Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 2
download
Kết quả nghiên cứu góp thêm cơ sở khoa học để đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và giúp các cơ quan quản lý có thêm công cụ để kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------ NGUYỄN QUỐC TIẾN PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------ NGUYỄN QUỐC TIẾN PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Những số liệu, kết quả được nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu , các tạp chí có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2014 Tác giả Nguyễn Quốc Tiến
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .......................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .................................................................. 2 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...................................................... 4 1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ......................................... 4 1.1.1 Rủi ro tín dụng ................................................................................................... 4 1.1.2 Rủi ro thanh khoản ............................................................................................. 6 1.1.3 Rủi ro lãi suất ..................................................................................................... 7 1.1.4 Rủi ro tỷ giá ........................................................................................................ 8 1.2 Mô hình phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào chỉ số Z-score ...................................................................................................... 8 1.2.1 Nghiên cứu nền tảng về chỉ số Z-score .............................................................. 9 1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm phân tích rủi ro trong ngân hàng dựa vào chỉ số Z-score....................................................................................................................... 10 1.2.3 Mô hình tác giả đề xuất .................................................................................... 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 17
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................................................. 18 2.1 Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam........................................................................................................................... 18 2.1.1 Quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng ..................................................... 18 2.1.2 Thực trạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................... 22 2.1.2.1 Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 22 2.1.2.2 Rủi ro thanh khoản ........................................................................................ 25 2.1.2.3 Rủi ro lãi suất ................................................................................................ 29 2.1.2.4 Rủi ro tỷ giá ................................................................................................... 30 2.2 Phân tích rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam dựa vào chỉ số Z-score ........................................................................................................... 34 2.2.1 Mô tả mẫu và dữ liệu nghiên cứu..................................................................... 34 2.2.2 Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 36 2.2.3 Phương pháp hồi quy ....................................................................................... 40 2.2.4 Thống kê mô tả các biến .................................................................................. 40 2.2.5 Kiểm định các giả thuyết và lựa chọn mô hình thích hợp ............................... 43 2.2.6 Phân tích kết quả ước lượng............................................................................. 48 2.2.6.1 Vai trò vốn chủ sở hữu – biến LEV .............................................................. 49 2.2.6.2 Rủi ro lãi suất – biến NIR ............................................................................. 50 2.2.6.3 Rủi ro từ chi phí lương và trợ cấp – biến CTI............................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 52 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............. 53 3.1 Kết luận về kết quả thực nghiệm ..................................................................... 53 3.2 Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ............................................................................................................... 54 3.2.1 Từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ................................................... 54 3.2.2 Từ phía các ngân hàng thương mại .................................................................. 56
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 62 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Lợi nhuận và rủi ro của các BHC, phân nhóm theo mức độ hoạt động phi ngân hàng giai đoạn 1971-1977 Phụ lục 2: Kết quả ước lượng sự ổn định của hệ thống ngân hàng Đức Phụ lục 3: Các ngân hàng được nghiên cứu phân theo quốc gia Phụ lục 4: Các biến trong mô hình của Laura Baselga-Pascual, Antonio Trujillo- Ponce and Clara Cardone-Riportella Phụ lục 5: Kết quả ước lượng của Laura Baselga-Pascual, Antonio Trujillo-Ponce and Clara Cardone-Riportella Phụ lục 6: Các biến trong mô hình của Nguyễn Thanh Dương Phụ lục 7: Kết quả ước lượng của Nguyễn Thanh Dương Phụ lục 8: Kết quả hồi quy theo mô hình Pool OLS Phụ lục 9: Kết quả hồi quy theo mô hình Fixed Effect Phụ lục 10: Kết quả hồi quy theo mô hình Random Effect Phụ lục 11: Kết quả kiểm định Hausman Phụ lục 12: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan (LM)
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần CSH : Chủ sở hữu LSBQ : Lãi suất bình quân TPCP : Trái phiếu chính phủ TCTD : Tổ chức tín dụng WTO : Tổ chức thương mại thế giới ALM : Quản lý tài sản và nguồn vốn LDR : tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLP : tỷ lệ chi phí dự phòng tín dụng LEV : tỷ lệ đòn bẩy NIR : tỷ lệ thu nhập lãi thuần CTI : tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp LDR : tỷ lệ cho vay LAD : tỷ lệ tài sản thanh khoản
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Tóm tắt biến từ các nghiên cứu thực chứng ........................................... 13 Bảng 2.1 : Vốn cổ phần hóa và tổng tài sản của Vietinbank và một số ngân hàng trong khu vực năm 2012 ........................................................................................... 19 Bảng 2.2 : Tổng tài sản một số NHTM từ năm 2011-2013 ..................................... 21 Bảng 2.3 : Danh sách các NHTM được nghiên cứu ................................................ 35 Bảng 2.4 : Biến độc lập trong mô hình .................................................................... 37 Bảng 2.5 : Kỳ vọng dấu của mô hình....................................................................... 39 Bảng 2.6 : Tóm tắt thống kê các biến ...................................................................... 41 Bảng 2.7 : Trung bình các biến qua các năm ........................................................... 42 Bảng 2.8 : Tương quan các biến trong mô hình....................................................... 44 Bảng 2.9 : Kết quả kiểm định VIF ........................................................................... 45 Bảng 2.10 : Kết quả ước lượng .................................................................................. 46 Bảng 2.11 : Tóm tắt kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê..................................... 48
- DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 : Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam năm 2013 .................................. 20 Hình 2.2 : Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2013 .. 23 Hình 2.3 : Trung bình tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi của 21 NHTM giai đoạn 2009-2013 .................................................................................................. 25 Hình 2.4 : Tăng trưởng huy động vốn và tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2013 ......................................................................................... 26 Hình 2.5 : Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2008-2013 ................................................................................. 28 Hình 2.6: Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng giai đoạn 2008-2013 (đồng) ....................................................................................................................... 30 Hình 2.7: Tốc độ tăng/giảm tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008-2013 (%) ............... 31 Hình 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2013 (tỷ USD) ................................................................................................. 33
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Khủng hoảng kinh tế- một trạng thái kinh tế mà không một quốc gia nào trên thế giới mong muốn gặp phải vì những hậu quả nặng nề của nó. Thế nhưng trong lịch sử phát triển của thế giới hiện đại, các nền kinh tế đã không ít lần rơi vào khủng hoảng do rất nhiều nguyên nhân. Trong khoảng 50 năm trở lại đây, các cuộc khủng hoảng kinh tế có quy mô toàn cầu đều có liên quan mật thiết đến hệ thống ngân hàng và trong nhiều nguyên nhân được đưa ra để giải thích tình hình khủng hoảng thì công tác quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng luôn được bàn luận một cách nghiêm túc. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài những quy luật đó, cũng đóng vai trò huyết mạch trong hệ thống tài chính quốc gia và cũng đối mặt với những rủi ro trong hệ thống và ngoài hệ thống. Trong vài năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động rất bất ổn, tình trạng căng thẳng về thanh khoản, về tín dụng và về lãi suất luôn đe dọa sự hoạt động ổn định của các ngân hàng. Để tình trạng trên xảy ra một phần là do sự yếu kém trong chính sách quản lý rủi ro của NHNN, một phần là do thiếu các công cụ đánh giá rủi ro toàn diện và cũng có thể do tính kỷ luật tài chính chưa nghiêm. Từ thực tế trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” để tìm ra các nguyên nhân đã gây nên sự bất ổn của hệ thống ngân hàng thương mại trong thời gian qua và đề xuất một công cụ có thể đánh giá tình trạng rủi ro của các ngân hàng rồi qua đó có thể cải thiện và giúp hệ thống hoạt động ổn định hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đi sâu phân tích về bốn loại rủi ro chính của các ngân hàng là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản , rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, vận dụng lý thuyết, tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước để xây dựng mô hình phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các
- 2 ngân hàng thương mại. Từ đó sẽ đưa ra một số kết luận và khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình rủi ro của các ngân hàng. 3. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: 21 ngân hàng thương mại Việt Nam Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2013 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập và sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ các báo các tài chính của các ngân hàng, từ Internet… để: - Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng - Xây dựng, hiệu chỉnh mô hình - Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp như phân tích, so sánh, quy nạp…nhằm đánh giá rủi ro và từ đó đề xuất một số khuyến nghị để cải thiện rủi ro. Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến, các dữ liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Eview 7.2 và Excel 2007, sử dụng dữ liệu bảng (panel data) để thống kê mô tả, phân tích tương quan, sử dụng kiểm định VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, sử dụng kiểm định Hausman và kiểm định Breusch-Pagan để lựa chọn giữa 3 mô hình hồi quy là Pool OLS, Fixed Effect và Random Effect, sử dụng kiểm định Durblin-Watson để kiểm tra hiện tượng tự tương quan. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu góp thêm cơ sở khoa học để đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và giúp các cơ quan quản lý có thêm công cụ để kiểm soát rủi ro của hệ thống ngân hàng.
- 3 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương chính với nội dung như sau: Chương 1: Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
- 4 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế và giữ vai trò huyết mạch trong hệ thống tài chính của một quốc gia nhưng các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng lại rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi nhiều tác động vi mô, vĩ mô và trong chính nội bộ các ngân hàng. Mức độ dễ tổn thương càng tăng lên cùng với sự phát triển của một nền kinh tế và tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Rủi ro luôn tiềm ẩn trong các ngân hàng và nếu như chúng ta không nhận dạng, tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả để từ đó quản lý trong tầm kiểm soát thì sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một nền kinh tế. Cho đến ngày nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro của các ngân hàng và nhìn chung có thể phân thành 4 loại rủi ro chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. 1.1.1 Rủi ro tín dụng Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Như vậy rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của các ngân hàng và biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Hiện nay, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng rất đa dạng như cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán… và mỗi hình thức đều phải đối mặt với rủi ro tín dụng ở mức
- 5 độ khác nhau. Kể cả hoạt động mua lại các loại trái phiếu của doanh nghiệp cũng không tránh khỏi loại rủi ro này. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, nhưng xét ở góc độ các chủ thể tham gia thì rủi ro tín dụng xuất phát từ các nguyên nhân sau: • Từ phía khách hàng : khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu, hệ thống quản trị kinh doanh không hiệu quả dẫn đến việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ. Nhưng cũng có thể do sự thiếu thiện chí, không minh bạch của khách hàng trong việc vay nợ, trả nợ hoặc xin gia hạn nợ. • Từ phía ngân hàng: sự thiếu giám sát, đạo đức và năng lực yếu kém của cán bộ tín dụng cùng với quy trình cho vay thiếu chặt chẽ của các ngân hàng. Nhiều cán bộ ngân hàng hiện nay hoặc do thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến thiếu sót trong quy trình cho vay hoặc cố tình vi phạm để đạt chỉ tiêu tín dụng gây thiệt hại cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách và quy trình cho vay của các ngân hàng thiếu chặt chẽ, chưa chú trọng đến hoạt động giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu; công tác phân tích khách hàng để tính toán điều kiện cho vay và khả năng trả nợ còn nhiều bất cập, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm chứ chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng, chấm điểm tín dụng nhưng đánh giá không chính xác khả năng trả nợ của khách hàng. • Do các yếu tố khách quan như lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự thay đổi về chính sách quản lý kinh tế của nhà nước…khiến khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn tài chính khó trả nợ cho ngân hàng. Hậu quả của rủi ro tín dụng rất nặng nề vì đây là hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, các ngân hàng không thu hồi được nợ sẽ dẫn đến việc mất cân đối thu chi từ đó làm mất khả năng thanh khoản và dẫn đến khả năng phá sản. Với sự liên kết của các ngân hàng hiện nay thì tác động lan
- 6 truyền sẽ dẫn đến sự phá sản dây chuyền của các ngân hàng khác và làm sụp đổ hệ thống tài chính của các nền kinh tế. Khi một ngân hàng gặp quá nhiều rủi ro tín dụng hoặc bị phá sản, người gửi tiền sẽ hoang mang và đi rút tiền không chỉ ở ngân hàng đó mà còn ở các ngân hàng khác. Tình trạng rút tiền số lượng lớn sẽ gây khó khăn tài chính cho các ngân hàng và từ đó làm sụp đổ hệ thống tài chính rồi dẫn đến khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp tràn lan và gây nhiều bất ổn cho xã hội. 1.1.2 Rủi ro thanh khoản “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.” (Trần Huy Hoàng, 2011, trang 232). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng là phải duy trì khả năng thanh khoản đầy đủ đồng nghĩa với việc hoặc các ngân hàng có sẵn lượng vốn khả dụng trong tay hoặc có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay mượn bên ngoài với chi phí hợp lý, hoặc sở hữu một số tài sản có khả năng chuyển đổi ra tiền nhanh để đáp ứng nhu cầu vốn trước mắt. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản rất nhiều nhưng có thể xem xét ở các nguyên nhân sau: • Nguyên nhân khách quan: Thay đổi trong chính sách tiền tệ của NHNN qua việc sử dụng các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất trần, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu…; tin đồn thất thiệt từ một số phần tử có uy tín về tình hình hoạt động của ngân hàng dẫn đến việc rút tiền ồ ạt; sự thay đổi kênh đầu tư của các nhà đầu tư và hiệu ứng dây chuyền trong tâm lý khách hàng. Tiền gửi của khách hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất của một số kênh đầu tư tăng thì khách hàng sẽ rút tiền để đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao hơn. Như vậy, rủi ro thanh khoản cũng chịu sự tác động của rủi ro lãi suất.
- 7 • Nguyên nhân chủ quan: ngân hàng sử dụng quá nhiều các khoản vay mượn ngắn hạn để đầu tư dài hạn và chiến lược quản trị thanh khoản không phù hợp, kém hiệu quả như nắm giữ các loại chứng khoán có tính thanh khoản thấp, dự trữ không đủ cho nhu cầu chi trả… Rủi ro thanh khoản đe dọa đến uy tín và lợi nhuận của ngân hàng. Trong tình huống xấu nhất có thể làm cho ngân hàng phá sản và từ đó lan sang các ngân hàng khác, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế. Khi một ngân hàng để xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản thì sẽ làm mất lòng tin của người gửi tiền từ đó dẫn đến việc rút tiền với số lượng lớn và cũng khó khăn hơn trong việc huy động vốn, từ đó ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, gia tăng chi phí đầu vào và càng làm tình hình tài chính chuyển biến xấu hơn. 1.1.3 Rủi ro lãi suất “Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.” (Trần Huy Hoàng, 2011, trang 263) Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro lãi suất là: • Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ: nếu ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay hoặc đầu tư dài hạn thì nếu lãi suất tăng trong ngắn hạn, rủi ro sẽ thành hiện thực. Còn nếu ngân hàng huy động dài hạn để cho vay hoặc đầu tư ngắn hạn thì nếu lãi suất giảm trong những năm tiếp theo, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện. • Ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay: nếu ngân hàng huy động với lãi suất cố định và cho vay với lãi suất biến đổi thì ngân hàng sẽ gặp thiệt hại khi lãi suất giảm. Còn nếu ngân hàng huy động với lãi suất biến đổi và cho vay với lãi suất cố định thì khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện và gây thiệt hại cho ngân hàng.
- 8 • Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế: Lãi suất cho vay danh nghĩa = Lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát dự kiến Nếu tỷ lệ lạm phát thực nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến thì ngân hàng sẽ hưởng lợi nhiều hơn nhưng ngược lại tỷ lệ lạm phát thực lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến thì ngân hàng sẽ gặp bất lợi. Từ những nguyên nhân trên có thể thấy rủi ro lãi suất sẽ làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng, làm giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng và cũng làm giảm giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu. 1.1.4 Rủi ro tỷ giá “Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.” (Trần Huy Hoàng, 2011, trang 250) Hiện nay các ngân hàng có 2 hoạt động liên quan đến ngoại hối có thể phát sinh rủi ro là kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối hay còn gọi là hoạt động ngoại tệ ngoại bảng và hoạt động huy động vốn và đầu tư vào tài sản bằng ngoại tệ hay còn gọi là hoạt động ngoại tệ nội bảng. Dù cho hoạt động ngoại tệ ngoại bảng hay nội bảng thì rủi ro tỷ giá sẽ xuất hiện khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng không cân xứng kết hợp với diễn biến ngoại hối không có lợi; hoặc do khả năng dự báo tỷ giá yếu kém trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng. Hậu quả của rủi ro này là làm giảm thu nhập, giảm giá trị tài sản của ngân hàng và nếu kéo dài trong thời gian dài sẽ gây khó khăn tài chính cho ngân hàng. 1.2 Mô hình phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào chỉ số Z-score Hiện nay có 2 mô hình nổi bật để phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là mô hình Stress-test kiểm tra độ căng thẳng tài chính và mô hình Z- score kiểm tra khả năng khánh kiệt của ngân hàng. Mô hình Stress-test thường dựa
- 9 vào phương pháp ước lượng Var để đo lường rủi ro nên khá phức tạp và tính chính xác vẫn còn cần kiểm chứng thêm. Với tiêu chí mô hình đơn giản nhưng chính xác để có thể áp dụng rộng rãi, tác giả chọn mô hình Z-score để phân tích rủi ro của ngân hàng. 1.2.1 Nghiên cứu nền tảng về chỉ số Z-score Năm 1968, E.I.Altman là người đầu tiên đưa ra nghiên cứu về chỉ số Z-score để dự báo khả năng phá sản của các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ và chỉ số này vẫn được áp dụng cho tới ngày nay vì khả năng dự báo khá chính xác của nó. Đối với riêng ngành ngân hàng thì chỉ số này được dùng để đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp đi vay để từ đó đưa ra các quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên, nối bước theo sự thành công của chỉ số Z-score trong lĩnh vực sản xuất, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng cũng đang nghiên cứu để tìm ra 1 chỉ số Z-score có thể dự báo khả năng phá sản của chính các ngân hàng và Boyd and Graham (1986) là những người đầu tiên đã đưa ra chỉ số Z-score cho các tập đoàn ngân hàng có hoạt động đầu tư ra ngoài lĩnh vực ngân hàng như sau: ������ + 𝐸𝐸 𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 𝑍𝑍 = 𝐴𝐴 𝛿𝛿𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 Sau đó chỉ số này được sử dụng và thay đổi bởi Hannan and Hanweck (1988), Boyd and Runkle (1993), Cihak and Hesse (2008) để đánh giá khả năng khánh kiệt của các ngân hàng với công thức : � ������ + 𝐸𝐸 𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 𝑍𝑍 = 𝐴𝐴̅ 𝛿𝛿𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 Trong đó: - 𝑍𝑍 : Z-score của ngân hàng ������: trung bình ROA của ngân hàng - 𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 - 𝐸𝐸� : vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng
- 10 - 𝐴𝐴̅ : tổng tài sản bình quân của ngân hàng - 𝛿𝛿𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 : độ lệch chuẩn của ROA của ngân hàng Vào năm 2010, Foos và cộng sự đã bổ sung công thức : 𝐸𝐸 𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀𝑀 (𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 + ) 𝑍𝑍 = 𝐴𝐴 𝛿𝛿𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅𝑅 Tuy các công thức tính toán khác nhau nhưng ý nghĩa chỉ số Z-score vẫn không thay đổi- thể hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn của ngân hàng và từ đó làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng khánh kiệt và phá sản. Tính chất của chỉ số Z-score là Z-score càng cao thì khả năng khánh kiệt càng thấp và ngược lại. 1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm phân tích rủi ro trong ngân hàng dựa vào chỉ số Z-score Đầu tiên là nghiên cứu của Boyd và Graham (1986) về các Công ty nắm giữ ngân hàng (BHC: Bank Holding Company) trong giai đoạn 1971-1983 để tìm hiểu việc mở rộng hoạt động ra ngoài lĩnh vực ngân hàng làm tăng hay giảm rủi ro ngân hàng. Kết quả của dữ liệu đầy đủ trong 13 năm đó cho thấy việc đầu tư ra ngoài lĩnh vực ngân hàng ảnh hưởng không đáng kể đến rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu theo hai giai đoạn : 1971-1977 và 1978-1983 kết hợp với phương pháp lọc mẫu thì các kết quả cho thấy có mối quan hệ quan hệ đồng biến giữa hai nhân tố này, đặc biệt là trong giai đoạn 1971-1977 (phụ lục 1), mối quan hệ này thể hiện khá rõ. Tuy nhiên, mức ý nghĩa của các chỉ số còn hạn chế nên hai ông vẫn chưa thể khẳng định một cách rõ ràng. Năm 2009, kế thừa lý thuyết về mô hình Z-score, Thorsten và cộng sự đã nghiên cứu sự ổn định của hệ thống ngân hàng Đức dựa trên dữ liệu từ 3810 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2007. Phương pháp ước lượng được họ sử dụng là Random-effects (RE) và mô hình ước lượng bao gồm các biến đặc trưng của ngân hàng, các biến vĩ mô, biến giả đại điện cho các ngân hàng tiết kiệm và biến giả đại diện cho các ngân hàng hợp tác. Kết quả ước lượng (phụ lục 2) cho
- 11 R-squared tuy rất thấp nhưng có thể làm tiền đề cho việc sử dụng các biến trong các mô hình phân tích rủi ro ngân hàng sau này. Một cách tiếp cận khác cũng rất có ý nghĩa của Laura et al. (2011) dựa vào chỉ số Z-score để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng Châu Âu. Đối tượng nghiên cứu của họ là 155 ngân hàng thương mại ở Châu Âu (phụ lục 3), thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2011 . Công thức tính toán Z-score của nhóm tác giả này giống như của Thorsten et al. (2009) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Đức. Tuy nhiên, Laura và cộng sự dùng phương pháp hồi quy logarit để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến Z-score, các nhân tố này được phân thành 2 nhóm là nhóm các biến đặc trưng của ngân hàng và nhóm các biến vĩ mô (phụ lục 4). Từ kết quả ước lượng (phụ lục 5), nhóm tác giả thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản (capitalization), khả năng sinh lợi (Profitability) làm tăng Z- score do đó làm giảm khả năng khánh kiệt của ngân hàng. Trong khi đó, chi phí lương (cost to income) làm giảm Z-score, do đó làm tăng khả năng khánh kiệt của ngân hàng. Họ cũng thấy thêm rằng thị trường ít cạnh tranh, lãi suất thấp, lạm phát cao kết hợp với tình trạng khủng hoảng kinh tế sẽ làm tăng rủi ro cho các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của họ phù hợp với các quy luật kinh tế nên đóng góp rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho các nghiên cứu sau này. Một nghiên cứu khác về chỉ số Z-score cũng rất đáng được quan tâm là nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dương (2011) dựa trên số liệu từ năm 2006-2011 với 144 quan sát từ 24 ngân hàng của Philippines, 110 quan sát từ 22 ngân hàng của Thái Lan và 180 quan sát từ 36 ngân hàng của Việt Nam. Tác giả sử dụng 2 mô hình giống nhau gồm 7 biến (phụ lục 6) nhưng cách tính chỉ số Z-score khác nhau và chạy thử nghiệm trên cả 3 quốc gia, từ đó thông qua các kiểm định để lựa chọn ra mô hình phù hợp với điều kiện mỗi nước để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phá sản của các ngân hàng. Kết quả ước lượng (phụ lục 7) cho thấy tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ chi phí lương và trợ cấp quan hệ thuận với rủi ro, còn tỷ lệ cho vay và tỷ lệ tài sản thanh khoản quan hệ nghịch với rủi ro. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại khác nhau phản ánh những mặt tốt và chưa tốt của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 234 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn