intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:137

45
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định" nhằm hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY LINH TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY LINH TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN THỊ HỒNG MAI HÀ NỘI, NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Thị Thùy Linh Sinh ngày: 20/11/1987 Nơ sinh: Nam Định Học viên lớp: CH25A – Chuyên ngành Kế toán Khóa 2019 – 2021: Trường Đại học Thương mại Mã HV: 19A M0301034 Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định” do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai. 2. Các số liệu, tài liệu, dẫn chứng được sử dụng trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2020 Học viên NguyễnThị Thùy Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và bản luận văn này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập, công tác. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: - Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai - Các thầy cô giáo Khoa sau đại học và Khoa kế toán kiểm toán Trường Đại học Thương mại Hà Nội. - Lãnh đạo và toàn thể cán bộ kế toán đang công tác tại các DN trên địa bàn tỉnh Nam Định mà tác giả đã tiến hành khảo sát và các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn thạc sĩ. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành để bản Luận văn không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa cao trong hoạt động thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thùy Linh
  5. iii MỤC LỤC LỜ I CẢM ƠN.................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH V Ẽ..................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài ......................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................5 6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................................8 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐ NG THÔNG TIN KẾ TOÁN Q UẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP .............................................................................................................9 1.1. KHÁI Q UÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN Q UẢN TRỊ..........9 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................9 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị........................ 13 1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐ NG THÔNG TIN KẾ TO ÁN Q UẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ..... 17 1.2.1. Quyết định ngắn hạn và nhu cầu thông tin kế toán quản trị........................ 17 1.2.2. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp ................................................................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ............................. 34
  6. iv 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DO AN H N GHIỆP N HỎ VÀ VỪA TR ÊN Đ ỊA BÀN TỈN H NA M Đ ỊN H............................................................................................. 34 2.1.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp ......................................................... 34 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ............................................................................................................................................. 37 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp.............................. 41 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐ NG THÔ NG TIN KẾ TOÁN Q UẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TR ÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ............................................ 47 2.2.1. Các quyết định ngắn hạn và nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các doanh nghiệp .................................................................................................................... 47 2.2.2. Thực trạng tổ chức thu thập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp .................................................................................... 48 2.2.3. Thực trạng tổ chức phân tích, xử lý thông tin kế toán quản trị cho việc ra các quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp .......................................................... 56 2.2.4. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp............................................................................ 62 2.2.5. Thực trạng tổ chức cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp ............................................................................................................................................. 63 2.2.6. Thực trạng tổ chức nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp........................... 63 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐ NG THÔ NG TIN KẾ TOÁN Q UẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TR ÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ......... 64 2.3.1. Ưu điểm .................................................................................................................. 64 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 70 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ............................. 71
  7. v 3.1. CÁC DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐ NG THÔ NG TIN KẾ TO ÁN Q UẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT Đ ỊNH N GẮN HẠN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TR ÊN ĐỊA BÀN TỈN H NAM ĐỊN H ..................................................... 71 3.1.1. Các dự báo triển vọng phát triển........................................................................ 71 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn ....................................................................................................... 72 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HO ÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TO ÁN Q UẢN TRỊ CHO VIỆC RA Q UYẾT ĐỊNH N GẮN HẠN TẠI CÁC DO ANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TR ÊN Đ ỊA BÀN TỈN H NAM Đ ỊNH ............................................................................................................................................. 74 3.2.1. Hoàn thiện mô hình hệ thống thông tin kế toán quản trị ....................... 74 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức thu thập thông tin kế toán............................................ 75 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức phân tích, xử lý thông tin kế toán .............................. 77 3.2.4. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin kế toán quản trị........................... 85 3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kế toán ................... 85 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 86 3.3.1. Về phía các doanh nghiệp ................................................................................... 86 3.3.2. Về phía Nhà nước ................................................................................................. 86 3.3.3. Về phía các tổ chức đào tạo, tư vấn về quản lý kinh tế, kế toán .................. 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 88 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết thường 1 BCTC Báo cáo tài chính Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất 2 BHXH,BHYT,BHTN nghiệp 3 BTC Bộ Tài chính 4 BH Bán hàng 5 CCDC Công cụ, dụng cụ 6 CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất 7 CP Chi phí 8 CPDDĐK Chi phí dở dang đầu kỳ 9 CPDDCK Chi phí dở dang cuối kỳ 10 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 11 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 CPSX Chi phí sản xuất 13 CPSXC Chi phí sản xuất chung 14 CVP Chi phí – sản lượng – lợi nhuận 15 DN Doanh nghiệp 16 ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội 17 ĐM Định mức 18 ĐMKH Định mức kế hoạch 19 ĐMTT Định mức thự ctế 20 ĐGKH Đơn giá kế hoạch 21 ĐGTT Đơn giá thực tế 22 ĐVSP Đơn vị sản phẩm 23 ĐVT Đơn vị tính 24 GĐ Giám đốc 25 GTSP Giá thành sản phẩm 26 GS Giáo sư
  9. vii 27 HĐQT Hội đồng quản trị 28 HT Hoàn thành 29 KTTC Kế toán tài chính 30 KTQT Kế toán quản trị 31 KTV Kế toán viên 32 MMTB Máy móc thiết bị 33 MTV Một thành viên 34 NN Nhà nước 35 NVPX Nhân viên phân xưởng 36 NVL Nguyên vật liệu 37 NXB Nhà xuất bản 38 KH Khách hàng 39 KPCĐ Kinh phí công đoàn 40 KTTC Kế toán tài chính 41 N-X-T Nhập - xuất - tồn 42 PGS Phó giáo sư 43 QĐ Quyết định 44 QLDN Quản lý doanh nghiệp 45 QLPX Quản lý phân xưởng 46 SP Sản phẩm 47 SX Sản xuất 48 SXC Sản xuất chung 49 TK Tài khoản 20 TH Thực hiện 51 ThS Thạc sĩ 52 TS Tiến sĩ 53 TSCĐ Tài sản cố định 54 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 55 VND Việt Nam Đồng
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG: Bảng 2.1. Thông tin về các doanh nghiệp khảo sát....................................................... 35 Bảng 2.2: Kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2019 của Công ty cổ phần ................... 52 thuốc thú y Hưng Phát ...................................................................................................... 52 Bảng 2.3: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thuốc thú y Hưng Phát ...................................................................................................................................... 53 Bảng 2.4: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần .................. 54 thuốc thú y Hưng Phát ...................................................................................................... 54 Bảng 2.5: Định mức đơn giá tiền lương của sản phẩm................................................. 55 Bảng 2.6: Dự toán chi phí sản xuất chung...................................................................... 56 Bảng 2.7: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mặt hàng quần bò nam ............ 59 Bảng 2.8: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mặt hàng Tủ gỗ xoan đào 3 cánh tại Công ty trong 2 tháng đầu quý III/2019 .......................................................... 60 Bảng 2.9: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của mặt hàng Máy cắt sắt tại Công ty trong tháng 06/2019 ...................................................................................................... 61 Bảng 3.0: Bảng thống kê nhân lực kế toán tại các công ty khảo sát........................... 64 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp nội dung và nguồn thông tin thu thập ................................. 75 Bảng 3.2 : Sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm A ...................................................... 81 Bảng 3.3 :Sổ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm B ........................................................ 82 Bảng 3.4 : Sổ chi tiết TK 641, 642 .................................................................................. 82 Bảng 3.5 :Sổ chi tiết doanh thu sản phẩm A .................................................................. 83
  11. ix SƠ ĐỒ: Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của nhà quản trị ....................................................... 15 Sơ đồ 1.2: Quy trình thu thập thông tin quá khứ ........................................................... 23 Sơ đồ 1.3: Quy trình thu thập thông tin tương lai ......................................................... 24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ................................................... 38 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Hải  u....................... 43 Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần vật tư kim khí Tùng Nam ..................................................................................................................................... 43 Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức hệ thống thông tin KTQT dạng kết hợp ........................ 74
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, với việc gia nhập, trao đổi, đàm phán, làm việc song phương cũng như đa phương giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế ngày càng năng động, phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú. Để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh như vậy thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành xem xét, phân tích, thiết kế cũng như đánh giá hệ thống kế toán tại đơn vị của mình. Mặt khác, sự tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong công tác kế toán. Trong bối cảnh đó, việc thiết lập một cơ sở dữ liệu phù hợp cũng như có một hệ thống kế toán thật linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tế, có thể cung cấp các tài liệu hữu ích, giúp doanh nghiệp hoạch định công tác kế toán kịp thời và có hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường là đòi hỏi thực tế và bức thiết của các nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay. Sự tồn tại của kế toán quản trị trong nhiều thập kỷ qua đã chứng minh được sự cần thiết và tầm quan trọng đối với công tác quản trị kinh doanh. Hiện nay, kế toán quản trị thật sự đã trở thành công cụ quản lý giúp nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng hoạch định, tổ chức, kiểm soát, đánh giá các hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh doanh. Nam Định là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo cơ bản, có chất lượng cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư khá đồng bộ, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi đến thủ đô Hà Nội cũng như cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng chỉ còn khoảng 1 giờ đồng hồ. Hạ tầng điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵn sàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vùng kinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị. Tỉnh luôn đảm bảo an ninh, an toàn cho các nhà đầu tư trong và
  13. 2 ngoài nước. Tính đến ngày 20/12/2019, toàn tỉnh Nam Định có 8.690 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vốn đăng ký là 65.871 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 7,6 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa; hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp, xây dựng (41,17%) và ngành thương mại dịch vụ (52,31%). Tuy nhiên, hiện nay nhận thức, hiểu biết và đặc biệt là công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Nam Định nói riêng còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp mới chỉ có hệ thống kế toán tài chính hoàn chỉnh còn hệ thống kế toán quản trị thì chưa có một vị trí thích hợp trong doanh nghiệp. Việc sử dụng thông tin kế toán quản trị để hỗ trợ ra quyết định cũng như kiểm soát và quản lý doanh nghiệp còn mờ nhạt. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn cho các nhà quản trị trong việc chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh theo cơ chế mới hiệu quả. Xuất phát từ những lý do nêu trên, cùng với mong muốn được sử dụng những kiến thức lí luận đã được học, được trang bị ở trường để vận dụng vào thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định ngắn hạn nói riêng, đảm bảo đáp ứng tốt nhất, phù hợp nhất với hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài:“Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định”. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Ở Việt Nam, kế toán quản trị cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền với chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp, tuy nhiên kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung nhưng nghiên cứu về tổ chức thông tin kế toán quản trị khá hạn chế. Điển hình như: Luận văn thạc sĩ (2010) “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra các quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa
  14. 3 bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Loan đã trình bày một cách có hệ thống lý luận chung về hệ thống thông tin kế toán quản trị, phân tích góp phần làm rõ hơn một số nội dung cơ bản của quyết định ngắn hạn và mối quan hệ của nó với các thông tin kế toán quản trị, khái quát về các tình huống ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp, xây dựng có tính khái quát quy trình thu nhận, xử lý, phân tích thông tin và lập báo cáo tư vấn cho nhà quản lý ra quyết định theo từng loại tình huống điển hình; đề ra một số giải pháp cơ bản và điều kiện cần thiết để thực hiện tổ chức thông tin kế toán quản trị tư vấn cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu (2015) “Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong quyết định ngắn hạn tại Công ty TNHH cao su Minh Thành” đã trình bày một cách có hệ thống lý luận chung về hệ thống thông tin kế toán quản trị, đi sâu tìm hiểu thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn theo quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán quản trị, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện như hoàn thiện mô hình tổ chức kế toán quản trị, nâng cao chất lượng thông tin kế toán quản trị, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích thông tin, hoàn thiện hệ thống biểu mẫu báo cáo quản trị. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ tập trung tại một đơn vị khảo sát, chưa khái quát cho hệ thống các doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ (2017) “Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung” của tác giả Nguyễn Hoàng Dũng. Luận văn đã nghiên cứu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất theo chu trình kế toán, từ thu thập thông tin, xử lý thông tin và báo cáo thông tin kế toán quản trị. Nghiên cứu đã đưa ra phương pháp phân tích một số tình huống quyết định điển hình làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Tuy nhiên, luận văn chưa nghiên cứu sâu mô hình tổ chức thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở trên đã làm nổi bật được những nội dung lý luận cơ bản và có hệ thống về kế toán quản trị, hệ thống thông tin, hệ thống
  15. 4 thông tin kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định… Các đề tài cũng đã khảo sát, nghiên cứu, phân tích thực trạng trong một số các đơn vị, doanh nghiệp điển hình để thể hiện cho những luận điểm trong đề tài, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, các đề tài đều tập trung quá nhiều vào phần lý luận, đi sâu nghiên cứu lý thuyết, nên ý nghĩa thực tiễn chưa cao, một số các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa có tính khả thi. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu,phân tích thực trạng và các hạn chế trong tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏvà vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a, Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định. b, Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các tình huống, nghiệp vụ phát sinh chủ yếu trong năm tài chính 2018, 2019 và đầu năm 2020. - Về mặt không gian: Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại một số các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Nam Định, cụ thể tác giả tiến hành khảo sát 5 doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa điển hình trên địa bàn tỉnh, với chức năng cơ bản là sản xuất các sản phẩm thiết yếu như quần áo, giường tủ, bàn ghế, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y … phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh,đó là:
  16. 5 - Công ty TNHH Hải  u. - Công ty cổ phần nội thất Mạnh Trường - Công ty cổ phần vật tư kim khí Tùng Nam. - Công ty TNHH thuốc thú y Hưng Phát - Công ty cổ phần giấy bao bì Nam A n. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu là một trong những bước cơ bản đầu tiên cho việc nghiên cứu đề tài. Dữ liệu thu thập được là cơ sở quan trọng cho việc phân tích và đánh giá thực trạng cần nghiên cứu. Để thu thập dữ liệu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp cụ thể sau: Nghiên cứu tài liệu Tác giả đã thực hiện nghiên cứu tài liệu qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: Tham khảo các công trình khoa học trước đây, tham khảo các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu; đọc sách, báo, giáo trình chuyên ngành, tra cứu thông tin về các doanh nghiệp cần nghiên cứu qua mạng Internet cũng như qua các tài liệu thu thập được từ các doanh nghiệp được khảo sát. Việc nghiên cứu tài liệu được tiến hành đầu tiên nhằm thu nhận các thông tin về thực trạng việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nội dung chính các tài liệu được nghiên cứu là: giới thiệu về doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, chế độ, chính sách kế toán, tình hình tổ chức hệ thống thông tin kế toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán quản trị nói riêng trong doanh nghiệp,… Việc nghiên cứu tài liệu được tác giả tiến hành liên tục trong suốt quá trình lựa chọn đề tài cho đến khi hoàn thành đề tài. Bản thân tác giả nhận thấy đây là một phương pháp rất cần thiết để hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình vì phương pháp này giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về đối tượng cần nghiên cứu.
  17. 6  Quan sát thực tế Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của con người phục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học. Quan sát là một trong những phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu ban đầu. Phương pháp này thích hợp vì khi phỏng vấn tác giả có thể không thu thập được các thông tin chính xác hoặc không lấy được các thông tin một cách đầy đủ vì đối tác không muốn trả lời hoặc có thái độ bất hợp tác. Dựa vào quan sát, tác giả có thể biết được chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, từng bộ phận trong tổ chức; mức độ làm việc hiệu quả ra sao, các công cụ, phương pháp hỗ trợ cho công việc mà họ thường sử dụng, cách thức tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp, cách thức thu thập và xử lý thông tin…, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là phương pháp tốn khá nhiều thời gian và hiệu quả có thể không cao bởi những người được quan sát có thể thay đổi cách thức làm việc của họ. Đồng thời, do hạn chế về thời gian, không có điều kiện đến các doanh nghiệp nhiều lần nên phương pháp này chỉ được áp dụng một vài lần. Cụ thể thì tác giả đã tiến hành quan sát về cơ sở hạ tầng, về quá trình làm việc của các nhân viên trong phòng kế toán tại các công ty khảo sát.  Phỏng vấn Phương pháp thu thập dữ liệu này khá hiệu quả và đã giúp cho tác giả rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên phương pháp này bộc lộ nhược điểm là tốn kém về thời gian, những người được phỏng vấn thường là các nhà quản trị cấp cao, những người chịu trách nhiệm chính về công việc kế toán quản trị nên rất khó sắp xếp được lịch phỏng vấn. Mặt khác, kết quả phỏng vấn lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân người được phỏng vấn về khả năng, trình độ của họ và tính khách quan trong việc trả lời các câu hỏi. Do đó, phương pháp này chỉ được tác giả sử dụng khi có những thông tin thật sự cần thiết và liên quan đến doanh nghiệp mà chỉ những người được phỏng vấn mới đưa ra được đánh giá xác đáng về vấn đề được nêu mà thôi.
  18. 7  Điều tra Thông qua sử dụng Phiếu điều tra là một trong những phương pháp thông dụng nhất và được tiến hành khá đơn giản. Tác giả chỉ cần một mẫu phiếu điều tra duy nhất và phát cho những người có liên quan ở các bộ phận của các doanh nghiệp đang nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả chỉ dừng ở mức điều tra chọn mẫu, tức là phát phiếu điều tra cho những đối tượng nhất định chứ không phải cho toàn bộ nhân viên trong một doanh nghiệp, cụ thể đó là các nhà quản trị và nhân viên phòng kế toán. Với các nhà quản trị, tác giả điều tra nhằm thu thập các dữ liệu về nhu cầu thông tin và mức độ thỏa mãn thông tin cho việc đưa ra các quyết định ngắn hạn do kế toán quản trị cung cấp. Với các nhân viên kế toán, tác giả điều tra nhằm thu thập các dữ liệu về việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong đơn vị. 5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Các dữ liệu đã thu thập được như trên sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích theo một số phương pháp nhất định. Mục đích của phương pháp này là phân tích các thông tin đầu vào đã thu thập để đưa ra các thông tin, các kết luận phù hợp. Nội dung của phương pháp này là phân tích các thông tin thu thập được bằng các phương pháp đã nêu ở trên, xử lý thông tin và số liệu bằng các kỹ thuật phân tích và tính toán để đưa ra các nhận xét, kết luận về thực trạng cũng như làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp. Đối với các dữ liệu sơ cấp thu được thông qua phỏng vấn hoặc quan sát, nghiên cứu tài liệu thì tác giả tiến hành phân tích định tính. Đối với các dữ liệu thứ cấp thu được qua phát phiếu điều tra thì tác giả sử dụng Exel để tính toán và xử lý số liệu. Đây là một nhược điểm trong quá trình phân tích, xử lý số liệu của tác giả vì trên thực tế đã có phần mềm SPSS để xử lý số liệu rất nhanh và đơn giản nhưng do hạn chế về khả năng tiếp cận, sử dụng phần mềm nên tác giả chưa áp dụng được phần mềm này vào xử lý dữ liệu.
  19. 8 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nam Định. Chương 3: Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị cho việc ra các quyết định ngắn hạn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừatrên địa bàn tỉnh Nam Định.
  20. 9 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Hệ thống thông tin Để hiểu được khái niệm về hệ thống thông tin, trước hết cần làm rõ khái niệm về hệ thống. Theo Nguyễn Thế Hưng (2007): “Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ với nhau, hoạt động để hướng tới mục đích chung theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức”. Ba thành phần cơ bản của một hệ thống gồm: (1) Các yếu tố đầu vào (Inputs); (2) Xử lý, chế biến (Processing); (3) Các yếu tố đầu ra (Outputs). Về bản chất, hệ thống có những đặc điểm: - Một hệ thống được cấu thành từ rất nhiều phần tử khác nhau như con người, máy móc, các thủ tục, chính sách, quy trình, các thông tin, dữ liệu cần xử lý… - Các phần tử trong một hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Đều theo quy trình chung là hệ thống tiếp nhận dữ liệu đầu vào, sau đó xử lý và tạo nên thông tin đầu ra cung cấp cho đối tượng phù hợp. - Hệ thống luôn hoạt động theo những mục đích đã định sẵn. Như vậy, hệ thống là một tập hợp các thành phần kết hợp với nhau và cùng nhau hoạt động để đạt được các mục tiêu đã định trước. Một hệ thống phải phục vụ ít nhất cho một mục đích, khi một hệ thống không còn phục vụ cho mục đích nào nữa thì nó cần được thay thế. Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau. Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác và được gọi là hệ thống con. Một hệ thống con cũng có đầy đủ các tính chất của một hệ thống. Các hệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2