intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Nguyễn Khắc Hoàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Văn hóa doanh nghiệp: Chương 2 - Những vấn đề chung về văn hóa" trình bày các nội dung chính sau đây: Khái niệm, đặc trưng, vai trò của văn hóa; Văn hóa phương Tây và văn hóa phương Đông; Lịch sử văn hóa Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Nguyễn Khắc Hoàn

  1. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA
  2. Văn hoá là gì? Là toàn bộ thành quả mà con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại, phát triển của lịch sử, hướng đến cái chân, cái thiện, cái hiệu quả, cái đẹp, cái bền vững (bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể)
  3. Đặc trưng của văn hoá - Tính hệ thống (tập hợp các giá trị...) nhờ đó thực hiện chức năng tổ chức xã hội - Tính giá trị: Văn nghĩa là vẻ đẹp (= giá trị) nhờ đó thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cân bằng thiện ác, đẹp xấu - Tính nhân sinh: là một sản phẩm của hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên. Văn hóa trở thành công cụ giao tiếp quan trọng. Ngôn ngữ là hình thức của quan hệ giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. - Tính lịch sử: Tích lũy và hình thành qua nhiều thế hệ, truyền thống văn hóa tồn tại thông qua giáo dục, văn hóa có chức năng giáo dục
  4. Đặc điểm của văn hoá • Văn hoá là sản phẩm trí tuệ của con người, là cái còn lại sau khi tất cả những cái khác đã mất đi. • Văn hoá là cái sáng tạo, cái đẹp • Văn hoá có tính lịch sử, truyền thống • Văn hoá là cách sống, cách cư xử có đạo lý • Văn hoá có tính thẩm thấu, lan truyền
  5. Vai trò của văn hoá Văn hoá là nền tảng của sự phát triển Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển Văn hoá là động lực của sự phát triển Văn hoá là hệ điều tiết của sự phát triển
  6. Văn hóa phương tây và văn hóa phương đông Phương tây Phương đông -Duy lý -Trộng giá trị chung -Duy tình (ứng dụng luật lệ, -Trọng giá trị riêng nguyên tắc hoàn toàn (Phép vua thua lệ khách quan) theo kiểu làng) ”quân pháp bất vị thân”
  7. Pháp trị (legalism). Đức trị (rule of virtue). Sẵn sàng kiện tụng ra luật Chữ “tín” làm đầu. pháp. Không nể nang. Dĩ hòa vi qúy, tránh mất Trọng pháp: quân pháp bất… mặt nhau, dàn xếp tình Trọng thế: dùng chức vụ để cảm là quan trọng. quản lý Trọng thuật: dùng tài nghệ, khéo léo, thuật… để luồn lách ..
  8. TRỌNG LÝ, TRỌNG TÌNH, duy lý (head focused). duy cảm (heart focused). Phản ứng thiên về đúng sai, Phản ứng thiên về nên hay phải trái không nên, hoặc hay dở; tốt hay Quyết định có tính chất lý xấu.. tính: dựa trên số liệu thông Các quyết định dựa nhiều vào kê của khảo sát thực tế và thị trực giác và cảm tính, ít tôn trường. trọng các dữ liệu khách quan của các con số thông kê. Chân lý thực nghiệm. Chân lý từ kinh nghiệm Định lượng, hình thức Định tính, nội dung. Khách quan. Chủ quan
  9. BIỂU HIỆN TRỌNG TÌNH CỦA NGƯỜI VIỆT Trọng tình, duy cảm; Người Việt lấy yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử: “ Thương nhau trái ấu cũng tròn”. “Bằng cấp không bằng bằng lòng” ; “Dĩ hòa vi quý” ; quan hệ tình cảm lấn át quan hệ đúng sai; đúng sai không rõ ràng, giải quyết nội bộ… dẫn đến bất công. Do đó sự ổn định đoàn kết trong tập thể có tính giả tạo, mong manh gượng ép, vì “bằng mặt không bằng lòng”
  10. Vì trọng tình nghĩa nên: - Thích ghi ơn và ban ơn. - Trong giao tiếp người Việt thấy trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, phải biết hòan cảnh, phải biết thông tin người khác… các câu hỏi có tính riêng tư, cách xưng hô. - Thường tế nhị, ý tứ, hòa thuận tránh mất lòng. Do đó: Tránh nói thẳng mà vòng vo: (indirectness) “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Đắn đo cân nhắc kỹ khi nói: “Uốn lưỡi bảy lần” Nói giảm: “cụ đã khuất, theo ông bà..”.
  11. Hay sợ mất lòng nên “đắn đo, cân nhắc” dẫn đến Sự thiếu quyết đóan. “ ít khi trả lời không”…thiếu trung thực. Để giữ sự hòa thuận, khỏi mất lòng nên người Việt hay cười. Trọng hòa thuận nên hay nhường nhịn: “Một câu nhịn bằng chín câu lành”
  12. “trọng tình” Trọng tình là “ăn ở có tình” chứ không phải lãng mạn, chóng qua ướt át. “Đưa nhau đến trước cửa công Bên ngòai là lý bên trong là tình” Sống hạnh phúc là sống có tình, có bè bạn, có chòm xóm, có khách khứa….Giàu nhưng vẫn cô đơn Quan niệm về hạnh phúc Phương Tây: xem thỏa mãn nhu cầu tột bật mới là hạnh phúc nên trong tình yêu có khi yêu đắm đuối, yêu điên dại nhưng Người Việt: “Tình trong như đã, mặt ngòai còn e” “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Người Việt vui sướng chỉ vì một nụ cười, một lời nói hơn là một món quà
  13. Trọng tình + tư duy tổng hợp, biện chứng = Lối sống linh hoạt Người Việt có lối sống linh hoạt: Nếp sống linh họat, tùy cơ ứng biến giúp dễ thích nghi với môi trường. Mặt trái là: thói quen tùy tiện, co giản giờ giấc, thay đổi lịch làm việc, thay đổi điều khỏan hợp đồng là khá phổ biến. Nghiêm trọng hơn là ý thức coi thường pháp luật: giao thông; trốn thuế...
  14. Lịch sử văn hóa việt nam Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính: Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen và tre.
  15. Tín ngưỡng Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị thần Quan Công, Thần Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome,... Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch)
  16. Tôn giáo Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như Công giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo.
  17. Ngôn ngữ Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ: 1.Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ 2.Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,... 3.Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,... 4.Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,... 5.Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,... 6.Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,... 7.Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,... 8.Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,... Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn tới phương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam
  18. Phong tục Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam[5] Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôm,...Từ Tết Nguyên Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ,Tết Trung thu, Tết Thanh minh[6] Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân, sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam
  19. Ẩm thực Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo. Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quácay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển".
  20. Lễ hội Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng, có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người Nùng, Lễ hội hoa ban của người Thái, Hội đua voicủa người Mnông,..[7]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2