Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 3
lượt xem 9
download
Tình hình chính trị và quân sự vào tháng 7 năm 1954 mang những nét sau đây: Trong trường hợp chiến tranh kéo dài, quân đội Pháp rất có thể sẽ bị buộc phải rút hết khỏi toàn bộ khu vực phía bắc vĩ tuyến 18; ở phía nam Việt Nam, ở Campuchia và Lào chiến tranh du kích có thể sẽ cứ kéo dài. Nhưng vẫn chưa thể đưa đến một kết thúc nhanh chóng bằng quân sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 3
- Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 3 Tình hình chính trị và quân sự vào tháng 7 năm 1954 mang những nét sau đây: Trong trường hợp chiến tranh kéo dài, quân đội Pháp rất có thể sẽ bị buộc phải rút hết khỏi to àn bộ khu vực phía bắc vĩ tuyến 18; ở phía nam Việt Nam, ở Campuchia và Lào chiến tranh du kích có thể sẽ cứ kéo dài. Nhưng vẫn chưa thể đưa đến một kết thúc nhanh chóng bằng quân sự. Chính phủ Mendes-France có thể sẽ bị lật đổ. Vậy chính phủ lên kế vị nó sẽ làm gì ? Các lực lượng phe cánh tả liệu đã đủ mạnh để ngăn không cho phe cánh hữu xin một cuộc can thiệp ồ ạt bằng quân sự của Mỹ và đặt toàn thể thế giới trước việc đã rồi ? Về phía Việt Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà lãnh đạo nhận thức rất rõ về mối nguy hiểm từ phía Hoa Kỳ; các cuộc thương lượng vốn nhằm mục đích giành cho được từ tay người Pháp sự công nhận quyền độc lập, nhưng đồng thời, phái đoàn Việt Nam ở Genève còn cố gắng, bằng sự nhân nhượng với Pháp để có được một cuộc đình chiến, nhằm tránh không cho Hoa Kỳ gia nhập cuộc chiến và biến toàn thể đất nước Việt Nam thành một bãi chiến trường khổng lồ. Ngày 10 tháng 5, ba ngày sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Phạm Văn Đồng tại Genève đưa ra 3 đề nghị. - Nước Pháp sẽ thừa nhận quyền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Việt Nam sẽ tôn trọng các lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp. - Việt Nam sẽ nghiên cứu khả năng gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Tính chất ôn hòa của những yêu sách được đưa ra như trên sau một chiến thắng quân sự lẫy lừng đã làm kinh ngạc nhiều nhà quan sát, và tương phản với sự ngoan cố của Bidault. Dư luận Pháp đã không thể không nhận thấy sự ngoan cố đó. Bidault sẽ bị loại bỏ. Người ta đã không còn có thể tách rời các vấn đề quân sự với các vấn đề chính trị. Hẳn rằng, tương quan lực lượng trên bình diện quân sự, nguy cơ về một cuộc chiến tranh lan rộng lôi kéo nhiều bên vào cuộc đã không cho phép lực lượng kháng chiến Việt Nam đánh chiếm tất cả các mục tiêu của mình. Nhưnh Chính phủ Pháp đã buộc phải nhượng bộ: - Về mặt cụ thể, trao trả lại khu vực ở phía bắc vĩ tuyến 17 cho chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Về nguyên tắc, thừa nhận quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, những nguyên tắc sẽ phải được cụ thể hóa bằng tổ chức tổng tuyển cử bầu ra một Chính phủ thống nhất cho cả nước, chậm nhất vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. __________________ Thế là, nền độc lập dân tộc đã trở thành hiện thực trên nửa phía bắc của nước Việt Nam, Campuchia và Lào cũng trở thành những quốc gia độc lập thật sự. Một điều nữa không kém phần quan trọng, chúng ta đã tránh được nguy cơ một cuộc xung đột lan rộng ra to àn thể. Từ lâu, đây là lần đầu tiên, một vấn đề nóng bỏng giữa phương Đông và phương Tây đã được giải quyết bằng con đường thương lượng. Khác với vấn đề Triều Tiên, các cuộc thương lượng đã kết thúc với một hiệp ước không chỉ về quân sự mà cả về chính trị. Nước Việt Nam, trên nửa phần phía bắc của mình, sắp sửa có thể dồn tâm sức vào công
- cuộc xây dựng, tiến dần tới chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy nền kinh tế của mình tiến bộ nhanh chóng, tạo nên cơ sở vững bền để dứt khoát trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hùng cường. Như vậy, các Hiệp định Genève ký ngày 20 tháng 7 năm 1954 là một thỏa hiệp, một thỏa hiệp có lợi cho hòa bình thế giới, các điều khoản của những hiệp ước này dẫn đến việc thiết lập ở Đông Dương một khu vực trung lập rộng lớn về phương diện quân sự. Đối với nhân dân Việt Nam, vấn đề còn lại là phải hoàn thành nền độc lập của mình bằng cách đấu tranh để thi hành những hiệp định này. Bằng cách gắn liền chính sách giải phóng dân tộc với công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tránh được cho đất nước mình khỏi bị biến thành một bãi chiến trường giữa Đông và Tây, và cứu vãn được hòa bình thế giới. Nhưng sự chấp nhận đất nước bị chia cắt, cho dù có được ghi trong các hiệp định chỉ là tạm thời, cũng không vì thế mà không gây nên những xúc động lớn trong tâm t ư tình cảm của người Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, sau khi đã lèo lái cuộc chiến tranh với một bàn tay bậc thầy, đã biết tỏ rõ sự khôn ngoan về chính trị, chấp nhận những thỏa hiệp cần thiết. Lời phát biều của Hồ Chí Minh ở cuộc họp ngày 15 tháng 7 năm 1954 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, chứng tỏ rằng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có đánh giá hết sức khách quan về tình hình, không tự cho phép mình say sưa với những chiến thắng rực rỡ trên mặt trận quân sự. "Những thắng lợi của ta làm cho nhân dân ta và nhân dân thế giới phấn khởi, làm cho địa vị ngoại giao của ta ở Genève vững chắc, những thắng lợi của ta buộc địch phải nói chuyện với ta. So với những điều mà Bollaert đưa ra hồi năm 1947, thì thái độ của Pháp ngày nay thay đổi khá lớn. Từ ngày kháng chiến đến nay, thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu... Nhwung chúng ta cần hết sức chú ý. thế mạnh và yếu ấy là tương đối, không phải tuyệt đối. Ta chớ chủ quan khinh địch. Thắng lợi của ta làm cho đế quốc Mỹ bừng tỉnh. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, âm mưu và kế hoạch can thiệp của Mỹ cũng thay đổi để kéo dài chiến tranh Đông Dương, quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương, phá hoại Hội nghị Genève, tìm mọi cách hất cẳng Pháp để chiếm ba nước Việt, Miên, Lào, biến nhân dân Việt, Miên, Lào thành nô lệ của Mỹ và gây thêm tình hình căng thẳng trên thế giới. Do đó, Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt, Miên, Lào... Qua hội nghị Genève, mâu thuẫn của các đế quốc càng rõ rệt. Pháp muốn nói chuyện, Anh nhập nhằng, Mỹ thì phá hoại. Đến nay Mỹ càng bị cô lập... Hiện nay, Chính phủ Pháp do phe chủ hòa nắm, việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương có nhiều khả năng hơn... Cho đến này ta đã tập trung lực lượng để tiêu diệt lực lượng thực dân Pháp xâm lược. Bây giờ, Pháp đang nói chuyện với ta, đế quốc Mỹ thì đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp, mũi nhọn của ta phải chĩa vào đế quốc Mỹ... Trước kia, khẩu hiệu của ta: "Kháng chiến đến cung." Nay vì tình hình mới, ta cần nêu khẩu hiệu mới là "hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ."Để chống đế quốc Mỹ can
- thiệp, kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương, ta phải nắm vững lá cờ hòa bình, chính sách của ta có thay đổi: Trước ta tịch thu tài sản của đế quốc Pháp, nay đã đàm phán thì có thể theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, mà giữ lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp ở Đông Dương. Trong đàm phán thì phải nhân nhượng nhau đúng mực. Trước nói: đánh đuổi và tiêu diệt hết quân Pháp, nay đã đàm phán đưa ra yêu cầu và Pháp đã bằng lòng định kù rút quân. Trước kia, ta không đếm xỉa đến Liên hiệp Pháp, nay ta nhận bàn việc tham gia Liên hiệp Pháp một cách bình đẳng và tự nguyện. Trước kia ta chủ trương tiêu diệt ngụy quân, ngụy quyền để thống nhất, bây giờ ta dùng chính sách khoan đãi, dùng biện pháp toàn quốc tuyển cử để đi đến thực hiện thống nhất to àn quốc... Muốn ngừng bắn thì phải điều chỉnh khu vực, nghĩa là quân đội địch phải tạm tập trung vào một vùng để rút dần, quân đội ta cũng tập trung vào một vùng. Ta phải có vùng rộng lớn, đủ những phương tiện để xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng mà không ảnh hưởng đến các vùng khác... Khi điều chỉnh và trao đổi khu vực, vùng mà địch sẽ đến tạm đóng thì đồng bào vùng ấy sẽ thắc mắc, có người sẽ bi quan thất vọng, dễ bị địch lợi dụng. Ta phải nói cho đồng bào biết rõ: vì lợi ích toàn quốc, lợi ích lâu dài mà tạm thời phải chịu đựng, đó là một điều vẻ vang mà toàn quốc rất biết ơn... Giành lại hòa bình không phải là việc dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ, phức tạp, nó có những điều kiện có lợi, cũng có những khó khăn... Mỹ ra sức phá hoại việc lập lại hòa bình ở Đông Dương, phe chủ hòa Pháp thì vẫn chưa dứt khoát với ảnh hưởng của Mỹ. T ình hình đang ở thời kỳ biến chuyển lớn, lại nhiều khó khăn và phức tạp... Những tư tưởng sia lầm có thế nảy ra như sau: "tả" khuynh, có người thấy thắng, muốn đánh bừa, đánh đến cùng... chỉ thấy Pháp mà không thấy Mỹ, thiên về tác chiến... Họ đề ra những điều kiện quá cao, địch không chấp nhận được. Việc gì họ cũng muốn nhanh, không biết đấu tranh cho hòa bình là gian khổ và phức tạp. Tả khuynh thì sẽ bị cô lập, sẽ xa rời nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới... Hữu khuynh thì bi quan tiêu cực, nhân nhượng vô nguyên tắc, không tin tưởng vào lực lượng của nhân dân, làm nhụt tinh thần phấn đấu của nhân dân, quên tác phong gian khổ, chỉ muốn một đời sống yên ổn và dễ dàng... Hiện nay, đế quốc là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ. Bất kỳ người nào, nước nào không thân Mỹ đều có thể làm mặt trận thống nhất (dù là tạm thời) với ta. Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt[10]". __________________________________ [10] Hồ Chí Minh tuyển tập, tập II, trang 445. Tại Hoa Kỳ, tin đình chiến được tiếp nhận một cách đắng cay. Ngay ng ày hôm sau, anh em Alsop viết trên tờ New York Herald Trubue (Diến đàn thông tin New York): "Đây là một thảm họa làm lung lay toàn bộ thế cân bằng lực lượng mong manh ở châu Á. Một mất mát to lớn khó bù đắp nổi bằng những món lợi kêism được từ châu Âu. Và đây là một sự bất hạn mà chính phủ Hoa Kỳ không thể nào được coi là người ngoài cuộc." Tuần báo New Statesman and Nation của Đảng Lao động ANh khẳng định rằng Mỹ là kẻ
- duy nhất bị nếm mùi thất bại, còn một số Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ thì nói đến một vụ đầu hàng Minich mới. Ngày 20 tháng 8, Eisenhower tuyên bố trước Quốc hội: "QUân đội Việt Minh được người Trung Quốc yểm trợ đã giành được những thắng lợi trong khu vực Đông Dương, mặc dù quân đội của Liên hiệp Pháp và các Quốc gia liên hiệp đã mất gần tám nămchieens đấu, bất chấp những vũ khí và thiết bị hiện đại mà Hoa Kỳ đã cung cấp cho họ." Không đưa được quân của mình vào Đông Dương, Chính phủ Hoa Kỳ sau khi đình chiến, liền nhanh chóng bắt tay vào việc thực hiện dự án mà họ đã ôm ấp từ lâu: Thiết lập một hệ thống quân sự của phương Tây trong khu vực Đông Nam châu Á và dựng nên một đội quân hùng mạnh của miền Nam Việt Nam mà Hoa Kỳ sẽ giành lấy từ tay người Pháp quyền tổ chức và huấn luyện. Mục tiêu trước mắt của Hoa Kỳ trong mùa xuân 1954 là khuyến khích người Pháp cứ tiếp tục cuộc chiến tranh và can ngăn họ chớ có điều đình. Nột cuộc đình chiến, đối với ông ta (tức Foster Dulles) chỉ là một thủ đoạn để trnah thủ thời gian cần thiết cho việc huấn luyện một đội quân Nam Việt Nam hùng mạnh và để dựng nên một hệ thống phòng thủ Đông Nam châu Á lần này sẽ xuyên qua Sài Gòn chứ không phải Hà Nội như trước nữa."[11] ____________________________________ [11] Lacouture - Duvillier, sách đã dẫn trang 104. Vấn đề là phải nhanh chóng hàn gắn lại khối liên minh phương Tây đã bị phương hại ở châu Á bởi hội nghị Genève năm 1954 về đông Dương. Ngay từ ngày 6 tháng 9 năm 1954, tại Manille đã tổ chức hội nghị bàn về hiệp ước quân sự Đông Nam Á, được gọi là SEATO (South East Asia Treaty Organisation - Tổ chức Hiệo ước Đông Nam Á).Điều 4 của tổ chức này ghi rõ: "Trong trường hợp xảy ra cuộc xâm lược hay tấn công vũ trang chống lại những bên hay những vùng được chỉ rõ trong hiệp ước, thì các bên ký kết sẽ hành động." Thuật ngữ xâm lược, bản hiệp ước vạch rõ, bao hàm hết cả mọi hình thức xâm lược, kể cả sự "lật đổ". Nếu một phong trào nào đó phát sinh tại một trong những nước ở Đông Nam Á bị các bên ký kết coi là một cuộc lật đổ, thì tổ chức SEATO có thể tính đến một hành động quân sự chung. Tường thuật về một cuộc họp sau đó của tổ chức này, nhà báo André Fontaine của báo Pháp Le Monde viết: "Lật đổ là một từ rất tiện để chỉ toàn bộ những hoạt động hợp pháp hay không hợp pháp nhằm mục đích đấu tranh trong nội địa của những quốc gia là thành viên của hiệp ước này chống lại các chính quyền liên hiệp với Hoa Kỳ."[12] Một nghị định thư kèm theo nói rõ thêm rằng: "Hoa Kỳ, thành viên của hiệp ước này, thừa nhận rằng Lào, Campuchia, Nam Việt Nam sẽ được hưởng những điều lợi được đề ra trong Điều 4." Đây rõ ràng đi ngược với các Hiệp định Genève: "Hai bên ký kết sẽ chú ý giữ gìn để các khu vực giao cho mình không tham gia bất cứ một liên minh quân sự nào."
- Khối liên minh mang danh của Đông Nam châu Á bao gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Úc - tức chủ yếu là những nước cường quốc phương Tây. Trong số các nước châu Á, chỉ có Thái Lan, Philippine và Pakistan, là những nước mà chính phủ của họ đèu gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ. Những nước quan tọng nhất của Đông Nam Á như: Ấn Độ, Miến Điện, Ceylan, Indonesia đều đã từ chối tham gia, vì họ cảnh giác với cái khối liên minh đang tập hợp lại với nhau cả ba cường quốc thực dân có thành tích bất hảo nhất. Ngày 29 tháng 9 năm 1954, Nehra tuyên bố trước Quốc hội Ấn Độ: "cần phải tự hỏi liệu Hiệp ước Manille đã làm dịu đi hay làm tăng thêm sự căng thẳng ở Đông Nam châu Á ? Hiệp ước ấy có góp phần làm cho Đông Nam Á hay một bộ phận khác của thế giới nhích gần thêm dù chỉ một bước, tới hòa bình và an ninh hay không. Thực ra, tôi chẳng thấy sự căng thẳng giảm bớt hay hòa bình nhích gần thêm. Trái lại, bầu không khí thuận lợi được Hội nghị Genève tạo nên đã bị làm xấu đi một phần. Đây đúng là một chuyện bất lợi." Ngày 6 tháng 4 năm 1956, hoàng thân Sihanouk nói trước Đại hội Sangkum: "Hoa Kỳ trách Campuchia đã không gia nhập khối SEATO. Nhân dân Campuchia coi SEATO là một khối quân sự và gia nhập khối này là vi phạm Hiệp định Genève ." Khái niệm xâm lược bị đáng đồng với "lật đổ" khiến cho tất cả các dân tộc châu Á cảnh giác, nhất là khi nó được khua lên bởi các cường quốc thực dân. "Cốt lõi của vấn đề, Walter Lippman viêt, Đông Dương không hề bị một đội quân của Trung Quốc hay Liên Xô xâm lược, mà chính là những người cách mạnh Đông Dương đang thâm nhập từ làng này sang làng khác."[13] Ngay từ năm 1949, trước Hội các tổng biên tập báo chí Mỹ (American Society of Newspaper Editors), Acheson đã nói: "Xâm lược không chỉ có nghĩa là tiến công bằng quân sự, mà còn là chiến tranh bằng tuyên truyền và phá hoại ngầm từ bên trong các nước tự do."[14] __________________________________ [12] Le Monde, ngày 6 tháng 3 năm 1956. [13] Trích dẫn của báo Tribune des Nation ngày 7 tháng 1 năm 1955. [14] Aragon trích dẫn Histore parallèle tập II, trang 193. Song song với việc dựng lên Khối quân sự Đông Nam Á, Hoa Kỳ ngay lập tức sau khi đình chiến, đã ráo riết thiết lập những cơ quan quân sự, kinh tế, hành chính của mình ở Nam Việt Nam, bất chấp các điều khoản của các Hiệp định Genève. Ngay từ ngày 21 tháng 7, Eisenhower công bố rằng Hoa Kỳ không hề bị ràng buộc bởi các hiệp định này. Phái đoàn quân sự MAAG, đáng lẽ phải rút về nước, lại được tăng cường. Phái đoàn USOM (US Organization Mission), có nhiệm vụ phân phối tiền của Mỹ, đặt các cơ quan của mình trong khách sạn lớn nhất ở Sài Gòn và các cố vấn của mình trong các bộ của
- Diệm. Một phái đoàn của trường Đại học Michigan lo vấn đề giáo dục và phụ trách luôn các cơ quan an ninh. để cho đại tá Lansdale có đất thi thố t ài năng. một chuyên gia Hoa Kỳ khác điều khiển các cơ quan "cải cách điền địa". Nào chính khách, nào tướng lĩnh, nào giáo chủ Hoa Kỳ qua qua lại lại như mắc cửi giữa Washington và Sài Gòn, nơi mà rất nhiều giáo đoàn thuộc đủ các laọi của công giáo Hoa Kỳ, dưới bàn tay thúc đẩy mạnh mẽ của hồng y giáo chủ Spellman, đến để khởi động lại các tổ chức công giáo Việt Nam, làm cho các cha cố người Pháp bực tức và nắm luôn vấn đề người tị nạn. Tương O'Daniel chỉ huy phái đoàn MAAG, Le Land Barrows chỉ huy phái đoàn USOM, còn Tướng Collins thì ngày 4 tháng 11 năm 1954 được chỉ định làm đại diện đặc biệt của Eisenhower bên cạnh Ngô Đình Diệm với hàm đại sứ. Đó chính là những ông chủ thật sự của Nam Việt Nam. Tướng Collins đã từng chỉ huy ở Triều Tiên, và sau đó từng cầm đầu nhóm thường trực của khối Bắc Đại Tây Dương. Về việc bổ nhiệm ông ta ở Sài Gòn, báo New York Herald Truleme bình luận: "Việc bổ nhiệm Tướng Collins là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tầm quan tọng của đất nước này đối với Washington, cũng như nỗi lo lắng mà đất nước này gây ra cho Hoa Kỳ. Nguyên tổn tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ sẽ có nhiệm vụ phối hợp tất cả mọi hoạt động của tất cả các cơ quan Hoa Kỳ ở Việt Nam, một trách nhiệm thật đặc biệt quan trọng." Ngày 23 tháng 12, đô đốc Radford đến Sài Gòn hội đàm với Diệm về các vấn đề quân sự. Ngày 12 tháng 2 năm 1955, Diệm công bố rằng Tướng O'Daniel sẽ phụ trách việc huấn luyện quân đội của Nam Việt Nam, thay cho bộ chỉ huy Pháp. Những phù hiệu của Pháp bị cho vào lửa để thay bằng những phù hiệu Hoa Kỳ. Sang đầu năm 1955, ngày 21 tháng 2 rồi ngày 7 tháng 3, giữa chính quyền Diệm và Chính phủ Hoa Kỳ, những hiệp định viện trợ kinh tế được ký kết. Những hiệp định này sẽ được cụ thể hóa trong những cuộc thương lượng từ ngày 22 đến 25 tháng 6, nhằm giúp chính quyền Diệm xây dựng quân đội của mình, theo chương trình đã được Diệm trình bày trước đó, với Tướng Collins từ ngày 12 tháng Giêng năm 1955. Các hiệp định ký kết giữa Hoa Kỳ chính quyền Diệm tiếo tục những hiệp định đã được ký trước đó giữa Hoa Kỳ với chính quyền Bảo đại ngày 7 tháng 9 năm 1951, và những thông điệp trao đổi giữa hai cChinhs phủ trong các ngày 18 tháng 12 năm 1951 và 19 tháng 2 năm 1952. T ất cả những hiệp định song phương này quy định các phương thức viện trợ trong khuôn khổ của đạo luật về "chương trình tương trợ quốc phòng" (Mutual Defence Assistance Program) thường được biết dưới tên gọi bằng những chữ viết tắt theo kiểu Mỹ là MDAP. Luật này quy định rõ rằng bất cứ nước nào không thi hành các điều kiện của hiệp ước song phương đều sẽ không được nhận bất cứ một hình thức viện trợ nào và nếu sự viện trợ nói trên không đem lại kết quả là tăng cường nền an ninh của Hoa Kỳ thì viện trợ đó sẽ không được cấp phát. Chính phủ Diệm cam kết thi hành khoản 1, Điều c của hiệp ước đã được Bảo Đại ký năm 1951: "Nước Việt Nam cam kết góp phần tối đa khả năng của mình về người, tài sản và phương tiện để duy trì những lực lượng phòng thủ của riêng mình và của thế giới tự do."
- Ngày 22 tháng 4 năm 1955, một thông báo của đại biện lâm thời Hoa Kỳ ở Sài Gòn nói rõ thêm: "Trưởng phái đoàn MAAG từ nay sẽ đảm đương tất cả mọi trách nhiệm về tổ chức và huấn luyện quân đội Nam Việt Nam." Cũng như ở Triều Tiên, mục tiêu số một của chính sách Hoa Kỳ ở Nam Vuệt Nam là tạo nên một đội quân hùng mạnh và thiết lập tại đây một căn cứ quân sự được trang bị những phương tiện hiện đại nhất. Lấy cớ thu hồi vật liệu chiến tranh đã cấp cho quân Pháp trước đấy ở Đống Dương (cứ như thể là Hoa Kỳ cần thu hồi đồ phế liệu cũ), vào đầu năm 1955, một phái đoàn quân sự mới, phái đoàn TERM (Temporary Equipment Recovery Mission - phái đoàn tạm thời có nhiệm vụ thu hồi trang thiết bị) được phái sang tăng cường cho MAAG. Sự sốt ruột của Hoa Kỳ muốn gấp gáp dựng lên một đội quân Nam Việt Nam hùng mạnh đã bộc lộ không chút úp mở trong thái độ của những đại diện nước này: "Trong thời gian Tướng O'Daniel chủ trì việc huấn luyện quân đội Việt Nam, từng có lần, để buộc ông bạn đồng minh đang còn tỏ ra dè dặt phải vâng theo ý mình, ông ta đã đấm tay xuống bàn và quát lên: ai là người trả tiền ? Các sĩ quan Việt Nam liền xin tạm nghỉ họp để hội ý, rồi sau đó trở lại báo cáo xin vâng."[15] ____________________________________ [15] Báo Pháp Le Monde, ngày 4 tháng 1 năm 1957. Sau một chuyến đi nghiên cứu ở Việt Nam, Nghị sĩ công đảng Anh William Warbey miêu tả một cách chi tiết sự có mặt của Hoa Kỳ ở đây như sau: "Mục tiêu chủ yếu của sự viện trợ này (tức viện trợ của Hoa Kỳ) là củng cố uy quyền của Diệm bằng cách cung cấp cho ông ta những lực lượng vũ trang được trang bị tốt và nhưng đơn vị cảnh sát quân đội cơ động. Viện trợ quân sự của Mỹ năm 1955 đã lên đến 234800000 đô la, năm 1956 là 102200000 đô la và đến năm 1957 sẽ lên đến khoảng 200 triệu đô la. Khoảng 2000 sĩ quan của quân đội Hoa Kỳ hiện có mặt ở Việt Nam, núp dưới cái vỏ của khoảng nửa tá tổ chức mang những t ên khác nhau: MAAG, TRIM (Phái đoàn thanh tra và tổ chức lại việc huấn luyện), CATO (Tổ chức huấn luyện các nhóm chiến đấu), TERM... Chỉ riêng phái đoàn TERM trong tháng 6 năm 1956 đã đưa sang 400 sĩ quan, trong đó 80 người là sĩ quan cao cấp, bất chấp Ủy ban kiểm soát quốc tế nhiều lần phản đối. Bất chấp danh nghĩa tạm thời trong tên gọi, phái đoàn TERM đến lúc đó vẫn tồn tại. Nó rất có ích cho người Mỹ dùng danh nghĩa đó để vứt bỏ những trang thiết bị của thời kỳ chiến tranh Đông Dương nay không còn dùng được nữa, để thay bằng trang thiết bị hiện đại. Đó là thủ đoạn của họ để né tránh những điều khoản của Hiệp định Genève cấm nhập thiết bị chiến tranh, trừ khi để thay thế thiết bị cũ. Quân đội của Diệm lúc này gồm có 150000 người được trang bị và huấn luyện từ trên xuống dưới bởi những sĩ quan Hoa Kỳ.Cảnh sát quân sự gồm 45000 người, được các sĩ quan Hoa Kỳ huấn luyện chiến đấu, hành quân ngang dọc khắp xứ sở này, tay lăm lăm súng trường và súng tiểu liên, đầu đội mũ sắt của quân đội Hoa Kỳ. Do người Mỹ đã làm lại tất cả mọi con đường lớn, đội quân cảnh sát này có thể cơ động một cách nhanh chóng. Ngược lại các tuyến đường sắt vì không có ích gì về phương diện quân sự, đều bị bỏ mặc không được khôi phục."[16] Cả các quan chức Hoa Kỳ lẫn chính quyền Diệm đều không hề giấu giếm ý đồ xây dựng
- cho xong bộ máy quân sự đồ sộ này. Ngay từ ngày 13 tháng 2 năm 1955, khi mà vị trí quyền lực của ông ta vẫn chưa lấy gì làm vững chắc, Diệm đã tuyên bố trong một cuộc họp báo: "Vấn đề phái đoàn quân sự Hoa Kỳ tổ chức và huấn luyện quân đội quốc gia Việt Nam đã được bàn cãi nhiều lần, ngay từ trước khi kết thúc chiến sự ở Đông Dương. Một chương trình do chính phủ Việt Nam đề ra đã được tất cả các nước liên quan chấp nhận và bắt đầu được thực hiện từ hôm nay." Trong bản tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 11 tháng 6 năm 1956, chúng ta đọc được lời tuyên bố sau đây của W.Robertson, Thứ trưởng phụ trách các vấn đề Viễn Đông, tại hội nghị "Những người bạn Mỹ của Việt Nam" ngày 1 tháng 6 năm 1956: "Những cố gắng đầu tiên của chúng ta nhằm giúp Việt Nam duy trì các lực lượng an ninh gồm một đội quân chính quy 150000 người, một đội cận vệ cơ động 45000 người và những đơn vị địa phương chống lật đổ trong cac làng xã. Chúng ta đang cung cấp cho các lực lượng này tiền, thiết bị và chúng ta có nhiệm vụ huấn luyện quân đội Việt Nam. Chúng ta cũng giúp tổ chức, huấn luyện và trang bị cho cảnh sát Việt Nam." Cần nói rõ rằng người đứng đầu các cơ quan cảnh sát của thành phố New York là người đã được mời sang để đào tạo các nhân viên cảnh sát của Nam Việt Nam. Quân đội của Bảo Đại chỉ gồm những tiểu đoàn để đảm đương những nhiệm vụ thứ yếu, vấn đề là phải xây dựng những sư đoàn có đủ sức cho những chiến dịch lớn. Ngày 22 tháng 3 năm 1955, Tướng O'Daniel tiết lộ với các nhà báo: "Điều cần phải làm bây giờ và khó khăn nhất, là xây dựng những đơn vị lớn xuất phát từ cấp tiểu đoàn. Rất nhiều các đơn vị này đã chiến đấu tốt với tư cách là những tiểu đoàn riêng lẻ. Thế nhưng bây giờ phải tiến tới đơn vị đặc chủng, tức là đơn vị sư đoàn, bởi chỉ có sư đoàn mới đáp ứng được những đòi hỏi của chiến lược hiện đại, dù trong chiến đấu tập trung hay trong chiến đấu với những tiểu đo àn phân tán."[17] __________________________________ [16] Báo France - Observateur, ngày 8 tháng 8 năm 1957. [17] Việt Nam Presse (Thông tấn Việt Nam) cơ quan thông tấn chính quyền Nam Việt Nam ngày 23 tháng 3 năm 1955. Hàng trăm sĩ quan Nam Việt Nam được gửi sang các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippine, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ để được đào tạo và tập luyện. Nhiều trường quân sự được mở hoặc mở rộng thêm ở ngay trên đất Nam Việt Nam, Thủ Đức, Đà Lạt, Nha Trang, ở trung tâm huấn luyện Quang Trung không xa Sài Gòn. Tháng 7 năm 1956, quân đoàn đầu tiên ra đời, cuối năm 1957 đến lượt quân đoàn thứ hai. Đây cũng là thời điểm quân đội chính quy Nam Việt Nam có thể được coi là đã hoàn thành thời kỳ chuẩn bị. "Năm 1956, tổng số quân 150000 được gom lại từ những thành phần chiến đấu của trung đoàn bộ binh, lính dù và lính thủy đánh bộ.
- Ngày nay, sự thành lập mới đây của hai quân đo àn đã biến quân đội của Cộng hòa Việt Nam thành một đội quân hiện đại, đủ sức đáp ứng những yêu cầu của chiến tranh hiện đại."[18] "Được hỏi về những tiến bộ của quân đội Việt Nam kể từ ngày ông ta có mặt tạu đây với dnah nghĩa là trưởng phái đoàn MAAG, Tướng O'Daniel nói rằng đã thực hiện được những tiến bộ quan trọng, đặc biệt ở trung tâm huấn luyện Quang Trung, được tổ chức một cách tuyệt hảo và hoạt động rất tốt, Tướng O'Daniel nêu bật nhiều mặt của sự tiến bộ này, như là các cuộc hành quân tập trận của các sư đoàn, những thành tích về bắn súng, phương pháp huấn luyện hoàn hảo, chất lượng chỉ huy và tinh thần của các tân binh."[19] Không quân, năm 1954 hầu như là con số không, đã phát triển khá mạnh, song song với việc phát triển mạng lưới các căn cứ không quân. Cần phải có những nguồn dự trữ, những lực lượng bổ sung cho các lực lượng chính quy này. Một đội dân quân mang t ên Bảo An Đoàn, đã được tổ chức, mỗi tỉnh một tiểu đoàn và một hoặc hai đại đội ở cấp quận, trang bị đúng như của bọ binh, gồm cả pháo binh hạng nhẹ. Trong mỗi làng thành lập một đội phòng vệ dân sự, gọi là Dân vệ, tổ chức thành từng tiểu đội từ 10 đến 15 người được trang bị vũ khí hạng nhẹ, và được huấn luyện đều đặn theo từng thời kỳ. Vào năm 1958, có thể ước lượng số quân như sau: Quân chính quy: 150000 ngư ời. Dân binh (Bảo An Đoàn): 60000 người. Cảnh sát: 45000 người. Dân vệ: 100000 người. Năm 1958 chưa hề có một trường đào tạo sĩ quan nào, những trường quân sự Thủ Đức thì huênh hoang tuyên bố đã đào tạo được, tính cho đến tháng 3 năm đó, tới 3296 sĩ quan. Thậm chí chương trình đào tạo còn nhằm rất xa; "Có những giới người Mỹ có thẩm quyền cũng đã tiết lộ rằng, một số sĩ quan Việt Nam có thể được huấn luyện sử dụng những t ên lửa kiểu Wake-Corporal, súng đại bác nguyên tử 280 ly, những rốc-két kiểu Honest-John có sẵn trong các kho ở Okinawa, thậm chí cả những tên lửa đất đối không kiểu Nike."[20] _________________________________________ [18] Times of Vietnam (Thời báo VIệt Nam - tuần báo xuất bản ở Sài Gòn, ngày 1 tháng 3 năm 1958). [19] Times of Vietnam (Thời báo VIệt Nam ngày 14 tháng 6 năm 1958). [20] Times of Vietnam (Thời báo VIệt Nam ngày 19 tháng Giêng năm 1957). Như Nghị sĩ công đảng Warbey đã cho biết, việc di chuyển những lực lượng vũ trang này đòi hỏi phải có một mạng lưới đường chiến lược lớn. Lại cần phải có một mạng lưới căn
- cứ không quân hiện đại. Tất cả đã được thực hiện, theo kiểu Mỹ, tức là đại quy mô. Hai công ty Hoa Kỳ, hãng Capital Engineering và Johnson Drake Piper được giao thầu các công trình này. Xin chớ có chút ảo tưởng nào về những khoản tín dụng được cấp dưới danh nghĩa viện trợ kinh tế trong ngân sách của Hoa Kỳ, đại đa số những khoản tiền này đều đổ vào những công trình chiến lược. Chẳng bao lâu, trong khi nền kinh tế nói chung lâm vào cảnh hoàn toàn trì trệ, người ta thấy Nam Việt Nam tự trang bị cho mình một loạt những công trình cầu cống có thể chịu đựng những xe hơi vận tải nặng 30 tấn. Điều kỳ lạ hơn nữa, những con đường này chủ yếu đều quy về hướng một vùng thưa dân cư nhất, kinh tế kém phát triển nhất trong nước, tức là vùng Tây Nguyên. Đường số 9 chạy từ Đong hà đến biên giới Lào được gia cos; tất cả các con đường chạy từ bờ biển đến Tây Nguyên đêu được mở rộng, đường 19 và 19 bis từ Quy Nhơn đi Pleiku, được kéo dài thêm đến tận biên giới Lào và Campuchia, đường số 21 từ Nha Trang đi Buôn Ma Thuật và nhất là đường Sài gòn-Biên Hòa đến tận Buôn Ma Thuật, rồi từ Buôn Ma Thuật đến Pleiku, Đà Nẵng, Huế, chạy song song trong nội địa với đường số 1 chạy dọc ven biển. Chỉ nhìn qua trên bản đồ đủ thấy hệ thống đường sá này được gắn với hệ thống đường ở Thái Lan đã được Hoa Kỳ xây dựng. Người Nhật Bản trước đó đã từng ôm ấp dự định sử dụng Tây Nguyên như một trung tâm chiến lược chung cho cả khu vự Nam Đông Dương, nhưng họ đã lực bất tòng tâm. Ngày 19 tháng 8 năm 1957, Công báo của chính quyền Nam Việt Nam đăng nghị định ra lệnh truy thu, để xây dựng một xa lộ từ Sài Gòn đi Biên Hòa, dài 32km: Một dải đất rộng 100m dành cho xa lộ. Hai dải đất rộng 950m dọc theo hai bên lòng đường. Chi phí cho xa lộ này ước tính 70 triệu đô la[21]. Chính phủ Diệm khẳng định con đường này có tầm quan tọng sống còn đối với nền kinh tế quốc dân, nhưng không ai không thấy rằng giao thông bằng xe hơi ở Nam Việt Nam chưa phát triển đến mức đòi hỏi phải ưu tiên xây dựng một xa lộ lớn đến như thế. Ngay trước khi nghị định này được công bố, một tờ báo ở Sài Gòn viết: "Theo các Hiệp định Genève, Hoa Kỳ không có quyền đặt căn cứ không quân ở Việt Nam. Chính vì vậy mà họ sắp xây dựng xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa để có thể khi cần sử dụng mặt đường ấy làm đường băng, cho máy bay hạ cánh và cất cánh, kể cả máy bay phản lực[22]. Căn cứ không quân kiểu đặc biệt này nhằm hoàn thiện cả một mạng lưới sân bay mà bộ chỉ huy Hoa Kỳ đã có sẵn ở Nam Việt Nam. Những sân bay chính Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cap Saint-Jacques, Đà Nẵng, Phủ Bài, Nha Trang đều được mở rộng, với những trang thiết bị tối hiện đại (ra đa, thiết bị điện tử, nhà để máy bay) nhằm tiếp nhận hạ cánh và cho cất cánh những phi cơ phản lực thuộc loại lớn nhất. Báo chí Sài Gòn không ngớt lời say sưa ca ngợi những trang thiết bị của Tân Sơn Nhất, sân bay hiện đại nhất ở châu Á, với hai đường băng được đúc bê tông, một đường dài đến 2700m và một đường 1800m. Không kém phần hiện đại là sân bay Ban mê Thuột, ở trung tâm của Tây Nguyên là nơi chẳng tiếp thu bất cứ luồng hành khách hay hàng hóa nào. Hàng chục sân bay khác, với quy mô nhỏ hơn, được xây dựng trên khắp miền Nam.
- Những căn cứ hải quân ở Đà Nẵng, Nhà Bè được mở rộng, trang bị hiện đại. Theo báo Gazette de Saigon số ra ngày 1 tháng 6 năm 1958, các công trình đang được tiến hành sẽ biến Đà Nẵng thành "một trong những căn cứ quân sự hiện đại nhất." _______________________________________ [21] Cách mạng Quốc gia, ngày 4 tháng 5 năm 1958. [22] Thời Luận, ngày 4 tháng 8 năm 1957. __________________ Đương nhiên toàn thể bộ máy quân sự này đòi hỏi những trang thiết bị lớn, buộc các sĩ quan, kỹ thuật viên Hoa Kỳ phải đi lại như mắc cửi. Tất cả cảnh tượng này ngang nhiên diễn ra trước mũi của Ủy ban kiểm soát quốc tế. Họ chỉ biết ghi nhận các sự kiện, hoặc đưa ra những lời phản đối mà cả người Mỹ lẫn chính quyền Diệm đều bỏ ngo ài tai. Bộ chỉ huy Pháp chịu trách nhiệm về việc thi hành các Hiệp định Genève lại là kẻ đồng lõa. "Tổ cố định ở Sài Gòn đã có bản báo cáo lên Ủy ban kiểm soát cho biết những máy bay quân sự, bao gồm máy bay của hải quân Hoa Kỳ, thường xuyên đến sân bay Sài Gòn. Tổ không bao giờ được báo trước về tất cả những chuyến bay đi và đến này. Phái đoàn liên lạc của phía Pháp biết rõ họ có nhiệm vụ phải báo trước bằng văn bản cho tổ quốc tế chúng tôi khi các máy bay đến, và từ nay trở đi, phái đoàn liên lạc Pháp phải có những biện pháp cần thiết để báo trước cho tổ chúng tôi một cách đầy đủ và chính xác... Việc kiểm soát sân bay Sài Gòn gặp rất nhiều khó khăn, bởi tổ chúng tôi, trong tháng 8 đã bị hạn chế chỉ được đi lại trong khu vực dành cho VIP (thượng khách) và khu vực máy bay hạ cánh... Thế mà tổ đáng ra phải có quyền kiểm soát những nơi người ta bốc dỡ hàng hóa, bất kể trong khu quân sự hay dân sự..."[23] Ngày 9 tháng 9 năm 1955, Tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, đã gửi đến Chủ tịch Ủy ban kiểm soát quốc tế (CIC) một bản ghi nhớ nêu lên nhiều vụ vi phạm các điều kiện quân sự của các Hiệp định Genève của Hoa Kỳ và chính quyền Diệm. Những tài liệu sau đó được Bộ Tổng chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam gửi đến Ủy ban kiểm soát quốc tế cho biết: - Năm 1955, 15 chuyến tàu chở vật liệu chiến tranh đã được bốc dỡ xuống cảng Sài Gòn. - Năm 1956: 82 chuyến. - Năm 1956: 190 chuyến/[24] Mỗi chuyến hàng có khi lên đến nhiều nghìn tấn: như chiếc tàu Hoa Kỳ, President Pierce ngày 23 tháng 9 năm 1956, đã bốc dỡ 5000 tấn vũ khí. Có nhiều máy bay hoạt động ở Nam Việt Nam để phục vụ các phái đoàn quân sự, núp dưới danh nghĩa "những máy bay riêng của sứ quán Hoa Kỳ". Đồng thời với việc xây dựng bộ máy quân sự ở Nam Việt Nam, ngày 1 tháng 3 năm 1955, Hoa Kỳ ký với Lào một hiệp định viện trợ kinh tế và quân sự, ngày 11 tháng 3, ký một hiệp định viện trợ quân sự với Campuchia. Do quốc gia này sau đó ít lâu hướng đến
- chính sách trung lập, cho nên họ đã phải hứng chịu đủ mọi thứ áp lực về kinh tế, quân sự từ các nước láng giềng là Thái Lan và Nam Việt Nam, còn Lào thì vì nằm trong tay các nhóm thân mỹ, được Mỹ chu cấp dồi dào tiền nong, ra sức tìm cách thanh toán các lực lượng Pathet Lào, cho nên, trong những năm sau đó, đất nuwocs này cũng phải trải qua một thời kỳ lịch sử bi thảm, chẳng kém g ì Nam Việt Nam. ______________________________ [23]Trích báo cáo số 5 của Ủy ban kiểm soát quốc tế CIC (thời kỳ từ 11 tháng 8 đến 10 tháng 12 năm 1955). [24] Những ý đố của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam chống hòa bình và thống nhất. Công bố của Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử khẩn hoang miền nam - I
17 p | 294 | 118
-
Báo chí cách mạng
18 p | 164 | 43
-
Vài nét về văn hóa Sa Huỳnh ở miền trung Việt Nam
8 p | 188 | 36
-
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
20 p | 129 | 20
-
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam
5 p | 178 | 20
-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam
7 p | 134 | 17
-
Ảnh báo chí: Mỗi khuôn hình là một lát cắt cuộc đời
9 p | 76 | 11
-
NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 1
8 p | 89 | 10
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 8
11 p | 51 | 9
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 7
7 p | 94 | 9
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 10
10 p | 78 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 5
6 p | 78 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - 2
6 p | 91 | 8
-
Những rắc rối trong lịch sử khai khẩn đất hoang Việt Nam thời Pháp 4
6 p | 114 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 6
11 p | 87 | 8
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phong kiến mại bản Phần 1
7 p | 78 | 4
-
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên - phần 1
4 p | 65 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn