi ký Đặng Thai Mai (1985) của Đặng Thai Mai, Trong mưa núi (1985) của Phan Tứ, Từ bến sông Thương (1985) của Anh Thơ, Hồi ký Song đôi (1986) của Huy Cận, Những năm tháng ấy (1987) của Vũ Ngọc Phan, Nửa đêm sực tỉnh (1989) của Lƣu Trọng Lƣ, Nhớ nghĩ chiều hôm (1989) của Đào Duy Anh, Cát bụi chân ai (1990) 7
- của Tô Hoài, Ba phút sự thật (1992) của Phùng Quán, Tiếng chim tu hú (1995) của Anh Thơ, Chiều chiều (1997) của Tô Hoài, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê (1993) của Nguyễn Hiến Lê, Một thời để mất (1994), Rừng xưa xanh lá (1999) của Bùi Ngọc Tấn, Bạn bè một thuở (1999) của Bùi Hiển, Nhớ lại một thời (2000) của Tố Hữu, Rễ bèo chân sóng (2000) của Vũ Bão, Nhớ lại (2002) của Đào Xuân Quý, Bên dòng chia cắt (2002) của Anh Thơ, Hồi ký Quách Tấn (2003) của Quách Tấn, Tầm xuân (2005) của Đặng Anh Đào, Cô bé nhìn mưa (2008) của Đặng Thị Hạnh, Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương (2009) của Ma Văn Kháng... Nhƣ một cách đi tìm thời gian đã mất, thể hồi ký có sức hấp dẫn riêng và đặc biệt, không đơn giản chỉ là sự nhắc nhớ, hay những chiêm nghiệm rất riêng của nhà văn. Hơn thế, hồi ký chính là cách nhìn lại, nhìn đúng, nhìn thẳng vào hiện tại bằng cách xuyên qua quá khứ. Sau năm 1985, hồi ký trở thành hiện tƣợng của văn học thời kì đổi mới và đƣơng đại. Mang trọng trách kể lại một cách chân thực đời sống cá nhân, đời sống lịch sử dân tộc, những giằng co của các nhà văn giữa tồn tại và sáng tạo, những bi kịch của một thời kì văn học... Chính điều đó tạo sức hấp dẫn đặc biệt với ngƣời viết và sự tò mò với bạn đọc. Từ sau năm 2000, các tác phẩm hồi ký không còn xuất bản ồ ạt nhƣ trƣớc, tuy vậy, với hiệu ứng từ một số hồi ký đƣợc phát tán trên mạng, những tranh luận về thể hồi ký liên tiếp đƣợc xới lên trong đời sống văn chƣơng. Vài năm trở lại đây từ 2016 - 2018, nhiều tác phẩm hồi ký viết về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của các nhà văn đã ra mắt và có phản hồi rất tích cực từ phía độc giả. Trong đó phải kể đến những cuốn sách nhƣ: Lang thang qua chiến tranh, Cơ nhỡ trong hòa bình (Thanh Thảo), Mùa chinh chiến ấy (Đoàn Tuấn)... 1.1. Những vấn đề lý luận chung về hình tƣợng tác giả và hồi ký 1.1.1. Khái niệm tác giả và hình tƣợng tác giả. 1.1.1.1. Khái niệm tác giả văn học Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng nhiều nhất trong lịch sử văn học và phê bình văn học. 8
- Năm 1969, trong tiểu luận “Tác giả là gì?”, Michel Foucault đã cho rằng, tác giả phải là “ngƣời phát biểu một tƣ tƣởng mới, quan niệm mới, cách hiểu mới về các hiện tƣợng đời sống xã hội, bày tỏ một lập trƣờng xã hội và công dân nhất định”. Điều đó cho thấy khi nói đến tác giả văn chƣơng, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến những ngƣời viết văn, những ngƣời tạo ra những tác phẩm văn chƣơng nghệ thuật với tƣ cách cá nhân. Theo ông, tác giả chẳng qua là “một biện pháp dùng để ngăn trở sự tự do hƣ cấu, tự do chi phối và cấu tạo lại tác phẩm mà thôi” [51]. Năm 1983, nhà nghiên cứu Đông Hoài trong cuốn Nhận thức và thẩm định đã khẳng định: “Tác giả văn học phải có một kỹ năng miêu tả điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần đƣợc kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ” [66, tr.87]. Năm 1992, Từ điển thuật ngữ Văn học (Nxb Giáo dục) có đƣa ra khái niệm tác giả văn học là “ngƣời xây dựng đƣợc một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tƣợng đặc trƣng riêng” [134, tr.242]. Với những cái riêng ấy, tác giả giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo tác phẩm. Năm 1996, Lại Nguyên Ân trong bài “Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp luận nghiên cứu” đã đặt ra và xem xét vấn đề tác giả văn học cụ thể trên hai bình diện: “Ở bình diện xã hội học lịch sử: tác giả là một con ngƣời xã hội, thuộc một giới, một nhóm xã hội nhất định, có vai trò xã hội - văn hóa nhất định trong các giai đoạn lịch sử. Ở bình diện thẩm mỹ - nghệ thuật: tác giả - đó là những dấu ấn văn hóa nhân cách hiện diện ở sáng tác” [6]. Ông cũng cho biết, giới học thuật Nga, hình dung bình diện thẩm mỹ - nghệ thuật của phạm trù tác giả bằng thuật ngữ “hình tƣợng tác giả”, hoặc “kiểu tác giả”. Năm 1997, trong Từ điển thuật ngữ Văn học, nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đƣa ra định nghĩa về tác giả văn học: “Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, ngƣời sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự 9
- bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thƣợng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực” [56, tr.23]. Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu không chỉ đánh giá vai trò của tác giả văn học ở mặt xã hội mà còn ở đặc thù nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là các tác giả văn học ngoài việc thể hiện chính kiến riêng của mình về đời sống và thời cuộc, quan trọng hơn hết, họ còn là ngƣời xây dựng thành công các hình tƣợng nghệ thuật độc đáo, cái nhìn sinh động và mang lại sự hứng khởi cho cộng đồng tiếp nhận. Cho đến nay, vấn đề tác giả vẫn còn đƣợc các nhà nghiên cứu văn học tiếp tục khai thác trên nhiều bình diện loại hình, thể loại. Năm 1998, Trần Đình Sử khẳng định: “Lý luận về tác phẩm và tác giả đang trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chƣa có một lý luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này”. Bởi vì “Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là ngƣời mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy, hình tƣợng tác giả, kiểu tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại” [159, tr.125]. Vì lẽ trên, chúng tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại, quá trình lao động và sáng tạo của nhà văn là cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân, quê quán, thời gian sống và hành trạng góp phần làm rõ các khía cạnh tƣ tƣởng, tâm lý trong tác phẩm. Việc nghiên cứu vai trò của tác giả tạo điều kiện hơn cho chúng tôi khi bàn về vấn đề hình tƣợng tác giả trong văn học nói chung và thể hồi ký nói riêng. 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học Ở bất kỳ thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo luôn xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt, trực tiếp hay gián tiếp. Với trí tƣởng tƣợng phong phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ thuật, sự linh hoạt trong sử dụng ngôn ngữ, ngƣời nghệ sĩ đã sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể hiện những tƣ tƣởng tình cảm của chính mình. Hình tƣợng tác giả là một trong những yếu tố quyết định nên phong cách nhà văn. Chúng ta biết rằng, hình tƣợng tác giả trong văn học là cái đƣợc biểu hiện 10
- trong tác phẩm một cách đặc biệt, không giống với nhân vật. Vì vậy, nhà thơ Đức I.W.Goethe đã nhận xét: “Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt. Có nghĩa là trong tác phẩm văn học, cái tôi nghệ sĩ của nhà văn biểu hiện cảm nhận của mình về thế giới, cách suy nghĩ, cách diễn đạt của mình. Cảm nhận đó quyết định cách thức tổ chức tác phẩm, tạo thành sự thống nhất nội tại của tác phẩm, và đó cũng là sự thống nhất của tác phẩm về mặt phong cách học” [159, tr.104]. Tác giả A.Chichêrin trong “Nhịp điệu của hình tƣợng” cho rằng: “Hình tƣợng tác giả đƣợc sáng tạo ra nhƣ hình tƣợng nhân vật. Đây cũng là sự chân thật nghệ thuật, không phải là chân lý của sự kiện, mà là chân lý của ý nghĩa, tƣ duy, nhƣ chân lý của thi ca” [158, tr.107]. Nhƣ vậy, việc tìm hiểu hình tƣợng tác giả phải bắt nguồn từ chính tác phẩm nghệ thuật ở cả hai mặt nội dung và hình thức biểu hiện. M.Bakhtin hiểu vấn đề hình tƣợng tác giả có khác hơn. Ông không tán thành gọi sự biểu hiện tác giả là hình tƣợng tác giả vì sợ lẫn lộn: “Không có hình tƣợng tác giả ngoài tác phẩm, tƣ tƣởng nghệ thuật nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm” [9, tr.183]. Nhân vật thuộc một không gian thời gian, còn tác giả thuộc một không gian thời gian khác, bao quát và cảm thụ không gian thời gian nhân vật. Tác giả nhập vào rồi thoát ra khỏi không gian thời gian nhân vật. Nhƣ vậy, tác giả không chỉ hiện diện tại hình thức tác phẩm nhƣ là một nguyên tắc thẩm mĩ tạo hình cho thế giới nghệ thuật, mà còn hiện diện nhƣ một nhân vật với điểm nhìn, và những quan điểm về con ngƣời và cuộc sống. Năm 1986, nhóm tác giả Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà trong cuốn Lý luận văn học đƣa ra quan điểm: “Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tƣ duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tƣợng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hoá, xã hội khách quan cho mọi ngƣời soi ngắm, suy nghĩ” [107, tr.241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm văn học thể hiện rõ nét qua hình tƣợng tác giả. Năm 1998, trong Giáo trình dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử đƣa ra quan điểm hình tƣợng tác giả là một kiểu nhân vật, một hình tƣợng đƣợc sáng tạo ra trong tác phẩm nhƣng theo một nguyên tắc khác: “Nếu hình tƣợng nhân vật xây 11
- dựng theo nguyên tắc hƣ cấu, đƣợc miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và theo tính cách nhân vật, thì hình tƣợng tác giả đƣợc thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện sự cảm nhận và thái độ thẩm mĩ đối với thế giới nhân vật” [159, tr.127]. Năm 2015, Cao Kim Lan trong cuốn Tác giả hàm ẩn trong tu từ học tiểu thuyết đã chỉ ra lý thuyết của W.Booth trong công trình nổi tiếng Tu từ học tiểu thuyết gọi hình tƣợng tác giả là “tác giả hàm ẩn”, xem đó là cái tôi thứ hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm. Tác giả tiến hành khảo sát việc cung cấp các sự kiện, chi tiết, hình ảnh; kiến tạo các mối quan hệ trên cơ sở những quy chuẩn đƣợc thiết lập; đƣa ra những lời bình luận hay khảo sát “sự im lặng của tác giả”; tìm hiểu những chỉ dẫn hay sự bộc lộ thái độ đồng cảm, xác lập các nguyên tắc tạo nên tác phẩm nghệ thuật và tu từ học của tiểu thuyết... Trên cơ sở sự phân tách thành ngƣời kể chuyện không hiện diện (ẩn tàng, hàm ẩn) và ngƣời kể chuyện hiện diện (tƣờng minh), tác giả đã cho chúng ta những hiểu biết đáng kể về từng kiểu loại ngƣời kể chuyện, với các tác nhân có thể “gây chấn động” cho truyện kể [93, tr.153]. Ngoài ra, nhiều nhà lý luận hiện đại hiểu hình tƣợng tác giả là tác giả đƣợc suy ra, là sản phẩm do ngƣời đọc phát hiện. Chẳng hạn, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không tự miêu tả mình nhƣng độc giả đều có thể nhận ra gƣơng mặt, tâm hồn của Nguyễn Du biểu hiện qua từng con chữ. Ta không trông thấy ông, nhƣng nhận ra ông qua tiếng nói, tấm lòng, trí tuệ toát ra từ lời kể, lời nói và suy tƣ của nhân vật. Ông than khóc cho những mảnh đời bất hạnh: “Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”; ông mỉa mai sự bất công không thay đổi: “Lạ gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; ông sung sƣớng vui cùng đôi bạn trẻ khi họ phá rào vƣợt qua những tƣ tƣởng truyền thống để đến với nhau: “Xắn tay mở khóa động đào/ Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai”. Mộng Liên Đƣờng trong lời tựa Truyện Kiều đã nói đƣợc những lời khiến ta nhớ mãi: “Nếu không có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì làm sao có đƣợc bút lực ấy” [31, tr.8]. 12
- Vấn đề hình tƣợng tác giả đã đƣợc tiếp cận ở nhiều góc độ trong lý luận văn học. Đó chính là sự biểu hiện của cái “tôi” thứ hai của tác giả một cách tổng hợp qua cái nhìn, giọng điệu và sự tự thể hiện của nhà văn trong tác phẩm. Điều quan trọng không phải chỉ là cái nhà văn muốn nói, mà còn là cách nhà văn nói ra. Rõ ràng không có sự trùng khít hoàn toàn giữa đời thực của nhà văn với hình tƣợng tác giả. Đúng nhƣ Bakhtin viết: “Bản thân lời nói chỉ có thể tồn tại trong thực tế dƣới hình thức những phát ngôn cụ thể của những ngƣời nói riêng lẻ, những chủ thể của lời nói ấy. Lời nói bao giờ cũng đƣợc khuôn vào hình thức phát ngôn thuộc một chủ thể lời nói nào đó, bên ngoài hình thức phát ngôn ấy, nó không tồn tại” [10, tr.23]. Cho đến nay, sự biểu hiện của hình tƣợng tác giả trong sáng tác văn học là một vấn đề đã và đang đƣợc nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. “Có ngƣời xem hình tƣợng tác giả biểu hiện ở phƣơng diện ngôn ngữ, có ngƣời xem hình tƣợng tác giả biểu hiện trên tất cả các yếu tố và cấp độ tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì, ghét cái gì trong lập trƣờng đời sống, đến giọng điệu lời văn. Trong giọng điệu thì không chỉ giọng điệu ngƣời trần thuật mà cả trong giọng điệu nhân vật” [159, tr.129]. 1.1.2. Khái niệm hồi ký và hồi ký văn học 1.1.2.1. Khái niệm hồi ký Giải thích khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã căn cứ vào nhiều góc độ khác nhau. Có tác giả dựa vào nội hàm nghĩa của từ “hồi ký”, có ngƣời dựa vào đặc trƣng thể loại, hoặc dựa vào cách kể chuyện của thể tài này để nêu ra khái niệm. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất ở điểm cơ bản: hồi ký là tái hiện quá khứ gắn với ngƣời thật, việc thật, tác giả chính là ngƣời trong cuộc hoặc chứng kiến... Theo khảo sát của chúng tôi, về khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu bàn đến cụ thể nhƣ sau: Trong các loại từ điển, khái niệm hồi ký dựa theo hình thức chiết tự từ Hán Việt: hồi là quay trở lại, ký là ghi chép những điều chứng kiến. Đây 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 167 | 43
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 208 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 156 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 169 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 147 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 130 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 106 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
165 p | 24 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 16 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 44 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 116 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 109 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 22 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 135 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 51 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn