Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí giai đoạn 2015 - 2019
lượt xem 7
download
Nhiệm vụ của đề tài là làm sáng tỏ đặc điểm tự nhiên khu vực hồ Yên Trung và mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt do tác động của các nguồn thải phát sinh. Xác định vùng bị ô nhiễm gây ra bởi nguyên nhân chính là nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động du lịch và do cấu tạo địa chất khu vực. Dự báo mức độ ô nhiễm do tác động của các nguồn thải. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí giai đoạn 2015 - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THANH THÚY ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỒ YÊN TRUNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên – 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN THANH THÚY ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT HỒ YÊN TRUNG, THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2015 – 2019 Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi trường Mã số: 885 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI VĂN TRỊNH Thái Nguyên – 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Thanh Thúy, xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Mai Văn Trịnh, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Trần Thanh Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô trường Đại học Khoa Học – Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt những năm học ở trường. Tiếp đến, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh và các sở ban ngành có liên quan đã chia sẻ công việc, kinh nghiệm và sự ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Mai Văn Trịnh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Quảng Ninh, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Trần Thanh Thúy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu........................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 4 5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết.......................................................................................................4 5.2 Đóng góp về mặt thực tế ..........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 5 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ................................................. 5 1.1.1 Điều kiện tự nhiên hồ Yên Trung .......................................................................................5 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí ..............................................................10 1.2 Tổng quan các phương pháp đánh giá chất lượng nước............................................... 16 1.2.1 Phương pháp quan trắc môi trường .................................................................................16 1.2.2 Phương pháp chỉ số chất lượng nước ..............................................................................18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................................................... 23 2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 23 2.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 23 2.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 24 2.4 Quan điểm nghiên cứu.................................................................................................. 24 2.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................................24 2.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa .........................................................................................25 2.5.3 Phương pháp sử dụng phần mềm paint.net ....................................................................26 2.5.4 Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu .............................................................................26 2.5.5 Phương pháp quan trắc môi trường .................................................................................29 2.5.6 Phương pháp chỉ số chất lượng nước Việt Nam VN _WQI......................................30 2.5.7 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................................................35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 36 3.1 Kết quả quan trắc và diễn biến chất lượng nước hồ Yên Trung ................................. 36 3.1.1 Hiện trạng chất lượng nước hồ năm 2019 ......................................................................36 3.1.2 Diễn biến chất lượng nước hồ Yên Trung từ năm 2015 đến năm 2019.................43 3.2 Diễn biến chất lượng nước hồ Yên Trung dựa trên WQI .....................................................50 3.2.1 Kết quả tính toán WQI hồ Yên Trung năm 2019 theo WQI của TCMT ...............50 3.2.2 Kết quả tính toán WQI hồ Yên Trung từ năm 2015 – 2019......................................54 3.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm ............................................................................................ 58 3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước hồ Yên Trung ................................... 60 3.4.1 Giải pháp quản lý ..................................................................................................................60 3.4.2 Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................................63 3.4.3 Giám sát môi trường ............................................................................................................65 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 70 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND :Ủy ban nhân dân CLN : Chất lượng nước BVMT : Bảo vệ môi trường VN_WQI : Chi số chất lượng nước Việt Nam MĐSD : Mục đích sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật của hồ ............................................................................. 8 Bảng 2.2. Các thiết bị lấy mẫu, phương pháp phân tích chất lượng nước ....................... 27 Bảng 2.3. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số nhóm IV và V .......................... 32 Bảng 2.4. Quy định các giá trị qi, BPi cho các thông số kim loại nặng (nhóm III) ......... 32 Bảng 3.1. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung Quý I năm 2019 ............................ 51 Bảng 3.2. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung Quý II năm 2019 .......................... 51 Bảng 3.3. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung Quý III năm 2019 ......................... 52 Bảng 3.4. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung Quý IV năm 2019 ......................... 52 Bảng 3.5. Bảng tính WQI năm 2019 ................................................................................ 53 Bảng 3.6. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung năm 2015 ...................................... 55 Bảng 3.7. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung năm 2016 ...................................... 55 Bảng 3.8. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung năm 2017 ...................................... 55 Bảng 3.9. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung năm 2018 ...................................... 56 Bảng 3.10. Bảng tính toán chỉ số WQI hồ Yên Trung năm 2019 .................................... 56 Bảng 3.11. Bảng tính VN_WQI từ năm 2015 – 2019 tại NM4 ....................................... 57 Bảng 3.12. Vị trí quan trắc đề xuất .................................................................................. 66 Bảng 3.13. Các thông số quan trắc đề xuất ...................................................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh và vị trí của hồ Yên Trung ........................ 5 Hình 3.1. Diễn biến giá trị pH trong nước hồ Yên Trung .................................................. 36 Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng As trong nước hồ Yên Trung ........................................... 37 Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng Hg trong nước hồ Yên Trung .......................................... 37 Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng Pb trong nước hồ Yên Trung ........................................... 38 Hình 3.5. Diễn biến hàm lượng Cd trong nước hồ Yên Trung .......................................... 38 Hình 3.6. Diễn biến giá trị DO trong nước hồ Yên Trung ................................................. 39 Hình 3.7. Diễn biến giá trị COD trong nước hồ Yên Trung .............................................. 39 Hình 3.8. Diễn biến giá trị BOD5 trong nước hồ Yên Trung ............................................. 40 Hình 3.9. Diễn biến giá trị N – NO3 trong nước hồ Yên Trung ......................................... 40 Hình 3.10. Diễn biến giá trị N – NO2 trong nước hồ Yên Trung ....................................... 41 Hình 3.11. Diễn biến giá trị N – NH4 trong nước hồ Yên Trung ....................................... 41 Hình 3.12. Diễn biến giá trị P – PO4 trong nước hồ Yên Trung ........................................ 42 Hình 3.13. Diễn biến giá trị Coliform trong nước hồ Yên Trung ...................................... 42 Hình 3.14. Diễn biến giá trị E.Coli trong nước hồ Yên Trung........................................... 43 Hình 3.15. Biểu đồ pH trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4............... 43 Hình 3.16. Biểu đồ As trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ............... 44 Hình 3.17. Biểu đồ Hg trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4............... 44 Hình 3.18. Biểu đồ Pb trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ............... 45 Hình 3.19. Biểu đồ Cd trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ............... 45 Hình 3.20. Biểu đồ DO trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 .............. 46 Hình 3.21. Biểu đồ COD trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ........... 46 Hình 3.22. Biểu đồ BOD5 trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 .......... 47 Hình 3.23. Biểu đồ N-NO3 trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ........ 47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Hình 3.24. Biểu đồ N-NO2 trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ........ 48 Hình 3.25. Biểu đồ N-NH4 trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ........ 48 Hình 3.26. Biểu đồ P-PO4 trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ......... 49 Hình 3.27. Biểu đồ Coliform trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 - 2019 tại NM4 ..... 49 Hình 3.28.Biểu đồ E.Coli trong nước hồ Yên Trung từ năm 2015 – 2019 tại NM4 ......... 50 Hình 3.29. VN_WQI hồ Yên Trung năm 2019 .................................................................. 53 Hình 3.30. VN_WQI hồ Yên Trung từ năm 2015 – 2019 tại vị trí NM4 .......................... 57 Hình 3.31. Sơ đồ vị trí quan trắc đề xuất ............................................................................ 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước là tài nguyên vô cùng quý giá, có vai trò quan trọng cho mọi sự sống và phát triển. Nước duy trì mọi hoạt động sống cũng như sản xuất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có tổng cộng 174 hồ chứa nước lớn, vừa và nhỏ với tổng dung tích thiết kế 352,53 triệu m3, có khả năng tưới cho trên 53.500 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt (trong đó, có 7 hồ có dung tích trên 10 triệu m3, từ 2 hồ có dung tích từ 3 đến dưới 10 triệu m3, 70 hồ có dung tích từ 0,2 đến dưới 3 triệu m3 và 95 hồ có dung tích dưới 0,2 triệu m3). Thành phố Uông Bí là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò là đô thị trung tâm Tiểu vùng phía Tây của tỉnh với chức năng là một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ; trung tâm y tế và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh; một trung tâm đầu mối giao thông liên vùng và là trung tâm Phật giáo - Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Trên địa bàn thành phố Uông Bí hiện có 2 hồ lớn bao gồm hồ Yên Trung và hồ Tân Lập, trong đó hồ Yên Trung là hồ nhân tạo với diện tích 566,04 ha thuộc phường Phương Đông. Hồ có giá trị lớn đối với việc cung cấp nước sản xuất nông nghiệp cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp của thành phố và có giá trị cảnh quan, du lịch. Hồ Yên Trung có hệ sinh thái đa dạng, trong đó nhiều nhất phải kể tới các loài đặc trưng như thông mã vĩ, cá chép, cá rô…là các loài đặc hữu, có giá trị. Nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của thành phố Uông Bí, năm 2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đưa hồ Yên Trung vào danh mục tuyến, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí. Ngày 15/9/2018, thành phố Uông Bí chính thức công bố điểm du lịch sinh thái hồ Yên Trung. Mới gần đây nhất, hồ Yên Trung đã được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là khu du lịch cấp tỉnh tại Quyết định số 5538/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 trong đó công nhận khu du lịch hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí là khu du lịch cấp tỉnh (diện tích 566,04 ha) thuộc địa giới hành chính phường Phương Đông, thành phố Uông Bí với ranh giới: phía Đông và phía Bắc giáp với đồi thông xã Phương Đông; phía Tây khu vực đất hoa màu của xã Hồng Thái Đông; phía Nam giáp trục đường quy hoạch gần hành lang tuyến điện 110kv. Đồng thời để quản lý khu du lịch cấp tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh 1
- cũng đã giao cho UBND thành phố Uông Bí phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định. Chức năng của hồ Yên Trung là cấp nước nông nghiệp và cảnh quan du lịch tại Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Khu vực xung quanh hồ Yên Trung được định hướng là khu du lịch sinh thái theo Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1008/QĐ-UB ngày 11/04/2016. Hồ Yên Trung sẽ được sửa chữa nhằm đảm bảo tưới 227 ha diện tích nông nghiệp theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Khu vực hồ Yên Trung là khu vực rừng sản xuất được nhà nước giao cho một số hộ dân từ năm 1991 để trồng thông và một số cây ngắn hạn phục vụ sản xuất, đời sống người dân. Mặt hồ nằm giữa như một thung lũng, trong hồ có một số đảo nổi. Hồ Yên Trung được ví như “Đà Lạt thu nhỏ” với cảnh đẹp lãng mạn, mộng mơ là sự lựa chọn hàng đầu cho những hoạt động bổ ích ngoài trời.Với tiềm năng và cảnh đẹp sẵn có, lượng khách đến với hồ Yên Trung ngày càng đông, ngày cao điểm có thể lên tới 1.000 lượt người. Bên cạnh sự phát triển tích cực về mặt kinh tế, trong thời gian gần đây các hoạt động dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, chòi lá hình thành dọc bờ hồ Yên Trung và dọc hai bên đường dẫn vào hồ xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có một số công trình xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm lòng hồ. Lượng khách du lịch ngày càng gia tăng với ý thức không tốt của một bộ phận khách hàng và người kinh doanh đã dẫn tới hiện tượng xả rác thải sinh hoạt bừa bãi xuống mặt hồ, xung quanh bờ hồ; nước thải sinh hoạt từ các nhà hàng, quán ăn không được qua xử lý hoặc xử lý chưa đảm bảo thoát trực tiếp ra mặt nước hồ; hiện tượng chặt rừng thông mã vĩ lâu năm để chuyển sang trồng dứa của một bộ phận nhỏ người dân và những hoạt động dã ngoại của du khách như trực tiếp nướng gà, thịt…là những nguy cơ tiềm ẩn gây cháy rừng và ảnh hưởng tiêu cực đến CLN hồ. Dự báo trong thời gian tới sẽ có một số dự án xây dựng dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng tại hồ này nên tác động từ những dự án này đến hồ Yên Trung sẽ tương đối lớn nếu không làm tốt các biện pháp bảo vệ môi trường. 2
- Cùng với những tăng trưởng tích cực về các hoạt động kinh tế, gây áp lực cho chất lượng môi trường. Mặc dù các cấp chính quyền đã có những nỗ lực rất lớn cộng với sự tự điều tiết của tự nhiên của lòng hồ nhưng số liệu quan trắc 5 năm trở lại đây cho thấy CLN mặt hồ Yên trung có dấu hiệu suy giảm. Đây là thách thức cho sự phát triển bền vững không chỉ cho thành phố Uông Bí nói riêng mà còn cho cả tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đứng trước tinh hình đó, nhằm xác định các giải pháp hiệu quả và khả thi để cải thiện CLN hồ, hướng tới sự phát triển bền vững đồng thời để phát huy lợi thế của hồ Yên Trung là khu du lịch cấp tỉnh của tỉnh Quảng Ninh và đảm bảo hoạt động cấp nước cho 227 ha diện tích đất nông nghiệp thì nhiệm vụ BVMT hồ Yên Trung trong thời gian tới là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí giai đoạn 2015 - 2019”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt hồ Yên Trung giai đoạn 2015 - 2019. - Đề xuất một số giải pháp BVMT nước mặt hồ Yên Trung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu nêu trên và có cơ sở chứng minh các luận điểm bảo vệ đề ra, đề tài thực hiện các nhiệm vụ chính sau: 1. Làm sáng tỏ đặc điểm tự nhiên khu vực hồ Yên Trung và mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt do tác động của các nguồn thải phát sinh. 2. Xác định vùng bị ô nhiễm gây ra bởi nguyên nhân chính là nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động du lịch và do cấu tạo địa chất khu vực. 3. Dự báo mức độ ô nhiễm do tác động của các nguồn thải. 4. Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải tới chất lượng nước mặt hồ Yên Trung từ đó đề xuất các giải pháp BVMT. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 1. Về mặt khoa học: - Đề tài được thực hiện bổ sung cơ sở lý luận cho việc triển khai, thực hiện công tác quản lý nhà nước về BVMT nước mặt hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí. - Cung cấp, bổ sung số liệu có hệ thống về công tác quản lý nhà nước đối với việc BVMT nước mặt hồ Yên Trung trên địa bàn thành phố Uông Bí. 3
- 2. Về mặt thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc quản lý bảo vệ CLN mặt hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí trong thời gian tới. - Cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng và cần thiết trong việc quản lý về bảo vệ môi trường CLN hồ Yên Trung. - Nâng cao hiểu biết, ý thức người dân và khách du lịch nhằm phục vụ cho công tác BVMT tại địa phương. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết - Hệ thống hóa những vấn đề chung về đánh giá diễn biến CLN. Đóng góp một nghiên cứu thực nghiệm chứng minh diễn biến CLN hồ Yên Trung đang có dấu hiệu suy giảm. Luận văn đã bổ sung thêm 03 vị trí quan trắc lấy mẫu mới chưa từng thực hiện trước đây để đánh giá toàn diện CLN mặt hồ Yên Trung trong các quý năm 2019. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLN hồ. - Ngoài phương pháp truyền thống, luận văn cũng đã áp dụng phương pháp tính chỉ số CLN Việt Nam theo Quyết định 1460/QĐ-TCMT 12/11/2019 (mới có hiệu lực) để đánh giá diễn biến CLN hồ Yên Trung và là cơ sở cho các nghiên cứu sau này. 5.2 Đóng góp về mặt thực tế - Kết quả nghiên cứu giúp cho các nghiên cứu sau này, các nhà quản lý hoạch định chính sách có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về cách thức tiếp cận đối với vấn đề phát triển và BVMT bền vững nước mặt hồ Yên Trung. - Nhận thức đầy đủ rõ ràng hơn về thực trạng CLN tại hồ, tác động của nguồn thải tới CLN hồ. Từ đó đề xuất các giải pháp làm cơ sở cho việc quản lý bảo vệ CLN hồ hiện nay và trong tương lai. 4
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 1.1.1 Điều kiện tự nhiên hồ Yên Trung 1.1.1.1 Diện tích - Hồ Yên Trung là một trong hai hồ nước ngọt lớn nhất của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Hồ có diện tích 566,04 ha. 1.1.1.2 Vị trí địa lý Vị trí địa lý của hồ như sau: - Phía Đông và phía Bắc giáp với đồi thông. - Phía Tây giáp khu vực đất hoa màu của xã Hồng Thái Đông. - Phía Nam giáp trục đường quy hoạch gần hành lang tuyến điện 110 kv [17] Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh và vị trí của hồ Yên Trung Hồ Yên Trung nằm ở trung tâm phường Phương Đông, thành phố Uông Bí nơi phát triển kinh tế đa dạng ngành nghề như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch – dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Năm 1961, hai xã Yên Trung và một 5
- phần Yên Thanh sát nhập thành xã Phương Đông, nay là phường Phương Đông. Hồ Yên Trung nằm trên địa phận xã Yên Trung cũ nên nhân dân gọi tên là Hồ Yên Trung. 1.1.1.3 Địa hình, địa mạo Địa hình của vùng hồ có đặc điểm: - Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử 1.064m, núi Bảo Đài cao 875m; - Phía Nam thấp nhất là vùng bãi bồi, vùng trũng ven sông Đá Bạc (vùng thường xuyên ngập nước). - Xen kẽ vùng núi cao và vùng đồng bằng trũng thấp là các dải thung lũng hẹp. a. Dạng địa hình đồi núi: Thuộc dãy núi Yên Tử, có cao độ hiện trạng biến thiên trong khoảng 100÷600 m, chiếm 63,04% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố. b. Dạng địa hình thung lũng: Nằm xen kẽ giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp phía Nam, vùng có địa hình thấp, cao độ nền tự nhiên biến thiên trong khoảng 30÷50 m, chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vàng Danh (thuộc xã Thượng Yên Công và phường Vàng Danh). c. Dạng địa hình trũng thấp: Khu vực hồ Yên Trung thuộc vùng có địa hình trũng thấp xen kẽ giữa các kênh rạch, ruộng canh tác, có cao độ nền biến thiên 8÷20m. Hồ Yên Trung có cao độ đáy 5-10m. Ngoài ra, trong khu vực còn có một số ngọn đồi cao độ đỉnh hơn 100m [14, tr4]. 1.1.1.4 Địa chất Hồ Yên Trung thuộc phần phía Bắc quốc lộ18A là vùng núi cao và vùng thung lũng có địa chất ổn định, cường độ chịu tải tương đối (R>1,4kg/cm2), tương đối thuận lợi khi xây dựng. 1.1.1.5 Khí hậu Khu vực Hồ Yên Trung thuộc vùng núi nằm ở phía Bắc đường 18A, mưa nhiều, khí hậu tương đối lạnh trong mùa đông. a. Nhiệt độ và chế độ nắng: - Nhiệt độ trung bình năm 22,2°C. - Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.717 giờ. Trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. 6
- b. Chế độ mưa: - Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.600mm, cao nhất là 2.200mm, thấp nhất 1.200mm. Mưa thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm tới 60% lượng mưa cả năm. - Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 133,3mm. + Lượng mưa lớn nhất vào tháng 7: 346,3mm; + Lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 11: 29,2mm. - Số ngày có mưa trung bình năm là 153 ngày. Với chế độ mưa tập trung và phân hoá theo mùa, đồng thời chịu ảnh hưởng các hoạt động kinh tế khác của con người với sự phát sinh của các nguồn chất thải, có thể sự trùng hợp của mưa lớn với lưu lượng dòng chảy cao với xuất hiện của nguồn chất thải kịp thời gây ra những tác động không nhỏ đến chất lượng môi trường và đời sống sản xuất của nhân dân trong khu vực. c. Chế độ gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là Đông Nam (mùa hạ) và Đông Bắc (mùa đông). - Trong các tháng mùa hè, khu vực thường chịu ảnh hưởng của mưa bão. - Trung bình mỗi năm có từ 2÷3 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực với sức gió và lượng mưa lớn. - Mưa, bão lớn gây thiệt hại nhiều đến đời sống, sản xuất và các hoạt động kinh tế khác của cư dân trong khu vực. d. Độ ẩm không khí: - Độ ẩm trung bình năm đạt: 81% [14, tr5]. 1.1.1.6 Đa dạng sinh học Động vật trên cạn: rắn, rết, thằn lằn nhỏ, ong, bướm.... Trong thời gian gần đây, hồ Yên Trung cũng trở thành nơi trú ngụ của nhiều đàn cò, chim muông… Động vật thủy sinh: có các loài cá đặc trưng như cá chép, cá trắm, cá rô phi, tôm…và các loài động vật lưỡng cư: cóc, ếch, nhái... Thực vật trên cạn: chủ yếu là thông, phi lao, dương xỉ và cây cỏ dại, cây bụi.... Thực vật thủy sinh: rêu, rong đuôi chó, cây ngập nước, hoa súng.... 7
- 1.1.1.7 Thủy văn/hải văn Hồ Yên Trung là hồ lớn nhất thành phố Uông Bí, chỉ cung cấp nước nông nghiệp cho 227 ha diện tích đất nông nghiệp thành phố và là cảnh quan du lịch. Hồ Yên Trung không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều vì đây là hồ nhân tạo, nằm trọn trong một thung lũng đồi bao quanh. Mực nước trong hồ phụ thuộc vào mùa, vào mùa mưa mực nước hồ cao nhất khoảng 13m, mùa khô khoảng 6m. c. Các đặc trưng cơ bản về thông số kỹ thuật của hồ Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật của hồ (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030) 1.1.1.8 Vai trò của hồ Yên Trung với các Quy hoạch Hiện tại, hồ Yên Trung do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Yên Lập quản lý. Hồ có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Hồ là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp phía Nam thành phố Uông Bí, đồng thời có giá trị về mặt cảnh quan phục vụ du lịch. * Theo thuyết minh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Uông Bí thời ký 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt: - Định hướng phát triển không gian du lịch: khu du lịch hồ Yên Trung với quy mô khoảng 1.200 ha nằm ở phía Tây Thành phố là khu quần thể du lịch có chức năng nghỉ ngơi, điều dưỡng, vui chơi giải trí và sinh hoạt văn hóa và là điểm dẫn dắt của khách du lịch trên tuyến Côn Sơn – Kiếp Bạc – Yên Tử - Hạ Long [18,tr 107]. Định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: hướng phát triển chính của Thành phố Uông Bí tập trung về hướng Nam và Tây Nam, tương lai 8
- phát triển các khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái ven sông Đá Bạc và khu vực làng sinh thái du lịch gần hồ Yên Trung [18,tr 131]. * Theo Quyết định ban hành quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Uông Bí đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt [9]: - Theo Mục 3, Điều 9 quy định kiểm soát không gian, kiến trúc các khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường, không gian mở, cây xanh, mặt nước thì trọng điểm sinh thái trong đô thị gồm: hồ Yên Trung, khu du lịch Lựng Xanh, hồ 12 Khe. - Theo Mục 5, Điều 7 Quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị như sau: + Diện tích khoảng 888,0 ha; dân số đến năm 2030 khoảng 21.387 người; gồm các phân khu E.1 (đô thị, dịch vụ du lịch hai bên tuyến đường vào Yên Tử), khu E.2 (resort hồ Yên Trung), khu E.3 (khu đô thị hiện hữu Phương Đông). + Định hướng phát triển đô thị mới dọc đường Yên Tử; xây dựng khu vực resort phát triển du lịch sinh thái tại hồ Yên Trung; xây dựng sân golf tại khu vực đất cây xanh phía Nam; các hoạt động kinh tế phát triển hài hòa với cảnh quan thiên nhiên; cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu phường Phương Đông. * Theo Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt: Tại mục 6.12.4.7.2 Công trình nước mặt thì trong giai đoạn 2020 – 2030 hồ Yên Trung sẽ được nâng câp, sửa chữa phục vụ cấp nước nông nghiệp [12, tr 102] Tại Bảng 189 Phân vùng mục tiêu chất lượng nước hồ theo mục đích sử dụng thì Hồ Yên Trung có chức năng cấp nước nông nghiệp và cảnh quan du lịch, mục tiêu CLN cột B1, mục tiêu CLN giai đoạn 2020 – 2030 cột A2 [12, tr 187]. Tại mục 7.7.2 Xác định các nguồn nước có ý nghĩa cần bảo tồn thì hồ Yên Trung nằm trong danh mục hồ chứa cần bảo tồn [12, tr 198] * Theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch thủy lợi chi tiết tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: 9
- Tại phần 2 Quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi thành phố Uông Bí, mục b Quy hoạch công trình thủy lợi giai đoạn sau năm 2020, đối với công trình hồ chứa thì sửa chữa hồ Yên Trung (phường Phương Đông) tưới 227 ha [11, tr219]. Cụ thể tại phụ lục 5.1 Danh mục công trình hồ chứa đề xuất nâng cấp tu sửa thì giải pháp quy hoạch đề xuất đối với hồ Yên Trung sẽ sửa cống lấy nước đập số 2 [11, tr365]. * Theo Quyết định số 5538/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc công nhận Khu du lịch Hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí là khu du lịch cấp tỉnh: Công nhận khu du lịch hồ Yên Trung, thành phố Uông Bí là khu du lịch cấp tỉnh (diện tích 566,04 ha) thuộc địa giới hành chính phường Phương Đông, thành phố Uông Bí với ranh giới: phía Đông và phía Bắc giáp với đồi thông xã Phương Đông; phía Tây khu vực đất hoa màu của xã Hồng Thái Đông; phía Nam giáp trục đường quy hoạch gần hành lang tuyến điện 110kv. Đồng thời để quản lý khu du lịch cấp tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã giao cho UBND thành phố Uông Bí phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định. [10] 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí 1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế * Thành phố Uông Bí [1] Kinh tế thành phố duy trì tốc độ phát triển cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng. Đời sống của người dân trên địa bàn được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng 700USD/người/năm so với năm 2018 (năm 2019 đạt 7.400 USD/người/năm). + Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định. Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn. Hoàn thiện hồ sơ, mời gọi nhà đầu tư triển khai các dự án tại cụm công nghiệp (Phương Đông - Phương Nam) nhằm thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch chuyển dần các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường của thành phố vào khu tập trung; tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi nghề cho các chủ lò vôi thủ công sau chấm dứt hoạt động; cho ý kiến quy hoạch lại khu vực nhà máy xi măng Lam Thạch để tăng hiệu quả sản xuất; tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tăng tính kết nối vùng với Khu công nghiệp Amata (Quảng Yên). 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non - hệ Cao đẳng, Trường Đại học Đồng Nai
126 p | 303 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý văn bản điện tử tại Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
88 p | 232 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Phát triền nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
113 p | 97 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình
118 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
104 p | 149 | 22
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa
26 p | 129 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
116 p | 100 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
102 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
21 p | 113 | 14
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo bàn huyện Đô Lương, Nghệ An
26 p | 131 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động của thư viện tỉnh Bạc Liêu
114 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa
100 p | 15 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý xăng dầu của Cục Trang bị và Kho vận, Bộ Công an
85 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
126 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hoá trên địa bàn phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
127 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
119 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Thực thi chính sách văn hóa trong quản lý di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
195 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
145 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn