Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ 1<br />
<br />
<br />
<br />
Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ<br />
Nghệ thuật Đại Việt thời Lê Sơ phản ánh các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt từ năm 1428 đến năm 1527,<br />
chủ yếu trên lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc.<br />
<br />
<br />
Kiến trúc và điêu khắc<br />
Những công trình tiêu biểu thời Lê sơ là điện Kính Thiên, điện<br />
Cần Chánh, điện Vạn Thọ tại Đông Đô (Hà Nội) và Lam Kinh tại<br />
Tây Đô (Thanh Hóa).<br />
Điện Kính Thiên là nơi thiết triều trong cung cấm, xây dựng từ<br />
thời Lê Thái Tổ; sang thời Lê Thánh Tông được sửa sang thêm vào<br />
năm 1465. Ngày nay phần lớn công trình này bị phá hủy và vùi<br />
sâu, chỉ còn 4 bậc cửa bằng đá với dấu tích điêu khắc đương<br />
thời[1].<br />
Công trình Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái<br />
Tổ qua đời, bao gồm khu quần thể kiến trúc các cung điện (điện<br />
Quang Đức, điện Sùng Hiếu, điện Diễn Khánh…) và miếu, lăng<br />
mộ các vua Lê. Ngày nay khu vực này bị phá huỷ gần hết, chỉ còn<br />
Đĩa gốm<br />
lại một ít phế tích tượng ngựa đá, voi đá, nghê đá, hổ đá và bia<br />
Vĩnh Lăng, bia Hựu Lăng, bia Chiêu Lăng.<br />
<br />
Ngoài các cung điện, các công trình khác gồm có Quốc Tử Giám,<br />
nhà Thái học được mở rộng đáng kể. Văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu<br />
cũng là di tích về điêu khắc thời kỳ này còn để lại đến ngày nay.<br />
Việc xây cất các chùa, quán mới bị hạn chế nhưng việc tu bổ các<br />
chùa, quán sẵn có được coi trọng. Từ thời Lê Thái Tông đến Lê<br />
Chiêu Tông, nhà Lê cho trùng tu nhiều chùa như chùa Minh Độ ở<br />
Thanh Hà (Hải Dương), chùa Thiên Phúc (chùa Thày) ở Quốc Oai<br />
(Hà Nội), chùa Kim Liên (Hà Nội), chùa Thuý Lai (Thạch Thất,<br />
Hà Nội), chùa Đại Bi (huyện Gia Lương, Bắc Ninh). Tháp chùa<br />
Hoa Yên xây thời Trần Nhân Tông bị đổ cũng được sửa chữa đầu<br />
thời Lê.<br />
<br />
<br />
Âm nhạc<br />
<br />
Âm nhạc cung đình<br />
Âm nhạc cung đình chỉ chính thức xuất hiện từ thời Lê Thái Tông.<br />
Giữa ý kiến của Nguyễn Trãi và Lương Đăng, vua Thái Tông chấp<br />
nhận ý kiến của Lương Đăng. Lương Đăng được lệnh thiết kế dàn Bình gốm<br />
nhạc khí để sử dụng trong những dịp lễ.<br />
Bộ nhạc khí cung đình được Lương Đăng thiết kế mô phỏng theo cách của nhà Minh, gồm có[2]:<br />
• Trống cái<br />
• Bộ khánh có 16 chiếc khánh<br />
• Bộ chuông có 16 chiếc chuông<br />
Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ 2<br />
<br />
<br />
• Đàn cầm<br />
• Đàn sắt<br />
• Sinh tiêu<br />
• Quản<br />
• Thược: Sáo ngắn, có 3 lỗ<br />
• Chúc: Đồ để gõ<br />
• Ngữ: Gõ bằng dùi<br />
• Huân: đồ nặn bằng đất, có lỗ để thổi<br />
• Trì: thổi hoà phối với huân<br />
• Phương hưởng: bộ 15 tấm kim loại, gõ bằng dùi đồng<br />
• Không hầu: loại đàn cổ<br />
• Đàn tì bà<br />
• Quản địch: sáo cổ, dài hơn 1 thước<br />
Nổi tiếng nhất trong các bản nhạc cung đình thời Lê sơ là bản vũ "Bình Ngô phá trận".<br />
<br />
<br />
Âm nhạc dân gian<br />
Từ đầu thời Hậu Lê đến trước năm 1437, hát chèo vẫn được biểu diễn trong sinh hoạt cung đình. Từ năm 1437, khi<br />
âm nhạc cung đình của Lương Đăng chính thức được áp dụng thì Lê Thái Tông ra lệnh bãi bỏ trò hát chèo và thôi<br />
không tấu các loại nhạc thông tục dân gian - những loại nhạc này bị triều đình gọi là "dâm nhạc"[3].<br />
Tuy ra khỏi cung đình, hát chèo vẫn là thể loại âm nhạc phổ cập nhất trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân<br />
thời Lê sơ. Nhà Lê đã có những chính sách quy định khắc nghiệt với người chuyên làm nghề ca xướng như:<br />
• Không cho con nhà ca xướng đi thi;<br />
• Con gái nhà ca xướng không được lấy con nhà quan;<br />
• Nếu quan chức lấy con nhà ca xướng thì sẽ bị đánh gậy và giáng chức;<br />
• Con cháu nhà quan lại lấy con nhà ca xướng sẽ bị đánh và bị buộc phải ly hôn<br />
<br />
<br />
Tham khảo<br />
• Viện sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Khoa học xã hội<br />
<br />
<br />
Chú thích<br />
[1] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 367<br />
[2] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 372<br />
[3] Viện Sử học, sách đã dẫn, tr 373<br />
Nguồn và người đóng góp vào bài 3<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn và người đóng góp vào bài<br />
Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?oldid=18117145 Người đóng góp: ASM, Ashitagaarusa, Khyem, Porcupine, Trungda, 1 sửa đổi vô danh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn, giấy phép, và người đóng góp vào hình<br />
Tập tin:Vietnamese dish, Annam, 15th century, stoneware with underglazed blue design, Honolulu Academy of Arts.jpg Nguồn:<br />
http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Vietnamese_dish,_Annam,_15th_century,_stoneware_with_underglazed_blue_design,_Honolulu_Academy_of_Arts.jpg Giấy phép: Public<br />
Domain Người đóng góp: Bohème, Haa900, Hiart, Wmpearl<br />
Tập tin:Vietnamese stoneware vase.jpg Nguồn: http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tập_tin:Vietnamese_stoneware_vase.jpg Giấy phép: Creative Commons Attribution-Sharealike 2.0<br />
Người đóng góp: Original uploader was PericlesofAthens at en.wikipedia<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giấy phép<br />
Creative Commons Attribution-Share Alike 3.0<br />
//creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/<br />