intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng kế toán-kiểm toán Việt Nam

Chia sẻ: Viettuan Viettuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

513
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam đang đứng trước cơ hội gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm nay. Với lĩnh vực kiểm toán sẽ thực sự bước vào sân chơi mới, có nhiều thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng kế toán-kiểm toán Việt Nam

  1. Nâng cao chất lượng kế toán-kiểm toán Việt Nam Việt Nam đang đứng trước cơ hội gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm nay. Với lĩnh vực kiểm toán sẽ thực sự bước vào sân chơi mới, có nhiều thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Cần bắt đầu từ hệ thống văn bản pháp luật Ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính khẳng định: “Muốn nâng cao chất lượng hoạt động kế toán - kiểm toán, công việc đầu tiên là phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán - kiểm toán”. Có thể nói việc hoàn thiện, đổi mới hệ thống văn bản pháp luật này là công việc mang tính tiền đề cho công cuộc đổi mới và cải cách đội ngũ kế toán Việt Nam. Có như vậy mới phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng như thông lệ quốc tế và thuận tiện cho việc mở cửa hội nhập hiện nay. Thực tế, 10 năm qua, chúng ta đã thực hiện việc hoàn thiện, đổi mới hệ thống văn bản pháp luật kế toán- kiểm toán rất căn bản và mạnh mẽ. Khởi đầu là năm 2003, Quốc hội thông qua Luật Kế toán. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên, lớn nhất, bao trùm toàn bộ những quy định của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động kế toán và kiểm toán. Sau khi có Luật Kế toán, Chính phủ cũng ban hành 3 Nghị định và Bộ Tài chính ban hành khoảng 20 Quyết định, Thông tư xung quanh lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Gần đây nhất Bộ Tài chính ban hành 2 chế độ kế toán cơ bản: Chế độ kế toán doanh nghiệp (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) và Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC). Tuy nhiên, ông Mai cũng thừa nhận rằng việc đổi mới, mới dừng ở góc độ ban hành văn bản pháp luật. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện đang gặp nhiều trở ngại. Có nhiều quy định mà hiện nay chưa đến được với DN và người thực hiện. Hơn nữa, chính sách của chúng ta thay đổi thường xuyên, liên tục, điều đó khiến người thực hiện còn nhầm lẫn giữa cái cũ và cái mới. Đến đội ngũ kiểm toán viên hành nghề Theo Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán Bộ Tài chính, cả nước hiện nay có gần 1.200 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng thực tế số làm việc trong ngành chiếm khoảng 2/3. Hiện cả nước có 5 công ty (Cty) kiểm toán quốc doanh, trong đó có 2 Cty Kiểm toán: Cty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Cty Tư vấn Tài chính - Kế toán và Kiểm toán (AASC) là có đội ngũ kiểm toán viên đông nhất (trên 100 người). Đối với những Cty TNHH mới thành lập khi có Luật Doanh nghiệp thì số kiểm toán viên thường chỉ khoảng 10 người, thậm chí có Cty chỉ có 3-4 người). Số lượng kiểm toán viên ít như vậy thì làm sao đủ sức kiểm toán hàng vạn DN. Trong khi đó các Cty kiểm toán nước ngoài đã và đang vào Việt Nam bằng hình thức kết nạp Cty Việt Nam là Cty thành viên. Họ đầu tư đào tạo, cung cấp thông tin, giúp đỡ Cty thành viên cho đến lúc đạt trình độ tương đương. Khi đó, Cty thành viên sẽ phục vụ khách hàng quốc tế của họ ở Việt Nam. Một điều mà các Cty kiểm toán trong nước cần quan tâm đúng mức đó là cơ chế tiền lương. Bởi lẽ, các công ty nước ngoài luôn thu hút đội ngũ kiểm toán viên bằng mức tiền lương hấp dẫn. Nhiều kiểm toán viên trong nước đã ra đầu quân cho các Cty kiểm toán nước ngoài. Từ thực tế thấy rằng bài toán về nhân lực đang là điều kiện sống còn của các Cty kiểm toán. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức hành nghề của kế toán viên và kiểm toán viên cần được quan tâm ngay từ bây giờ. Đã đến lúc vấn đề này phải được đưa vào giáo trình của các trường đại học. Bởi lẽ, các Cty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có một vị trí hết sức quan trọng trong việc xác nhận tình hình tài chính của DN nói chung và DN niêm yết nói riêng trước khi được công bố ra công chúng. Thông tin đó làm cơ sở cho các nhà đầu tư và ảnh hưởng tới các quyết định và quyền lợi của các nhà đầu tư. Công việc phải làm phía trước của ngành kiểm toán còn nhiều và cần có thêm thời gian để kịp hoàn thiện. Cánh cửa hội nhập đã mở, buộc chúng ta phải có phương án hành động thích hợp.
  2. Admin (Theo MOF)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2