intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương năm: NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 5 V. HỘI THỀ ĐÔNG QUAN BẮT HÀNG MƯỜI VẠN GIẶC, CHẤM DỨT CHIẾN TRANH

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

199
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương năm Đánh tan hai đạo viện binh địch, các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn chủ trương tiếp tục dụ hàng địch trong các thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương năm: NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 5 V. HỘI THỀ ĐÔNG QUAN BẮT HÀNG MƯỜI VẠN GIẶC, CHẤM DỨT CHIẾN TRANH

  1. Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương năm NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 5 V. HỘI THỀ ĐÔNG QUAN BẮT HÀNG MƯỜI VẠN GIẶC, CHẤM DỨT CHIẾN TRANH Đánh tan hai đạo viện binh địch, các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn chủ trương tiếp tục dụ hàng địch trong các thành. Đối với địch ở Đông Quan, để làm chúng mất tin tưởng trông chờ ở viện binh, Lê Lợi cho giải bọn đô đốc Thôi Tụ cùng một số tù binh mang binh phù nguyên soái của Liễu Thăng, hai ấn thượng thư bằng bạc của Lý Khánh, Hoàng Phúc với một ít vũ khí, chiêng trống, sổ sách của viện binh địch tới trước thành Đông Quan, gọi địch ra xem, lại trao cho chúng một bức thư của Nguyễn Trãi nói rõ sự thất bại thảm hại của viện binh và khuyên chúng đầu hàng. Trong thư, Nguyễn Trãi viết: " ... Nay hãy đem những việc đã qua kể lại từng việc các đại nhân nghe, sau lấy việc ngày nay tỏ lòng tường tận để thấy nên chăng. Khi trước, việc ước hòa không những làm cho tôi và các đại nhân được yên lòng mà cả quân sĩ hai nước cũng thế. Ai cũng vui mừng nhảy nhót, tự bảo: Nam, Bắc từ nay vô sự. Nhưng không hiểu sao, hai ông Phương (Chính), Mã (Anh), cố chấp ý riêng, không biết thông biến, đã ngăn cản việc ước hòa. Người xưa có câu "lời nói làm hỏng việc", há chẳng phải sao? Từ đấy thân thiết hóa t hành thù địch, yên chuyển thành nguy... Việc ấy lỗi tại ai? Song việc trước đã qua, không thể lấy lại được nữa. Nay An viễn hầu Liễu Thăng vâng mệnh đem hơn mười vạn binh tới Quảng Tây, hai lần sắc thư gọi về, Liễu Thăng đã trót cầm quân, cưỡng mệnh cứ đi . Trái lòng người, nghịch lệnh vua, tiến quân tới cửa ải Chi Lăng, cùng quân sĩ giữ ải của ta giao tranh một trận kịch liệt, cuối cùng bị quân ta giết tại trận. Bảo định bá thu thập t àn quân, ngày 25 tiến đến Cần Trạm, lại bị quân ta giết chết, Lý thượng thư cũng tử trận. Duy một mình Thôi đô đốc chạy thoát, nhưng vẫn tức tối không thôi, ngày 28 tiến quân đến Phố Cát, lại bị quân ta đánh bại. Quân sĩ mạnh ai nấy chạy, ẩn trốn tan tác, khí giới mất hết, chỉ còn lại hơn một vạn tàn quân. Quân ta đến nơi bao vây bốn mặt, muốn tiến không hay, muốn lui không được. Đến nay đã một tháng 14 ngày, lương thực hết cả, quân nhân chết đói xác chất thành núi. Kế cùng sức hết, bèn xông vào vòng vây mạo hiểm ra đánh, từ giờ Mão đến giờ Thân, sức không thể chống được. Quân của ông Thôi khi đó bị đánh giết gần hết, chỉ còn lại người gầy yếu ốm đau, tự mở cửa trại ra hàng. . . Ví bằng việc hòa giải đã xong, thì ngày nay t ất không có cái họa Liễu Thăng... Nay đem chân tình thực ý, phúc báo để cùng biết. Nếu như các đại nhân lại theo đúng ước xưa, tôi mong được Sơn đại nhân (Sơn Thọ) qua sông cùng họp, tôi sẽ lui quân về các vùng Thanh Đàm, Ái Giang, để cho đại nhân được thung dung trở về nước.
  2. Nếu không thế, nhận mệnh vào đám tên đạn, để quyết sống mái, thì tôi xin quyết cùng mà làm, cần gì phải nói đi nói lại mãi làm gì?”. Thấy viện binh đã tan, kế đã cùng, bọn Vương Thông vừa lo sợ, vừa bối rối, không biết nên xử trí như thế nào. Chúng ở trong cảnh hoàn toàn bế tắc: quân cô, lực kiệt, viện tuyệt, thế cùng, mà hàng thì sợ bị giết, đành kéo dài cố thủ trong thành. Các lãnh tụ nghĩa quân ra lệnh tăng cường vây hãm. Địch hoảng sợ. Đằng nào cũng chết, địch quyết định cứ liều đánh ra, may có cơ hội vượt được vây, về được nước. Chủ tướng địch Vương Thông dốc hết quân, tự mình làm tướng, mở cửa thành ra đánh. Nghĩa quân nghênh chiến, đưa địch vào chỗ phục kích, đánh cho tan tác và truy kích đến tận cửa Nam thành Đông Quan. Địch tuyệt vọng, thấy không thể cưỡng lại được nữa, đành gửi thư cầu hòa, bày tỏ nỗi lo sợ bị đánh. Nguyễn Trãi viết thư trả lời, đưa ra vấn đề hai bên trao đổi những người thân tín làm con tin, để địch yên lòng: "Ngày nọ, ta đưa thư, không thấy trả lời. Cho thông sự đi, e khẩn thuyết vô bằng, song việc ngày trước đã qua, nói không lại được... Ta muốn phiền Sơn đại nhân là người cao tuổi qua sông cùng họp. Ta cũng cho một hai đầu mục hoặc người thân tín vào thành hầu tiếp. có như thế, hai bên mới khỏi nghi ngờ nhau: Ta lập tức lui quân, mở lại đường về. Đại nhân còn muốn bảo gì ta đều nhất nhất nghe theo. Nếu không thế thì nói muôn nghìn lời cũng là vô ích. . . ". Bọn Vương Thông sợ chết, muốn hàng, nhưng dùng dằng không muốn bỏ thành, nên đã ra nhiều lý lẽ để trì hoãn đầu hàng. Chúng viện lẽ: tướng đem quân ra cõi ngoài, không thể tự quyền, bỏ đất, cho người khác mà về, cho nên việc chúng ở hay về phải đợi lệnh triều đ ình của chúng. Như vậy là địch chỉ muốn đình chiến chứ chưa đầu hàng. Nguyễn Trãi đã viết thư bác bỏ lý lẽ của địch: "Về việc ta muốn đại nhân rút quân, trước sau không thay đổi . . . Nhưng bảo "lấy đất đem cho người khác, là bày tôi không được quyền tự chuyện", ta cho là không đúng. Từ xưa, đế vương trị thiên hạ, chẳng qua chỉ có chín châu. Giao Chỉ là ở ngoài chín châu. Như thế, rõ ràng từ xưa, Giao Chỉ không phải là đất Trung Quốc. Huống chi, lấy đất ở cõi xa, không dùng làm gì nếu giữ chỉ thêm tốn cho Trung Quốc, bỏ đi dân Trung Quốc có thể dễ sống hơn. Như thế, bỏ hay giữ, nên hay không nên, cho t ới muôn đời sau, ta vẫn nói rõ được. . . Còn như nói: không có việc nước nhỏ chống lại nước lớn, làm cho Di trông vào. Ta hiểu khác thế... Thái vương nhà Chu thờ nước Huân Dục, Văn Đê' nhà Hán hòa với Hung Nô (Huân Dục, Hung Nô là nước nhỏ. Thái Vương, Văn Đế là vua nước lớn). Hai vua ấy há chẳng đáng làm khuôn phép cho muôn đời sau ư? Vả lại, nay ta... lại đem quan quân bắt được, hơn mấy vạn người, hơn mấy vạn ngựa, cùng Hoàng thượng thư, Thái đô đốc và các đô ty, chỉ huy, thiên hộ, bách hộ, hơn một vạn người, trả hết về kinh sư. Như thế sao
  3. lại là chống lại nước lớn. . . Ta nghe: Vương giả trị nước ngoài, không trị mà hóa ra trị. Chưa bao giờ thấy làm nhọc dân, đem quân ra đóng ở chỗ đất vô dụng mà lại là làm cho bốn rợ, muôn nước trông vào. Không rõ đại nhân thấy như thế nào. Ngày nay, quân của nhà vua tiến hay lùi, chính là do đại nhân, đặt quyền thông biến, quyết định mà thôi”. Nguyễn Trãi bác bỏ cái gọi là "giả đất", “cho đất", lời lẽ thật đanh thép. Vương Thông không thể làm cách nào khác, đành phải viết thư nói rõ chúng muốn hàng, nhưng sợ bị cầm tù, không được thả cho về nước. __________________ Để vạch rõ chủ trương hòa bình, nhân đạo của ta, Nguyễn Trãi viết cho Vương Thông: “Trước đây, ta bắt quan quân các thành, việc đó không cần nói lại. Nay ta cũng mới bắt được quan quân: binh sĩ tới trên hai vạn người, các chức thượng thư, đô đốc, đô ty, chỉ huy, thiên hộ, bách hộ có tới hơn trăm người, ngựa ba nghìn con. Như thế, há phải là ta lừa dối mà bắt được? Hay chỉ là bất đắc dĩ mà phải bắt. Nay ta giữ mấy vạn người ấy ở lại phục dịch ta thì cũng chẳng ích gì cho ta, mà triều đình mất mấy vạn người ấy thì cũng chẳng tổn hại gì. Ta liệu định số quân trong thành của các đại nhân bất quá chỉ vài vạn người. Ta có tìm cách lừa dối để bắt thì cũng chẳng ích gì cho công việc của ta. . . Nay đại nhân mang tiết việt, chuyên đánh dẹp việc quân ở cõi ngoài có thể tùy tiện xử trí. Vả lại, việc binh không thể ở xa mà định đoạt. Lời nói: “đại tướng ở ngoài cõi, mệnh vua có thể không tuân theo" há phải là không đáng tin. Lại bảo rằng: "chết mà ích cho nước cũng đáng; chết mà không ích gì cho nước, chỉ là chết uổng". Vậy, thế nào là có ích, thế nào là không có ích. . . Nay bọn các ông giữ một thành trơ trọi, tự bảo là để chịu chết với thành, thì có ích gì cho nước. Ví thử, giữ được thành, không để mất thành, thì cũng có ích gì cho nước. Câu nói: "Tham hư danh mà phải thực họa", thật đúng. Nay hãy gác việc ấy mà bàn: nếu đại nhân quả cho ta nói là phải thì nên theo lời ước trước, cho Sơn thái giám (Sơn Thọ) sang sông cùng hội họp. Ta cũng cho người thân tín vào thành hầu tiếp, để cho lời giao ước được chắc chắn, sau đó sẽ lui quân về các vùng Thanh Đàm, Lũy Giang, để đại nhân thung dung đem quân về nước. Phàm đường sá, cầu cống, lương thực cho đại quân ăn đường, cùng sản vật địa phương để tiến công và biểu tâu cung kính, các thứ ta đều sẵn sàng. Các ông Hoàng thượng thư, Thái đô đốc cũng đã vì ta, dâng lời tâu về triều. Nếu đại nhân suy lòng như lòng người, thì sao ta phụ bạc được. Trái lại, vì kéo dài năm tháng, lấy lời nói lừa dối nhau, muốn đợi quân khác cứu viện, như trước đã làm, ngoài mặt giả hòa, trong ngầm mưu khác. Rồi đại quân kéo sang, khiến ta lại phải cùng một lúc đương đầu với địch ở cả hai phía, trước mặt và sau lưng. Như thế thì kẻ ngu phu ngu phụ cũng chẳng tin, huống chi ta, dù vô mưu, cũng không sao tin được. . . " . Những lời khuyên dụ kiên trì của Nguyễn Trãi tác động mạnh tới tinh thần tướng địch. Chúng xin làm theo lời Nguyễn Trãi, tự định việc rút quân về.
  4. Vì nghĩa lớn của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, Nguyễn Trãi và các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn từ lâu vẫn chủ trương dụ hàng quân địch trong thành, thả cho chúng được toàn quân, toàn mạng về nước. Chủ trương này, Nguyễn Trãi đã từng nhấn mạnh: Nó đã sợ chết tham sống, phải thành khẩn cầu hòa Ta để cho giặc toàn quân, mà dân ta được nghỉ. Chẳng những là mưu kế cực sâu xa Mà cũng thật cổ kim chưa đã thấy. (Bình Ngô đại cáo) Điều kiện trước tiên đề ra cho địch là chúng phải cùng các lãnh tụ nghĩa quân dự hội thề, sau đó mới ấn định kế hoạch rút quân và tiến hành những biện pháp cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch đó. Các lãnh tụ nghĩa quân cho tổ chức hội thề tại phía nam thành Đông Quan, bên sông Hồng. Ngày 10 tháng 12 năm 1427, chủ tướng Vương Thông cùng toàn thể các tướng lĩnh, quan lại cao cấp của địch tới dự hội thề. Thật là những giờ phút vinh dự của những người chiến thắng. Trong buổi lễ chủ tướng Vương Thông thay mặt toàn thể quân giặc, trịnh trọng xin thề: " …Tổng binh quan Thành sơn hầu Vương Thông quả tự lòng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về nước, không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo đúng sự lý bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm. . . …Nếu không có lòng thực, lại tự trái lời thề, người phục dịch và các thuyền đã định rồi, cầu đập đường sá đã sửa rồi, mà không làm theo lời bàn, lập tức đem quân về nước, còn kéo dài năm tháng để đợi viện binh, cùng là ngày về đến triều đình lại không theo sự lý trong bản tâu, không sợ thần linh núi sông ở nước An Nam lại bàn khác đi, hoặc cho quan quân đi qua đâu cướp bóc nhân dân đó, thì Trời Đất cùng là Danh sơn, Đại xuyên và thần kỳ các xứ tất đem bọn tổng binh quan Thành sơn hầu Vương Thông, tụ bản thân cho đến cả nhà thân thích, làm cho chết hết, và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà...". Lập hội thề là một việc nhỏ, nhưng ý nghĩa chiến thắng rất lớn. Bắt hàng chục vạn tên giặc phải đầu hàng, phải xin thề không dám chiếm đóng, không dám xâm lược, phá phách, để được toàn mạng về nước, như thế quả là "cổ kim chưa đã thấy” như Nguyễn Trãi đã nói trong Bình Ngô đại cáo. Sau hội thề, các lãnh tụ nghĩa quân cấp đủ số lương ăn đường cho hơn mười vạn quân Minh và cấp cho chúng hơn 500 chiến thuyền để đi đường thủy, 2 vạn ngựa để đi đường bộ. Theo quy định của các lãnh tụ Lam Sơn tại hội thề Đông Quan, đúng ngày 19 tháng 12 năm 1427, hơn 10 vạn quân Minh bắt đầu lên đường về Trung Quốc. Trước ngày lên đường, chủ tướng Vương Thông sang đại bản doanh nghĩa quân chào từ biệt và ở lại một
  5. đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh nghĩa quân vui chơi, trò chuyện cởi mở chân thật. Khi Vương Thông lên đường, các lãnh tụ nghĩa quân tiễn tặng rất hậu trọng. Vương Thông vô cùng cảm động; không chỉ chủ t ướng cảm động, tỏ tình lưu luyến khi chia tay, mà toàn quân giặc đều cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân dạo và trước những cử chỉ cao đẹp của quân dân ta. Trước ngày lên đường về nước, trên 10 vạn người Minh được tha, cả quân lẫn tướng đều đến quân doanh Bồ Đề, lạy tạ Bình Định vương Lê Lợi, người lãnh tụ tối cao của nghĩa quân Lam Sơn, người đã cùng Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh nghĩa quân kiên quyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo và rất nhân nghĩa: Nghĩ kế nước nhà trường cửu Tha cho mười vạn hàng binh Gây lại hòa hảo cho hai nước Dập tắt chiến tranh cho muôn đời (Nguyễn Trãi - Phú núi Chí Linh) Sự nghiệp chiến đấu chống xâm lược của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và quân dân ta thời đó còn có tác dụng quan trọng là chặn đứng và dập tắt cuồng vọng bành trướng của nhà Minh xuống Đông Nam châu Á, chấm dứt họa "Hạ Tây dương” của bọn Trịnh Hòa, một hình thức vừa uy hiếp quân sự, vừa cướp biển của triều Minh thời đó. Sau chiến tranh với Việt Nam, triều Minh Trung - Quốc suy yếu nghiêm trọng, mất hẳn khả năng bành trướng, xâm lược nước khác, mà khả năng tự vệ, giữ nước, cũng rất bạc nhược. Năm 1449, người Ngõa Lạt là một bộ tộc ở Mông Cổ tiến công Trung Quốc. Hoàng đế nhà Minh lúc ấy là Chu Kỳ Chấn, tức Minh Anh Tông thân cầm 10 vạn quân đi đánh, nhưng đại bại. Minh Anh Tông bị người Ngõa Lạt bắt. Một năm sau, Minh Anh Tông mới được Ngõa Lạt thả cho về nước. Trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh đô hộ, có phần đóng góp công lao rất quan trọng của Nguyễn Trãi . Ông vừa giỏi về quân sự, vừa giỏi về ngoại giao, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đánh thắng địch. Nguyễn Trãi đấu tranh ngoại giao với địch rất linh hoạt, sắc bén, đúng thời cơ sát với từng tình huống cụ thể của chiến trường. Khi đã giành thắng lợi quyết định bằng quân sự thì tiến hành đàm phán hòa bình, dùng ngoại giao để phát huy thắng lợi quân sự và chấm dứt chiến tranh, đặt lại quan hệ bình thường giữa hai nước. Công tác ngoại giao của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào công cuộc đánh thắng hoàn toàn quân Minh xâm lược. Đường lối và thành tích ngoại giao của Nguyễn Trãi cùng với đường lối và thành tích chính trị, quân sự của ông đã góp phần tạo nên những chiến công vô cùng rực rỡ của dân tộc ta trong chiến tranh chống xâm lược ở đầu thế kỷ XV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2