BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
DƯƠNG THẾ THUẬT<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 602234<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
<br />
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH - 2011<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
---------Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy chúng tôi<br />
trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm Tp.<br />
Hồ Chí Minh.<br />
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô, Anh, Chị ở Phòng Sau<br />
Đại học và Thư viện Nhà trường đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá<br />
trình chúng tôi học tập tại Trường.<br />
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận,<br />
đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi<br />
để tôi có thể hoàn thành được khoá học khi tôi đã ở độ tuổi không còn trẻ.<br />
Xin cho tôi được gửi lời cảm ơn đến nhà văn Dạ Ngân, người đã dành<br />
thời gian cho tôi được tiếp xúc, trao đổi, cung cấp thêm cho tôi những tư liệu,<br />
giúp tôi có thêm điều kiện để nghiên cứu, hoàn thành luận văn.<br />
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thành<br />
Thi, người Thầy đã định hướng, nghiêm túc chỉ bảo, hết lòng giúp đỡ tôi<br />
trong quá trình tôi thực hiện luận văn này.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Phan Thiết, tháng 10 năm 2011<br />
Người thực hiện<br />
<br />
Dương Thế Thuật<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 2<br />
MỤC LỤC ........................................................................................ 3<br />
MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1<br />
CHƯƠNG MỘT: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI DẠ NGÂN– NHÌN<br />
TỪ VỐN SỐNG VÀ CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT .................... 7<br />
1.1. Dạ Ngân – Nhà văn của cái hôm qua và cái hôm nay........................... 7<br />
1.1.1. Dạ Ngân – Nét vẽ chân dung nhìn từ cuộc đời .........................................7<br />
1.1.2. Dạ Ngân – nét vẽ chân dung nhìn từ sáng tác ........................................10<br />
1.1.3. Một cái nhìn cuộc sống đa dạng, nhiều chiều: .......................................15<br />
<br />
1.2. Sáng tác của Dạ Ngân – tiếng nói của lòng nhân hậu và niềm tin: .. 26<br />
1.2.1. Ký ức về chiến tranh và nỗi đau thời hậu chiến: ..................................26<br />
1.2.2. Nghịch cảnh thời hậu chiến và những băn khoăn về cuộc đời, con<br />
người: ...................................................................................................................32<br />
1.2.3. Tiếng nói trân trọng cảm thương thân phận “bé mọn” của con người”<br />
...............................................................................................................................39<br />
<br />
1.3. Sáng tác của Dạ Ngân – Tiếng nói của tình quê hương.................... 52<br />
<br />
CHƯƠNG 2: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN – ĐẶC<br />
ĐIỂM VỀ THỂ LOẠI VÀ PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ ............... 67<br />
2.1. Nhà văn nữ của nhiều thể loại: ............................................................. 67<br />
2.1.1. Sáng tác của Dạ Ngân – Nhìn từ thể loại: ...............................................67<br />
2.1.2. Đóng góp của Dạ Ngân – Nhìn từ truyện ngắn: .....................................68<br />
2.1.3. Đóng góp của Dạ Ngân – nhìn từ tiểu thuyết, truyện vừa: ...................79<br />
2.1.4. Đóng góp của Dạ Ngân– Nhìn từ tản văn: ..............................................85<br />
2.1.5. Chất thơ trong văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân. .......................................91<br />
<br />
2.2. Những thành công trên bình diện phương thức tự sự: ...................... 98<br />
2.2.1. Tạo tình huống, sự kiện và khắc hoạ nhân vật: .....................................98<br />
2.2.2. Kết cấu dòng ý thức và kỹ thuật lồng ghép truyện: ............................106<br />
2.2.3. Trần thuật đa điểm nhìn và vai kể độc thoại: ......................................111<br />
<br />
CHƯƠNG 3: VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT DẠ NGÂN – ĐẶC<br />
ĐIỂM VỀ NGÔN TỪ .................................................................. 115<br />
3.1. Vẻ đẹp hài hoà trong văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân ......................... 115<br />
3.1.1. Khái niệm: “ngôn ngữ văn xuôi” – “lời văn nghệ thuật” và quan niệm<br />
về “vẻ đẹp hài hoà “ ..........................................................................................115<br />
3.1.2. Sự hài hoà giữa chất văn xuôi và chất thơ............................................118<br />
3.1.3. Sự hài hoà giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ............................124<br />
3.1.4. Sự hài hoà giữa ngôn ngữ tự sự với trữ tình ........................................129<br />
<br />
3.2. Chất Nam Bộ đậm đặc trong lời văn nghệ thuật Dạ Ngân .............. 133<br />
<br />
KẾT LUẬN .................................................................................. 149<br />
THƯ MỤC THAM KHẢO ......................................................... 153<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Những công trình nghiên cứu nghiêm túc về văn xuôi nghệ thuật Việt<br />
Nam sau năm 1975 ở tầm khái quát rất cần thiết, nhằm nhìn nhận, đánh giá<br />
một cách khách quan, toàn diện về văn xuôi nghệ thuật trong tiến trình văn<br />
học chung của đất nước.<br />
Ngoài những công trình nghiên cứu khái quát, sự nghiên cứu về văn xuôi<br />
nghệ thuật của từng nhà văn cũng rất cần, nhất là đối với những nhà văn có<br />
những đóng góp thật sự cho văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975.<br />
Trong số những nhà văn nữ sáng tác văn xuôi sau 1975, Dạ Ngân đã có<br />
những thành công nhất định. Chị đã bắt đầu sáng tác từ năm 1978. Với<br />
khoảng trên 15 tác phẩm đã xuất bản, từ tiểu thuyết truyện vừa, truyện ngắn<br />
đến tản văn, chị đã nhận khoảng 4 giải thưởng chính và 1 tặng thưởng văn<br />
học ( 1 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (năm 1987), 1 của báo Tuổi trẻ TP.<br />
HCM (năm 1989), 1 của Hội Nhà văn Hà Nội (năm 2005), 2 của Hội Nhà văn<br />
Việt Nam (năm 2004 và năm 2006) cùng một số giải thưởng khác về các<br />
truyện ngắn.<br />
Với những giải thưởng đã được nhận, cả ở truyện ngắn và tiểu thuyết, Dạ<br />
Ngân đã được ghi nhận là một trong những nhà văn nữ có giọng điệu riêng<br />
hiện nay.<br />
Là một trong những gương mặt nhà văn nữ có tác phẩm đến với bạn đọc<br />
từ trên 25 năm qua, có giọng điệu riêng, chị đã và vẫn đang tiếp tục cuộc hành<br />
trình của mình trong việc sáng tác văn chương. Với những tác phẩm đã cho ra<br />
mắt bạn đọc, Dạ Ngân đã có vị trí nhất định trên văn đàn. Tác phẩm của chị<br />
cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, cả ở mảng tiểu thuyết, truyện vừa,<br />
truyện ngắn và cả tản văn. Sự nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn trọng các<br />
tác phẩm văn xuôi nghệ thuật của Dạ Ngân chắc chắn sẽ rút ra những điều có<br />
<br />