Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 12
download
Đề tài nhằm nêu lên hiện trạng quản lý làng nghề chế biến chè, xác định các thách thức, để từ đó đề ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quản lý làng nghề một cách tổng thể, toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Trần Thế Long NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2013
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------- Trần Thế Long NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS, Lê Trình Hà Nội - 2013
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS, TS Lê Trình người đã trực tiếp hướng dẫn em làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường đặc biệt là PGS,TS Trần Yêm đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong hành trang của cuộc đời. Em cũng gửi lời cảm ơn tới các Thầy, các bạn đồng nghiệp trong Viện Khoa học Môi trường và Phát triển đã tạo điều kiện để em vừa tham gia làm việc và hoàn thành khóa học. Lời cảm ơn cuối cùng em xin dành tặng cho gia đình, người thân đã động viên, cổ vũ, tạo điều kiện về vật chất cho em trong suốt quá trình học này. Hà Nội, 6/2013 Học viên cao học Trần Thế Long
- Luận văn thạc sỹ MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN ..................... 4 1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 4 1.1.2. Khí hậu .......................................................................................................... 4 1.1.3. Điều kiện địa hình.......................................................................................... 5 1.1.4. Tài nguyên khoáng sản .................................................................................. 7 1.1.5. Tài nguyên đất ............................................................................................... 8 1.1.6. Tài nguyên nước .......................................................................................... 11 1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt ................................................................................ 11 1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm.............................................................................. 12 1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN.............................................................................. 12 1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ............................................................................ 10 1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ............................................. 10 1.2.2.1.Trồng trọt................................................................................................... 11 1.2.2.2. Chăn nuôi ................................................................................................. 14 1.2.2.3. Lâm nghiệp ............................................................................................... 14 1.2.3. Thực trạng dân cư vùng nông thôn ............................................................... 15 1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở THÁI NGUYÊN ..................... 15 1.3.1. Thông tin chung về làng nghề ...................................................................... 15 1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành nghề chế biến chè tỉnh Thái Nguyên .......... 18 Trần Thế Long i K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ 1.4. TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ XÃ TÂN CƯƠNG ......... 20 1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các làng nghề trồng và chế biến chè ở xã Tân Cương ............................................................................................................ 20 1.4.1.1. Địa hình .................................................................................................... 20 1.4.1.2. Khí hậu và thủy văn .................................................................................. 20 1.4.1.3. Kinh tế xã hội xã Tân Cương .................................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN.. .............................................................................................................................. 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.1.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 26 2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu .................................................. 26 2.2.2. Phương pháp khảo sát môi trường tự nhiên .................................................. 26 2.2.2.1. Thu mẫu, phân tích chất lượng nước ......................................................... 26 2.2.2.2. Thu mẫu, phân tích chất lượng đất ............................................................ 27 2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................. 28 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng trồng trè và các vấn đề môi trường trong trồng trè ở làng nghề chế biến chè Tân Cương .............................................................................................. 29 3.1.1. Phương pháp canh tác .................................................................................. 29 Trần Thế Long ii K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ 3.1.2. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân hóa học ...................................... 29 3.1.2.1. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật .............................................................. 29 3.1.2.2. Sử dụng phân bón hóa học ........................................................................ 32 3.1.3. Chất thải trên đồng ...................................................................................... 32 3.1.4. Hiện trạng quản lý chất thải trên ruộng chè .................................................. 33 3.2. Hiện trạng chế biến chè và các vấn đề môi trường ở làng nghề chè Tân Cương .. .............................................................................................................................. 34 3.2.1. Phương pháp chế biến ................................................................................. 34 3.2.2. Phương pháp sản xuất chè ở làng nghề chế biến chè Quyết Thắng xã Tân Cương ................................................................................................................... 39 3.2.2.1. Hiện trạng sản xuất tại xưởng chế biến..................................................... 39 3.2.3.2. Chất thải và các thứ không liên quan tới chất thải trong quá trình chế biến chè và tác động môi trường ................................................................................... 42 3.2.4. Kết quả phân tích chất lượng đất, nước một số khu vực làng chè ................. 44 3.3. Đề xuất các biện pháp BVMT ở làng nghề chè ............................................... 51 3.3.1. Các biện pháp BVMT trong trồng trọt ........................................................ 51 3.3.1.1. Sử dụng hợp lý nguồn nước ...................................................................... 51 3.3.1.2. Bảo vệ môi trường không khí .................................................................... 51 3.3.1.3. Áp dụng biện pháp canh tác hữu cơ trong trồng chè .................................. 51 3.3.1.4. Giáo dục môi trường ................................................................................. 52 3.3.2. Quản lý phân hóa học, hóa chất BVTV ........................................................ 52 3.3.3. Quản lý dịch hại tổng hợp ............................................................................ 60 3.3.4. Thu gom và xử lý chất thải rắn .................................................................... 64 3.4. Các biện pháp BVMT trong chế biến chè ....................................................... 64 Trần Thế Long iii K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ 3.4.1. BVMT lao động .......................................................................................... 64 3.4.2. Quản lý chất thải rắn .................................................................................... 65 3.4.3. Quản lý khí thải ........................................................................................... 65 3.5. Giải pháp kỹ thuật và quản lý trong trồng và chế biến chè tại xã Tân Cương .............................................................................................. 65 3.5.1. Giải pháp kỹ thuật .................................................................... 65 3.5.1.1. Chuyển đổi làng nghề thành khu lưu giữ các di sản văn hoá và khu du lịch với các sản phẩm đặc sắc có tính nghệ thuật cao .................................................... 65 3.5.1.2. Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề .............................. 66 3.5.1.3. Biện pháp trồng, chăm sóc, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP ........... 67 3.5.2. Giải pháp quản lý môi trường làng nghề chè ................................................ 67 3.5.2.1. Thành lập tổ quản lý môi trường tại mỗi làng nghề ................................... 67 3.5.2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu quả của thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT ....................................................................................................... 68 3.5.3. Giải pháp giáo dục ....................................................................................... 69 3.5.3.1. Xây dựng ý thức của người dân, sự tham gia của cộng đồng về BVMT nông nghiệp nông thôn Thái Nguyên .............................................................................. 69 3.5.3.2. Đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong BVMT .................................. 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 75 Trần Thế Long iv K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: diện tích, sản lượng chè phân theo huyện, thành phố, thị xã................... 13 Bảng 2.1: Thiết bị phân tích................................................................................... 27 Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất ............................................................................. 44 Bảng 3.2: Kết quả quan trắc nước ngầm ................................................................ 48 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên............................................................ 6 Hình 1.2: Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thái Nguyên .................................................... 10 Hình 1.3: Sơ đồ phân bố số lượng các làng nghề theo đơn vị hành chính ............... 17 Hình 1.4. Thu nhập trung bình của các hộ dân trồng chè Quyết Thắng xã Tân Cương ................................................................................................................... 23 Hình 1.5: Số lượng lao động của các hộ làm chè Tân Cương ................................. 23 Hình 1.6: Trình độ học vấn của các hộ dân làng nghề chè Tân Cương .................. 24 Hình 3.1. Một số loại thuốc trừ sâu được bày bán tại xã Tân Cương, 5/2013 ......... 31 Hình 3.2: Phân bón hữu cơ được bày bán ở xã Tân Cương .................................... 32 Hình 3.3: Rác phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trên đất chè ở xã Tân Cương, 5/2013 ................................................................................................................... 33 Hình 3.4: Quy trình sản xuất chè đen theo phương pháp cổ điển............................ 37 Hình 3.5. Sơ đồ máy vò chè ................................................................................... 38 Hình 3.6. Thiết bị sấy chè ...................................................................................... 39 Hình 3.7: Sơ đồ quy trình sản xuất chè ở xã Tân Cương ........................................ 40 Trần Thế Long v K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ MỞ ĐẦU Trong gần ba thập kỷ gàn đây tỉnh, Thái Nguyên đã khai thác có hiệu quả tài nguyên đất, khoáng sản, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong tổng sản phẩm toàn tỉnh và nông nghiệp cả nước nhưng có một số loại sản phẩm chiếm vị trí khá như cây chè. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn, làng nghề tiếp tục được sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp. Các hoạt động tìm kiếm du nhập nghề mới, khôi phục và phát triển nghề cũ diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Nhiều loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã được hình thành trong các làng nghề. Tuy nhiên vùng nông thôn tỉnh Thái Nguyên đang đứng trước khó khăn thách thức đó là: bình quân thu nhập và mức sống trên đầu người thấp so với thành thị, sản xuất vẫn chủ yếu là nông, lâm nghiệp, ngành nghề chưa phát triển, sức ép lao động nông thôn dôi dư ngày càng tăng, lao động thiếu việc làm, nhất là các thời điểm nông nhàn và sự dịch chuyển lao động ra thành phố ngày càng lớn. Để từng bước đưa nông thôn phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần thiết phải bố trí lại cơ cấu lao động, phát triển ngành nghề nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đồng thời đưa nhanh công nghiệp phục vụ chế biến nông lâm sản, xây dựng, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vào nông thôn. Theo định hướng này, duy trì, phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp và nhân dân các địa phương có nghề truyền thống. Sau gần 30 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá được đẩy mạnh, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao. Tuy nhiên, cùng với đó các vấn đề môi trường đang ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức. Nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khoẻ cộng đồng, văn hóa, giáo dục, du lịch, thủy sản, tài chính, đa dạng sinh Trần Thế Long 1 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ học do hoạt động sản xuất làng nghề đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Công tác quản lý làng nghề chế biến chè ở tỉnh Thái Nguyên từ lâu đã được chính quyền các cấp quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, việc quản lý và xử lý chất thải từ làng nghề chế biến này đang gặp rất nhiều khó khăn bởi sự phân bố lẻ tẻ của các hộ gia đình sản xuất chưa có quy hoạch cụ thể. Hầu hết các hộ sản xuất đều có công nghệ thô sơ, lạc hậu, các chất thải đều chưa được thu gom đúng quy định. Với phương thức chôn lấp là chính và không để ý tới hộ xung quanh. Như vậy, bảo vệ môi trường nói chung và quản lý làng nghề chế biến chè nói riêng đã, đang và chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề bức xúc đối với tỉnh Thái Nguyên Từ thực tế khách quan đó, nhu cầu đó, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Trường Đại học khoa học tự nhiêvà dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Trình, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu vấn đề môi trường của làng nghề chế biến chè và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ”. Đề tài nhằm nêu lên hiện trạng quản lý làng nghề chế biến chè, xác định các thách thức, để từ đó đề ra những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quản lý làng nghề một cách tổng thể, toàn diện. Mục đích nghiên cứu - Xác định rõ hiện trạng môi trường làng nghề chế biến chè hiện tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Nêu lên các vấn đề môi trường trong quá trình trồng và chế biến chè tại các làng nghề chế biến chè xã Tân Cương – thành phố (TP) Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và khả thi quản lý tốt làng nghề chế biến chè định hướng lâu dài trong tương lai, phù hợp với nhu cầu cấp thiết của người dân trong làng nghề. Yêu cầu - Số liệu thu thập phải trung thực, khách quan, chính xác. Trần Thế Long 2 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ - Đề xuất các phương án, giải pháp cần có tính khả thi, thực tế và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Thái Nguyên Ý nghĩa của luận văn Ý nghĩa khoa học - Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và quản lý làng nghề chế biến chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Cung cấp dữ liệu về hiện trạng phát sinh của làng nghề chế biến chè. - Cung cấp thông tin, kiến thức về các công nghệ quản lý làng nghề chế biến chè, phù hợp cho điều kiện tỉnh Thái Nguyên hiện nay và tương lai. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài cung cấp một giải pháp có tính khoa học và thực tiễn để quản lý làng nghề chế biến chè cho tỉnh Thái Nguyên. Trần Thế Long 3 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du-Miền núi Bắc Bộ, có tọa độ từ 20020’ đến 20025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc. Thái Nguyên là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của vùng Đông Bắc. Cùng với quốc lộ 3, các quốc lộ 37, 1B, 279, tuyến đường sắt Hà Nội-Quán Triều đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện giữa Thái Nguyên với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi. - Thái Nguyên còn là nơi hội tụ của nhiều trường đại học, là nơi tập trung nhiều trí tuệ và các công trình khoa học kỹ thuật tiên tiến đã và đang áp dụng trên ruộng đồng Thái Nguyên. - Với vị trí địa lý của tỉnh nói trên đã tạo cho tỉnh có lợi thế đặc biệt trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với thị trường rộng lớn. 1.1.2. Khí hậu - Do nằm gần chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh vào mùa nóng từ tháng 5 tới tháng 10 thì nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên do có sự khác biệt rõ nét về độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau: - Tiểu vùng 1 (vùng lạnh nhiều): Bao gồm các xã thuộc phía Tây Bắc huyện Đại Từ, Định Hóa, Bắc Phú Lương và Võ Nhai, có độ cao trung bình từ 500 m trở lên. Đây là vùng có mùa đông tương đối lạnh và kéo dài. Trần Thế Long 4 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ - Tiểu vùng 2 (vùng lạnh vừa): bao gồm các xã thuộc phía đông huyện Đại Từ, Nam huyện Phú Lương, Định Hóa và Đồng Hỷ, có độ cao từ 200 – 500 m. - Tiểu vùng 3 (vùng ấm): Bao gồm các xã thuộc huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, Nam huyện Đồng Hỷ và Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 đến 50m. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo sự đa dạng, phong phú về cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. 1.1.3. Địa hình Là một tỉnh trung du - miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200-300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. Về kiểu địa hình, địa mạo địa bàn tỉnh được chia thành 3 vùng rõ rệt (hình 1.1): - Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc –Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này chung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quy trình Kastơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500-1000m, độ dốc thường từ 25-350. - Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng Đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu Trần Thế Long 5 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ Hình 1.1: Bản đồ địa hình tỉnh Thái Nguyên [12] Trần Thế Long 6 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ và đường quốc lộ 3 thuộc Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với dải đồi cao tạo thành bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ cao thường từ 15-250. - Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này chung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường
- Luận văn thạc sỹ + Đá vôi xây dựng: trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn. 1.1.5. Tài nguyên đất Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi núi (chiếm tới 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh. Bản đồ đất tỉnh Thái Nguyên được thể hiện trong hình 1.2. - Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công, và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu). - Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh. Đất bằng hiện nay đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. - Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây trồng ngắn ngày. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4380 ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn Trần Thế Long 8 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác. - Đất đỏ trên đá vôi: diện tích 6.289 ha, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên. Phân bố ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung đây là loại đất tốt nhưng có kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hòa bazo khá, ít chua. Trên loại đất này có khoảng 70% diện tích có độ dốc dưới 200, thích hợp với sản xuất nông nghiệp và sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp. - Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích tự nhiên lớn nhất. Phân bố thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glay hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5 diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với cây chè, cây ăn quả. - Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: diện tích 42.052 ha, chiếm 11,88 % diện tích tự nhiên. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, phân bố rải rác tất cả các huyện, thị trong tỉnh và thường có độ dốc dưới 250, diện tích trên 250 chỉ có khoảng 23%. Loại đất này trên tầng đất mặt thường có mầu xám, thành phần cơ giới nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 14.776 ha, chiếm 4,71% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại Từ. Đất thường có độ dốc ca thấp, 58 % diện tích có độ dốc250. Trần Thế Long 9 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ Hình 1.2. Bản đồ đất nhưỡng tỉnh Thái Nguyên [12] Trần Thế Long 10 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ 1.1.6. Tài nguyên nước 1.1.6.1. Tài nguyên nước mặt [12] Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Mật độ sông suối trung bình khoảng 1,2 km/km2. Dưới đây là một số sông suối chính chảy qua địa bàn tỉnh: - Sông Cầu: là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480km2. Sông này bắt nguồn từ chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình gặp sông Công tại Phù Lôi. Chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 110 km. Lượng nước đến bình quân năm khoảng 2,28 tỷ m3/năm. Trên sông này hiện nay đã xây dựng hệ thống thủy nông. Theo số liệu quan trắc tại thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất tháng 8 là 128 m3/s. - Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chảy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng trong khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa 2 vụ, cây công nghiệp cho các xã phía Đông Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công. - Sông Dong: sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa là 11,1 m3/s và lưu lượng mùa kiệt là 0,8 m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là 146 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh. Trần Thế Long 11 K17-Khoa học Môi trường
- Luận văn thạc sỹ 1.1.6.2. Tài nguyên nước ngầm Theo kết quả thăm dò trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trữ lượng nước ngầm khá lớn. Nhưng hiện nay việc khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế. 1.2. THỰC TRẠNG VỀ KINH TẾ- XÃ HỘI VÙNG NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN[12] 1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai Theo số liệu thống kê đất đai, tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên như sau: Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 355.435,20 ha 100 - Đất nông nghiệp 276.197,07 78.05 - Đất phi nông nghiệp 41.461,51 11,73 - Đất chưa sử dụng 35.776,62 10,12 Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 78,15%. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 99.385,87 ha chiếm 28,12%. Đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh có 172.631,82 ha; trong đó có 91.678,85 ha rừng sản xuất, 52.332,23 ha đất rừng phòng hộ và 28.612,52 ha đất rừng đặc dụng. Đất chuyên dùng có 19.837,37 ha, đất ở có 10.081,52 ha. 1.2.2. Tình hình phát triển nông lâm nghiệp Năm 2012, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong tỉnh là 120.396 ha. Trong đó diện tích gieo trồng cây lượng thực đạt 89.463 ha chiếm 74,31% tổng diện tích gieo trồng của tỉnh. Diện tích cây dài ngày có 34.560 ha. Trong đó diện tích cây ăn quả có 17.548 ha và diện tích cây công nghiệp lâu năm (chè) là 16.994 ha, trong đó diện tích chè đã cho thu hoạch là 15.730 ha. Trần Thế Long 12 K17-Khoa học Môi trường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn