Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
MỘT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN LUỒNG CHO<br />
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TẠI NÚT GIAO<br />
Đào Huy Du*, Nguyễn Hoàng Việt<br />
Tóm tắt: Trong những năm gầy đây, sự gia tăng nhanh chóng về các phương<br />
tiện giao thông khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp đã nảy sinh rất nhiều vấn đề<br />
như: Sự ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông gia tăng… Để khắc phục vấn đề này<br />
cần sự góp sức chung của xã hội, ngoài việc nâng cao ý thức tham gia giao thông<br />
việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng giảm thiểu các vấn đề này. Phân luồng giao<br />
thông bằng các đèn báo là một giải pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc, giảm tai nạn giao<br />
thông, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu của người tham gia giao thông. Tuy nhiên,<br />
đèn giao thông hiện nay áp dụng điều khiển thời gian cố định, tức là mỗi luồng xe<br />
khi tham gia giao thông có thời gian đừng hoặc đi ở mỗi nút giao thông cố định, do<br />
vậy còn hạn chế trong việc tiết kiệm thời gian lưu thông của các xe. Từ thực tế đó,<br />
nhóm tác giả đưa ra ý tưởng điều khiển tín hiệu đèn giao thông thay đổi theo mật độ<br />
các phương tiện khi tham gia giao thông.<br />
Từ khóa: Mật độ, Giao thông, Xử lý tín hiệu, Phương tiện, Điều khiển.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, việc điều khiển các đèn giao thông tại các nút giao thông theo thời gian cố<br />
định, tức là mỗi luồng xe khi tham gia giao thông có thời gian đừng hoặc đi ở mỗi nút giao<br />
thông cố định. Việc định sẵn các thời gian của mỗi luồng xe dựa trên khảo sát về mật độ<br />
giao thông từng khoảng giờ hoặc trung bình của ngày. Tuy nhiên, luồng giao thông thay<br />
đổi không theo quy luật, có thể tăng hoặc giảm bất thường khiến cho việc điều khiển các<br />
đèn giao thông theo thời gian định trước bị hạn chế. Ví dụ trong nhiều trường hợp luồng<br />
giao thông có tín hiệu cho phép đi (đèn xanh) nhưng không có người đi, trong khi đó<br />
luồng giao thông khác có mật độ người tham gia lớn thì phải dừng lại. Ngoài ra, một vài<br />
nhóm tác giả đã nghiên cứu việc sử dụng mạng cảm biến trong giao thông nhưng đòi hỏi<br />
phải xây dựng lại cơ sở hạ tầng nên chỉ phù hợp với tuyến giao thông xây mới [1]. Điều<br />
này làm lãng phí thời gian, tăng chí phí vận chuyển của mỗi phương tiện tham gia giao<br />
thông, lãng phí tiền của xã hội.<br />
Từ thực tế đó, nhóm tác giả đưa ra ý tưởng nghiên cứu, thiết kế bộ điều khiển đèn giao<br />
có thời gian điều khiển đèn thay đổi linh động theo mật độ luồng tham giao giao thông<br />
(điều khiển giao thông thông minh) để khắc phục nhược điểm trên. Thời gian cho phép đi<br />
hay dừng ở mỗi luồng giao thông phục thuộc vào mật độ phương tiện tham gia giao thông<br />
tại mỗi luồng giao thông đó, từ đó giảm thiểu thời gian chờ, tiết kiệm kinh phí khi tham<br />
gia giao thông.<br />
Một khó khăn khi áp dụng các hệ thống điều khiển đèn giao thông thông minh thông<br />
thường phải sử dụng các bộ xử lý có cấu hình cao để đáp ứng thời gian điều khiển thực.<br />
Với hệ thống sử dụng bộ điều khiển mờ (fuzzy control) [2] thông thường cần áp dụng máy<br />
tính, điều đó gây khó khăn trong việc áp dụng, triển khai trong thực tế. Tuy nhiên, hiện<br />
nay tại một số thành phố đã sử dụng hệ thống camera, máy tính trong theo rõi, giám sát<br />
phương tiện giao thông, đây là cơ sở để áp dụng các bộ điều khiển thông minh trong việc<br />
điều khiển đèn giao thông [3, 4, 5, 6].<br />
Bài báo trình bày nghiên cứu của nhóm tác giả dựa trên dữ liệu cung cấp từ các<br />
camera tại các nút giao thông để điều khiển phân luồng theo mật độ phương tiện tham<br />
gia giao thông.<br />
<br />
<br />
<br />
146 Đ. H. Du, N. H. Việt, “Một giải pháp nâng cao hiệu quả… giao thông tại nút giao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2. ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG CÓ THỜI GIAN CỐ ĐỊNH<br />
Điều khiển đèn giao thông có thời gian cố định [7] dựa trên cơ sở phân tích năng lực<br />
thông hành và thời gian chậm của nút xe. Hình 1 đưa ra giản đồ thời gian điều khiển đèn<br />
giao thông tại một ngã tư.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Thời gian điều khiển hai luồng giao thông giờ cao điểm ở ngã tư.<br />
Hiện nay, điều khiển đèn giao thông thường chia các khoảng thời gian: giờ cao điểm,<br />
giờ bình thường và thấp điểm (22h00 – 5h00).<br />
t X 1 t X 3 71; t X 2 t X 4 42;<br />
<br />
t Đ1 t Đ 3 46 tĐ 2 tĐ 4 74<br />
1,3 ; 2, 4 (1)<br />
tV 1 tV 2 tV 3 tV 4 3s tV 1 tV 2 tV 3 tV 4 3s<br />
t Đ1 tV 1 t X 1 T 120 const tĐ 2 tV 2 t X 2 T 120 const<br />
trong đó: tĐi: là thời gian sáng các đèn đỏ, tVj: là thời gian sáng các vàng, tXk: là thời gian<br />
sáng các xanh, T: Chu kỳ điều khiển các đèn giao thông.<br />
Với cả ba khoảng thời gian điều khiển trên, nếu các phương tiện tham gia giao thông có<br />
lưu lượng ổn định như trong quá trình khảo sát thì hiệu quả của việc điều khiển đèn cao.<br />
Nhưng nếu mật độ giao thông của các luồng không như khảo sát thì hiệu quả điều khiển<br />
phương tiện giao thông thấp, đôi khi mang tính chất cản trở giao thông.<br />
3. ĐIỀU KHIỂN TÍN HIỆU ĐÈN GIAO THÔNG CÓ THỜI GIAN THAY ĐỔI<br />
THEO LƯU LƯỢNG XE THAM GIA GIAO THÔNG<br />
Để khắc phục các nhược điểm đã đưa ở trên nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp sử dụng<br />
thị giác máy tính để điều khiển thời gian điều khiển đèn. Thời gian bật hay tắt đèn ở mỗi<br />
luồng giao thông phụ thuộc vào diện tích chiếm dụng lòng đường của các phương tiện<br />
trong khu vực đang chờ đèn đỏ của một luồng. Có nhiều phương pháp được sử dụng [6, 8,<br />
9, 10] trong đó nổi bật là: Phương pháp sử dụng các đặc trưng Haar like, phương pháp trừ<br />
nền tĩnh và phương pháp trừ nền động kết hợp bám và đếm đối tượng. Mỗi phương pháp<br />
đều có những yêu nhược điểm riêng và phù hợp vào đối tượng áp dụng. Trong hệ thống<br />
điều khiển tín hiệu đèn giao thông sử dụng phương pháp trừ nền tĩnh là phù hợp hơn cả.<br />
Đối với phương pháp trừ nền tĩnh, sử dụng một ảnh nền không có phương tiện giao thông<br />
tại khu vực chờ đèn đỏ trừ đi ảnh mà hệ thống thu nhận được cùng góc nhìn đó. Khi trừ<br />
hai ảnh, các điểm ảnh có giá trị bằng 0 - hai điểm ảnh giống nhau thì điểm ảnh đó được<br />
gán giá trị bằng 0 (tương đương điểm ảnh đó mầu đen). Các điểm ảnh còn lại khác giá trị 0<br />
thì được gán giá trị là 255 (tương đương điểm ảnh đó mầu trắng). Diện tích của vùng trắng<br />
trong vùng chúng ta xét là được diện tích chiếm dụng của xe đang chờ đèn đỏ.<br />
Xét bài toán điều khiển đèn giao thông tại ngã tư như hình 2:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 147<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Trong đó:<br />
Luồng 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luồng 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình điều khiển hai luồng giao thông ở ngã tư.<br />
Thời gian sáng đèn vàng để chuyển giao giữa thời gian đi (đèn xanh) và dừng lại (đèn<br />
đỏ) nên giữ cố định 3s. Dựa vào diện tích chiếm dụng của phương tiện giao thông ở mỗi<br />
luồng tại lúc chuẩn bị chuyển giao giữa đèn đỏ và đèn xanh để quyết định thời gian đèn<br />
xanh ở chu kỳ tiếp theo.<br />
Xử lý dữ liệu từ camera:<br />
Quá trình xử lý dữ liệu từ camera thực chất là quá trình định lượng diện tích lòng<br />
đường bị chiếm dụng bởi các phương tiện giao thông trong quá trình gần kết thúc đèn đỏ.<br />
Thuật toán dựa trên phương pháp trừ nền tĩnh như hình 3:<br />
<br />
<br />
Thu thập Xử lý dữ S (%)<br />
ảnh - liệu ảnh<br />
<br />
<br />
Ảnh nền<br />
<br />
Hình 3. Quá trình xử lý dữ liệu ảnh.<br />
Quá trình xử lý dữ liệu ảnh từ camera bao gồm:<br />
Bước 1: Thu thập ảnh tại thời điểm khảo sát. Bước này thu thập dữ liệu ảnh tại thời<br />
điểm đèn chuẩn bị chuyển từ đèn đỏ sang đèn xanh (đèn vàng).<br />
Bước 2: Trừ nền. Để tăng hiệu quả diện tích cần xét:<br />
Các điểm sử dụng để khoanh vùng: M1(x1,y1), M2(x2,y2), M3(x3,y3), M4(x4,y4).<br />
với y1 = y2 = y12; y3 = y4 = y34.<br />
Vùng khảo sát được tính:<br />
y12 y y34<br />
<br />
( x, y ) x4 x1 x3 x2 (2)<br />
row,col<br />
y y x <br />
4 1 y3 y 2<br />
và ( x, y ) 0 với (x, y) còn lại.<br />
row,col<br />
<br />
- Chuyển ảnh từ hệ mầu RGB sang hệ HSV: Giá trị R, G, B được phân chia bởi 255 giá<br />
trị để thay đổi dải từ 0-255 đến dải 0-1:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
148 Đ. H. Du, N. H. Việt, “Một giải pháp nâng cao hiệu quả… giao thông tại nút giao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
R G B<br />
R' ;G' ; B' ;<br />
255 255 255<br />
C max max( R ' , G ' , B ' ); C min min( R ' , G ' , B ' ) (3)<br />
C C max C min<br />
o Giá trị mầu thuần khiết HUE:<br />
o G ' B '<br />
60 ( mod 6) ,Cmax R '<br />
<br />
B ' R '<br />
H 60o ( 2) ,Cmax G ' (4)<br />
<br />
o R ' G '<br />
60 ( 4) ,Cmax B '<br />
<br />
o Tính toán độ bão hòa S:<br />
0 , Cmax 0<br />
<br />
S (5)<br />
Cmax , Cmax 0<br />
o Độ sáng của mầu V: V=Cmax<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Ảnh chụp tại thời điểm xét. Hình 5. Diện tích được khoanh vùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Ảnh gán các giá trị 0 vào điểm ảnh tại vùng không khảo sát.<br />
Ta có hai ảnh có hệ mầu HSV thì ta so sánh các điểm ảnh tương ứng của hai ảnh với<br />
nhau theo phép toán BITXOR. Giá trị cùng một điểm ảnh của hai ảnh sẽ chuyển đổi thành<br />
bít nhị phân rồi thực hiện theo quy tắc sau:<br />
A XOR<br />
A B<br />
B<br />
0 0 0<br />
0 1 1<br />
1 0 1<br />
1 1 0<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 149<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Sau khi thực hiện xong phép XOR các bit nhị phân chuyển đổi lại sang dạng số thập<br />
phân. Kết quả sau khi thực hiện phép toán BITXOR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Ảnh của hệ mầu HSV. Hình 8. Ảnh sau khi đã trừ nền.<br />
Để có thể tính được diện tích miền chiếm dụng thì chúng ta cần chuyển đổi sang hệ nhị<br />
phân. Hệ mầu HSV không thể chuyển sang hệ nhị phân nên ta cần chuyển đổi HSV-<br />
>RGB->GRAY->BINARY.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Ảnh trong hệ mầu RGB. Hình 10. Ảnh trong hệ mầu GRAY.<br />
- HSV sang RGB: Giả sử ta có không gian mầu HSV với<br />
H<br />
H [0,360] , S [0,1] , V [0,1] . Khi đó, ta tính C V S ; H ' ; X C (1| H ' mod 2 1|) .<br />
60<br />
Ta biểu diễn hệ R1, G1, B1 như sau:<br />
(0, 0, 0), H khong xac dinh<br />
(C , X ,O), 0 H '1<br />
<br />
( X ,C ,0), 1 H ' 2<br />
<br />
( R1 , G1 , B1 ) (0,C , X ), 2 H ' 3 (6)<br />
(0, X ,C ), 3 H ' 4<br />
<br />
( X ,0,C ), 4 H ' 5<br />
<br />
(C , 0, X ), 5 H'6<br />
Đặt m = V – C, ta có kết quả cuối cùng:<br />
( R, G, B) ( R1 m, G1 m, B1 m) (7)<br />
- RGB sang GRAY:<br />
row col Rij Gij Bij <br />
Gray[i, j ] (8)<br />
i 0 j 0 3 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
150 Đ. H. Du, N. H. Việt, “Một giải pháp nâng cao hiệu quả… giao thông tại nút giao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- GRAY sang BIN:<br />
Rij Gij Bij<br />
Gray[i, j ] (9)<br />
i:1 row 3<br />
j :1 col<br />
<br />
<br />
Bước 3: Khử nhiễu. Đây là bước rất quan trọng để việc tính toán diện tích được chính<br />
xác cao. Có rất nhiều phương pháp khử nhiễu như: phương pháp lọc Median, bộ lọc<br />
Bilateral, Bộ lọc Gaussian, Bộ lọc FFT, bộ lock Sobel... Với bài toán này chúng ta cần loại<br />
bỏ các nhiễu dạng cụm pixcel nhỏ nên ta dùng bộ lọc trung bình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Ảnh trong hệ mầu nhị phân. Hình 12. Sau khi thực hiện khử nhiễu.<br />
Sau đó chúng ta sử dụng yếu tố cấu trúc hình thái học (Morphological structuring<br />
element) thực hiền làm giản nở và mòn mép cạnh của ảnh nhị phân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 13. Ảnh sử dụng yếu tố cấu trúc hình thái.<br />
Bước 4: Tính diện tích vùng sai lệch. Sau bước 3 thì chúng ta sẽ có ảnh nhị phận<br />
BINARY với bít 0 (mầu trắng) và bít 1 (mầu đen). Để tính được diện tích thì ta tính gián<br />
tiếp thông qua số bít 0 có trong miền khảo sát.<br />
Khi tính được số bít thì ta quy đổi sang diện tích chiếm dụng tùy vào hệ thống khác<br />
nhau. Tùy thuộc vào vị trí lắp đặt camera, khoảng cách từ camera đến vật cần khảo sát.<br />
Thuật toán điều khiển:<br />
Tín hiệu nhận được từ bộ xử lý dữ liệu từ camera sẽ đưa vào bộ điều khiển để tính toán<br />
thời gian điều khiển đèn. Thuật toán điều khiển thời gian đèn như hình 14.<br />
Trong đó, luồng 1 điều khiển các đèn xanh, vàng và đỏ ở nhánh (1) và nhánh (3); luồng<br />
2 điều khiển các đèn xanh, vàng và đỏ ở nhánh (2) và nhánh (4). Theo quy luật điều khiển<br />
đèn giao thông, ta có:<br />
tV 1 tV 2 3s (const )<br />
t Đ1 (i 1) t X 2 (i 1) tV 2 (i 1) t X 2 (i 1) 3 (10)<br />
t Đ 2 (i 1) t X 1 (i 1) tV 1 (i 1) t X 1 (i 1) 3<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 151<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
với thời gian tX1(i+1) và tX2(i+1) được thay đổi qua mỗi chu kỳ dựa vào mật độ người tham<br />
gia giao thông, thời gian điều khiển các đèn xanh này được lấy từ bộ đọc và xử lý dữ liệu<br />
từ camera.<br />
Đọc và xử<br />
Start lý ảnh<br />
<br />
5s<br />
<br />
Luồng 1 tX1(i) tĐ1(i) TX1(i+1) tĐ1(i+1)<br />
t<br />
3s 3s 3s<br />
<br />
<br />
Đọc và xử<br />
lý ảnh<br />
<br />
5s<br />
<br />
Luồng 2 tĐ2(i) tX2(i) TĐ2(i+1) tX2(i+1) t<br />
<br />
<br />
Ti Ti+1<br />
<br />
Hình 14. Thuật toán điều khiển thời gian đèn.<br />
Bộ đọc và xử lý dữ liệu từ camera có nhiệm vụ thu nhận ảnh tại thời điểm trước khi kết<br />
thúc đèn đỏ 5s (thời gian để xử lý dữ liệu), sau đó ước lượng thời gian đèn xanh ở chu kỳ<br />
điều khiển đèn thiếp theo. Gọi S1(i), S2(i), S3(i), S4(i) là phần trăm các phương tiện giao<br />
thông chiếm diện tích lòng đường của các camera đọc được ở chu kỳ thứ i. Thời gian lưu<br />
thông tối ưu luồng 1 là ước lượng trung bình giữa hai nhánh (1) và nhánh (3), thời gian lưu<br />
thông tối ưu luồng 2 là ước lượng trung bình giữa hai nhánh (2) và nhánh (4). Để ước<br />
lượng thời gian điều khiển đèn xanh theo mật độ các phương tiện tham gia giao thông của<br />
chu kỳ điều khiển thứ (i+1) ta ước lượng như sau:<br />
Tính phần trăm trung bình diện tích các phương tiện giao thông chiếm lòng đường của<br />
mỗi luồng:<br />
S1 (i ) S3 (i ) S (i ) S 4 (i )<br />
STB1 (i ) ; STB 2 (i ) 2 (11)<br />
2 2<br />
Thời gian đèn xanh các luồng được ước lượng như sau:<br />
5s STB1 (i ) 5%<br />
15s 5% STB1 (i ) 25%<br />
<br />
t X 1(i 1) 25s 25% STB1 (i ) 55% ;<br />
35s 55% STB1 (i ) 75%<br />
<br />
50 s 75% STB1 (i ) 100% (12)<br />
5s STB 2 (i ) 5%<br />
15s 5% STB 2 (i ) 25%<br />
<br />
t X 2 (i 1) 25s 25% STB 2 (i ) 55%<br />
35s 55% STB 2 (i ) 75%<br />
<br />
50 s 75% STB 2 (i ) 100%<br />
<br />
<br />
<br />
152 Đ. H. Du, N. H. Việt, “Một giải pháp nâng cao hiệu quả… giao thông tại nút giao.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. MÔ PHỎNG, TÍNH TOÁN, THẢO LUẬN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Số pixel=9.2013e+05 Số pixel =7.2984e+05<br />
S = 61.35% S = 47.63%<br />
Hình 15. Kết quả tính toán diện tích chiếm dụng trong từ 2 ảnh gốc.<br />
Dựa vào ảnh gốc và kết quả xử lý đưa ra diện tích lòng đường bị chiếm dụng ta thấy<br />
kết quả đưa ra tương đối chính xác, ta có thể dựa vào kết quả xử lý này để ước lượng thời<br />
gian điều khiển đèn giao thông. Với giả thiết hai ảnh đo được trong thời gian chờ đèn đỏ<br />
như trên thì thời gian đèn xanh tương ứng 35s và 25s. Như vậy là phù hợp với lưu lượng<br />
trong thời gian đó.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã nghiên cứu điều khiển tín hiệu đèn giao thông cho một nút giao (cụ thể<br />
trong bài này chọn một ngã tư) dựa trên mật độ các phương tiện giao thông. Việc áp dụng<br />
bài toán xử lý ảnh trong điều khiển tín hiệu đèn giao thông sẽ thay đổi linh động thời gian<br />
đèn xanh của các luồng qua mỗi chu kỳ điều khiển. Qua ví dụ phân tích cho thấy khoảng<br />
thời gian tín hiệu đèn thay đổi liên tục phụ thuộc vào mật độ của các phương tiện trong<br />
thời gian đó. Ứng dụng kết quả của bài báo là cơ sở để điều khiển các phương tiện lưu<br />
thông một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian chờ, tiết kiệm nhiên liệu cho phương tiện<br />
và giảm ức chế cho người tham gia giao thông.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Shreyta Kulkarni, Vikesh Dass and Aseem Sharma, “Intelligent Traffic Light<br />
Control with Wireless Sensor Networks”, International Journal of Innovative<br />
Research in Computer Science & Technology, 2014.<br />
[2]. Nguyễn Chí Ngôn, “Nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn giao thông thông minh”, Tạp<br />
chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2010<br />
[3]. Khalil M.Yousef, Jamal N.Al-Karaki and Ali M. Shatnawi, “Intelligent traffic light<br />
flow control system using wireless sensor netwworks”, Journal of information<br />
sience and engineering 26, 2010.<br />
[4]. Muhammad Arshad Khattak, “PLC Based Intelligent Traffic Control System”,<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 153<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
International Journal of Electrical & Computer Sciences IJECS-IJENS, 2011.<br />
[5]. Suvarna Nandyall and Pushpalata Patil, "Vehicle Detection and Traffic Assessment<br />
Using Images", International Journal of Computer Science and Mobile Computing,<br />
vol. 2, no. 9, pp. 8-17, 2013.<br />
[6]. Uma Nagaraj, Jinendra Rathod, Prachi Patil,Sayali Thakur,Utsav Sharma, “Traffic<br />
Jam Detection Using Image Processing”, International Journal of Engineering<br />
Research and Applications, 2013.<br />
[7]. Abhijiit Singh Sandhu, Naman Jain, Aditya Gaurav and N. Ch. Sriman, “Agent<br />
Based Intelligent Traffic Management System for Smart Cities”, International<br />
Journal of Smart Home, Vol. 9, No. 12, 2015.<br />
[8]. M. F. Hashmi and A. G., "Analysis and monitoring of a high density traffic flow at<br />
T-intersection using statistical computer vision based approach", Intelligent<br />
Systems Design and Applications (ISDA), 2012.<br />
[9]. Bin-Feng Lin, Yi-Ming Chan, Li-Chen Fu, Pei-Yung Hsiao, Li-An Chuang, Shin-<br />
Shinh Huang and Min-Fang Lo, "Integrating Appearance and Edge Features for<br />
Sedan Vehicle Detection in the Blind-Spot Area", Intelligent Transportation<br />
Systems, IEEE Transactions on, vol. 13, no. 2, pp. 737-747, 2012.<br />
[10].Chieh-Ling Huang and Heng-Ning Ma, "A Moving Object Detection Algorithm for<br />
Vehicle Localization", Genetic and Evolutionary Computing (ICGEC), 2012.<br />
ABSTRACT<br />
A SOLUTION TO EFFECTIVELY IMPROVE THE RAMIFICATION<br />
FOR TRAFFIC VEHICLES AT TRAFFIC LIGHT NODE<br />
In recent years, the rapid increase of traffic vehicles when the infrastructure has<br />
not been responding yet, which has arised a lot of problems such as: the traffic<br />
jams, the increases of traffic accidents... To overcome problems, the whole society<br />
should be focused on. Beside raising awareness of traffic participants, the<br />
application of science and technology also minimize these propblems. Traffic<br />
management by the traffic lights is a solution to reduce congestion and traffic<br />
accidents and save time as well as fuel of traffic participants. However, the current<br />
traffic light controller applies fixed time. That means, each vehicle stream has red<br />
time and green time that are fixed, so there are still limits in time saving of vehicle<br />
traffic. From the fact, the idea to control signal traffic light changing according to<br />
the density of the stream of vehicles is put forward.<br />
Keywords: The density, Traffic, Sinal process, Vehicle, Control signals.<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Điện tử, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên.<br />
*<br />
Email: daohuydu@tnut.edu.vn ; Mobile: 0912.347.222<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
154 Đ. H. Du, N. H. Việt, “Một giải pháp nâng cao hiệu quả… giao thông tại nút giao.”<br />