intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu vấn đề nợ xấu các ngân hàng Việt Nam, Thái Lan và Indonesia tiếp cận từ góc độ rủi ro đạo đức

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nghiên cứu xem liệu các ngân hàng thương mại (TM) Việt Nam, Thái Lan và Indonesia trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 có gặp các vấn đề rủi ro đạo đức hay không: kiểm tra các vấn đề “too big to fail”, vấn đề rủi ro đạo đức của bảo hiểm tiền gửi và vấn đề rủi ro đạo đức gây nên bởi có cấu vốn của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu vấn đề nợ xấu các ngân hàng Việt Nam, Thái Lan và Indonesia tiếp cận từ góc độ rủi ro đạo đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGÔ HOÀNG THÀNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NỢ XẤU CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ INDONESIA TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ RỦI RO ĐẠO ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGÔ HOÀNG THÀNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ NỢ XẤU CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ INDONESIA TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ RỦI RO ĐẠO ĐỨC Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS LÊ THỊ LANH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu xem liệu các ngân hàng thương mại (TM) Việt Nam, Thái Lan và Indonesia trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 có gặp các vấn đề rủi ro đạo đức hay không: kiểm tra các vấn đề “too big to fail”, vấn đề rủi ro đạo đức của bảo hiểm tiền gửi và vấn đề rủi ro đạo đức gây nên bởi có cấu vốn của ngân hàng. Đặc biệt bài nghiên cứu kiểm tra rủi ro đạo đức xuất phát từ vấn đề hành vi ngưỡng nợ xấu: khi ở mức nợ xấu cao, ngân hàng cho vay nhiều hơn nhưng chất lượng cho vay giảm từ đó làm tăng nợ xấu. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng theo năm của 19 ngân hàng TM VN, 19 ngân hàng TM Thái Lan và 26 ngân hàng TM Indonesia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017. Kết quả cho thấy rằng ngành ngân hàng ở cả ba nước đều gặp phải vấn đề hành vi rủi ro đạo đức khi ở ngưỡng nợ xấu cao.
  4. ABSTRACT This study tests whether Vietnamese, Thai and Indonesian commercial banks in the period from 2009 to 2017 face moral hazard problems. We test "too big to fail" moral hazard problem, the moral hazard is caused by deposit insurance and the moral hazard problem is caused by the bank's capital structure. Especially, our research studies another moral hazard, which is the behavior problem when the banks got high NPLs problem, the banks provide loans higher but the quality of loans decreases and increase non-performing loan. The paper uses panel data of 19 Vietnamese commercial banks, 19 Thai commercial banks and 26 Indonesian commercial banks annually from 2009 to 2017. The results show that banking sectors at three countries face moral hazard behavior when high NPL threshold.
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Lê Thị Lanh. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, phân xét, đánh giá trong bài nghiên cứu do tác giả thu thập được ghi chú nguồn gốc chính thống và đáng tin cậy. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và được đúc kết trong quá trình học tập và quá trình nghiên cứu của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2019 Tác giả Võ Ngô Hoàng Thành
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG MỤC LỤC: Danh sách các từ khóa viết tắt và tiếng Anh TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: Giới thiệu ................................................................................... .……1 1.1. Động cơ ......................................................................................................... 1 1.2. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 6 1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 7 CHƯƠNG 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây ................................ 7 2.1. Khung lý thuyết............................................................................................. 8 2.1.1 Nợ xấu (non performing loan): .................................................................. 8 2.1.2 Rủi ro đạo đức ......................................................................................... 13 2.1. Các nghiên cứu trước đây chứng minh sự tồn tại rủi ro đạo đức dựa trên việc tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng............................................................................. 17 2.2.1 Vấn đề rủi ro đạo đức “Too big to fail” ..................................................... 17 2.2.2. Vấn đề rủi ro đạo đức phát sinh từ bảo hiểm tiền gửi .............................. 19 2.2.3. Vấn đề cơ cấu vốn ngân hàng:.................................................................. 20 2.2.4 Vấn đề lý thuyết hành vi ngưỡng nợ xấu: ................................................. 22
  7. CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 27 3.1. Mô hình .......................................................................................................... 27 3.1.1. Mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng ................................................. 27 3.1.2. Mô hình sử dụng hồi quy ngưỡng ............................................................ 28 3.2. Dữ liệu và phương pháp thực nghiệm ............................................................ 32 3.2.1 Dữ liệu: ...................................................................................................... 32 3.2.2.2. Phương pháp Hồi quy ............................................................................ 33 CHƯƠNG 4: Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 35 4.1 Kết quả thực nghiệm đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam ............... 35 4.1.1. Dữ liệu và Thống kê mô tả ....................................................................... 35 4.1.2. Mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng..................................................... 36 4.1.3. Mô hình sử dụng hồi quy ngưỡng................................................................ 36 4.2 Nghiên cứu rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng Thái Lan .......................... 39 4.2.1. Dữ liệu và Thống kê mô tả ....................................................................... 39 4.2.2 Kết quả thực nghiệm.................................................................................. 40 4.2.2.1 Mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng ............................................... 40 4.2.2.2. Mô hình sử dụng hồi quy ngưỡng ......................................................... 41 4.3 Nghiên cứu rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng Indonesia ......................... 43 4.3.1 Dữ liệu và thống kê mô tả ......................................................................... 43 4.3.2. Kết quả thực nghiệm................................................................................. 44 4.3.2.1. Mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng .............................................. 44
  8. 4.3.2.2 Mô hình sử dụng hồi quy ngưỡng .......................................................... 45 CHƯƠNG 5: Kết luận ............................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO. Phụ lục 1: Danh sách các ngân hàng TM Việt Nam được lấy số liệu. Phụ lục 2: Danh sách các ngân hàng TM Indonesia được lấy số liệu. Phụ lục 3: Danh sách các ngân hàng TM Thái Lan được lấy số liệu. Phụ lục 4: Kết quả hồi quy mô hình trên Stata 14 đối với ngân hàng TM VN. Phụ lục 5: Kết quả hồi quy mô hình trên Stata 14 đối với ngân hàng Indonesia. Phụ lục 6: Kết quả hồi quy mô hình trên Stata 14 đối với ngân hàng Thái Lan.
  9. MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Bảng tóm tắt khung lý thuyết nợ xấu ..........................................................13 Bảng 2: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây ...............................................................26 Bảng 3: Bảng tổng kết các biến độc lập ....................................................................31 Bảng 4: Thống kê mô tả dữ liệu các Ngân hàng TM Việt Nam ...............................35 Bảng 5: Thống kê mô tả dữ liệu các Ngân hàng TM Việt Nam sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai .....................................................................................................................35 Bảng 6: Kết quả hồi quy mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng các Ngân hàng TM Việt Nam ............................................................................................................36 Bảng 7: Kết quả kiểm định mức ngưỡng đối với các Ngân hàng TM Việt Nam .....37 Bảng 8: Kết quả hồi quy mô hình ngưỡng các Ngân hàng TM Việt Nam ...............38 Bảng 9: Thống kê dữ liệu 19 ngân hàng TM Thái Lan.............................................39 Bảng 10: Thống kê dữ liệu 19 ngân hàng TM Thái Lan sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai ...............................................................................................................................39 Bảng 11: Kết quả hồi quy Mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng các ngân hàng TM Thái Lan .............................................................................................................40 Bảng 12: Kết quả kiểm định mức ngưỡng đối với ngân hàng TM Thái Lan ...........41 Bảng 13: Kết quả hồi quy của các ngân hàng TM Thái Lan có sử dụng hồi quy ngưỡng .......................................................................................................................42 Bảng 14: Thống kê dữ liệu 26 ngân hàng TM Indonesia..........................................43 Bảng 15: Thống kê dữ liệu các ngân hàng TM Indonesia sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai .....................................................................................................................43 Bảng 16: Kết quả hồi quy mô hình không sử dụng hồi quy ngưỡng các ngân hàng TM Indonesia. ...........................................................................................................44 Bảng 17: Kết quả kiểm định mức ngưỡng ngân hàng TM Indonesia .......................45 Bảng 18: Kết quả hồi quy ngân hàng TM Indonesia có sử dụng hồi quy ngưỡng. ..46 Bảng 19: Tóm tắt kết quả thực nghiệm .....................................................................48
  10. MỤC LỤC: Danh sách các từ khóa viết tắt và tiếng Anh Ký hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Variable Biến Std. Dev. Độ lệch chuẩn Threshold effects Hiệu ứng ngưỡng Threshold regression Hồi quy ngưỡng Conf. interval Confidence interval Khoảng tin cậy Model Mô hình Threshold level Mức ngưỡng NPL Non performing loan Nợ xấu Size Quy mô công ty Moral hazard Rủi ro đạo đức Std.Err Sai số chuẩn Obs Observations Số quan sát DGR Deposit growth rate Tăng trưởng tiền gửi Tăng trưởng tín dụng, tăng LGR Loan growth rate trưởng khoản cho vay Mean Trung bình Equity ratio, equity to ER asset ratio Tỷ lệ vốn cổ phần thường VN Việt Nam
  11. TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu xem liệu các ngân hàng thương mại (TM) Việt Nam, Thái Lan và Indonesia trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 có gặp các vấn đề rủi ro đạo đức hay không: kiểm tra các vấn đề “too big to fail”, vấn đề rủi ro đạo đức của bảo hiểm tiền gửi và vấn đề rủi ro đạo đức gây nên bởi có cấu vốn của ngân hàng. Đặc biệt bài nghiên cứu kiểm tra rủi ro đạo đức xuất phát từ vấn đề hành vi ngưỡng nợ xấu: khi ở mức nợ xấu cao, ngân hàng cho vay nhiều hơn nhưng chất lượng cho vay giảm từ đó làm tăng nợ xấu. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng theo năm của 19 ngân hàng TM VN, 19 ngân hàng TM Thái Lan và 26 ngân hàng TM Indonesia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017. Kết quả cho thấy rằng ngành ngân hàng ở cả ba nước đều gặp phải vấn đề hành vi rủi ro đạo đức khi ở ngưỡng nợ xấu cao.
  12. ABSTRACT This study tests whether Vietnamese, Thai and Indonesian commercial banks in the period from 2009 to 2017 face moral hazard problems. We test "too big to fail" moral hazard problem, the moral hazard is caused by deposit insurance and the moral hazard problem is caused by the bank's capital structure. Especially, our research studies another moral hazard, which is the behavior problem when the banks got high NPLs problem, the banks provide loans higher but the quality of loans decreases and increase non-performing loan. The paper uses panel data of 19 Vietnamese commercial banks, 19 Thai commercial banks and 26 Indonesian commercial banks annually from 2009 to 2017. The results show that banking sectors at three countries face moral hazard behavior when high NPL threshold.
  13. 1 CHƯƠNG 1: Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Hai vấn đề chính trong bài viết này là rủi ro đạo đức và nợ xấu. Bài viết muốn nêu hai vấn đề lớn này trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Vấn đề đầu tiên là nợ xấu. Nợ xấu một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc quản lý ngành Ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại là trung gian tài chính, hoạt động chính các ngân hàng huy động vốn thông qua tiền gửi của khách hàng và cho vay. Ngân hàng TM kinh doanh bằng cách cho vay những tài nguyên từ người gửi tiền cho những người muốn vay với lãi suất với kỳ vọng rằng tiền sẽ được trả lại đúng hạn. Các khách hàng khi gởi tiền của họ vào các ngân hàng, họ có mong muốn nhận lại khoản đầu tư của mình cộng với tiền lãi vào thời điểm thích hợp theo thỏa thuận với nhân viên ngân hàng. Nếu người đi vay sau đó không trả lại số tiền họ đã vay, các khoản nợ này trở thành nợ xấu. Các khoản nợ xấu làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng; gây giảm lợi nhuận; và thậm chí có thể làm suy yếu sự tồn tại và bền vững của ngân hàng. Do đó, ngân hàng buộc phải tốn chi phí quản lý nợ xấu có nghĩa ngân hàng là phải chịu chi phí hoạt động gây ra. Ngân hàng muốn tiếp tục hoạt động phải tái cấp vốn cao hơn quy định của chính phủ. Một ngân hàng có thể được cơ quan chính phủ quản lý nếu Tỷ lệ vốn chủ sở hữu dưới mức tối thiểu theo quy định. (KPMG 2018) Khi có quá nhiều nợ xấu, ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả những người gửi tiền đúng hạn. Rõ ràng nợ xấu sẽ làm suy yếu khả năng của ngân hàng trong vấn đề đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề trong hệ thống ngân hàng đôi khi dẫn đến việc rút tiền ồ ạt trong hoảng loạn. Ngân hàng rơi vào tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán. (Sanderson Abel 2014) Nợ xấu trong ngành Ngân hàng Việt Nam bắt đầu có xu hướng tăng từ năm 2007 trong bối cảnh các ngân hàng tín dụng tăng trưởng cao trong khi chất lượng của các
  14. 2 khoản tín dụng và công tác quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại xấu. (Lê Thị Thùy Vân (2017) Viện Chiến lược và Chính sách tài chính) Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2007 và được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011 đến nay. (Châu Đình Linh (2015)). Biều đồ: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng TM VN giai đoạn 2007 – 2016.( Đơn vị: %)(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Tốc độ tăng trưởng nợ xấu lên tới mức cao 5,1% trong giai đoạn 2008 -2011, gấp hai lần tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của cùng giai đoạn. Nợ xấu gia tăng giá trị lên đến 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ và tiếp tục tăng lên 4,86% tổng dư nợ vào cuối năm 2012. Sau đó vào 2016 nợ xấu khi giảm về mức 2,46% và ở mức 2,56% vào cuối tháng 2/2017. (Lê Thị Thùy Vân (2017) Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)
  15. 3 Vietnam 4.00% 3.44% 3.50% 3.11% 2.94% 3.00% 2.79% 2.34% 2.28% 2.50% 2.15% 2.09% 1.80% 1.82% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Biều đồ Thống kê của World Bank về Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng TM VN trong giai đoạn 2008– 2017. (Nguồn: World Bank) Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nợ xấu là dấu hiệu cho những vấn đề bất ổn tương lai của các ngân hàng và cho rằng mức độ nợ xấu cao các ngân hàng gây nên sụp đổ của các ngân hàng. Sự sụp đổ của một ngân hàng thường được coi là có tầm quan trọng hơn sự sụp đổ của các loại hình doanh nghiệp khác vì sự liên kết và mong manh của các tổ chức ngân hàng. Khi một ngân hàng mất tính thanh khoản hoặc tệ hơn là sụp đổ. Người gửi tiền mất niềm tin vào ngân hàng, người gửi tiền cố gắng rút tiền gửi từ các ngân hàng toàn nền kinh tế này để tránh bị mất tiền, khi làm như vậy gây ra mất tính thanh khoản trên toàn ngành ngân hàng. Các ngân hàng thường có hợp đồng với nhau một khi một ngân hàng mất tính thanh khoản các hợp đồng tới hạn không được thanh toán gây ra các khoản thiệt hại cho các ngân hàng đối tác. Do đó, hiệu ứng lây lan hoảng loạn ngân hàng hoặc rủi ro hệ thống có tác động cấp số nhân lên tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các tổ chức ngân hàng thường phải chịu sự điều chỉnh nghiêm ngặt và sụp đổ của các ngân hàng là mối quan tâm hàng đầu chính sách công ở các quốc gia trên thế giới. (Kaufman 1996)
  16. 4 Sự sụp đổ của một ngân hàng không chỉ liên quan đến quốc gia mà ngân hàng đó có trụ sở, mà còn đối với tất cả các quốc gia khác mà ngân hàng đó tiến hành kinh doanh. Việc này đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trong đó những sụp đổ của các ngân hàng đầu tư lớn đang gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các nền kinh tế trên toàn thị trường toàn cầu. Với mức độ cao mà các thị trường được tích hợp trong nền kinh tế toàn cầu làm cho điều này gần như không thể tránh khỏi. Ví dụ các ngân hàng lớn như Lehman Brothers và Bear Stearns sụp đổ, lần lượt các chi nhánh từ các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ phải chịu đựng. (Brewer và công sự (2002)) Vấn đề thứ 2 là rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức tồn tại khi một người hoặc thực thể có hành vi tham gia vào chấp nhận rủi ro để có các kết quả mong đợi trong đó một người hoặc thực thể khác phải chịu chi phí trong trường hợp có kết quả không thuận lợi. Một loạt các hành động của ngân hàng thương mại được coi là rủi ro đạo đức: Giả định “quá lớn để sụp đổ” (“too big to fail”): Có một số ngân hàng TM rất quan trọng đối với nền kinh tế, khi các ngân hàng này sụp đổ của các chủ sở hữu và nhà quản lý chịu rất ít hậu quả nhưng sự sụp đổ của các ngân hàng này gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Với giả định này, các bên liên quan trọng các tổ chức tài chính đã phải đối mặt với một loạt các kết quả mà họ sẽ không chịu toàn bộ chi phí cho các rủi ro mà họ đang gặp phải vào thời điểm đó. Rủi ro đạo đức này góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008 là tài sản thế chấp. Trong trường hợp bình thường, các ngân hàng cho vay tiền sau được khi phân tích chu đáo và nghiêm ngặt. Fannie Mae và Freddie Mac là các tập đoàn được chính phủ bảo trợ cung cấp hỗ trợ ngầm cho những người cho vay bảo lãnh cho vay bất động sản tạo ra tính thanh khoản.(Investonia 2017). Tuy nhiên, do tính thanh khoản được cung cấp cho thị trường của hai tập đoàn này, người cho vay có thể nới lỏng các tiêu chuẩn của họ. Những đảm bảo của cơ quan này với tính thanh khoản đã ảnh hưởng đến những người cho vay đưa ra quyết định rủi ro vì họ hy vọng các tổ chức chính phủ gần
  17. 5 như chịu chi phí cho một kết quả bất lợi trong trường hợp vỡ nợ. Người cho vay đưa ra quyết định cho vay rủi ro theo giả định rằng họ có thể sẽ tránh được việc giữ khoản nợ trong suốt thời gian đáo hạn. Các ngân hàng đã được cung cấp cơ hội để giảm một khoản nợ xấu, kèm theo các khoản vay tốt, trong một thị trường thứ cấp thông qua các khoản vay thế chấp, do đó chuyển rủi ro vỡ nợ cho người mua. Về cơ bản, các ngân hàng được bảo lãnh cho các khoản vay với kỳ vọng rằng một bên khác sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm và rủi ro vỡ nợ, tạo ra một rủi ro đạo đức và cuối cùng góp phần vào cuộc khủng hoảng thế chấp. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nghiêm trọng hơn các vụ khủng hoảng trước đó, cả vụ sụp đổ dot-com năm 2001 và vụ sụp đổ thị trường năm 1987 và chỉ sau cuộc Đại khủng hoảng năm 1929. Mức độ nghiêm trọng này là do đặt cược đầu cơ rủi ro quá mức được thực hiện bởi các giám đốc điều hành của các tổ chức tài chính. Một vấn đề khác về rủi ro đạo đức đó là hệ thống lương-thưởng của các giám đốc điều hành. Những giám đốc điều hành thường nhận được mức lương cố định cơ bản và tiền thưởng lớn bằng tiền mặt gắn liền với lợi nhuận ngắn hạn. Nhà quản lý nhận được những phần thưởng lớn trong thời gian thành công và gần như bằng không khi lợi nhuận kém. Điều này tạo ra một động cơ đối với các rủi ro: chiến thắng khi đặt cược rủi ro dẫn đến tiền thưởng lớn bằng tiền mặt, trong khi thua không dẫn đến thua lỗ. Giám đốc điều hành của các tổ chức tài chính thúc đẩy cuộc đặt cược này và do đó các giám đốc điều hành đưa ra các khoản vay rủi ro lớn hơn để ngân hàng có lợi nhuận tăng lên và nhận được tiền thưởng đáng kể. (Zhang 2016) Trong hầu hết các trường hợp, đặt cược thắng một năm là đủ để đảm bảo nghỉ hưu an toàn cho các nhà quản lý. Trong kịch bản này, nhà quản lý chẳng thèm quan tâm gì đến hiệu quả kinh tế của tổ chức tài chính trong năm tới và sau đó dẫn đến lượng nợ xấu lớn và thua lỗ nặng nề các tổ chức tài chính. Chi phí đặt cược rủi ro này các nhà điều hành ngân hàng không phải gánh chịu, nó được gánh chịu bởi các cổ đông và nền kinh tế. (Jensen và Meckling (1976)) Ngoài ra nợ xấu tăng lên cao có thể gây ra các vấn đề rủi ro đạo đức. Khi nghiên cứu các ngân hàng ở Mỹ, Koudstaal và Wijnbergen (2012) thấy rằng danh mục cho vay
  18. 6 không tốt, nợ xấu tăng cao, thì gây ra việc rủi ro mà các ngân hàng chấp nhận càng lớn. Nghiên cứu của Zhang và đồng nghiệp (2016) kiểm tra các quyết định cho vay của các ngân hàng Trung Quốc tồn tại rủi ro đạo đức, đồng thời Zhang cũng cho rằng việc tăng nợ xấu gây ra tình trạng rủi ro đạo đức. Thường ngày, các ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro nợ xấu. Ở mức tỷ lệ nợ xấu thấp, các ngân hàng giảm các khoản cho vay rủi ro để giảm thiểu khoản nợ xấu khi đó tỷ lệ tăng trưởng tín dụng âm. Khi ở mức tỷ lệ nợ xấu cao, các ngân hàng tăng các khoản cho vay rủi ro khi đó tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dương để bù đắp lại mất mát từ nợ xấu, khi đó ngân hàng đối mặt với rủi ro đạo đức. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu và cũng là câu hỏi của bài nghiên cứu trong bài viết này là liệu có tồn tại rủi ro đạo đức trong ngành Ngân hàng Việt Nam khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong giai đoạn từ 2009 đến cuối 2017? Bài nghiên cứu của chúng tôi: kiểm tra các giả thiết rủi ro đạo đức: Đầu tiên là kiểm tra rủi ro đạo đức “Too big to fail”. Tiếp theo giả thiết rủi ro đạo đức gây ra bởi bảo hiểm tiền gửi. Tiếp đó là kiểm tra rủi ro đạo đức do tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp các ngân hàng gây rủi ro trên vốn chủ sở hữu đó. Và cuối cùng bài viết kiểm tra giả thiết rủi ro đạo đức gây ra bởi hành vi: ở mức tỷ lệ nợ xấu thấp (dưới mức ngưỡng), các ngân hàng giảm các khoản cho vay rủi ro để giảm thiểu khoản nợ xấu khi đó tỷ lệ tăng trưởng tín dụng âm. Khi ở mức tỷ lệ nợ xấu cao (trên mức ngưỡng), các ngân hàng tăng các khoản cho vay rủi ro (tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dương) để bù đắp lại mất mát từ nợ xấu, khi đó ngân hàng đối mặt với rủi ro đạo đức. Một khi xác định được nguyên nhân gây ra rủi ro đạo đức và các phương pháp phát hiện rủi ro đạo đức chúng ta có thể ngăn chặn và làm giảm tác động của rủi ro đạo đức từ đó làm giảm nợ xấu tránh các tác động quá lớn từ nợ xấu đến toàn hệ thống tài chính và toàn nền kinh tế. 1.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm tra hiệu ứng ngưỡng, áp dụng hồi quy ngưỡng fixed effect (Hansen, 1999) sử dụng dữ liệu bảng 19 ngân hàng TM tại VN trong giai đoạn từ 2009 đến cuối 2017.
  19. 7 Đồng thời bài viết mở rộng nghiên cứu của mình sang các ngân hàng TM nước khác trong Đông Nam Á nơi có nhiều quốc gia đang phát triển có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam. Tác giả bài viết chọn các ngân hàng thương mại hai nước là Indonesia và Thái Lan vì dữ liệu mà chúng tôi thu thập từ các nước khác trong Đông Nam Á bị hạn chế không đủ độ tin cậy cần thiết. Nghiên cứu mở rộng với dữ liệu 19 ngân hàng TM Thái Lan và 26 ngân hàng TM Indonesia trong giai đoạn từ 2009 đến cuối 2017. Nghiên cứu gồm những phần được trình bày như sau Phần 1: Giới thiệu Phần 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Phần 3: Phương pháp nghiên cứu Phần 4: Bằng chứng thực nghiệm Phần 5: Kết luận
  20. 8 CHƯƠNG 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Trước tiên chúng tôi trình bày các khái niệm cơ bản là rủi ro đạo đức và nợ xấu ở phần khung lý thuyết. Cũng ở phần khung lý thuyết chúng tôi nêu ra các nghiên cứu giả thiết về việc làm tăng nợ xấu của Berger và DeYoung (1997). Tiếp đó bài viết của chúng tôi sẽ nêu ra những nghiên cứu trước đây chỉ ra bằng chứng về tồn tại các rủi ro đạo đức. Thực ra không có một biến số nào tên là rủi ro đạo đức, mà các nghiên cứu trước đây chứng minh việc tồn tại rủi ro đạo đức một cách gián tiếp từ việc làm tăng nợ xấu. 2.1. Khung lý thuyết 2.1.1 Nợ xấu (non performing loan): Đầu tiên thuật ngữ “nợ xấu” trong tiếng Anh theo tài liệu ngân hàng nhà nước Việt Nam là non performing loans. “loans” là các khoản vay. ”non performing” là không được thực hiện. Theo IMF, “non performing loans” là các khoản vay được xác định là khoản thanh toán hợp đồng không được thực hiện trong 90 ngày kể từ ngày đáo hạn. Các khoản thanh toán lãi hoặc nợ gốc quá hạn 90 ngày trở lên (theo Bloem và cộng sự,2005) Theo đó “non performing loan” được dịch là nợ xấu trong tài liệu này. Có một thuật ngữ khác tương tự là “bad debt”, bad là xấu, debt là nợ. Vậy bad debt và non performing loan có gì khác nhau? Đến với định nghĩa về bad debt ở một vài từ điển nổi tiếng. “Bad debt” là một khoản lỗ mà một công ty phải gánh chịu khi tín dụng được mở rộng cho khách hàng trở nên vô giá trị, vì con nợ bị phá sản, có vấn đề tài chính hoặc vì không thể thu được. Nó được ghi lại ở phần mở rộng trên báo cáo thu nhập. (ngoại bảng) (theo investodia.com) Bad debt là khoản nợ dường như không được trả lại. (theo từ điển Cambridge). Bad debt là một khoản tiền đã được cho vay nhưng không có khả năng được trả. (Theo từ điển Collin)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2